You are on page 1of 10

* Lấn chiếm tài sản liền kề

Câu 1: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất
thuộc quyền sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là bao nhiêu?

- Đoạn của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền
sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là:

“Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185m2 đất giáp
ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng. Ông Hậu cho rằng diện tích đất trên do
ông nhận chuyển nhượng lại từ anh Trần Thanh Kiệt; tuy nhiên, theo giấy biên
nhận đề ngày 29-3-1994 giữa ông Hậu với anh Kiệt (giấy không có xác nhận
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) thì diện tích đất mà ông Hậu mua từ anh
Kiệt không nêu vị trí cũng như tứ cận, mốc giới cụ thể, cũng không có xác nhận
của cá chủ đất liền kề. Trong khi đó, gia đình ông Trê đã quản lý, sử dụng đất
tranh chấp từ trước khi có việc sang nhượng giữa ông Hậu với anh Kiệt và năm
1994 ông Trê đã được Ủy ban nhân dân huyện CN cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bà Châu Kim Thi – vợ ông
Trê đứng tên); theo sơ đồ vị trí đất được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất thì thửa đất này có mốc giới rõ ràng, đối chiếu sơ đồ này với sơ đồ
tranh chấp do Tòa án nhân dân huyện CN phối hợp với các cơ quan chức năng
đo vẽ […] vẫn khẳng định ranh giới đất đã cấp giấy chứng nhận cho bà Thi với
đất ông Hậu đang sử dụng là “ranh thẳng” thì có căn cứ xác định ông Hậu đã
lấn đất của ông Trê”.

- Phần đất cụ thể đã lấn chiếm là:

+ 132,8m2 đất trống

+ 52,2m2 đất đã xây dựng nhà

+ 10,71m2 diện tích hai máng xối đúc bê tông chiếm khoảng không

+ 18,57m2 đất đã xây dựng căn nhà phụ

Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã
lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia
đình ông Trụ, bà Nguyên?
- Đoạn của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hậu đã lấn sang đất
(không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trê, bà
Thi là:

“Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm
xác định gia đình ông Hòa làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông chờm qua
phần đất thuộc quyền sử dụng của ông Trụ, bà Nguyên nên quyết định buộc gia
đình ông Hòa phải tháo dỡ là có căn cứ.

Tuy nhiên, dưới lòng đất sát tường nhà ông Hòa còn ống nước do gia đình
ông Hòa chôn, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không
buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là không đúng, không đảm bảo được quyền
lợi của gia đình ông Trụ”.

Câu 3: BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và
không gian thuộc quyền sử dụng của người khác không?

- Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 175 BLDS năm 2015: “Người sử
dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh
giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh
hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn
viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu
rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

- Và Điều 176 BLDS năm 2015 có quy định như sau:

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây
tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc
dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc
giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung
của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và
được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở
hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do
chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường
ngăn phải dỡ bỏ.

3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề
không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ
trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu
cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường
của mình.

Câu 4: Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào?

- Căn cứ theo Khoản 3 Điều 674 BLDS Thụy Sỹ quy định: “Nếu sau khi
biết việc lấn chiếm mà chủ sở hữu bị lấn chiếm không phản đối trong một thời
gian hợp lý và khi người lấn chiếm ngay tình và hoàn cảnh cho phép điều này,
chủ thể của những công trình xây dựng có thể yêu cầu phần đất lấn chiếm được
giao cho mình với sự đền bù một khoản tiền hợp lý”1.

- https://www.canlii.org/en/qc/laws/stat/cqlr-c-ccq-1991/latest/cqlr-c-ccq-
1991.html

Câu 5: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc
phần lấn sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà
Nguyên?

