You are on page 1of 5

Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào?

Ở nước ngoài, cụ thể là pháp luật của Pháp với Bộ Luật dân sự của Napoleon1 quy định
như sau:
-Theo quy định tại Điều 671: 2
“Chỉ được phép trồng những cây to, cây nhỡ, cây nhỏ gần giới hạn đất láng giềng theo
khoảng cách được xác định theo những quy định hiện hành hoặc những thông lệ được
thừa nhận. Nếu không có những quy định, những thông lệ thì cây mọc cao trên 2m phải
được trồng cách đường giới hạn phân cách hai bất động sản là 2m, đối với các cây trồng
khác là nửa mét”.
-Theo quy định tại Điều 673:
“Chủ sở hữu bất động sản có quyền buộc bên hàng xóm phải cắt bỏ các cành cây mọc
vươn sang đất của mình. Nếu hoa quả ở các cành cây tự nhiên rụng xuống thì chủ sở hữu
đất bị cành cây vươn sang được hưởng. Nếu rễ cây hoặc cành nhỏ mọc vươn sang đất
người khác thì người đó có quyền cắt bỏ những rễ và cành cây nhỏ đó đến giới hạn
đường phân chia của hai bên. Quyền được cắt rễ cây và cành nhỏ hoặc quyền được yêu
cầu hàng xóm cắt các rễ cây, cành cây của các cây to, cây nhỡ, cây nhỏ không bị thời
hiệu tiêu diệt”.
-Theo quy định tại Điều 675:
“Chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ hoặc lỗ cửa vào bức tường
chung dù bất cứ cách nào, kể cả lắp kính mờ trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động
sản liền kề bên kia đồng ý”.
-Theo quy định tại Điều 681:
“Chủ sở hữu bất động sản phải lắp mái nhà sao cho nước mưa chảy vào đất nhà mình
hoặc đường công cộng, không được để nước mưa chảy vào đất của bên hàng xóm”.
-Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 992 Bộ luật Dân sự Quebec3, nếu việc lấn chiếm

1
https://fdvn.vn/bo-luat-dan-su-phap-ban-dich/

2
https://drive.google.com/file/d/1PFv0T6W7AjqtS2mk5EFOca6iFefdUfFF/view

3
https://www.legisquebec.gouv.qc.ca/en/document/cs/ccq-1991
là đáng kể, gây thiệt hại nghiệm trọng hay là được tiến hành một cách không ngay tình thì
chủ sở hữu bất động sản bị lấn chiếm có thể hoặc buộc người lấn chiếm nhận bất động
sản của mình và thanh toán giá trị hoặc buộc phải tháo dỡ phần xây dựng và khôi phục lại
tình trạng ban đầu.
→Theo đó, có thể thấy, chủ sở hữu có thể thực hiện các quyền khác nhau với việc lấn
chiếm và bảo vệ các quyền hợp pháp của mình.
Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao theo
hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặt
đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?
Trích đoạn Quyết định 617/2011/DS-GĐT ngày 18/08/2011 của Toà Dân Sự Tòa Án
Nhân Dân Tối Cao:
“Khi sửa chữa lại nhà gia đình ông Hòa có làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông và
chôn dưới đất một ống thoát nước nằm ngoài phía tường nhà. Quá trình giải quyết vụ án,
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định gia đình ông Hòa làm 4 ô văng
cửa sổ, một máng bê tông chờm qua phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ,
bà Nguyên nên quyết định buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là có căn cứ. Tuy nhiên,
dưới lòng đất sát tường nhà ông Hòa còn ống nước do gia đình ông Hòa chôn, nhưng Tòa
án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là
không đúng, không đảm bảo được quyền lợi của gia đình ông Trụ.”
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao.
Hướng giải quyết trên của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao là hợp lý.
Giải thích:
-Theo nhận định của Tòa án cùng các căn cứ có liên quan, ông Hoà đã lấn chiếm mà
không có đúng theo quy định trong giấy chứng nhận sử dụng đất và không có sự đồng ý
của chủ bất động sản liền kề là ông Trụ và bà Nguyên cho nên Toà yêu cầu ông Hoà phải
tháo dỡ là đúng với quy định của pháp luật hiện hành (Điều 166, 176, Bộ luật Dân sự
năm 2015). Mặt khác, dưới lòng đất sát tường nhà ông Hoà còn ống nước do gia đình ông
Hoà chôn, nhưng Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm không buộc ông Hoà tháo dỡ là
chưa đảm bảo được quyền lợi của gia đình ông Trụ và bà Nguyên cho nên việc yêu cầu
xét xử lại đối với vụ án trên của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao là hoàn toàn hợp lý
và đúng pháp luật.
Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu tháo dỡ nhà
đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2m2)?
Trích đoạn Quyết định số 23/2006/DS-GDT ngày 07/09/2006 của Hội Đồng Thẩm Phán
Tòa Án Nhân Dân Tối Cao:4
“Ông Nguyễn Văn Hậu được sử dụng 52,2m2 đất căn nhà ông đã xây cất. Ông Hậu, ông
Trê và bà Thi có trách nhiệm liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp cao có thẩm quyền để
chuyển quyền sử dụng phần đất 52,2m2 này”.
Ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên không?
Trích đoạn Quyết định số 23/2006/DS-GDT ngày 07/09/2006 của Hội Đồng Thẩm
Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao:
“Theo bị đơn Nguyễn Văn Hậu trình bày thì: Vào ngày 29/03/1994, ông nhận chuyển
nhượng một phần diện tích đất của anh Trần Thanh Kiệt. Khisang nhượng hai bên chỉ lập
giấy tay, không ký giáp ranh và lúc đó chủ đất (anh Kiệt) chỉ ranh giới cho ông. Sau khi
sang nhượng xong ông đã làm nhà cơ bản trên diện tích đất đang tranh chấp, lúc ông xây
nhà gia đình ông Trê không có ý kiến gì. Vì vậy, ông Trê, bà Thi kiện đòi đất của ông là
không đúng mà ngược lại gia đình ông Trê còn trồng cây kiểng lấn qua phần đất của gia
đình ông nên ông không đồng ý với yêu cầu của ông Trê, bà Thi.”
→Như vậy, theo lời trình bày của ông Nguyễn Văn Hậu ta có căn cứ xác định ông Trê,
bà Thi có biết nhưng không phản đối ông Hậu xây dựng nhà.
Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ông Hậu có
phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi không? Vì sao?
Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà thì ông Hậu buộc phải
tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi. Giải thích:
Trích đoạn Quyết định số 23/2006/DS-GDT ngày 07/09/2006 của Hội Đồng Thẩm

