You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

LỚP THƯƠNG MẠI 47.2

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

MÔN HỌC: LUẬT ĐẤT ĐAI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. HOÀNG THỊ BIÊN THUỲ

DANH SÁCH NHÓM (nhóm 09)


STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Nguyễn Thị Tuyết Lan 2253801011116
2 Võ Trúc Linh 2253801011136
3 Võ Thị Ly 2253801011142
4 Nguyễn Hải Minh 2253801011153
5 Lê Thị Trà My 2253801011158

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024


MỤC LỤC
Tình huống 1: Hồ sơ đất bị ngăn chặn.............................................................................1
Tình huống 2: Phân tích BĐS khi nhận chuyển nhượng..................................................2
Tình huống 3: Tình huống ptich thông tin GCN..............................................................3
Tình huống 1: Hồ sơ đất bị ngăn chặn
Yêu cầu hồ sơ đất bị ngăn chặn:
Với tư cách là luật sư của người sử dụng đất tại thửa đất 69 tờ bản đồ 34, các em
hãy lên phương án hỗ trợ pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Tóm tắt:
2000: GCN chung
2007: giấy bị mất-> 2009 bán Đ -> 1/2016 mới cập nhật biến động cho V -> 12/2016
bán cho M
- Xin cấp lại giấy 1, giấy 2 -> 7/2016 giấy 1 bán cho D và được cập nhật, giấy 2
vẫn đang sử dụng.
 Nhà nước ngăn chặn hết các bđs liên quan.
Giải quyết:
- Mất giấy chứng nhận thì xin cấp lại như thế nào?: bắt buộc giấy cũ phải hủy,
trong TH này thì hủy về mặt pháp lý vì giấy chung đã mất => lỗi của nhà nước.
- Có dấu hiệu lừa đảo ở đâu? Có thể có 2 TH xảy ra:
+ TH1: ông T lừa đảo: sổ chung có thể mất thật và xin cấp lại, tuy nhiên có thể sau
đó ông T tìm lại được sổ, khi tìm lại được sổ bị mất và thừa biết là sổ bị mất ko còn
giá trị. Tuy nhiên vẫn đưa vào giao dịch với V. Tại sao 2016 mới đăng ký biến
động? => chắc chắn giao dịch T và V có thực sự là giao dịch chuyển hay ko nhằm
che đậy mục đích cho 1 giao dịch khác hay ko? -> giao dịch che đậy là ông T vay.
(thế chấp thì phải công chứng và đăng ký thế chấp => phức tạp nên ko chuộng). Ký
hợp đồng chuyển nhượng đất cho bên cho vay thì đơn giản hơn, sau thời gian có
tiền trả thì hủy hợp đồng, ko có tiền trả thì đã ký hợp đồng chuyển nhượng thì đất
thuộc về bên cho vay. Đáng lẽ ra 2016 khi cập nhật biến động cho bà V thì cơ quan
nhà nước phải nhận ra rằng sổ chung đã bị hủy.
+ TH2: có trường hợp người ta giả mạo ông T để ký hđ chuyển nhượng cho bà V và
vay tiền (người khác nhặt được giấy cũ của ông T để lừa đảo bà V).
 Dù TH nào thì ông Đ cũng không liên quan gì đến vụ việc.
- M bất hợp pháp nhưng ngay tình, ông Đ hợp pháp thì ưu tiên bảo vệc Đ.
 Để bảo vệ người sử dụng đất tại thửa đất 69 tờ bản đồ 34, cụ thể là ông Đại thì có
thể thực hiện những phương án sau:
Thứ nhất, yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số sS 178784 đối với
diện tích đất thuộc thửa 484,542. Lý do là vì:

