You are on page 1of 3

LẤN CHIẾM TÀI SẢN LIỀN KỀ

Đối với phần chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà phụ có diện tích 18,57 m2 trên
đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có buộc tháo dỡ không?
Trong Quyết định số 23 có đoạn:
“... căn nhà của ông Hậu còn có hai máng xối đúc bê tông chiếm khoảng không trên
phần đất của ông Trê và bà Thi có diện tích 10,71m2 chưa được Tòa án cấp sơ thẩm và
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét buộc ông Hậu phải tháo dỡ hoặc phải thanh toán giá trị
quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi”
Và đoạn:
“... còn một căn nhà phụ có diện tích 18,57m2 của ông Hậu xây dựng trên diện tích đất
mà Tòa án các cấp buộc ông Tận phải trả lại cho ông Trê, bà Thi nhưng Tòa án các cấp
cũng chưa xem xét giải quyết, gây khó khăn trong việc thi hành án”.
Vậy nên phần chiếm không gian 10,71 m2 chưa được Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm xem xét buộc ông Hậu phải tháo dỡ. Còn căn nhà phụ có diện tích 18,57 m2
thì Tòa án các cấp cũng chưa xem xét để giải quyết.

Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà phụ trên
như thế nào?
Theo điều 259 BLDS 2005 quy định:
“Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cẳn trở trái pháp luật phải chấm dứt hành
vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.”
Với phần lấn chiếm không gian 10,71 m2 thì có thể yêu cầu ông Hậu tháo dỡ hai máng
xối đúc bê tông chiếm khoảng không trên phần đất của ông Trê và bà Thi.
Còn với căn nhà phụ thì ông Hậu có thể sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử
dụng đất cho ông Trê và bà Thi. Nhưng nếu ông Trê muốn sử dụng thì phải trả chi phí
xây dựng cho ông Hậu.

Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian ở
Việt Nam hiện nay.
-Hiện nay nhiều nơi ở Việt Nam, thực trạng quản lý đất đai vẫn còn lỏng lẻo. Chẳng hạn,
theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường thì hiện nay 190 nghìn ha đất đang bị lấn
chiếm. Tổng số diện tích đất nông, lâm nghiệp đang có tranh chấp, bị lấn chiếm là
190.469 ha. Mặc dù, con số này có dấu hiệu sụt giảm, tuy vậy, tính chất các vụ việc lấn
chiếm đất đai diễn ra khá phức tạp.
-Qua thực tiễn xét xử cho thấy, việc xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không
gian ở Việt Nam hiện nay có 2 hướng: buộc tháo dỡ và không buộc tháo dỡ nhưng phải
thanh toán phần giá trị quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu.
-Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh
vực đất đai được kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng lấn chiếm, không tuân thủ quy
định pháp luật.

Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có còn phù hợp với BLDS
2015 không? Vì sao?
Theo khoản 2 điều 164 BLDS 2015 quy định:
“Chủ sở hữu chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài
sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Vậy nên ông Trê và bà thi có quyền yêu cầu Tòa án buộc ông Hậu phải trả lại phần dất
132,8 m2 đã lấn chiếm. Phần đất 52,2 m2 đã xây dựng nhà thì giao cho ông Hậu nhưng
phải thanh toán giá trị sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi.
Theo điều 169 BLDS 2015 quy định:
“Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người
có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa
án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó phải chấm dứt hành vi vi
phạm”.
Theo đó thì việc yêu cầu buộc tháo dỡ là có căn cứ pháp lí và vẫn chưa có quy định rõ
ràng, cụ thể về hướng giải quyết không buộc tháo dỡ mà thanh toán phần giá trị quyền sử
dụng đất cho người có quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
Việc Hội đồng thẩm phán đề cập đến căn nhà có diện tích 18,57 m2, việc xem xét buộc
ông Hậu tháo dỡ hay thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi ở phần
chiếm không gian 10,71m2, việc Hội đồng thẩm phán đồng thuận với Tòa án cấp phúc
thẩm là buộc ông Hậu phải trả phần đất lấn chiếm nhưng còn là đất trống, còn phần đất
đã xây dựng nhà thì giao cho ông Hậu nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất
cho ông Trê và bà Thi.
Qua những điều trên trên thì hướng giải quyết của Tòa án trong Quyết định số 23 là còn
phù hợp với BLDS 2015.

You might also like