You are on page 1of 29

1

Contents
THƯƠNG MẠI 43............................................................................................................................. 4

1 – Nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển.......................4

2 – Quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không chỉ được thực hiện ở vùng biển quốc tế. 4

3 – Mỗi đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển sẽ có các vùng biển tiếp liền như đối với
đất liền của quốc gia ven biển đó.....................................................................................................4

4 – Biện pháp xử lý của quốc gia ven biển đối với các tàu nước ngoài vi phạm khi hoạt động
trong các vùng biển của quốc gia ven biển là giống nhau..............................................................4

5 – Theo UNCLOS 1982, Trọng tài quốc tế về Luật Biển theo Phụ lục VII có thẩm quyền ưu
tiên trong thụ lý, giải quyết các vụ tranh chấp...............................................................................4

Dân sự 42A......................................................................................................................................... 4

1. Thềm lục địa của mọi quốc gia ven biển rộng tối đa là 350 hải lý.......................................4

2. Phân định biển được đặt ra đối với mọi quốc gia có biển....................................................5

3. Tự do hàng hải chính là đi qua không gây hại (Trang 219).................................................5

5. Quy chế pháp lý của lãnh hải trong UNCLOS và LBVN là giống nhau.............................5

6. Các thủ tục giải quyết tranh chấp tại Điều 287 được ưu tiên áp dụng mặc nhiên.............5

7. Cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam mặc nhiên chọn Trọng tài theo phụ lục VII để giải
quyết tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS.....................................................................5

8. Đặc quyền kinh tế là vùng biển quan trọng nhất của quốc gia ven biển...................................6

9. Địa hình bờ biển là yếu tố quyết định phương pháp xác định đường cơ sở của quốc gia
ven biển.............................................................................................................................................. 6

10. Chế độ pháp lý của TGLH giống như chế độ pháp lý của đặc quyền KT...............................6

CLC 41A............................................................................................................................................ 6

1 – Trong mọi trường hợp hoạch định và phân định biển đều dựa vào sự thỏa thuận giữa các
quốc gia.............................................................................................................................................. 6

2 – Mọi quốc gia đều có vùng đặc quyền kinh tế riêng...................................................................6

3 – Đường biên giới quốc gia trên biển là đường phân định lãnh hải của các quốc gia đối diện
hoặc tiếp giáp nhau. Trang 238........................................................................................................7

4 – Việc quản lý, khai thác, bảo vệ vùng nước lãnh hải và vũng nước biên giới là giống nhau...7
2

.5 -Quyền “đi qua không gây hại” là một quyền mang tính biển và được áp dụng trên tất cả
các vùng biển theo quy định của UNCLOS.....................................................................................7

6 – Việt Nam có biên giới biển với Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và
Philipines............................................................................................................................................ 7

7 – Khi xác định đường cơ sở thẳng, quốc gia ven biển có quyền kéo đến hoặc xuất phát từ các
bãi cạn lúc nổi lúc chìm..................................................................................................................... 7

CLC 42D............................................................................................................................................ 7

5 – Có một tàu nước ngoài chỉ treo cờ quốc tịch của tàu nhưng không treo cờ Việt Nam khi đi
qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Anh chị hãy cho biết: Lực lượng chức năng của
Việt Nam có thẩm quyền xử lý về hành vi này không? Tại sao?...................................................8

THƯƠNG MẠI 41............................................................................................................................ 8

1 – Xác định đường cơ sở theo phương pháp nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của quốc gia ven
biển..................................................................................................................................................... 8

2 – Trong vùng lãnh hải của mình, quốc gia ven biển không được thực hiện bất kỳ hoạt động
nào làm ảnh hưởng đến “Quyền đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài...................8

4. Tuyên bố chiều rộng của vùng biển là hành vi pháp lý quan trọng nhất để xác lập thực
thi quyền chủ quyền quốc gia trên biển...........................................................................................8

3 – Mọi đảo, đá đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng..........................................8

4 – Khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS 1982, các quốc
gia được quyền sử dụng ngay các biện pháp tài phán để giải quyết..............................................9

5 – Quy chế pháp lý của các tàu thuộc sở hữu của nhà nước là giống nhau.................................9

6 – Chiều rộng của thềm lục địa địa chất và thềm lục địa pháp lý là như nhau...........................9

CLC 39B............................................................................................................................................ 9

1 – Việc giải quyết tranh chấp biển phải có sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan...............9

2 – Chế độ pháp lý đối với tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài tại vùng nước và vùng
trời của eo biển quốc tế là giống nhau.............................................................................................9

3 – Chế độ pháp lý đối với tài nguyên sinh vật và tài nguyên không sinh vật của vùng đặc
quyền kinh tế là giống nhau.............................................................................................................. 9

4 – Thềm lục địa chính là phần kéo dài tự nhiên của đất liền ra tới bờ ngoài của rìa lục địa.....9

5 – Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế.................10
3

6. Tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền đặc kinh tế........................................10

7. Điều 102 Công ước UNCLOS 1982:...........................................................................................10

8. Điều 111: Quyền truy đuổi:..................................................................................................10

9. *ĐQKT trong UNCLOS và LBVN giống nhau ở ranh giới trong là đều tính từ đường cơ sở;
khác nhau là ranh giới ngoài, cụ thể trong UNCLOS thì không quá 200 hải lý, còn trong LBVN quy
định vùng ĐQKT có chiều rộng bằng 200 hải lý...............................................................................10

10. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi có vai trò như là đảo tự nhiên ven bờ để xác định điểm cơ sở.
10

*Lưu ý:............................................................................................................................................. 10

*Chế độ pháp lý của thềm lục địa:.................................................................................................10

*Điều 78 UNCLOS:......................................................................................................................... 11

*Điều 86:.......................................................................................................................................... 11

Biển quốc tế và đáy đại dương là không gian biển chung của nhân loại, không quốc gia nào được
xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở đây..........................................................11

*Điều 121: Đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc (đảo ko phải là đá) khi thủy triều lên vùng
đất này ở trên mặt nước (khoản 1 Điều 121).....................................................................................11

11. Ranh giới quốc gia ven biển là phía ngoài của lãnh hải quốc gia ven biển?.........................11

12.Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài nội thủy...............................................................................11


4

THƯƠNG MẠI 43.


