You are on page 1of 3

Tóm tắt quyết định số 23/2006/ DS – GĐT

Năm 1994, Ủy ban nhân dân huyện CN cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho gia đình ông Diệp Vũ Trê (vợ là bà Châu Kim Thi) và phần đất này giáp với
đất của gia đình ông Hậu ( mua nhượng lại từ anh Trần Thanh Kiệt năm 1994).
Trong quá trình sử dụng, ông Hậu đã lấn chiếm sang đất của gia đình ông Trê
khoảng 185m2. Khi ông Trê yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết thì ông
Hậu đã chặt phá một số cây kiểng của gia đình ông. Vì vậy, ông Trê, bà Thi yêu
cầu ông Hậu phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm và bồi thường số cây kiếng cho
gia đình ông, bà. Tuy nhiên ông Hậu không đồng ý với đơn kiện của vợ chồng ông
Trê bà Thi, vì khi sang nhượng với anh Kiệt thì hai bên chỉ làm giấy tay và ông
Hậu xác định ranh giới dựa theo anh Kiệt chỉ cho ông, đồng thời khi ông xây nhà
trên phần đất đó thì hai vợ chồng ông Trê cũng không có ý kiến. Bản án sơ thẩm và
bản án phúc thẩm đều đưa ra quyết định là đề nghị ông Nguyễn Văn Hậu trả lại
phần đất trống và phần đất đã xây nhà mà ông lấn chiếm cho vợ chồng ông Trê.
Tuy nhiên sau đó cả hai bên đều gửi yêu cầu xem xét lại đề nghị bản án phúc thẩm,
bản án giám đốc thẩm đã đưa ra quyết định cuối cùng là hủy bản án sơ thẩm và
phúc thẩm nêu trên, giao lại việc xét xử sơ thẩm cho Tòa án CM.
1. Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc
quyền sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là bao nhiêu?
Đoạn trong Quyết định số 23/2006/DS-GDT cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất
thuộc quyền sử dụng của ông Trê, bà Thi là: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn
Văn Hậu tranh chấp 185m2 đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng. Ông
Hậu cho rằng diện tích đất trên do ông nhận chuyển nhượng lại từ anh Trần
Thanh Kiệt; tuy nhiên, theo giấy biên nhận đề ngày 29/3/1994 giữa ông Hậu với
anh Kiệt (giấy không có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) thì diện
tích đất mà ông Hậu mua từ anh Kiệt không nêu vị trí cũng như tứ cận, mốc giới
hạn cụ thể, cũng không có xác nhận của các chủ đất liền kề. Trong khi đó, gia đình
ông Trên đã quản lý, sử dụng tranh chấp đất từ trước khi có việc sang nhượng
giữa ông Hậu với anh Kiệt và năm 1994 ông Trê đã được Ủy ban nhân dân huyện
CN cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
do bà Châu Kim Thi – vợ ông Trê đứng tên); theo sơ đồ vị trí đất được thể hiện
trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thửa đất này có mốc giới rõ ràng, đối
chiếu sơ đồ này với sơ đồ tranh chấp do Tòa án nhân dân huyện CN phối hợp với
các cơ quan chức năng đo vẽ ngày 28/3/2000 và tại Công văn số 01/XN-TNMT
ngày 10/3/2006 của Phòng tài nguyên và môi trường huyện CN gửi Tòa án nhân
dân tỉnh CM vẫn khẳng định ranh giới đất đã cấp giấy chứng nhận cho bà Thi với
đất ông Hậu đang sử dụng là “ranh thẳng” thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn
đất của ông Trê”.
Phần lấn cụ thể là 195,71m2, bao gồm 132,8m2 đất trống đã lấn chiếm, 52,2m2 đất
đã xây dựng nhà và 10,71m2 khoảng không trên phần đất của ông Trê và bà Thi,
căn cứ theo đoạn: “Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả 132,8m2 đất đã lấn
chiếm nhưng là đất trống cho ông Trê và bà Thi, còn phần đất ông Hậu cũng lấn
chiếm nhưng đã xây dựng nhà (52,2m2) thì giao cho ông Hậu sử dụng những phải
thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là hợp tình hợp lý. Tuy
nhiên, ngoài diện tích 52,2m2 nêu trên, căn nhà của ông Hậu còn có hai máng xối
đúc bê tông chiếm khoảng không trên phần đất của ông Trê và bà Thi có diện tích
10,71m2 chưa được Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xem xét buộc
ông Hậu phải tháo dỡ hoặc phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Tre
và bà Thi là chưa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ông Trê và bà Thi”.
2. Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang
đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ,
bà Nguyên?
Đoạn của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không
gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên là:
“Khi sửa chữa lại nhà gia đình ông Hòa có làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê
tông và chôn dưới đất một ống thoát nước nằm ngoài phía tường nhà. Quá trình
giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định gia đình
ông Hòa làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông chờm qua phần đất thuộc quyền
sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên nên quyết định buộc ông Hòa phải tháo
dỡ là có căn cứ”. ( Ranh giới sẽ được xác định theo chiều thẳng đứng)
3. BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và không
gian thuộc quyền sử dụng của người khác không?
Tại BLDS 2015 quy định Điều 175 về Ranh giới giữa các bất động sản
“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Ranh giới cũng có thể được
xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không
có tranh chấp. Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường
hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn
trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng
từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm
ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.Người sử dụng đất chỉ được trồng
cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và
theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải
xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Tại BLDS 2005 quy định Điều 265 về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất
động sản:
“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các
chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều
thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc
sử dụng đất liền kề của người khác.
3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử
dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm,
thay đổi mốc giới ngăn cách”.
4. Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào? Nêu ít
nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
Ở Ấn Độ, Điều 441 và 447 của Bộ luật Hình sự Ấn Độ (IPC - Indian Penal Code,
1860) có quy định về định nghĩa và chế tài của hành vi lấn chiếm đất đai, cụ thể là:
- Điều 441 đề cập đến việc xâm phạm tài sản và đất đai ở Ấn Độ. Theo điều này,
hành vi lấn chiếm xảy ra khi một cá nhân có hành vi xâm phạm bất hợp pháp vào
đất đai hoặc tài sản của người khác.
- Điều 447 đề cập rằng người xâm phạm phải nộp phạt 550 rupee hoặc đối mặt với
án tù trong thời hạn tối đa là 3 tháng. Tuy nhiên, hình phạt phụ thuộc vào mức độ
phạm tội1.

1
Indian Penal Code, 1860

You might also like