You are on page 1of 7

1. Người sử dụng đất là các đối tượng đang trực tiếp sử dụng đất.

SAI. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 167 LĐĐ 2013 thì trong trường hợp người
được Nhà nước cho thuê đất sau đó lại cho người khác thuê lại thì người thuê lại này
mặc dù là người đang trực tiếp khai thác đất đai nhưng quyền sử dụng đất này là do
bên được Nhà nước cho thuê chuyển giao có giới hạn, bên cho thuê lại này vẫn thực
hiện nghĩa vụ với Nhà nước và được đứng tên trong Giấy chứng nhận.
2. Tổ chức kinh tế sử dụng đất theo luật đất đai là các doanh nghiệp, hợp tác xã
được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
SAI. Theo Khoản 27 Điều 3 LĐĐ 2013 thì tổ chức kinh tế đều chỉ là doanh
nghiệp có nguồn vốn hoàn toàn trong nước, không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, dù doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này thành lập, hoạt động tại
Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
3. Các cơ quan nhà nước sử dụng đất để xây dựng trụ sở đều với tư cách là chủ
sở hữu đối với đất đai.
SAI. Theo Điều 4 LĐĐ 2013 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước
đóng vai trò là người đại diện sở hữu để thống nhất, quản lý, trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất, cho nên khi các cơ quan nhà nước sử dụng đất để xây dựng trụ
sở chỉ được thực hiện với tư cách là người sử dụng đất theo Khoản 1 Điều 5 LĐĐ
2013.
4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam chỉ được lập theo cấp đơn vị
hành chính.
SAI. Theo Điều 36 LĐĐ 2013 thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
còn được lập theo cấp quốc phòng và cấp an ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
ở Việt Nam không phải lập theo cấp đơn vị hành chính vì nó không có cấp xã.
5. Sau khi kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được phê duyệt thì
người có đất trong khu vực thu hồi theo kế hoạch không được xây dựng mới, cải
tạo, sửa chữa nhà ở.
SAI. Theo Khoản 7 Điều 49 LĐĐ 2013 nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải
tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép theo quy định của pháp luật.
6. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi nội dung của quy
hoạch sử dụng đất tương ứng được điều chỉnh.
SAI. Theo Khoản 3 Điều 46 LĐĐ 2013 quy định: “Việc điều chỉnh kế hoạch sử
dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự
thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.”
7. Việc giao đất, cho thuê đất chỉ dựa vào nhu cầu sử dụng đất và kế hoạch sử
dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt.
SAI. Trường hợp việc giao đất, cho thuê đất là để thực hiện dự án đầu tư thì
trường hợp này cần phải đáp ứng được các điều kiện theo Điều 58 LĐĐ 2013. Và căn
cứ theo Điều 52 Luật này thì nhu cầu sử dụng đất đó còn phải thể hiện rõ trong dự án
đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để tránh tình trạng xí
phần trên thực tế nhưng lại không thực hiện.
8. Người sử dụng đất bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng đất theo các trường
hợp được giao đất, cho thuê đất tại điều 55 LĐĐ 2013 kể từ ngày 1/7/2014.
SAI. Theo Điều 60 Luật Đất đai, thì có một số trường hợp người sử dụng đất
không bắt buộc phải chuyển hình thức sử dụng đất, vẫn được tiếp tục sử dụng đất
trong thời hạn sử dụng đất còn lại mà không phải chuyển hình thức sử dụng đất.
9. Cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất được phép ủy quyền cho cơ quan khác
thực hiện cho thuê đất.
SAI. Theo Khoản 4 Điều 59 LĐĐ 2013 thì không có cơ quan có thầm quyền
nào (UBND tỉnh, UBND huyện) nào được phép ủy quyền cho cơ quan khác. (khoản 4
không nhắc đến UBND xã thì không có nghĩa là UBND xã được phép ủy quyền cho
cơ quan, vì cấp xã không có cơ quan quản lý đất đai, tất cả hoạt động của xã đều nhân
danh UBND xã. VD: UBND tỉnh và UBND xã có cơ quan chuyên môn là Sở
TN&MT, Phòng TN&MT, nhưng cấp xã thì không có cơ quan chuyên môn và UBND
xã không thể ủy quyền cho bất cứ cơ quan nào).
10. UBND cấp xã là cơ quan có thẩm quyền cho thuê mọi loại đất cho hộ gia đình
cá nhân.
SAI. Theo Khoản 3 Điều 59 LĐĐ 2013 thì UBND chỉ có thẩm quyền cho thuê
đối với loại đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã,
phường, thị trấn.
11. Mọi trường hợp giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân đều chỉ do
UBND cấp huyện quyết định.
SAI. Theo Điểm a Khoản 2 Điều 59 LĐĐ 2013 thì trường hợp cho hộ gia đình,
cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào
mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản
chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định.
12. Ban quản lý Khu công nghệ cao, Khu kinh tế cũng có thẩm quyền giao đất,
cho thuê đất cho các chủ thể sử dụng đất trong Khu công nghệ cao, Khu kinh tế.
SAI. Theo Khoản 2 Điều 150 LĐĐ 2013 thì Ban quản quản lý Khu công nghệ
cao chỉ có thẩm quyền cho thuê đất còn Ban quản lý Khu kinh tế có thẩm quyền giao
đất, cho thuê đất theo Khoản 3 Điều 151 Luật này.
13. Mọi trường hợp sử dụng đất để kinh doanh nhà ở đều được Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất.
SAI. Căn cứ theo Khoản 2 điều 55 trường hợp tổ chức kinh tế thực hiện dự án
đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê thì mới được giao đất có thu
tiền sử dụng còn theo Điểm đ khoản 1 điều 56 LĐĐ 2013 thì tổ chức kinh tế, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất
để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê thì được cho thuê đất.
14. Người sử dụng đất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp chỉ được lựa chọn sử
dụng dưới hình thức thuê đất trả tiền thuê 1 lần cho cả thời gian thuê hoặc thuê
đất trả tiền thuê hàng năm.
SAI. Vì không phải lúc nào cũng chỉ được lựa chọn 2 hình thức này, chỉ có hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp thì theo điểm a khoản 1 Điều 56
LĐĐ 2013 thì mới được lựa chọn sử dụng dưới hình thức thuê đất trả tiền thuê 1 lần
cho cả thời gian thuê hoặc thuê đất trả tiền thuê hàng năm. Còn đối với đơn vị vũ trang
nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp thì theo khoản 2 Điều 56 LĐĐ 2013
phải áp dụng hình thức thu tiền thuê đất hàng năm hay theo khoản 1 Điều 54 LĐĐ