- Đoạn của Quyết định 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không
gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên là: “Khi sửa chữa lại
nhà gia đình ông Hòa có làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông và chôn dưới
đất một ống thoát nước nằm ngoài phía tường nhà. Quá trình giải quyết vụ án,
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định gia đình ông Hòa làm 4 ô

1
Xem tại https://www.fedlex.admin.ch/eli/cc/24/233_245_233/en (truy cập ngày 30/3/2022).
văng cửa sổ, một máng bê tông chờm qua phần đất thuộc quyền sử dụng của
ông Trụ, bà Nguyên nên quyết định buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là có
căn cứ. Tuy nhiên, dưới lòng đất sát tường nhà ông Hòa còn ống nước do gia
đình ông Hòa chôn, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không
buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là không đúng, không đảm bảo được quyền
lợi của gia đình ông Trụ”.

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự
Tòa án nhân dân tối cao.

- Việc Tòa án yêu cầu gia đình ông Hòa phải tháo dỡ 4 ô văng cửa sổ, một
máng bê tông chờm qua phần đất sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên là
hoàn toàn hợp lý. Còn việc gia đình ông Hòa có phải tháo dỡ đường ống nước
hay không thì tùy thuộc vào việc lắp đặt ống nước có lấn sang phần đất thuộc
quyền sở dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên không. Nếu có thì chủ sở hữu
bất động sản (ông Trụ, bà Nguyên) phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp,
không được cản chở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Điều đó cũng đồng nghĩa
với việc gia đình ông Hòa phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho gia đình
ông Trụ, bà Nguyên, nếu gây thiệt hại phải bồi thường. Với những phân tích
trên, căn cứ theo Điều 252 BLDS năm 2015 có quy định.

Câu 7: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông
Hậu tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)?

- Đoạn của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu tháo dỡ
nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2) là: “Tòa án cấp phúc thẩm
buộc ông Hậu trả 132,8m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất trống cho ông Trê và
bà Thi, còn phần đất ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà
(52,2m2) thì giao ông Hậu sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử
dụng đất cho ông Trê và bà Thi là hợp tình, hợp lý”.

Câu 8: Ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên
không?

- Theo như Quyết định số 23 phần trình bày của bị đơn – ông Nguyễn Văn
Hậu là: “Sau khi sang nhượng xong ông đã làm nhà cơ bản trên diện tích đất
đang tranh chấp, lúc ông xây nhà gia đình ông Trê không có ý kiến gì”.
- Từ những điều trên có thể thấy được rằng trong quá trình ông Hậu xây
dựng nhà, gia đình ông Trê, bà Thi có biết nhưng cả ông bà đều không phản đối
hay có ý kiến gì về việc ông Hậu đã xây nhà trên phần đất có tranh chấp.

Câu 9: Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên
thì ông Hậu có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi không? Vì
sao?

- Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ông
Hậu phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi. Vì ông Hậu đã có hành
vi lấn chiếm đất đai. Căn cứ theo quy định tại Điều 169 BLDS năm 2015: “Khi
thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu
người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền
yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt
hành vi vi phạm”.

Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên
quan đến phần đất ông Hậu lấn chiếm và xây nhà trên.

- Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến phần đất ông Hậu đã lấn
chiếm và xây nhà trên là hoàn toàn hợp lý. Căn cứ theo bản án cùng với quy
định tại Điều 169 BLDS năm 2015, việc ông Hậu đã lấn chiếm đất đai của gia
đình ông Trê, bà Thi để xây dựng nhà là trái pháp luật và theo quy định của
pháp luật, ông Hậu cần phải chấm dứt hành vi lấn chiếm quyền sử dụng đất và
không gian của người khác. Tuy nhiên, dựa theo lời trình bày của ông Hậu thì
tại thời điểm mà ông công khai xây dựng nhà trên đất của vợ chồng ông Trê, bà
Thi thì hai ông bà đã không thể hiện sự phản đối của mình đối với hành động
của ông Hậu. Điều này vô tình khiến cho ông Hậu hiểu rằng vợ chồng ông Trê
ngầm chấp nhận để người khác xây dựng công trình trái phép trên phầ đất của
mình nên việc yêu cầu tháo dỡ căn nhà đó cần được xem xét lại, làm sao để
không gây tổn thất về mặt kinh tế quá lớn cho ông Hậu.