1
̶ Căn cứ theo khoản 3 Điều 77 NĐ 43/2014/NĐ-CP, sau khi ông T báo mất
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất này, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền sẽ ra quyết định huỷ giấy chứng nhận nói trên đồng thời cấp giấy
chứng nhận mới. Trên thực tế, vào năm 2007, ông T đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mới đối với thửa 69 và 71, như vậy giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với thửa 484,542 xem như không còn tồn tại. Sau đó, ông
T dùng giấy chứng nhận vốn đã bị huỷ để giao dịch với bà Vân, việc văn phòng
đăng ký đất đai công nhận việc chuyển nhượng này rồi cho phép đăng ký biến
động với thửa đất đó sang tên bà Vân là không đúng.
̶ Ông Đ có thể khởi kiện để yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất giữa ông T và bà V với lý do nêu trên.
Thứ hai, ông Đại cần chứng minh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
thửa 69 của mình là hợp pháp:
̶ Ông T đã được cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất 69. Căn cứ theo
khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, ông T có quyền được chuyển nhượng
quyền sử dụng thửa đất này. Đồng thời theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm
2013, sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất 69 từ ông T, ông Đ
phải đi đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và sẽ có quyền sử dụng đất kể từ thời
điểm hoàn thành việc đăng ký. Trên thực tế, ngày 28/7/2016, ông Đ đã hoàn
thành việc đăng ký cũng như được cập nhật sang tên biến động. Như vậy, ông có
quyền sử dụng đất kể từ ngày này. Do đó, việc chuyển nhượng giữa hai người là
hợp pháp.
Thứ ba, trường hợp nếu Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận kiến
nghị của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Củ Chi về việc ngăn chặn mọi
chuyển dịch tài sản là các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa 69, tờ bản đồ 34 thì ông Đ có thể khiếu nại
hủy chấp nhận kiện nghị trên theo trình tự thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại năm
2011. Việc ngăn chặn mọi chuyển dịch tài sản là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với thửa 69, tờ bản đồ 34 ảnh hưởng
sâu sắc đến quyền lợi của ông Đ. Bởi lẽ, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện
Củ chi đã cập nhật biến động sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S178784
(giấy chứng nhận này đã không còn giá trị pháp lý) cho bà V là không đúng với quy
định của pháp luật.