1 – Nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển.
Nhận định đúng.
Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và lãnh thổ quốc gia trên biển gồm nội thủy, vùng nước quần
đảo và lãnh hải. Do đó nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển.
CSPL: Điều 2 UNCLOS 1982.
2 – Quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không chỉ được thực hiện ở vùng biển quốc tế.
Nhận định sai.
Vì quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không không chỉ được thực hiện ở vùng biển quốc tế
mà tại khoản 1 Điều 58 UNCLOS 1982 còn ghi nhận cho các quốc gia có biển hay không có biển
được hưởng các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế.
CSPL: khoản 1 Điều 58 UNCLOS năm 1982.
3 – Mỗi đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển sẽ có các vùng biển tiếp liền như đối với
đất liền của quốc gia ven biển đó.
Nhận định sai.
Mặc dù đảo nhân tạo có thể được xây dựng ở các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (như nội thủy,
lãnh hải) tuy nhiên đảo nhân tạo không có một mét biển nào cả vì đảo nhân tạo không có quy chế
pháp lý của đảo quy định tại Điều 121 UNCLOS 1982. Đảo nhân tạo không có lãnh hải, tiếp giáp
lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
CSPL: Khoản 8 Điều 60, Điều 121 UNCLOS 1982.
4 – Biện pháp xử lý của quốc gia ven biển đối với các tàu nước ngoài vi phạm khi hoạt động
trong các vùng biển của quốc gia ven biển là giống nhau.
Nhận định sai.
ở vùng lãnh hải, tàu quân sự được hưởng quyền miễn trừ còn tàu dân sự thì không.
Điều 27, Điều 28, Điều 32 UNCLOS.
5 – Theo UNCLOS 1982, Trọng tài quốc tế về Luật Biển theo Phụ lục VII có thẩm quyền ưu
tiên trong thụ lý, giải quyết các vụ tranh chấp.
Nhận định sai.
Ưu tiên sự lựa chọn.
CSPL: Điều 287 UNCLOS 1982.
5

Dân sự 42A.
1. Thềm lục địa của mọi quốc gia ven biển rộng tối đa là 350 hải lý
Nhận định sai.
Nếu thềm lục địa của một quốc gia từ đường cơ sở đến rìa lục địa nhỏ hơn hoặc bằng 200 hải lý thì
các quốc gia có quyền tuyên bố chiều rộng tối đa của thềm lục địa của mình là 200 hải lý. Ví dụ,
quốc gia A có thềm lục địa từ đường cơ sở đến rìa lục địa rộng 180 hải lý thì quốc gia A chỉ có
quyền tuyên bố chiều rộng tối đa của thềm lục địa của mình bằng 200 hải lý mà không phải là 350
hải lý.
Nếu thềm lục địa của một quốc gia từ đường cơ sở đến rìa lục địa lớn hơn 200 hải lý thì thềm lục địa
của quốc gia đó rộng bao nhiêu sẽ được tuyên bố bấy nhiêu nhưng tối đa không được vượt quá 350
hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không được vượt quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500m. Ví
dụ thềm lục địa của quốc gia B tính từ đường cơ sở đến rìa lục địa bằng 250 hải lý thì quốc gia B chỉ
được tuyên bố chiều rộng của thềm lục địa của mình là 250 hải lý mà không phải là 350 hải lý.
Như vậy, không phải thềm lục địa của mọi quốc gia ven biển rộng tối đa 350 hải lý mà chỉ có quốc
gia nào có thềm lục địa từ đường cơ sở đến rìa lục địa bằng 350 hải lý hoặc lớn hơn 350 hải lý thì
mới được quyền tuyên bố chiều rộng tối đa thềm lục địa của mình là 350 hải lý.
CSPL: Điều 76 UNCLOS.
2. Phân định biển được đặt ra đối với mọi quốc gia có biển
Sai. Chỉ áp dụng cho các quốc gia có biển kề nhau hoặc đối diện nhau.
CSPL: Điều 15,74,83 UNCLOS.
3. Tự do hàng hải chính là đi qua không gây hại (Trang 219)
Tự do hàng hải chỉ có trong DQKT (điều 58), eo biển hàng hải quốc tế (Điều 45)
Đi qua không gây hại chỉ có trong lãnh hải (Điều 18), vùng nước quần đảo (khoản 1 Điều 52)
4. Phần nước phía trên thềm lục địa của quốc gia ven biển có chế độ pháp lý của vùng đặc
quyền kinh tế.
Nhận định sai.
Nếu thềm lục địa của một quốc gia từ đường cơ sở đến rìa lục địa nhỏ hơn hoặc bằng 200 hải lý thì
các quốc gia có quyền tuyên bố chiều rộng tối đa của thềm lục địa của mình là 200 hải lý. Trong
trường hợp này phần nước phía trên thềm lục địa của quốc gia ven biển có chế độ pháp lý của vùng
đặc quyền kinh tế.
Tuy nhiên, nếu thềm lục địa của một quốc gia từ đường cơ sở đến rìa lục địa lớn hơn 200 hải lý thì
thềm lục địa của quốc gia đó rộng bao nhiêu sẽ được tuyên bố bấy nhiêu nhưng tối đa không được
vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không được vượt quá 100 hải lý tính từ đường đẳng
sâu 2500m. Trong trường hợp này phần nước phía trên thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm
6

cả vùng đặc quyền kinh tế và một phần biển quốc tế. Do đó phần nước phía trên thềm lục địa lớn
hơn 200 hải lý có chế độ pháp lý của vùng biển quốc tế.
CSPL: Điều 76, Điều 78 UNCLOS 1982.
5. Quy chế pháp lý của lãnh hải trong UNCLOS và LBVN là giống nhau
Nhận định sai.
Theo quy định của LBVN chiều rộng lãnh hải được xác định là bằng 12 hải lý tính từ đường cơ sở,
còn theo UNCLOS thì chiều rộng lãnh hải tối đa là 12 hải lý nghĩa là có thể là 7 hải lý hoặc 10 hải
lý miễn sao không được vượt quá 12 hải lý.
Quyền thông báo.... trong UNCLOS không có quy định
CSPL: khoản 2 Điều 12 LBVN, Điều 17,18,19 UNCLOS
6. Các thủ tục giải quyết tranh chấp tại Điều 287 được ưu tiên áp dụng mặc nhiên
Nhận định sai.
Các thủ tục giải quyết tranh chấp tại Điều 287 sẽ không được ưu tiên áp dụng mặc nhiên mà chỉ
được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS (liên quan đến các qui định của
UNCLOS về các vùng biển).
- Các bên tranh chấp đã giải quyết bằng biện pháp hòa bình theo quy định tại Điều 279 UNCLOS
1982, đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay các biện pháp hòa bình
khác theo Điều 283 UNCLOS 1982 nhưng tranh chấp vẫn không giải quyết được.
- Các bên tranh chấp không bị ràng buộc bởi một biện pháp, cơ chế giải quyết tranh chấp nào trong
một Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương thay thế cho cơ chế giải quyết tranh chấp của
UNCLOS (Điều 282 UNCLOS 1982).
- Nội dung khởi kiện không bị giới hạn hoặc loại trừ theo Điều 297 và Điều 298 UNCLOS 1982.
CSPL: Điều 286 UNCLOS năm 1982.
7. Cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam mặc nhiên chọn Trọng tài theo phụ lục VII để giải
quyết tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS.
Nhận định sai.
Vì Việt Nam chưa tuyên bố lựa chọn cơ quan tài phán nào của Điều 287 UNCLOS để giải quyết
tranh chấp, vì VN chủ trương giải quyết tranh chấp theo con đường hòa bình. Vì vậy, nếu có tranh
chấp xảy ra thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định theo phụ lục VII.
CSPL: Điều 287 khoản 3 UNCLOS 1982.
8. Đặc quyền kinh tế là vùng biển quan trọng nhất của quốc gia ven biển
Nhận định sai. Trang 74
7