- Theo hướng giải quyết của Tòa thì cách xử lý trên vừa bù đắp được phần
nào thiệt hại cho ông Trê, bà Thi do bị lấn chiếm đất nhưng cũng cân nhắc được
tới những bất lợi về mặt kinh tế cho ông Hậu khi buộc ông phải tháo dỡ ngôi
nhà trên phần đất có tranh chấp.
Câu 11: Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả
cho ông Trê, bà Thi được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định số 23
cho câu trả lời?

- Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho ông
Trê, bà Thi thì sẽ giao quyền cho ông Hậu sử dụng nhưng ông phải thanh toán
giá trị quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Trê, bà Thi

- Đoạn trong Quyết định số 23 cho thấy điều đó là: “Tòa án cấp phúc thẩm
buộc ông Hậu trả 132,8m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất trống cho ông Trê và
bà Thi, còn phần đất ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà
(52,2m2) thì giao ông Hậu sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử
dụng đất cho ông Trê và bà Thi là hợp tình, hợp lý”.

Câu 12: Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải
quyết như Quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà
không? Nêu rõ Quyết định mà anh/chị biết.

- Theo Quyết định số 02/2006/DS-GĐT ngày 21-2-2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao, tại phần xét thấy có viết:

“Căn cứ vào văn tự đoạn mãi nhà ngày 30-12-1973 giữa ông Vui và bà
Khanh thì căn nhà bà Khanh có chiều rộng mặt tiền là 7,4m và căn cứ vào giấy
phép xây dựng số 51/GP.SXD ngày 8-2-1996 của sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk thì
gia đình bà Khanh được xây nhà có chiều rộng mặt tiền là 7,4m nhưng theo
biên bản đo đạc của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk thì thực tế bà Khanh đã xây
dựng chiều rộng mặt tiền là 7,63m, sai với giấy phép xây dựng, vượt quá diện
tích đất mà gia đình bà Khanh được quyền sử dụng là 23cm. Thực tế, bà Khanh
đã xây kiềng móng nằm đè lên 20cm móng của nhà ông Tùng”.

- Và ở đoạn: “Về nguyên tắc, bà Khanh đã lấn chiếm đất thuộc quyền sử
dụng của ông Tùng thì bà Khanh phải tháo dỡ công trình đê trả lại đất cho ông
Tùng. Tuy nhiên, khi gia đình bà Khanh xây dựng sát tường nhà ông Tùng, làm
kiềng trên móng nhà ông Tùng, ông Tùng không phản đối trong suốt quá trình
từ khi bà Khanh khỏi công xây dựng (tháng 2-1996) đến khi hoàn thành (tháng
6- 1996). Do việc đã xây dựng hoàn thiện nhà cao tầng, nếu buộc bà Khanh
phải dỡ bỏ và thu hẹp lại công trình sẽ gây thiệt hại rất lớn cho gia đình bà
Khanh, xét diễn biến thực tế như trên, Hội đồng Thẩm phán nhất trí với quan
điểm của Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao tại kháng nghị là Tòa án
cấp phúc thầmkhông buộc bà Khanh phải tháo dỡ phần tường nhà đè lên phía
trên móng nhà ông Tùng mà chi buộc bồi thường bằng tiền là hợp tình, hợp
lý”2.

Câu 13: Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng
thẩm phán trong Quyết định số 23 được bình luận ở đây?

- Trong Quyết định số 23, Tòa án cấp phúc thẩm đã buộc ông Hậu phải trả
132,8m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất trống cho ông Trê và bà Thi là hoàn toàn
có căn cứ. Vì căn cứ theo quy định tại Điều 169 BLDS năm 2015, việc ông Hậu
lấn chiếm đất của ông Trê và bà Thi chính là hành vi cản trở chủ sở hữu thực
hiện các quyền sở hữu của mình, do đó việc Tòa án yêu cầu ông Hậu phải trả lại
phần đất đã lấn chiếm là thuyết phục.