2013 thì hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất nông
nghiệp trong hạn mức thì áp dụng hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất.
15. Mọi trường hợp sử dụng đất ở đều phải sử dụng dưới hình thức giao đất có
thu tiền sử dụng đất.
SAI. Theo Khoản 4 Điều 54 LĐĐ 2013 thì tổ chức sử dụng đất để xây dựng
nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước được Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất.
16. Các tổ chức sự nghiệp công nghiệp đều được Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất để xây dựng các công trình sự nghiệp.
SAI. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây
dựng công trình sự nghiệp thì được nhà nước giao đất không thu đất tiền sử dụng đất
theo Khoản 3 Điều 54 LĐĐ 2013. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính
sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp thì được nhà nước cho thuê đất theo Điểm
e Khoản 1 Điều 56 Luật này.
17. Mọi trường hợp giao đất ở đều được thực hiện thông qua đấu giá quyền sử
dụng đất.
SAI. Đối với trường hợp giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển
nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền; hộ gia đình, cá
nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất
ở; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có
đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở thì không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà
nước giao đất theo điểm e, g, h Khoản 2 Điều 118 LĐĐ 2013.
18. Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng đều có thời hạn là 50 năm.
SAI. Theo khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai, thì trường hợp cho thuê đất nông
nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là không quá 50 năm.
19. Trong các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thì thời hạn tối đa mà
người sử dụng đất được phép sử dụng là 70 năm.
SAI. Trường hợp cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao thì thời hạn là không quá 99 năm theo Khoản 4 Điều
126 LĐĐ 2013.
20. Đất ở là loại đất được sử dụng ổn định lâu dài.
SAI. Theo Khoản 1 Điều 125 LĐĐ 2013 chỉ đất ở do hộ gia đình cá nhân sử
dụng mới là loại đất được sử dụng ổn định lâu dài, còn một số trường hợp đất ở khác
thì có thể là đất sử dụng có thời hạn.
21. Khi hết thời hạn sử dụng đất, hộ gia đình cá nhân được Nhà nước giao đất,
công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được tiếp tục sử dụng đất mà không
phải làm thủ tục xin gia hạn.
ĐÚNG. Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp đang sử
dụng đất nông nghiệp được nhà nước giao đất khi hết thời hạn sử dụng đất nếu hộ gia
đình, cá nhân có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn được quy định tại
Khoản 1 Điều 126 LĐĐ 2013 mà không cần phải làm thủ tục xin gia hạn theo Khoản 2
Điều 74 NĐ 43/2014/NĐ-CP.
22. Mọi trường hợp khi hết hạn sử dụng đất, người sử dụng đất phải thực hiện
thủ tục xin gia hạn để được tiếp tục sử dụng đất.
SAI. Theo Khoản 2 Điều 74 NĐ 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp hộ gia
đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp khi hết thời hạn sử
dụng đất nếu có nhu cầu sẽ được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản
1 Điều 126 LĐĐ 2013. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp nếu có
nhu cầu xác định lại thời hạn sử dụng thì thực hiện theo trình tự được quy định tại
Khoản 3 Điều 74 NĐ 43/2014/NĐ-CP .
23. Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì thời hạn được sử dụng đất được xác
định theo loại đất sau khi chuyển mục đích kể từ ngày có quyết định cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất.
SAI. Theo Khoản 1, 3 Điều 127 LĐĐ 2013 thì việc chuyển mục đích sử dụng
đất không làm thay đổi thời hạn sử dụng đất qua các trường hợp sau:
- Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây
lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn
đã được giao, cho thuê.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng đất
từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có
thời hạn thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
24. Việc sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại các khu vực đang có người
sử dụng đất đều phải do Nhà nước thực hiện thu hồi đất và tiến hành giao đất
hoặc cho thuê đất cho nhà đầu tư.
SAI. Trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư không thuộc trường
hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Khoản 1 Điều 16 LĐĐ và những dự án được
liệt kê tại Điều 61, 62 Luật này thì mới phải do Nhà nước thực hiện thu hồi đất. Nhà
đầu tư phải tự đi thỏa thuận, giao dịch theo quy định của pháp luật để có thể thực hiện
dự án đầu tư
25. Mọi trường hợp sử dụng đất trong khu vực có nguy cơ sạt lở đe dọa đến tính
mạng con người đều phải được thu hồi đất.
SAI. Đối với trường hợp sử dụng đất trong khu vực có nguy cơ sạt lở đe dọa
đến tính mạng con người sẽ được thu hồi đất theo Điểm e Khoản 1 Điều 65 LĐĐ
2013, tuy nhiên để tránh trường hợp thu hồi đất tùy tiện thì việc thu hồi đất nói trên
phải dựa vào căn cứ cụ thể là văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô
nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa
tính mạng con người theo Điểm đ Khoản 2 Điều 65 Luật này.
26. Người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất mới được bồi thường về đất.
SAI. Theo Khoản 2 Điều 77 LĐĐ 2013 đối với đất nông nghiệp đã sử dụng
trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân được bồi thường
đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá
hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 Luật này mà không có Giấy
chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
BT3
Hộ gia đình ông A đang khai thác và sử dụng các diện đất sau tại Tiền Giang:
- 5000m2 đất trồng cây lâu năm do UBND huyện cho thuê năm 2016.
- 8000m2 đất trồng lúa do UBND huyện giao năm 1994
- 300m2 đất làm nhà ở do NN công nhận năm 2017
1. Hộ gia đình có như cầu xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNO và TSKGLVĐ
chung cho cả 3 diện tichhs nêu trên. Hỏi nhu cầu này có phù hợp với quy định của
pháp luật không?(Không Đ98,Theo Đ 9 NĐ 24,Những diện tích đất này phải cùng xã, phường, thị trấn)