Mặc dù đặc quyền kinh tế là một vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven
biển, tuy nhiên nó không phải là vùng biển quan trọng nhất mà vùng biển quan trọng nhất của quốc
gia ven biển là nội thủy.
Xét về phương diện pháp lý thì trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và
tuyệt đối. Vì thế trong vùng nội thủy quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp giống như trên đất liền mà không có bất kỳ ngoại lệ nào.
Xét thực tiễn khai thác, quản lý, sử dụng biển thì trong vùng nước nội thủy có nhiều cảng biển dùng
vào mục đích quân sự, dân sự, thương mại của quốc gia ven biển. Do đó ở nội thủy, tàu buôn, tàu
thương mại của các quốc gia thường xuyên ra vào, neo đậu và hoạt động nhằm mục đích thương
mại.
Do đó, xét về phương diện pháp lý và thực tiễn khai thác, quản lý, sử dụng biển thì nội thủy chính là
vùng biển “nhộn nhịp nhất”, có vai trò quan trọng nhất trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
CSPL: Điều 8 UNCLOS 1982; Điều 2, Điều 10 Luật Biển Việt Nam năm 2012.
9. Địa hình bờ biển là yếu tố quyết định phương pháp xác định đường cơ sở của quốc gia
ven biển.
Nhận định đúng.
Địa hình bờ biển là yếu tố quyết định cho phép quốc gia ven biển chọn lựa một phương pháp xác
định đường cơ sở mà phương pháp nào là UNCLOS quyết định. Tùy theo đặc điểm địa hình bờ biển
mà quốc gia ven biển có thể xác định đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thông thường
hoặc phương pháp đường cơ sở thẳng, hoặc kết hợp cả hai phương pháp này để xác định đường cơ
sở.
CSPL: Điều 5, Điều 7, Điều 14 UNCLOS 1982.
10. Chế độ pháp lý của TGLH giống như chế độ pháp lý của đặc quyền KT
sai.
8

CLC 41A
1 – Trong mọi trường hợp hoạch định và phân định biển đều dựa vào sự thỏa thuận giữa các
quốc gia.
- Tuyên bố 12/5/1977 của Chính phủ về các vùng biển của CHXHCNVN.
- Tuyên bố 12/11/1982 của Chính phủ về Đường cơ sở.
- Tuyên bố 06/5/1984 của Chính phủ về vùng trời của CHXHCNVN.

Sai. Hoạch định là hành vi đơn phương của quốc gia ven biển.
Phân định biển là hành vi đa phương dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia đối diện hoặc kề nhau
Điều 74,83 UNCLOS
2 – Mọi quốc gia đều có vùng đặc quyền kinh tế riêng.
Sai.
Quốc gia không có biển là quốc gia không tiếp giáp với biển, không có đảo và quần đảo (UNCLOS
không quy định như thế nào là quốc gia không có biển). Ví dụ quốc gia không có biển: Lào.
Quốc gia không có vùng đặc quyền kinh tế riêng là những quốc gia đối diện nhau vì khoảng cách
giữa bờ biển những nước này rất nhỏ chỉ đủ để phân định lãnh hải nên không có vùng đặc quyền
kinh tế riêng; quốc gia ven biển không có vùng đặc quyền kinh tế riêng là quốc gia bất lợi về địa lý.
CSPL: Điều 69, khoản 2 Điều 70 UNCLOS.
3 – Đường biên giới quốc gia trên biển là đường phân định lãnh hải của các quốc gia đối diện
hoặc tiếp giáp nhau. Trang 238
Nhận định sai.
Vì việc phân định nội thủy và lãnh hải là để xác định biên giới quốc gia trên biển của các quốc gia
đối diện hoặc tiếp giáp nhau. Do đó đường biên giới quốc gia trên biển không chỉ là đường phân
định lãnh hải mà còn là đường phân định nội thủy của các quốc gia đối diện hoặc tiếp giáp nhau.
4 – Việc quản lý, khai thác, bảo vệ vùng nước lãnh hải và vũng nước biên giới là giống nhau.
Sai.
Vùng nước biên giới: bao gồm sông suối, đầm ao, kênh rạch... nằm trong khu vực biên giới giữa các
quốc gia. Việc quản lý, khai thác, sử dụng thì các bên phải có sự thỏa thuận. Thuộc chủ quyền hoàn
toàn, đầy đủ nhưng ko tuyệt đối như vùng nước nội địa.
Vùng nước lãnh hải: là vùng nước tiếp theo, nằm phía ngoài nội thủy, có chiều rộng tối đa 12 hải lý.
Tính chất chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ. Tàu thuyền đc đi lại ko cần xin phép nhưng không được
xâm phạm (đi qua ko gây hại). Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là BGQG trên biển. Việc khai thác,
quản lý, sử dụng chỉ thuộc quốc gia ven biển.
9

.5 -Quyền “đi qua không gây hại” là một quyền mang tính biển và được áp dụng trên tất cả
các vùng biển theo quy định của UNCLOS.
Sai, vì quyền đi qua không gây hại là một quyền mang tính biển nhưng chỉ được áp dụng ở lãnh hải,
vùng nước quần đảo.
Cspl: Điều 17, 52, 53 UNCLOS.
6 – Việt Nam có biên giới biển với Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và
Philipines.
Nhận định sai.
Vì phân định nội thủy và lãnh hải chính là xác định biên giới trên biển của quốc gia, còn phân định
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chính là phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và
quyền tài phán của quốc gia ven biển không phải xác định biên giới trên biển của quốc gia.
Như vậy, Việt Nam chỉ có biên giới trên biển với TQ và Campuchia.
VN có biển kề nhau ở phía Bắc vs TQ: Vịnh Bắc bộ, phía Tây- Nam: camphuchia: Vịnh Thái Lan.
CSPL:
- Điều 3 Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCNVN và nước CHNN
CAMPUCHIA. (trang 199).
- Điều 1 Hiệp định giữa CHXHCNVN và nước CHNDNNTH về phân định lãnh hải, vùng
ĐQKT và TLĐ của hai nước trong Vịnh Bắc bộ (trang 157).
7 – Khi xác định đường cơ sở thẳng, quốc gia ven biển có quyền kéo đến hoặc xuất phát từ các
bãi cạn lúc nổi lúc chìm.
Nhận định sai.
CSPL: Đoạn 4 Điều 7, Điều 13 UNCLOS 1982
10

