You are on page 1of 5

Tóm tắt quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Tòa dân sự

Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế”


Nguyên đơn: Cụ Lê Thanh Quý
Bị đơn: Ông Nguyễn Hữu Dũng, Ông Nguyễn Hữu Lộc
*Nội dung vụ án:
Cụ Quý và cụ Hương là vợ chồng tạo lập được bất động sản gồm nhà và đất
tại số 25D/19 Nguyễn Văn Đậu ( số mới 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5,
Phú Nhuận) diện tích 699 m. Năm 1994 được cấp GCN QSDĐ (chưa có chủ
quyền sở hữu nhà). Năm 2009 cụ Hương chết để lại di chúc chia toàn bộ nhà và
đất cho 5 người con là: Đức, Nghĩa, Hiếu, Dũng, Kiều. Di chúc đã được công
chứng, cụ Hương có giấy chứng nhân sức khỏe minh mẫn.
Cụ Quý khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung làm 2 phần; hưởng 1/2 giá trị
căn nhà bằng hiện vật ( 1/2 căn nhà phía bên phải từ ngoài nhìn vào). Yêu cầu
hưởng 2/3 xuất thừa kế đối với di sản của ông Hương nối tiếp với phần diện
tích được hưởng của bà ( bằng hiện vật). Ông Dũng yêu cầu chia theo di chúc của
cụ Hương và không có ý kiến về việc cụ Quý yêu cầu chia tài sản. Ông không đồng
ý cho ông Lộc được hưởng = diện tích di sản. Ông xin nhận nhà ở góc bên trái.
Ông Lộc yêu cầu được hưởng một phần căn nhà vì không còn chỗ ở nào khác.
Ông không có ý kiến về việc cụ Quý yêu cầu chia tài sản. Hiện tại nhà do ông
và ông Dũng quản lý sử dụng. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều
đồng ý với yêu cầu chia tài sản của cụ Quý và ông Lộc. Ngoại trừ ông Đức yêu cầu
nhận phần di sản thừa kế ở phần bên trái nhà.
*Hướng xử lý của Tòa:
Bản án dân sự sơ thẩm: Tòa quyết định:
Chấp nhận yêu cầu của cụ Quý, các bên thống nhất về hàng thừa kế.
+ Tài sản: Cộng nhận căn nhà số 302 diện tích 608,6 m giá trị xây dựng là
433.587.700 đồng là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương cụ Quý. Giao 1/2
căn nhà và 1/2 giá trị xây dựng nhà thuộc quyền sở hữu của cụ Quý.
+ Di sản: 1/2 căn nhà và 1/2 giá trị xây dựng nhà còn lại thuộc sở hữu của cụ
Hương chia cho ông Quý thêm 18,8m’ diện tích đất (phía bên phải ) và
12.044.100 đồng. Còn lại chia cho các đồng thừa kế là ông Nghĩa, Hiếu, Đức,
Dũng, bà Kiều và các con là Trí, Nga mỗi người 64,3 m 2 đất( phía bên trái) và
40.949.950 đồng giá trị xây dựng.
Ngày 25/01/2013, ông Nguyễn Hữu Lộc khiếu nại bản án dân sự so thêm vì
cho rằng Toà án cấp sơ thẩm không tuyên xử buộc ông Lộc phải giao trả nhà cho
ai; bàn thân ông Lộc ở tại căn nhà này cùng cha mẹ từ khi sinh ra năm 1974 đến
nay. Việc cơ quan thi hành án buộc ống Lộc phải giao nhà cho cụ Quý là không
đúng với quyết định của bản án vì bản án không quyết định ông Lộc phải trả nhà
cho ai, trong khi đồ đạc trong nhà của cha mẹ, lâu nay ông Lộc vẫn quản lý, thở
công.
Quyết định của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:
1. Chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 1162/2010/DS-ST ngày 11/08/2010 của Tòa
án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về chấp thừa kế” giữa nguyên đơn cụ Lê
Thanh Quý với bị đơn ông Nguyễn vụ án “Tranh Hữu Dũng và ông Nguyễn Hữu
Lộc.
Giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ
thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt
trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?
Trong phần xét thấy của Quyết định có nói : “Tuy nhiên, về nội dung thì di
chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của vợ chồng cụ
Hương và cụ Quý. Việc cụ Hương lập di chúc cho toàn bộ nhà đất cho 5 người con