2
Tình huống 2: Phân tích BĐS khi nhận chuyển nhượng
Hãy phân tích các đặc điểm của bất động sản tại thửa đất 792 tờ bản đồ số 9.
Nhận xét các lưu ý khi mua bất động sản.
- Mục đích: chỉ để sử dụng để trồng cây hằng năm khác. Tuy nhiên đã chuyển 1
phần thành đất ở nên có quyền xây nhà và 1 số công trình phục vụ nhu cầu để ở.
- Chủ thể: đất của cá nhân
- Diện tích mà đưa vào giao dịch là bao nhiêu? 386,1 m 2, đất đưa vào giao dịch ko
còn diện tích cũ nữa vì 1 phần đã bị nhà nước thu hồi => giá cả chỉ áp cho phần
còn lại thôi.
- Thời hạn sdđ là bao lâu? Chỉ phần đất trồng cây hàng năm thì có thời hạn, đất ở
thì sd lâu dài ổn định. Theo sổ thì thời hạn đất trồng cây hàng năm thì đã hết
hạn. Nhưng ko bị thu hồi vì ở đây nn giao đất ko thu tiền sdđ thì chắc chắn là
đối tượng hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Có thể dựa vào cơ
quan cấp giấy là UBND quận hoặc số vào sổ cấp giấy là CH thì là UBND cấp
huyện.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sx nông nghiệp khi hết hạn thì ko cần phải
gia hạn mà chỉ cần xác nhận lại thời hạn sdđ.
- Trong hồ sơ xác nhận lại thời hạn sử dụng đất (có thể nộp tại xã hoặc nộp trực
tiếp lên chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai) bao gồm:
+ Đơn đề nghị xác nhận
+ Giấy xác nhận chủ sở hữu là người trực tiếp sản xuất NN trên đất đó (giấy xác
nhận do UBND cấp xã nơi chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú cấp, tuy nhiên nếu đất
ở địa bàn khác thì về UBND nơi có đất để xác nhận rồi mang về UBND cấp xã nơi
chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú để xác nhận lại lần nữa).
+ Sổ đất (bản chính) Để cơ quan tiếp nhận có TQ có thể in trực tiếp lên sổ. Chỉ khi
nào được cập nhật thì mới được đưa vào giao dịch.
- Thủ tục gia hạn: nộp hồ sơ gia hạn trước khi hết thời hạn sdđ 6 tháng
- Nếu như mua thì có hạn chế: trong hành lang an toàn lưới điện cao thế nên nhà
nước có thể bị hạn chế xây dựng => thường có giá mềm hơn, nếu mua để đầu tư
thì có thêm hạn chế người mua, vì nhiều người ngại hành lang lưới điện an toàn
nên ko chọn mua.
Tình huống khác cô chiếu:
- Nhận chuyển nhượng thì ko chắc là người đó trực tiếp sx nông nghiệp.
3
- Sổ đất ban đầu được cấp vào năm 2010 => cấp sai thời hạn, phải đến năm 2060
chứ ko phải 2067 theo luật 2003.
- Khi cấp đổi thì thời hạn phải theo giấy cũ tức là 2060.
- Khi ghi là 2067 thì hiểu là hết ngày 30/12/2067.
- Chưa đưa vào giao dịch vì còn nợ tiền nhà nước.
- Muốn mua thì cần phải:
+ ký hđ đặt cọc trước để bên bán có tiền trả cho nhà nước
- Cấp lần đầu thì mới thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
NGHỊ ĐỊNH 10/2023
- Mã vạch cấp giấy: các phôi giấy được in ra chỉ được sử dụng cho năm đó thôi,
bộ tài nguyên môi trường cung cấp các số seri về các phường các huyện. mã 17
thể hiện năm được cấp giấy chúng nhận đó
 Các đặc điểm của bđs tại thửa đất 792 tờ bản đồ số 9:
GCNQSDĐ đã được cấp đổi để thay thế GCN quyền sử dụng đất được ký ngày
07/3/2006 vì theo điểm a khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì cần phải cấp
đổi lại các loại GCN đã được cấp trước ngày 10/12/2009.
Thửa 792 được cấp với mục đích sử dụng là đất trồng cây hàng năm khác sau đó
được cho phép chuyển mục đích sử dụng thành đất ở tại đô thị (điểm d Điều 57 Luật
Đất đai năm 2013. Hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Diện tích 85,1m2 đất Nhà nước thu hồi lại làm đường giao thông do người dân
2

tự nguyện hiến đất. Căn cứ theo Điều 62 Luật Đất năm 2013 quy định về việc thu hồi
đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng thì diện tích đất được
thu hồi này sẽ giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức
dịch vụ công về đất đai để quản lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 68 Luật Đất
đai năm 2013. Nói cách khác, lúc này phần đất mà người dân đã hiến sẽ bị cắt khỏi
GCNQSDĐ của họ và phần đất này thay vì là phần đất sử dụng riêng của gia đình đã
đưa vào làm phần đất sử dụng chung của cộng đồng và chịu sự quản lý của nhà nước.
Thửa đất có hạn chế một phần do nằm dưới lưới điện cao thế và hành lang an
toàn điện. Theo khoản 3 Điều 157 Luật Đất đai năm 2013, khi thửa đất/nhà ở nằm
trong hành lang an toàn lưới điện thì sẽ bị hạn chế về khả năng sử dụng và ảnh hưởng
trong sinh hoạt để không gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình. Ví dụ như ở
phần đất đó người dân trồng cây quá cao ở ngay đường dây điện cao thế có thể ảnh
hưởng đến tầm nhìn của các tài xế lái xe, gây nguy hiểm nên người dân phải hạn chế sử
dụng đất phần đất đó. Tuy nhiên, các chủ sử dụng đất khi nằm trong khu vực an toàn