CLC 42D
1 – Có một tàu chở hàng mang cờ Ấn Độ trong hành trình đi qua lãnh hải Việt Nam đã dừng
lại và thực hiện việc bốc, dỡ hàng hóa từ tàu này sang tàu khác. Anh chị hãy cho biết hành vi
của chiếc tàu này có phù hợp với Luật biển quốc tế và Luật biển Việt Nam không? Tại sao?
SAI. Điểm g Khoản 2 Điều 19 UNCLOS; Điểm h Khoản 3, Khoản 2 Điều 23 LBVN.
2 – Có một chiếc tàu chở khách mang cờ Panama trong hành trình đi qua lãnh hải Việt Nam
mà không vào nội thủy Việt Nam đã xảy ra một vụ đâm chém gây chết người. Anh chị hãy cho
biết: Vụ việc náy sẽ thuộc thẩm quyền xử lý của quốc gia nào? Tại sao?
Th1: Thẩm quyền xử lý thuộc về Panama. KHÔNG thuộc các Khoản 1 Điều 27 UNCLOS=>
VN không có thẩm quyền.
Th2: Thẩm quyền xử lý thuộc về VN nếu nó thuộc k1 Điều 27 UNCLOS, Điều 30 LBVN
3 – Có một tàu quân sự mang cờ Trung Quốc phóng đi và tiếp nhận các phương tiện bay lên
tàu trong hành trình đi qua lãnh hải của Việt Nam. Anh chị hãy cho biết: Các lực lượng chức
năng của Việt Nam có thẩm quyền xử lý hành vi của chiếc tàu này không? Tại sao?
VN không có thẩm quyền xử lý tàu quân sự tuy nhiên VN có quyền yêu cầu tàu đó rời khỏi
lãnh hải ngay lập tức. Điều 30, Điều 32 UNCLOS, Điều 28 LBVN.
4 – Có một tàu cá của ngư dân Indonesia không thu cất lưới và ngư cụ vào trong khoang khi
đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Anh chị hãy cho biết: Các lực lượng chức năng
của Việt Nam có thẩm quyền xử lý hành vi của chiếc tàu này không? Tại sao.
VN có thẩm quyền xử lý. Khoản 9 Điều 37 LBVN, Điều 10 NĐ162/2013/NĐ-CP ( trang 356)
5 – Có một tàu nước ngoài chỉ treo cờ quốc tịch của tàu nhưng không treo cờ Việt Nam khi đi
qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Anh chị hãy cho biết: Lực lượng chức năng của
Việt Nam có thẩm quyền xử lý về hành vi này không? Tại sao?
VN có thẩm quyền xử lý. Điểm a Khoản 2 Điều 7 NĐ số 162/2013/NĐ-CP
THƯƠNG MẠI 41
1 – Xác định đường cơ sở theo phương pháp nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của quốc gia ven
biển.

Nhận định sai.


Vì xác định đường cơ sở theo phương pháp nào không tùy thuộc vào sự lựa chọn của quốc gia ven
biển mà địa hình bờ biển mới là yếu tố quyết định cho phép quốc gia ven biển chọn lựa một phương
pháp xác định đường cơ sở mà phương pháp nào là do UNCLOS quyết định. Tùy theo đặc điểm địa
hình bờ biển mà quốc gia ven biển có thể xác định đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở
11

thông thường hoặc phương pháp đường cơ sở thẳng, hoặc kết hợp cả hai phương pháp này để xác
định đường cơ sở.
CSPL: Điều 5, Điều 7, Điều 14 UNCLOS 1982.
2 – Trong vùng lãnh hải của mình, quốc gia ven biển không được thực hiện bất kỳ hoạt động
nào làm ảnh hưởng đến “Quyền đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài.
Sai. Khoản 1 Điều 27 UNCLOS
Điều 28.
4. Tuyên bố chiều rộng của vùng biển là hành vi pháp lý quan trọng nhất để xác lập thực
thi quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
Nhận định sai.

Tuyên bố chiều rộng của vùng biển không là hành vi pháp lý quan trọng nhất để xác lập thực thi
quyền chủ quyền quốc gia trên biển mà xác định đường cơ sở mới là hành vi pháp lý quan trọng
nhất.

Vì nếu không có đường cơ sở thì các quốc gia không thể xác định chiều rộng của vùng biển dẫn đến
việc không thể xác định được biên giới quốc gia trên biển đến đâu cũng như không thể xác định
quyền chủ quyền và quyền tài phán đến đâu nếu không xác định được đường cơ sở.

3 – Mọi đảo, đá đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Nhận định sai.
Đảo nhân tạo không có một mét biển nào, đảo nhân tạo không có quy chế pháp lý của đảo quy định
tại Điều 121 UNCLOS. Đảo nhân tạo không có lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền KT và thềm
lục địa.
Đối với đảo tự nhiên không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng thì
không có đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà chỉ có lãnh hải rộng 12 hải lý.
CSPL: Khoản 8 Điều 60 và Khoản 3 Điều 121 UNCLOS 1982.
4 – Khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS 1982, các quốc
gia được quyền sử dụng ngay các biện pháp tài phán để giải quyết.
Nhận định sai.
Vì khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS năm 1982, các quốc gia
không được quyền sử dụng ngay các biện pháp tài phán để giải quyết mà chỉ được áp dụng các
biện pháp tài phán để giải quyết khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Các bên tranh chấp đã giải quyết bằng biện pháp hòa bình theo quy định tại Điều 279 UNCLOS
1982, đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay các biện pháp hòa bình
khác theo Điều 283 UNCLOS 1982 nhưng tranh chấp vẫn không giải quyết được.
12

- Các bên tranh chấp không bị ràng buộc bởi một biện pháp, cơ chế giải quyết tranh chấp nào trong
một Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương thay thế cho cơ chế giải quyết tranh chấp của
UNCLOS (Điều 282 UNCLOS 1982).
- Nội dung khởi kiện không bị giới hạn hoặc loại trừ theo Điều 297 và Điều 298 UNCLOS 1982.
CSPL: Điều 286 UNCLOS năm 1982.
5 – Quy chế pháp lý của các tàu thuộc sở hữu của nhà nước là giống nhau.
Sai. Tiểu mục B, tiểu mục C UNCLOS
6 – Chiều rộng của thềm lục địa địa chất và thềm lục địa pháp lý là như nhau.
Sai. Điều 76 Khoản 1 UNCLOS.
TLĐ địa chất: từ bờ -> vết rạn,
TLĐ pháp lý: đường cơ sở -> rạn (sự chênh lệch là khoảng cách từ bờ đến đường cơ sở)
TLĐ thực tế là từ ranh giới ngoài lãnh hải đến vết rạn.
13

CLC 39B
1 – Việc giải quyết tranh chấp biển phải có sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan.
Sai. Trường hợp áp dụng biện pháp tư pháp là không còn sự thỏa thuận. Điều 286 UNCLOS.
2 – Chế độ pháp lý đối với tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài tại vùng nước và vùng
trời của eo biển quốc tế là giống nhau.
Trang 219 ./.
CSPL: Điều 39 UNCLOS 1982
3 – Chế độ pháp lý đối với tài nguyên sinh vật và tài nguyên không sinh vật của vùng đặc
quyền kinh tế là giống nhau.
Giống nhau: Chỉ thăm dò, khai thác ở vùng đặc quyền kinh tế vì mục đích kinh tế.
Nhận định sai.
Vì chế độ pháp lý đối với tài nguyên sinh vật có sự hạn chế, cụ thể UNCLOS 1982 nêu rõ, quyền
thuộc chủ quyền của QGVB về tài nguyên sinh vật được cụ thể hóa bằng quyền thăm dò, khai thác,
bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển trong vùng DQKT; quyền ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận đối với tài
nguyên sinh vật; quyền thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật;
xác định khả năng đánh bắt của mình để ấn định số dư của khối lượng cho phép đánh bắt; cho phép
các quốc gia không có biển và bất lợi về địa lý khai thác cá dư trong vùng DQKT của mình; quy
định các biện pháp nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Còn đối với các loại tài nguyên không sinh vật,
UNCLOS 1982 không có quy định bất kỳ hạn chế nào đối với quốc gia ven biển.
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 56; khoản 1, 2 Điều 61; khoản 2,3,4 Điều 62 UNCLOS 1982.
4 – Thềm lục địa chính là phần kéo dài tự nhiên của đất liền ra tới bờ ngoài của rìa lục địa.
Nhận định sai
Thềm lục địa tự nhiên (thềm lục địa địa chất) là phần kéo dài từ bờ đến vết rạn
Thềm lục địa pháp lý là phần kéo dài từ đường cơ sở đến vết rạn
Thềm lục địa thực tế là phần kéo dài từ ranh giới ngoài lãnh hải đến vết rạn.
CSPL: Điều 76 UNCLOS 1982
5 – Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế.
Nhận định sai.
Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia. Không
gian biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia bao gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền KT và thềm lục địa.
Như vậy vùng là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm phía ngoài thềm lục địa của tất
cả các quốc gia.
14

CSPL: Khoản 1 Điều 1 UNCLOS 1982.


6. Tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền đặc kinh tế
- Nhận định đúng.
- Chiều rộng của ĐQKT bao gồm luôn TGLH.
- Chế độ pháp lý của vùng TGLH trong lĩnh vực hải quan, thuế quan, y tế, an ninh, nhập cư (theo
pháp luật VN là xuất nhập cảnh) cũng được áp dụng như chế độ pháp lý của vùng ĐQKT. Điều 14
của LBVN, chế độ pháp lý của TGLH áp dụng theo Điều 16 của LBVN mà Điều 16 của LBVN quy
định chế độ pháp lý của DQKT do đó chế độ pháp lý của DQKT áp dụng cho TGLH mà không có
sự phân biệt nào.
CSPL: Điều 33, 55 UNCLOS 1982, Điều 14,16 LBVN năm 2012.
7. Điều 102 Công ước UNCLOS 1982:
Nó không còn quy chế pháp lý của tàu quân sự nữa mà là tàu hay phương tiện bay tư nhân. Vì: tàu
quân sự trên tàu có trang bị vũ khí hơn nữa nếu vẫn là tàu quân sự sẽ được hưởng quyền miễn trừ đe
dọa hòa bình, an ninh, chủ quyền vì thế để kiểm soát tàu quân sự bị nổi loạn Công ước quy định nó
là tàu dân sự để các quốc gia có thể xử lý cái tàu đó.
Tàu không quốc tịch là tàu không treo cờ (bất kỳ quốc gia nào cũng có thể xử lý – Điều 90
UNCLOS).
5. Điều 111: Quyền truy đuổi:
Việc truy đuổi phải liên tục không được gián đoạn.
Vùng biển quốc tế, ĐQKT, TGLH vẫn được truy đuổi nhưng vào lãnh hải (vào lãnh thổ) không
truy đuổi được (Điều 111 khoản 3 UNCLOS 1982).
6. *ĐQKT trong UNCLOS và LBVN giống nhau ở ranh giới trong là đều tính từ đường cơ sở;
khác nhau là ranh giới ngoài, cụ thể trong UNCLOS thì không quá 200 hải lý, còn trong LBVN quy
định vùng ĐQKT có chiều rộng bằng 200 hải lý.
(?) UNCLOS và LBVN quy định ĐQKT nằm ở phía ngoài tiếp giáp là sai vì trong UNCLOS tại
Điều 55 không dùng cụm từ “nằm bên ngoài tiếp giáp” mà dùng cụm từ “nằm ngoài lãnh hải”

7. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi có vai trò như là đảo tự nhiên ven bờ để xác định điểm cơ sở.
Nhận định sai.
Vì đảo ven bờ là đương nhiên là một điểm xác định đường cơ sở còn bãi cạn không là đương nhiên
là một điểm xác định đường cơ sở mà phải thỏa mãn 02 điều kiện:
Một là, Bãi cạn cách bờ biển hoặc đảo ven bờ không quá 12 hải lý;
Hai là, Trên các bãi cạn có công trình xây dựng thường xuyên nhô trên mặt nước.
=> Đường cơ sở được xác định theo ngấn nước ngoài cùng của bãi cạn lúc chìm lúc nổi.
15

CSPL: Đoạn 4 Điều 7, Điều 13 UNCLOS 1982.


*Lưu ý:
*Chế độ pháp lý của thềm lục địa:
Khoản 3 Điều 77 UNCLOS phải tuyên bố các vùng biển (Tuyên bố 12/5/1977 của Chính phủ về
các vùng biển của CHXHCNVN) trong đó có tuyên bố thềm lục địa là bằng bao nhiêu, còn các
quyền như thăm dò, khai thác ở khoản 1 Điều 77 thì không cần tuyên bố mà mặc nhiên có các
quyền này.
*Điều 78 UNCLOS:
Bên trên TLD có thể là DQKT hoặc biển quốc tế,
- Vùng trời, vùng nước DQKT thuộc quyền chủ quyền của quốc gia.
*Điều 86:
Biển quốc tế và đáy đại dương là không gian biển chung của nhân loại, không quốc gia nào được
xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở đây.
- Các quốc gia có quyền bình đẳng về hàng hải, hàng không, ống dẫn ngầm (Điều 112), các công
trình xây dựng, đánh bắt hải sản, NCKH.
- Tàu thuyền hoạt động trên biển quốc tế phải tuân thủ nguyên tắc treo quốc kỳ để biết tàu đó
mang quốc tịch của quốc gia nào.
- Biển quốc tế và đáy đại dương chỉ được sử dụng nhằm mục đích hòa bình.
*Phân biệt đá, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi: dựa vào ngấn nước thủy triều để gọi tên thực thể địa
lý cho chính xác:
- Bãi cạn lúc nổi lúc chìm: thực thể nào thủy chiều xuống thấp nhất thì nổi lên.
- Đá ngầm: thực thể nào thủy triều xuống thấp nhất vẫn nằm dưới đáy biển.
- Đảo: thực thể nào thủy triều lên cao nhất mà nó vẫn ở trên mặt nước và có nước bao quanh (khoản
1 Điều 121).
*Điều 121: Đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc (đảo ko phải là đá) khi thủy triều lên vùng
đất này ở trên mặt nước (khoản 1 Điều 121).
- Khoản 2 Điều 121: phải thích hợp cho con người đến ở và có một đời sống KT riêng thì mới có
lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền KT và thềm lục địa (ví dụ như Đảo Lý Sơn, đảo Phú Quốc,
đảo Phú Quý, đảo Bạch Long Vĩ).
- Đảo không thích hợp cho con người đến ở (ở gắn liền với sinh hoạt cộng đồng, có diện tích đủ lớn
để làm nhà, có thức ăn, có nước uống) HOẶC không phù hợp cho một đời sống kinh tế riêng thì
không có đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (vẫn có lãnh hải rộng 12 hải lý) – khoản 3 Điều 121.
11. Ranh giới quốc gia ven biển là phía ngoài của lãnh hải quốc gia ven biển?
Nhận định sai.
16

Ranh giới quốc gia ven biển là phía ngoài của lãnh hải quốc gia ven biển trong trường hợp quốc gia
không đối diện với quốc gia nào trên biển, do đó nếu quốc gia đối diện với quốc gia khác trên biển
thì biên giới quốc gia trên biển sẽ được phân định dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia đối diện
với nhau.
*Pháp luật hình sự của quốc gia áp dụng ở nội thủy mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Quy chế pháp
lý của nội thủy phụ thuộc vào pháp luật quốc gia.
BLHS có thể áp dụng cho người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài.
12.Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài nội thủy
Nhận định sai.