- Cũng trên mảnh đất đó nhưng phần diện tích ông Hậu đã dùng để xây
dựng nhà là 52,2m2 thì Tòa án giao cho ông Hậu tiếp tục sử dụng nhưng phải
thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê, bà Thi là hợp tình, hợp lý. Bởi
lẽ, trong quá trình ông Hậu công khai xây dựng nhà, vợ chồng ông Trê có biết
nhưng đã không có bất kì ý kiến hay phản đối gì, điều đó cũng có thể hiểu như
vợ chồng ông đã ngầm chấp nhận việc người khác xây dựng công trình trên
phần đất thuộc quyền sở hữu của mình. Căn cứ theo phân tích trên, nếu đúng
theo quy định của pháp luật, ông Hậu buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm của
mình, nghĩa là buộc ông phải tháo dỡ công trình đã xây dựng trên phần đất lấn
chiếm trái phép. Nhưng nếu áp dụng theo quy định đó, ông Hậu sẽ phải chịu
thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế, nên quyền được yêu cầu tháo dỡ cần được giới
hạn, thay vì tháo dỡ, ông Hậu có thể bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Trê,
bà Thi phần giá trị tương xứng.

- Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ ra và làm rõ vấn đề việc Toà
án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xem xét buộc ông Hậu phải tháo
dỡ hoặc phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê, bà Thi đối với
phần diện tích 10,71m2 hai máng xối đúc bê tông ông Hậu đã chiếm khoảng
2
Xem tại https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=4eca57c0-9579-4feb-
b05f-55cd86c2d94b# (truy cập ngày 30/3/2022).
không trên phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trê là hợp lý. Bởi
việc làm đó là chưa đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho ông Trê và bà Thi.

- Ngoài ra thì việc ông Hậu còn có một căn nhà phụ với diện tích 18,57m 2
xây dựng trên diện tích đất mà Tòa án các cấp buộc ông Hậu trả lại cho ông Trê,
bà Thi vẫn chưa được xem xét, giải quyết. Điều này đã và đang gây khó khăn
cho việc thi hành án.

Câu 14: Đối với phần chiếm không gian 10,71m2 và căn nhà phụ có diện
tích 18,57m2 trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có
buộc tháo dỡ không?

- Đối với phần chiếm không gian 10,71m2 và căn nhà phụ có diện tích
18,57m2 trên đất lấn chiếm, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không
có buộc tháo dỡ.

- Cụ thể ở đoạn: "Căn nhà của ông Hậu còn có hai máng xối đúc bê tông
chiếm khoảng không trên phần dất của ông Trê và bà Thi có diện tích 10,71m 2
chưa được Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xem xét buộc ông Hậu
phải tháo dỡ hoặc phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà
Thi” và đoạn “còn có một căn nhà phụ có diện tích 18,57m 2 của ông Hậu xây
dựng trên diện tích đất mà Tòa án các cấp buộc ông Hậu trả lại cho ông Trê, bà
Thi nhưng Tòa án các cấp cũng chưa xem xét giải quyết, gây khó khăn cho việc
thi hành án”.

Câu 15: Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71m 2
và căn nhà phụ trên như thế nào?