trong khi không có sự đồng ý của cụ Quý là không đúng.”
Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định số
359 cho câu trả lời?
Tòa án đã công nhận hiệu lực đối với một phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà
đất) cho 5 người con, sau khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
Đoạn phần xét thấy của Quyết định có nói: “Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử di
chúc của cụ Nguyễn Văn Hương có hiệu lực một phần đối với phần tài sản của cụ
Hương (1/2 nhà đất) nên được chia đều cho 5 người con là các ông bà Nguyễn
Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng
Thị Kiều ( vợ ông Nguyễn Hữu Trí) sau khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế
theo pháp luật; còn ½ diện tích đất còn lại được chia cho cụ Quý; phần giá trị căn
nhà theo kết quả định giá của hội đồng định giá thì được chia cho cụ Quý 3% và
thêm 2/3 suất thừa kế theo pháp luật và phần còn lại chia đều cho 5 người con
được hưởng thừa kế theo di chúc của cụ Hương là có căn cứ.”
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý vì trong phần xét thấy
của Quyết định có nói “ Tuy nhiên, tại thời điểm xét xử sơ thẩm ông Nguyễn Hữu
Lộc là người đang quản lý, sử dụng phần nhà đất cụ Lê Thanh Quý. được chia
nhưng Toà án cấp sơ thẩm không quyết định buộc ông Lộc giao trả phần nhà đất
mà ông Lộc đang sử dụng cho cụ Quý là chưa giải quyết triệt để vụ án, dẫn tới
bàn án có hiệu lực pháp luật không thể thi hành được.
Ngoài ra, trong trường hợp có chúng cử xác định ông Nguyễn Hữu
Lộc là người ở trong căn nhà này từ nhỏ đến nay thì phải xem xét phần công sức
gìn giữ cho ông Lộc mới hợp tỉnh, hợp lý.”
Vì vậy tòa quyết định Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 1162/2010/DS-ST ngày
11/08/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về chấp thừa kế” giữa
nguyên đơn cụ Lê Thanh Quý với bị đơn ông Nguyễn vụ án “Tranh Hữu Dũng và
ông Nguyễn Hữu Lộc là hợp lý.
Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp
lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu cụ Quý chết trước thì phần di chúc có giá trị pháp lý là một phần tài sản
của cụ Hương trong phần tài sản chung của cụ Quy và cụ Hương (1/2).
Trong trường hợp cụ Quý để lại di chúc nhưng không chia di sản cho cụ
Hương thì phần di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý cộng thêm 2/3 suất thừa kế
theo pháp luật mà cụ Hương được nhận từ cụ Quý do cụ Hương là người thừa kế
không phụ thuộc nội dung di chúc.
Căn cứ vào Điều 644 Bộ Luật Dân Sự 2015: “Điều 644. Người thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần
di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Còn nếu cụ Quý để lại di chúc có chia di sản cho cụ Hương thì phần di chúc
có giá trị pháp lý của cụ Hương sẽ cộng thêm phần di sản cụ Hương được nhận.
Căn cứ vào Điều 609 Bộ Luật Dân Sự 2015: “Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Trường hợp cụ Quý không để lại di chúc thì pháp luật (cho những người
thuộc hàng thừa di sản của cụ Quý sẽ được chia theo kế thứ nhất gồm 12 người con
và cụ Hương) thì phần di chúc có giá trị pháp lý của cụ Hương sẽ cộng thêm 1/13
di sản cụ Quy để lại.
Căn cứ vào Điều 650, 651 Bộ Luật Dân Sự 2015:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không
có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di
chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người
chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng
di sản hoặc từ chối nhận di sản.

You might also like