Thông thường lãnh hải là vùng biển nằm ngoài nội thủy, tuy nhiên có trường hợp đặc biệt lãnh hải
nằm ngoài lãnh thổ. Ví dụ như đường cơ sở của Việt Nam thì trong tổng số 11 điểm cơ sở thì có 1
điểm cơ sở được xác định theo phương pháp đường cơ sở thông thường (điểm A8). Lãnh hải là vùng
biển các quốc gia có quyền mở rộng ra ngoài lãnh thổ. Điểm A8 là lãnh thổ đất liền thì bên ngoài
điểm A8 là lãnh hải, những đường cơ sở theo ngấn nước thủy triều thấp nhất xác định theo điểm A8
thì bên trong là bờ còn bên ngoài là lãnh hải, khi thủy triều lên cao nhất thì mới có vùng nội thủy
nhỏ hẹp ở đây. Quốc gia quần đảo mở rộng ra vùng nước quần đảo thì bên ngoài được coi là vùng
lãnh hải.

CSPL: Điều 3 UNCLOS năm 1982.

13. Về bản chất, trọng tài đặc biệt là cơ quan tài phán quốc tế
Nhận định sai
Tòa trọng tài đặc biệt là cơ quan giải quyết tranh chấp nhưng thực chất nó không phải là cơ quan tài
phán theo đúng nghĩa của nó vì nó không ra phán quyết mà ra văn bản có tính chất kiến nghị (kết
quả làm việc của Tòa trọng tài đặc biệt chỉ ra văn bản kiến nghị là Nghị quyết để kiến nghị). Hơn
nữa, Tòa trọng tài đặc biệt chỉ giải quyết nhóm tranh chấp liên quan đến 04 lĩnh vực: đánh bắt hải
sản, đánh bắt cá, bảo vệ môi trường, NCKH biển, liên quan đến hàng hải do đó Tòa trọng tài đặc
biệt không giải quyết tất cả các tranh chấp các quốc gia muốn về giải thích và áp dụng UNCLOS
1982 mà nó chỉ giải quyết tranh chấp trong một phạm vi rất hẹp, rất nhỏ nên không thể giải quyết
tất cả bất đồng của các quốc gia tại Tòa trọng tài đặc biệt.
CSPL: Khoản 3 Điều 5 Phụ lục VIII, khoản 1 Điều 287 UNCLOS năm 1982.
17

CHUYÊN ĐỀ 2:
CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
1. Nội thủy
1.1. Khái niệm và cách xác định nội thủy:
- Khoản 1 Điều 8 UNCLOS;
- Điều 50: Vùng nước nội thủy của quốc gia quần đảo: Quốc gia quần đảo thì vùng nước nội thủy là
vùng nước nằm bên trong vùng nước quần đảo. Theo Điều 50 UNCLOS 1982 “Ở phía trong vùng
nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch ra những đường khép kín để hoạch định ranh giới
nội thủy của mình theo đúng các Điều 9. 10, 11.” Cách xác định nội thủy của quốc gia quần đảo
khác với cách xác định nội thủy của các quốc gia ven bờ như Việt Nam (Điều 50 UNCLOS). Nội
thủy của Việt Nam ra tới lãnh hải nên chúng ta không có vùng nước quần đảo.
- Điều 9 Luật Biển Việt Nam năm 2012.
*Nhận định:
“Vùng nước quần đảo thuộc quốc gia vùng đảo chính là nội thủy của quần đảo” => Đây là nhận
định đúng.
Hiện nay có 20 quốc gia tuyên bố là quần gia quần đảo:
STT TÊN QUỐC GIA STT TÊN QUỐC GIA
1. Antigua and Barbuda 11 Marshall Islands
2. Bahamas 12 Papua new Guinea
3. Cape verde 13 Philippines
4. Comoros 14 Saint vincent and the grenadines
5. Dominician Republic 15 Sao tome and principe
6. Fiji 16 Seychelles
7. Indonesia 17 Solomon Islands
8. Jamaica 18 Trinidad and tobago
9. Kiribati 19 Tuvalu
10. Maldives 20 Vanuatu
*Khái niệm và phương pháp xác định đường cơ sở (gồm: thẳng và thông thường):
- Đường cơ sở là “cột mốc pháp lý” do quốc gia ven biển xác định để giới hạn các vùng biển là
lãnh thổ quốc gia (nội thủy và lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán
của quốc gia (tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) => Các quốc gia không thể xác
định chiều rộng vùng biển nếu không có đường cơ sở => không thể xác định được biên giới quốc
18

gia trên biển đến đâu, không thể xác định được các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài
phán đến đâu nếu các quốc gia không xác định được đường cơ sở.
- Đường cơ sở thông thường (Điều 5 UNCLOS 1982): Đường cơ sở của các quốc gia ven biển
nếu được xác định theo phương pháp đường cơ sở thông thường sẽ rất hẹp.
*Nhận xét:
- Bản chất đường cơ sở thông thường là xác định dựa theo ngấn nước thủy triều thấp nhất.
- Các điểm cơ sở mặc dù được đánh dấu bằng các tọa độ, bằng các điểm nhưng đây là các điểm
tưởng tượng.
- Việc kiểm chứng, đánh giá của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế đối với các điểm tọa độ ngấn
nước thủy triều xuống thấp nhất hầu như, gần như không thực hiện được.
- Nếu áp dụng phương pháp này thì quốc gia ven biển sẽ có một vùng nội thủy rất hẹp.
*Điều kiện áp dụng:
- Toàn bộ hoặc một phần bờ biển bằng phẳng (không có các đoạn bị khoét sâu, lồi lõm, không có
các đảo, quần đảo ven bờ) thủy triều thể hiện rõ ràng (lên xuống ổn định).
- Đường cơ sở thẳng (Điều 7 UNCLOS):
- Là đường nối các điểm nhô ra dọc bờ biển (các mũi, các đỉnh, các đảo và quần đảo ven biển).
“Đảo ven bờ là đảo sát ngay và chạy dọc theo bờ biển”.
*Điều kiện áp dụng:
- Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu (vũng), lồi lõm (vịnh), hoặc có một chuỗi đảo nằm sát ngay và
chạy dọc theo bờ biển.
- Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác.
- UBPL quốc tế kết luận rằng: “Chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển” phải có ít nhất từ 3
đảo trở lên.
- Những đặc điểm tự nhiên khác: Biển xâm thực, thiên tai,...
Lưu ý: Khi xác định đường cơ sở thẳng các quốc gia phải tuân thủ 03 yêu cầu: Đoạn 3,4,5
Điều 7 UNCLOS
(1) Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển: các vùng biển
ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy (Đoạn
3 Điều 7 UNCLOS);
(2) Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm,
trừ TH ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc
việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.
*Bãi cạn lúc chìm lúc nổi (Đoạn 4 Điều 7 + Điều 13 UNCLOS): Chỉ có thể kéo đến hoặc xuất
phát từ bãi cạn lúc chìm lúc nổi để xác định đường cơ sở khi đáp ứng 02 điều kiện:
19