4
https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/quyet-dinh-giam-doc-tham-so-232006dsgdt-ngay-0792006-ve-
vu-an-%e2%80%9ctranh-chap-quyen-su-dung-dat%e2%80%9d-94253.aspx
Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao:
“Theo đơn khởi kiện ngày 18/09/1999 và trình bày của nguyên đơn thì:
Năm 1994, Ủy ban nhân dân huyện CN cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất cho gia
đình ông Diệp Vũ Trê (vợ là bà Châu Kim Thi) với diện tích 4.700m2. Phần đất này gia
đình ông Trê đã sử dụng từ lâu. Giáp với đất của ông Trê là đất của gia đình ông Hậu
(ông Hậu nhượng lại của anh Kiệt vào năm 1994).
Theo bị đơn Nguyễn Văn Hậu trình bày thì:
Vào ngày 29/3/1994, ông nhận chuyển nhượng một phần diện tích đất của anh Trần
Thanh Kiệt. Khi sang nhượng hai bên chỉ lập giấy tay, không ký giáp ranh và lúc đó chủ
đất (anh Kiệt) chỉ ranh giới cho ông.”
-Theo lời trình bày hai bên nguyên đơn và bị đơn ta có căn cứ nhận định ông Trê và bà
Thi sở hữu hợp pháp 185m2 đất giáp ranh từ trước khi có việc sang nhượng giữa ông Hậu
với anh Kiệt. Ông Trê, bà Thi có quyền yêu cầu ông Hậu không được xây dựng hay sử
dụng mảnh đất này.
-Căn cứ vào Điều 169 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền yêu cầu chấm dứt
hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản:
“Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người
có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.”
→Như vậy, nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà thì ông Hậu
buộc phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi.
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến phần đất
ông Hậu lấn chiếm và xây nhà trên.
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến phần đến phần đất ông Tận chiếm và
xây nhà là hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên nguyên đơn và bị đơn.
Vì ông Hậu dù lấn chiếm đất của ông Trê, bà Thi để xây nhà nhưng không phải hành vi
cố tình chiếm đoạt tài sản mà là chiếm hữu ngay tình.
Căn cứ vào Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình
có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
→Như vậy, ông Hậu được xem là một người chiếm hữu ngay tình vì khi nhận chuyển
nhượng đất từ anh Kiệt thì chỉ lập giấy tay, không có vị trí cũng như tứ cận, mốc giới cụ
thể và lúc ông xây dựng nhà trên diện tích đất tranh chấp gia đình ông Trê, bà Thi cũng
không có phản đối nên thực chất ông Hậu cũng không biết phần đất mình xây nhà là phần
đất lấn chiếm của ông Trê, bà Thi
.

You might also like