- Về phần diện tích hai máng xối đúc bê tông lấn chiếm không gian 10,71m 2
trên phần đất của ông Trê, bà Thi thì ông Hậu cần xem xét phải tháo dỡ để trả
lại hiện trạng nguyên vẹn phần không gian mà ông đã lấn chiếm của gia đình
ông Trê. Nếu như cả hai bên đã có thỏa thuận với nhau rằng gia đình ông Trê,
bà Thi sẽ tiếp tục để cho ông Hậu quyền sử dụng hai máng xối đó, nhưng với
điều kiện, ông Hậu cần phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê.
Đó cũng là một hướng giải quyết để đảm bảo được quyền lợi cho ông Trê và bà
Thi.
- Còn đối với căn nhà phụ được xây dựng trên phần đất đã lấn chiếm của
ông Trê thì ông Hậu cần phải chấm dứt hành vi trái phép đó bằng cách tháo dỡ
tất cả công trình của mình để trả lại phần đất cho gia đình ông Trê nếu ông Trê
yêu cầu. Còn nếu như hai bên đã có thỏa thuận thì ông Hậu phải thanh toán giá
trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi hoặc ông vợ chồng ông Trê, bà Thi
có thể thương lượng với ông Hậu để mua lại căn nhà đó với giá trị thích hợp.
Điều này vừa có thể đảm bảo quyền lợi cho gia đình ông Trê, vừa có thể giới
hạn về việc tháo dỡ căn nhà của ông Hậu.

Câu 16: Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất
và không gian ở Việt Nam hiện nay.

- Như vậy, việc lấn chiếm quyền sử dụng đất (và không gian) khá phổ biến
trong thực tế dân sự Việt Nam. Về nguyên tắc, cần phải tháo dỡ công trình để
trả lại cho chủ sở hữu bị lấn chiếm toàn quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên,
dưới góc độ kinh tế, việc quy định ngoại lệ của việc tháo dỡ đối với công trình
vi phạm sẽ góp phần tránh sự lãng phí đồng thời bảo vệ một cách hiệu quả
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Trong một số trường họp, để cân bằng
lại ích giũa các chủ thể, chúng ta không nên buộc tháo dỡ lấn chiếm mà buộc
ngưòi lấn chiếm phải đền bù. Nếu chúng ta quy định theo hướng bảo vệ một
cách tuyệt đối quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản bị lấn chiếm như
án lệ của Pháp hiện nay thì chúng ta chưa bảo vệ lợi ích chính đáng của bên có
hành vi lấn chiếm.

- Trong nhiều trường hợp việc tháo dỡ các công trình lấn chiếm sẽ gây thiệt
hại rất lớn cho người có hành vi lấn chiếm. Đồng thời, trong nhiều trường hợp,
việc cho phép tồn tại công trình cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích
của chủ sở hữu bất động sản liền kề bị xâm phạm. Về vấn đề này, chúng ta cần
phải có sự cân bằng: Tất cả những người lấn chiếm không ngay tình cần phải
tháo dỡ phần lấn chiếm theo yêu cầu của chủ sở hữu đích thực. Sự nghiêm minh
của pháp luật cần được đảm bảo; đó là một phương thức bảo vệ quyền lợi của
chủ sở hữu. Do vậy, khi ngưòi liền kề lấn chiếm quyền sử dụng đất (và không
gian) của người khác mà chủ sở hữu đích thực đã phản đối thì cần phải tháo dỡ
những công trình đã được xây dựng trên phần lấn chiếm; việc tháo dỡ là bắt
buộc cho dù thiệt hại từ việc tháo dỡ là bao nhiêu đối với người lấn chiếm. Tuy
nhiên, nếu người lấn chiếm ngay tình và việc lấn chiếm là không đáng kể thì
chúng ta nên theo hướng cho phép đền bù để không phải tháo dỡ phần đã lấn
chiếm như Hội đồng thẩm phán đã xét xử. Dưới góc độ đạo đức, giải quyết theo
hướng này cũng sẽ giúp các bên tranh chấp giữ được sự đoàn kết trong quan hệ
láng giềng3.

Câu 17: Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có còn
phù hợp với BLDS 2015 không? Vì sao?

- Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 còn phù hợp với
BLDS năm 2015. Vì BLDS năm 2015 có quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản (Điều 163); quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở
pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều
169) và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 170).

3
Xem tại https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=4eca57c0-9579-4feb-
b05f-55cd86c2d94b# (truy cập ngày 30/3/2022).

You might also like