4
lưới điện này có thể được hỗ trợ và bồi thường tùy từng trường hợp và mức độ ảnh
hưởng cụ thể. Về vấn đề bồi thường, theo quy định tại Điều 18 Nghị Định
14/2014/NĐ-CP.
 Lưu ý khi mua bất động sản
Đối tượng của giao dịch này là BĐS nên khi mua cần lưu ý những vấn đề sau:
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, trước tiên cần xem bất động
sản đã có GCN hay chưa. Bởi vì khi bất động sản có GCN theo đúng quy định của
pháp luật thì mới được công nhận quyền sử dụng bất động sản đó và giao dịch mới có
hiệu lực. Tiếp theo là nên xem xét kỹ các vấn đề về tranh chấp để tránh mua bất động
sản đang có tranh chấp. Cần nắm rõ quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi
hành án vì nếu đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án thì khi mua xong đất sẽ bị thu hồi.
Và điểm lưu ý quan trọng là thời hạn sử dụng đất, nếu là đất ổn định lâu dài theo Điều
125 Luật Đất đai năm 2013 thì thời hạn sẽ được lâu dài còn nếu là đất có thời hạn thì
cần xem rõ thời hạn sử dụng là trong bao lâu để chắc chắn đất mua trong thời hạn sử
dụng.
Căn cứ vào Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 cần lưu ý xem chủ thể được phép
mua đất do do pháp luật quy định. Trong trường hợp người mua thuộc nhóm chủ thể
không được phép sở hữu bất động sản nhưng vẫn ký hợp đồng thì có thể dẫn tới những
hậu quả pháp lý như bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, xảy ra tranh chấp hoặc không
được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi đi đăng ký hợp đồng,… Do đó, người mua
cần lưu ý vấn đề này trước khi thực hiện các giao dịch để nhận quyền sở hữu bất động
sản.
Cần nắm rõ diện tích của bất động sản muốn mua, vị trí giao thông đi lại cần ổn
định để đáp ứng nhu cầu sử dụng và đất có bị hạn chế sử dụng trong một số trường hợp
đất không. Vì nếu đất có các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn theo
Điều 157 Luật Đất đai năm 2013 thì diện tích đất được sử dụng sẽ bị hạn chế để đáp
ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Tình huống 3: Tình huống ptich thông tin GCN


Tìm hiểu thông tin bất động sản thông qua Giấy chứng nhận
Thửa 78
- Hình thức sử dụng riêng có nghĩa là gì? => vợ chồng thì là riêng, còn hai người
trong nhóm bất kì thì là chung

5
- Con số 2064 => thời hạn sử dụng nên hiện tại sổ này vẫn còn hạn sử dụng. nếu
hết hạn ko bán được nhưng vẫn mua được nhưng chưa được kí hợp đồng chuyển
nhượng quyền sdđ vì giao dịch qsdđ thì điều kiện là qsdđ còn thời hạn.
- Chủ thể sdđ: người chủ sở hữu vào thời điểm được cấp gcnqsdđ là người nhận
chuyển nhượng (tên cuối cùng).
- Cách thức gia hạn thời hạn sdđ => Điều 126 hết hạn thì đương nhiên được tiếp
tục sdđ nhưng đưa đất đó vào giao dịch thì sổ ko được -> làm hồ sơ xin gia hạn
k3 Đ74 NĐ 43 -> phải là đối tượng trực tiếp sx nông nghiệp (phải có giấy xác
nhận tt sx nn được UBND xã nơi có hộ khẩu thường trú NĐ 01/2017)
- Bđs này bao gồm chỉ có đất
- Ghi chú => để tra về nguồn gốc đất đai. Cấp đổi là đổi giấy, giấy được cấp ở
giai đoạn trước thì mình yêu cầu đổi lại giấy theo quy định hiện hành.
- Cơ quan cấp giấy trong TH đúng ko? => k1, k2 Điều 105 LDĐ chỉ áp dụng cho
trường hợp cấp giấy lần đầu. Điều 37 NĐ 43 (NĐ 10/2023 sđ bs nđ 43)
- VĂN BẢN HỢP NHẤT NGHỊ ĐỊNH 43
- Nếu thay 2016 thành 2024 thì sở ko còn thẩm quyền cấp nữa mà là chi nhánh
văn phòng đăng ký đất đai huyện củ chi. Có 3 tỉnh chưa thành lập chi nhánh văn
phòng: Quảng Ninh, Điện Biên và Phú Thọ => buộc phải thành lập văn phòng.
Thửa 831
- Thẩm quyền cấp giấy là sai, theo k3 Điều 37 NĐ 43
- 1 thửa đất thì ko thể có nhiều nguồn gốc như vậy vì nó cùng hình thành.
- Cấp đổi thì cơ quan ko thể là UB mà có thể là sở tài nguyên hoặc chi nhánh văn
phòng đk đất đai. Nếu có quy định sở ủy quyền cho chi nhánh thì chi nhánh mới
cấp.
a. Thông tin về thửa đất
 Thửa đất số 78:
̶ Tờ bản đồ số: 4
̶ Vị trí bất động sản: xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh.
̶ Diện tích: 3479,3 m2
̶ Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng
̶ Mục đích sử dụng: Đất trồng cây hàng năm khác
̶ Thời hạn sử dụng: 2064