Một là, Bãi cạn cách bờ biển hoặc đảo ven bờ không quá 12 hải lý;
Hai là, Trên các bãi cạn có công trình xây dựng thường xuyên nhô trên mặt nước => Đường cơ sở
được xác định theo ngấn nước ngoài cùng của bãi cạn lúc chìm lúc nổi khi xác định đường cơ sở.
*Nhận định:
(?) Bãi cạn lúc chìm lúc nổi có vai trò như là đảo tự nhiên để xác định điểm cơ sở.
- Nhận định sai. Vì đảo ven bờ là đương nhiên còn bãi cạn không là đương nhiên mà phải thỏa
mãn 02 điều kiện như đã phân tích như trên.
(3) Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của
một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế (Đoạn 6 Điều 7
UNCLOS).
*Nhận xét:
- Đường cơ sở thẳng được xác định thông qua các điểm thực chất ở trên biển (điểm vật chất), các
đỉnh núi đổ ra biển, các mũi đổ ra biển, các hòn đảo.
- Việc kiểm chứng, đánh giá các điểm cơ sở thì dễ dàng.
- Phương pháp này tạo ra một vùng nội thủy rộng lớn hơn rất nhiều so với áp dụng phương pháp
đường cơ sở thông thường.
- Việc lựa chọn đường cơ sở thẳng hay phương pháp đường cơ sở thông thường là quyền của quốc
gia ven biển (quốc gia quần đảo áp dụng chủ yếu phương pháp đường cơ sở thẳng).
- Đặc điểm địa hình là yếu tố quyết định cho phép quốc gia ven biển chọn lựa một phương pháp mà
phương pháp nào là do UNCLOS quyết định.
- Việt Nam áp dụng cả phương pháp đường cs thông thường (A8) và pp đường cs thẳng (10 điểm
còn lại/11 điểm).
20

*Đường cơ
sở của
Quốc gia
quần đảo:
(Điều 47

UNCLOS):
- Điều kiện áp dụng:
+ ĐCS quần đảo chỉ có thể áp dụng đối với quốc gia quần đảo và quần đảo được định nghĩa tại
điểm b Điều 46 UNCLOS 1982.
+ ĐCS quần đảo không áp dụng cho các quần đảo thuộc quốc gia đất liền như Việt Nam, VN không
thể vạch ĐCS quần đảo cho 2 quần đảo HS, TS vì VN không phải là quốc gia quần đảo.
- Cách xác định:
+ Quốc gia quần đảo lựa chọn các điểm cơ sở tại những điểm xa nhất là các đảo và bãi cạn của quần
đảo và nối lại với nhau.
- Đường cơ sở quần đảo phải thỏa mãn các điều kiện:
+ Tỷ lệ diện tích biển và đất từ 1:1 đến 9:1 (Diện tích đất có thể bao gồm cả diện tích nước nằm bên
trong các bãi san hô dạng vòng bao quanh các đảo hay rạn san hô, bao gồm cả phần đáy biển được
bao quanh hoặc gần như bao quanh bởi các mơm đá hay bãi cạn (Khoản 1 + khoản 7 Điều 47).
+ Chiều dài các đoạn cơ sở không vượt quá 100 hải lý (tối đa 3% số đoạn được vượt quá 100 hải lý
nhưng không vượt quá 125 hải lý) – khoản 2 Điều 47
+ ĐCS quần đảo không được đi xa đến mức độ đáng kể hình dạng chung của quần đảo – khoản 3
Điều 47
+ Các đoạn cơ sở không được vạch ra từ hoặc đến các bãi lúc nổi lúc chìm, trừ khi có hải
đăng hay các công trình tương tự được xây dựng luôn nổi trên mặt nước biển, hoặc khi bãi
21

lúc nổi lúc chìm nằm hoàn toàn hay một phần trong phạm vi không vượt quá chiều rộng của
lãnh hải tính từ đất liền – khoản 4 Điều 7
+ Hệ thống các đường cơ sở không được vạch theo cách thức làm tách biển cả hay vùng ĐQKT
khỏi lãnh hải của một quốc gia khác (khoản 5 Điều 47).
+ ĐCS phải được thể hiện trên bản đồ (khoản 8) và được công khai (khoản 9 Điều 47).
 Việc xác định đường cơ sở là quyền, là hành vi thể hiện quyền chủ quyền của quốc gia ven
biển và quốc gia quần đảo.
 Ý nghĩa: Để các quốc gia khác nhận biết được ĐCS của quốc gia mình nhằm có đánh giá,
bình luận, ý kiến về ĐCS của quốc gia quần đảo; các quốc gia khác phải tuân thủ chế độ pháp lý
của các vùng biển mà sau khi vạch đường cơ sở thì Quốc gia quần đảo đã được xác lập theo đúng
tinh thần của công ước Luật Biển 1982.
- Tuyên bố 12/5/1977 của Chính phủ về các vùng biển của CHXHCNVN.
- Tuyên bố 12/11/1982 của Chính phủ về Đường cơ sở.
- Tuyên bố 06/5/1984 của Chính phủ về vùng trời của CHXHCNVN.
Khoảng cách
Khoảng cách đến
Điểm cơ sở (11) giữa các điểm
đất liền (Hải lý)
(Hải lý)
Nằm trên ranh giới phía Tây nam của
A0 vùng nước lịch sử của CHXHCNVN
và CHND Campuchia
A1
99.2 80.7
Hòn Nhạn, Quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang
A2
Hòn Đá lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh 105.2 11.0
Minh Hải nay thuộc tỉnh Cà Mau
A3
Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng
3.0 50.5
Tàu – Côn Đảo, nay thuộc Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
A4
2.0 51.1
Tại Hòn Bông Lang – Côn Đảo
A5
161.3 81.5
Tại Hòn Bảy cạnh – Côn Đảo
A6 161.8 74.2
22

Tại Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh


Thuận Hải nay thuộc tỉnh Bình Thuận
A7
Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải, nay thuộc tỉnh 14.8
Khánh Hòa
A8 – điểm duy nhất VN xác định điểm cơ sở
theo phương pháp thông thường
60.2
Tại Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh, nay
thuộc tỉnh Phú Yên
A9
Tại Hòn ông Căn, tỉnh Phú Khánh nay thuộc 89.5 7.6
tỉnh Bình Định
A10
Tại Đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình nay thuộc 149.0 14.1
tỉnh Quãng Ngãi
A11 13.9

