You are on page 1of 2

Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội:

Cấp xét xử: Giám đốc thẩm.


Nguyên đơn: ông Trần Văn Y.
Bị đơn: Phòng công chứng M.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông Nguyễn Văn D1.
Yêu cầu của nguyên đơn: đề nghị Toà án tuyên bố 02 văn bản công chứng (là công
chức Di chúc của cụ Nguyễn Văn D; công chứng Văn bản công bố di chúc của cụ D
và cụ Nguyễn Thị T1) vô hiệu.
Nội dung:
Nguyên đơn khởi kiện Văn phòng Công chứng M vì lý do thửa đất số 38, Tờ bản đồ
số 13 thuộc quyền sở hữu của ông nhưng văn phòng lại công chứng di chúc của cụ
Nguyễn Thị C (tên gọi khác là T, T1) và cụ Nguyễn Văn D (thửa đất tại xứ M là tài
sản chung của cụ C và cụ D nhưng vào năm 1998 cụ C chuyển nhượng cho ông Y mà
chưa hỏi ý kiến cụ D), sau đó cụ C và cụ D lập di chúc với nội dung để lại một phần
tài sản cho ông Nguyễn Văn D1. Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm chưa xem xét, đánh giá
các tài liệu, chứng cứ do ông Y cung cấp và đánh giá hợp đồng chuyển nhượng mà chỉ
xem xét nội dung, hình thức, thủ tục của các văn bản công chứng nên đều tuyên bố
Văn bản Công chứng Di chúc của Phòng công chứng M ngày 15-11-2011 vô hiệu.
Quyết định toà án: tòa Giám đốc thẩm tuyên bố huỷ bản án sơ thẩm, phúc thẩm và
giao cho TAND tỉnh Vĩnh Phúc xử lại sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

2.7. Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D đã
bị thu hồi trước khi hai cụ chết?
Theo Quyết định số 58/2018/DS-GĐT, quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D đã bị thu
hồi trước khi hai cụ chết được thể hiện ở đoạn:
 “Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số
38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày
21-7-2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử
dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy
định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên
cho ông D1.” (đoạn [5] trang 263).

2.8. Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản
của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định
vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm?
v
- Suy nghĩ về hướng xác định vừa nêu (xác định di sản của cụ C và cụ D là quyền sử
dụng đất) của Tòa giám đốc thẩm: Việc Tòa án xác định di sản của cụ C và cụ D là
quyền sử dụng đất là không hợp lý. Vì di sản mà cụ C và cụ D để lại cho ông D1 là
quyền được đứng tên và nhận tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi, bồi thường bằng
tái định cư (hoặc nhận tiền) và bồi thường tài sản trên đất, chứ không phải là quyền sử
dụng đất, vì thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số
1208/QĐ-UBND ngày 21/07/2010 của UBND TP. Vĩnh Yên trong khi cụ C và cụ D
vẫn còn sống, mặc dù giá trị quyền sử dụng đất vẫn được pháp luật bảo đảm.

2.9. Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ
C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu
hồi? Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm.
- Theo Quyết định số 58/2018/DS-GĐT, việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ C và
cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi được
thể hiện ở đoạn: “Di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số
38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-
2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất của
người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai
nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1.” (đoạn [5] trang
263)
- Theo em thì việc này là hợp lý vì nếu tài sản bị thay bằng tài sản khác cùng giá trị thì
vẫn có thể coi đó là di sản, trong trường hợp này thì thửa đất được để làm di sản đã bị
thu hồi nhưng giá trị quyền sử dụng đất vẫn được pháp luật bảo đảm, ngoài ra, vấn đề
này vẫn chưa được quy định rõ trong BLDS năm 2005 và cả 2015 nên việc Tòa án
theo hướng cụ C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà
nước thu hồi là khá thuyết phục.

You might also like