You are on page 1of 6

Câu hỏi và câu trả lời thảo luận nhóm 6

Nhóm 1:
1. Hộ gia đình mua 1 mảnh đất nghĩa địa có được cấp sổ đỏ không?
Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất làm
nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng được phân vào nhóm đất phi
nông nghiệp.
Cũng theo Điều 54 Luật này, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa thuộc trường
hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trừ trường hợp tổ chức kinh
tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển
nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng mới bị thu tiền sử dụng đất.
Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp không cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất quy định:
+ Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường
giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện,
truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa
không nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, đất nghĩa trang, nghĩa địa là thuộc phần đất công cộng được Nhà
nước giao không thu tiền sử dụng đất, nên không được cấp sổ đỏ.
2. Giả sử mình có một mảnh đất nghĩa địa thì có được dùng để sản xuất
kinh doanh hay không?
Theo Điều 52 Luật đất đai năm 2013 thì:
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Do đất này là đất nghĩa địa thuộc sự quản lý của nhà nước nên khi người
này muốn sử dụng đất đó vào mục đích khác thì phải làm thủ tục xin giao đất
hoặc thuê đất. Tuy nhiên việc giao đất, cho thuê đất còn phụ thuộc vào kế hoạch
sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, nếu như phần đất đó chưa có quy hoạch
cụ thể thì bạn có thể xin thuê đất.
Khi nhà nước cho người dân này thuê đất thì sẽ phải thực hiện đúng mục
đích, vì mục đích là đất nghĩa địa nên muốn sản xuất mì thì phải chuyển mục
đích sang đất kinh doanh thương mại.
Nhóm 2:
1. Trong trường hợp sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa cần đáp ứng
những điều kiện gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 162 Luật Đất đai năm 2013.
Điều kiện khi sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa:
+ Phải quy hoạch thành khu tập trung;
+ Xa khu dân cư;
+ Thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng;
+ Hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.
2. Chế độ quản lý việc xây dựng công trình tại nghĩa trang, nghĩa địa
thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước nào?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định mức đất và chế độ quản
lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa
địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử
dụng đất.
Luật cũng nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhóm 3:
1. Ở quê ông A có 1 khu nghĩa trang, nghĩa địa do các dòng họ quản lý,
sử dụng nhưng chưa được cấp sổ đỏ. Hỏi nếu bây giờ nhà nước thu hồi
1 phần đất này thì người sử dụng đất có được nhận bồi thường không?
Theo quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì
khi thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức nhà
nước sẽ tiến hành bồi thường về đất và chi phí để di chuyển mồ mả (nếu có). Cụ
thể việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa của tổ
chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật Đất đai được thực hiện theo
quy định sau đây:
+ Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích đất mà phần còn lại
không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa
thì chủ dự án được Nhà nước bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục
đích sử dụng nếu dự án đã có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ
tầng; được bồi thường bằng tiền nếu dự án đang trong thời gian xây dựng kết
cấu hạ tầng và chưa có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng đó;
+ Trường hợp thu hồi một phần diện tích đất mà phần còn lại đủ điều kiện để
tiếp tục sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa thì chủ dự án được bồi thường bằng
tiền đối với diện tích đất thu hồi. Nếu trên diện tích đất thu hồi đã có mồ mả thì
bố trí di dời mồ mả đó vào khu vực đất còn lại của dự án; trường hợp khu vực
đất còn lại của dự án đã chuyển nhượng hết thì chủ dự án được Nhà nước bồi
thường bằng giao đất mới tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa phục vụ
việc di dời mồ mả tại khu vực có đất thu hồi.
Việc giao đất tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa phải phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan, nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
Đối với hộ gia đình, cá nhân có đất nghĩa trang, nghĩa địa bị thu hồi mà
phải di chuyển mồ mả thì Điều 8 Nghị định 47/2014/NĐ-CP đã có quy định
người có mồ mả phải di chuyển sẽ được bố trí đất và được bồi thường chi phí
đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực
tiếp. Các chi phí nêu trên sẽ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức cho
phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.
Như vậy dù người sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa là cá nhân, hộ gia
đình, dòng họ hay tổ chức khác thì khi nhà nước thu hồi đất vẫn có thể được bồi
thường theo đúng quy định của pháp luật.
2. Đất mà nhà nước giao để làm nghĩa trang, nghĩa địa sẽ không phải
đóng tiền sử dụng đất đúng không? Vì sao?
Đúng.
Căn cứ pháp lý: Điều 54 Luật Đất đai năm 2013.
Nhà nước không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
cây thủy sả, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại
Điều 129 Luật này.
+ Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là
rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích an ninh
quốc phòng; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh
doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa khoogn thuộc trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 55 Luật này;
+ Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công
trình sự nghiệp;
+ Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của
Nhà nước;
+ Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi
nông nghiệp tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Như vậy, trường hợp trên thuộc vào trường hợp được nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, đối với trường hợp tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất để
thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền
sử dụng đất gắn với hạ tầng thì thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 4 điều 55 Luật này.
Nhóm 4:
1. Đất nghĩa trang, nghĩa địa có được mua bán không? Nếu có thì nên
làm gì để giảm rủi ro khi mua bán.
Do đất nghĩa trang là đất không được cấp sổ đỏ nên đúng là khi mua, bạn
sẽ có nhiều rủi ro, có khả năng dẫn đến tranh chấp do việc mua bán này không
thể được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của
pháp luật.
Vì thế, khi tiến hành mua bán cần lưu ý một số điểm sau để giảm thiểu
tranh chấp sau này hoặc có tranh chấp cũng đảm bảo hơn quyền lợi của mình
với mảnh đất đã mua:
+ Tìm hiểu kỹ thông tin về mảnh đất xem đất có tranh chấp không, có nằm trong
diện quy hoạch, thu hồi hay không?
+ Xác định đúng người chủ của mảnh đất đó.
+ Kiểm tra kỹ lưỡng các giấy tờ tùy thân của bên bán. 
+ Cần đề nghị người bán bàn giao các bản gốc của giấy tờ liên quan tới mảnh
đất đó cho bạn (bên mua)
+ Khi mua nên mời 2 người làm chứng hoặc lập vi bằng đối với việc mua bán.
+ Yêu cầu bên bán điểm chỉ vào hợp đồng mua bán, có thể quay video lại việc
mua bán làm bằng chứng.
+ Thực hiện thanh toán ở ngân hàng đồng thời yêu cầu bên bán viết giấy biên
nhận tiền.
2. Hộ gia đình, cá nhân có thể nhận chuyển nhượng đất ruộng để chuyển
mục đích sử dụng sang đất nghĩa trang được không?
Theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai 2013; việc chuyển đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy; trường hợp sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng phần mộ phải thực
hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp.
Song song với đó; việc sử dụng đất để xây dựng phần mộ phải nằm trong
quy hoạch đất làm nghĩa trang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
được quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 về xây
dựng; quản lý; sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
Như vậy; khi mua đất nông nghiệp để xây dựng các phần mộ thì cần thực
hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền. Cùng với đó;
để thực hiện xây dựng và quy tụ phần mộ phải phù hợp với kế hoạch sử dụng
đất của địa phương trong quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa và được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu mảnh đất đó không nằm trong kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang; nghĩa
địa hoặc không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà vẫn cố tình thực hiện
thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Nhóm 5:
1. Đất nghĩa trang, nghĩa địa có thể chuyển mục đích sử dụng đất không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Đất đai năm 2013.
1. Đất nghĩa trang, nghĩa địa được giao cho cá nhân không thu tiền sử dụng
đất.
Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với
loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích
sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối với trường
hợp này đất nghĩa trang, nghĩa địa không được phép chuyển mục đích sử dụng
đất theo quy định. Vì đặc thù của đất này nên theo quy định thì không được
chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Đối với đất được giao có thu tiền cho tổ chức kinh tế theo khoản 4 Điều
55 Luật đất đai năm 2013 quy định Tổ chức kinh tế được giao đất thực
hiện đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử
dụng đất gắn với hạ tầng.
Trường hợp này thì đất nghĩa trang, nghĩa địa có thể chuyển nhượng quyền
sử dụng đất gắn với hạ tầng. Khi chuyển mục đích sử dụng đất sẽ tính 100% tiền
sử dụng đất theo giá đất ở quy định tại điều 5 nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Như vậy, có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp được giao
không thu tiền sử dụng đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền sử dụng
đất theo quy định pháp luật. Theo đó, các cá nhân hay tổ chức kinh tế muốn
chuyển mục đích sử dụng đất cần làm các trình tự, thủ tục theo quy định của
pháp luật hiện hành.
2. Việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nghĩa
trang, nghĩa địa là đúng theo quy định của pháp luật không? Vì sao?
Theo điểm h khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích
sử dụng, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng được phân vào
nhóm đất phi nông nghiệp.
Theo điều 54 Luật đất đai năm 2013 thì đất nghĩa trang, nghĩa địa là đất
được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trừ trường hợp tổ chức kinh tế
được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển
nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạn tầng mới bị thu tiền sử dụng đất.
Khỏan 7 Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp
không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm nghĩa trang, nghĩa địa
không nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, đất nghĩa trang, nghĩa địa là thuộc phần đất công cộng được nhà
nước giao không thu tiền sử dụng đất nên không được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.

You might also like