6
̶ Nguồn gốc sử dụng: Nhận chuyển nhượng đất được công nhận QSDĐ như
giao đất không thu tiền sử dụng đất.
 Thửa đất số 831:
̶ Tờ bản đồ số: 4
̶ Vị trí bất động sản: xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh.
̶ Diện tích: 2929,2 m2
̶ Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng
̶ Mục đích sử dụng: Đất ở tại nông thôn 300 m 2, đất trồng cây hàng năm
khác
̶ Thời hạn sử dụng: Đất ở tại nông thôn: lâu dài; Đất trồng cây hàng năm
khác: 2069; Đất trồng cây lâu năm: 2069
̶ Nguồn gốc sử dụng: Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng
đất: 300 m2; Nhận chuyển nhượng đất được Công nhận QSDĐ như giao
đất không thu tiền sử dụng đất: 2629,2 m2.
b. Thông tin về chủ thể sử dụng đất
 Thửa đất số 78:
̶ Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Bà… (năm sinh, CMND số)
+ Địa chỉ thường trú: Ấp Bàu Điều Thượng, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh.
 Thửa đất số 831:
̶ Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Bà… (năm sinh, CMND số)
+ Địa chỉ thường trú: Ấp Ba Sa, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh.
c. Nhận xét cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
 Thửa đất số 78
Cơ quan có thẩm quyền ký cấp giấy chứng nhận là Sở Tài nguyên và Môi
trường Thành phố Hồ Chí Minh. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-
CP, được bổ sung tại khoản 23 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Sở Tài nguyên và
Môi trường cũng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong một số trường hợp cụ thể.

7
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thì Sở Tài
nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi địa phương đã thành lập Văn phòng
đăng ký đất đai và người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người
sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận.
Trong trường hợp trên, huyện Củ Chi đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai
và chủ sở hữu của thửa đất số 78 thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP . Do đó, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận đối với thửa đất 78 là Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí
Minh.
 Thửa đất số 831
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là UBND huyện Củ Chi. Theo
quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở
hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Chủ sở hữu của thửa đất số
831 là cá nhân, do đó, UBND huyện Củ Chi có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho
thửa đất số 831.
d. Người sử dụng đất muốn được chuyển mục đích sử dụng thửa 78 sang đất ở,
hướng dẫn các công việc để thực hiện chuyển mục đích.

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57, các trường hợp chuyển mục đích sử
dụng đất phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm chuyển
đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trường hợp trên, người sử dụng đất muốn
chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hằng năm khác sang đất ở, tức chuyển từ
đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Theo quy định tại Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. UBND cấp huyện có thẩm
quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân. Trường hợp trên UBND
huyện Củ Chi có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây
hằng năm khác sang đất ở theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

8
Theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-
BTNMT, Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị
định 01/2017/NĐ-CP, điểm đ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, khoản 2 Điều
11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 7 Thông tư
33/2017/TT-BTNMT trình tự cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định
như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm
theo Giấy chứng của thửa đất số 78 đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm:

+ Thẩm tra hồ sơ;

+ Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật;

+ Trình Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi quyết định cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất.

+ Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 4: Trả kết quả

Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ,
không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, lễ,
tết, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Bước 5: Người sử dụng đất chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai,
gồm có:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

9
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

10

You might also like