2. Diện tích đất nào hộ gia đình có thể sử dụng để chuyển đổi, giải thích cụ thể điều
kiện để hộ gia đình đucợ thực hện quyền chuyển đổi QSDĐ. (Chuyển đổi ntn, với ai, loại đất
nào sẽ dc chuyển đổi: Chỉ áp dụng đối với đất nông nghiệp-Giao dịch chuyển đổi không áp dụng Điêu 179 mà áp
dụng Điều 190-Chỉ có 8000m2 đất mới đc chuyển đổi)

3. Hộ gia đình muốn nhận chuyển nhượng thêm đất nông nghiệp, hỏi được nhận tối đa
bao nhiêu đất (cụ thể loại đất gì, khu vực được phép nhận chuyển nhượng)(Điều 44 Nđ 43-
Nhận chuyển nhượng ở những khu vực có hạn mức đất cao nhất)
4. Giả sử ông A chết, xác định những diện tích đất mà ông A được để lại thừa kế, biết
rằng hộ gia đình ông A có 5 thành viên. (Điều 197-Đất có nguồn gốc dc nn giao là 8000m2-Lấy diện
tích của từng thửa đất chia cho 5-Quyền của mỗi người là ngang nhau-Nếu đề bài chỉ là Ông A thì dc để lại đất
dc nhà nước giao, công nhận, mà nếu đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.)

You might also like