You are on page 1of 2

1.

Đối với phần chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà phụ có diện tích 18,57
m2 trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có buộc tháo dỡ
không?
- Đầu tiên, đối với phần chiếm không gian 10,71 m2, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc
thẩm không buộc ông Hậu tháo dỡ hoặc thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho
ông Trê và bà Thi. Thậm chí Tòa án còn chưa xem xét đến trường hợp này.
Quyết định số 23 có viết: “...căn nhà của ông Hậu còn có hai máng xối đúc bê
tông chiếm khoảng không trên phần đất của ông Trê và bà Thi có diện tích
10,71m2 chưa được Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm xem xét buộc
ông Hậu phải tháo dỡ hoặc phải thanh toán giá trị quyền sử đất cho ông Trê và bà
Thi…”
- Thứ hai, về phần căn nhà phụ có diện tích 18,57 m2 trên nền đất lấn chiếm cũng
chưa được Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm xem xét giải quyết. Tòa án sơ
thẩm và Tòa án phúc thẩm mới chỉ giải quyết căn nhà nằm trên diện tích 52,2 m2.
Quyết định số 23 có viết: “... một căn nhà phụ có diện tích 18,57m2 ông Hậu xây
dựng trên diện tích đất mà Toà án các cấp buộc ông Hâụ trả lại cho ông Trê, bà
Thi nhưng Toà án các cấp cũng chưa xem xét giả quyết, gây khó khăn cho việc thi
hành án.”
- Kết luận: Đối với 2 trường hợp trên, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm không
buộc tháo dỡ.
2. Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71m2 và căn nhà
phụ trên như thế nào?
- Đầu tiên, đối với phần chiếm không gian 10,71m2, phải buộc ông Hậu tháo dỡ 2
máng xối đúc bê tông chiếm khoảng không gian 10,71m2 đó.
CSPL: Điều 169 BLDS 2015.
“Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật
phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu
cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi
vi phạm.”
- Thứ hai, về phần căn nhà phụ 18,57m2, nếu bắt ông Hậu khôi phục nguyên trạng,
tháo dỡ căn nhà như trường hợp trên thì rất khó khăn và tốn kém. Do đó, buộc ông
Hậu thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là hướng giải
quyết hợp lý.
CSPL: Điều 270 BLDS 2015.
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.”
3. Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không
gian ở Việt Nam hiện nay.
4. Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có còn phù hợp với
BLDS 2015 không ? Vì sao ?

You might also like