Câu hỏi:
1. ĐCS VN có đi theo hướng chung của bờ biển hay không?
2. ĐCS của Việt Nam có hoàn thiện chưa?
*Nhận xét: Trang 59
- Đường cơ sở của Việt Nam chưa hoàn thiện do đường cơ sở phần vịnh Bắc Bộ chưa xác
định (Vịnh lịch sử). Vịnh lịch sử là gắn với hình thể bờ biển và có nghĩa lịch sử đối với quốc
phòng, an ninh; không có sự phản đối của quốc gia khác.
- Được xác định theo phương pháp đcs thông thường (A8) và phương pháp đường cs thẳng
(các điểm còn lại trừ A8).
- Đường cơ sở VN về cơ bản là phù hợp với UNCLOS 1982.
- Có 10 quốc gia phản đối Tuyên bố về đường cơ sở của VN gồm có: TQ, singapore, Thái
Lan, Malaysia, Anh, Pháp, Nhật, Úc, Mỹ, CHLB Đức, chủ yếu từ điểm cơ sở A1 đến A7. Cụ thể,
đcs của VN chệch quá xa chiều hướng chung của bờ biển; chiều dài các đoạn cơ sở trung bình 84,6
hải lý (Tổng chiều dài 846 hải lý); điểm A0 không thực chất; Nhiều điểm quá xa bờ (A1: 56 hải lý,
A3: 52 hải lý; A4 và A5: 53 hải lý; A6 và A7: 74 hải lý).
1.2. Chế độ pháp lý của nội thủy:
23

- Nội thủy là lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của Quốc gia. Ở đó quốc gia ven
biển là chủ duy nhất có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, khai thác, bảo vệ lãnh thổ là nội thủy
của mình để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trên cơ sở phù hợp với luật
pháp quốc tế.
- Pháp luật của quốc gia được áp dụng ở nội thủy mà không có bất kỳ ngoại lệ nào:
+ Tàu thuyền nước ngoài ra vào và hoạt động trong nội thủy phải xin phép trước và phải tuân thủ
pháp luật của quốc gia ven biển. Điều này chứng tỏ rằng nội thủy là một bộ phận cấu thành của lãnh
thổ quốc gia.
*Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài:
(1) Khái niệm:
- UNCLOS: Tàu biển là phương tiện nổi trên mặt nước/mang quốc tịch (quốc tịch khác sở hữu) của
một quốc gia nhất định/ có dung tích nhất định và có khả năng hoạt động trong môi trường biển.
- Khoản 3 Điều 3 Luật Biển VN năm 2012: Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước
hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động
cơ.
(2) Phân loại:
*Tàu biển gồm có:
- Tàu quân sự;
- Tàu thương mại: Tàu thương mại nhà nước, tàu buôn tư nhân.
- Tàu nhà nước phi thương mại.
 Phân loại tàu biển của Việt Nam hoàn toàn tương thích với việc phân loại tàu biển của
UNCLOS 1982.
*Nhóm tàu quân sự: Tàu quân sự, tàu nhà nước phi thương mại.
*Nhóm tàu dân sự: Tàu thương mại, Tàu thương mại nhà nước.
*Phân loại theo luật biển VN: Tàu biển gồm: Tàu quân sự, Tàu thương mại, Tàu công vụ.
*Tàu quân sự (tàu chiến): Khoản 4 Điều 3 Luật Biển VN 2012
- Là mọi tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia.
- Có dấu hiệu bên ngoài đặc trưng của tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch của quốc gia đó (trang
thiết bị vũ khí trên tàu, bảng ký mã hiệu, màu sơn sắc cờ).
- Do một sĩ quan hải quan phục vụ quốc gia đó chỉ huy và phải có tên trong danh sách sĩ quan hoặc
trong một tài liệu tương đương.
- Đoàn thủy thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật quân sự (Điều 29 UNCLOS).
*Tàu thương mại là tàu không có yếu tố như tàu quân sự
*Tàu công vụ (khoản 5 Điều 3):
24

- Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với tàu thuyền, thủy thủ đoàn nước ngoài vi phạm pháp
luật trong nội thủy.
- Tàu Nhà nước phi thương mại và Tàu quân sự được hưởng quyền miễn trừ tư pháp – Điều 32
UNCLOS (do đây là lãnh thổ di động) không bị bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử theo pháp luật quốc
gia ven biển.
- Nếu tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại vi phạm pháp luật thì nước ven biển có quyền:
+ Yêu cầu tàu rời khỏi nội thủy (Điều 30);
+ Yêu cầu nước mà tàu mang quốc tịch bồi thường thiệt hại và xử lý thủy thủ đoàn vi phạm.
*Chế độ pháp lý được chia thành:
- Tàu quân sự gồm tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại;
- Tàu thương mại gồm: Tàu buôn tư nhân và tàu thương mại nhà nước.
2. Lãnh hải:
- Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất của
biển này (điều 2) => Dựa vào nguyên tắc đất thống trị biển, các quốc gia ven biển, quốc gia quần
đảo bên cạnh việc xác lập các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối là nội thủy và
vùng nước quần đảo thì các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo được quyền mở rộng ra bên ngoài
nội thủy hoặc bên ngoài vùng nước quần đảo để xác định một vùng biển được gọi là lãnh hải.
- Theo Điều 3 của UNCLOS thì Lãnh hải không VƯỢT QUÁ 12 hải lý.
- Theo LBVN thì Lãnh hải có chiều rộng là 12 hải lý.
- Đối với các quốc gia phát triển đều mong muốn lãnh hải của quốc gia mình và các quốc gia
khác hẹp hơn để cho phần biển quốc tế được rộng hơn vì vùng biển quốc tế là vùng biển chung
nhưng chủ yếu được các quốc gia phát triển mới đủ năng lực, tiềm lực để khai thác, sử dụng.
*Nhận định:
(?) Ranh giới quốc gia ven biển là phía ngoài của lãnh hải quốc gia ven biển?
- Nhận định sai. Trang 146 (Điều 15 UNCLOS).
*Cách xác dịnh lãnh hải:
- Tuyên bố đường cơ sở.
- Tuyên bố lãnh hải.
- Công bố trên hải đồ thế giới.
*Chế độ pháp lý của lãnh hải:
+ Lãnh hải là lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia.
+ Tàu thuyền của mọi quốc gia có biển hay không có biển được quyền đi qua không gây hại trong
lãnh hải quốc gia khác (Điều 17 UNCLOS).
25

+ “Đi qua không gây hại” là tàu đang di chuyển bình thường, nhanh chóng và liên tục không làm
phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của nước ven biển.
+ Khi đi qua không gây hại tàu thuyền có thể dừng lại và thả neo hay không? (khoản 2 Điều 18
UNCLOS): Có thể được nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng.
+ Đi qua được coi là phương hại đến hòa bình, trật tự, an ninh của nước ven biển nếu thực hiện 1
trong các hành vi tại Điều 19 UNCLOS: Mong muốn của người điều khiển con tàu:
- Phương hại hòa bình: a,b,d,e
- An ninh: c, f
- Trật tự: i
*Quyền tài phán hình sự: hướng đi từ nội thủy ra lãnh hải:
- Về nguyên tắc tàu thuyền đi qua lãnh hải không áp dụng quyền tài phán hình sự trừ các trường
hợp được quy định tại khoản 1 Điều 27 UNCLOS.
*Điểm khác nhau giữa UNCLOS và Luật Biển Việt Nam:
Đoạn 2 khoản 2 Điều 12 LBVN quy định chưa tương thích với UNCLOS vì theo quy định của
UNCLOS

Sau đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa hai vùng này:
1. Về khái niệm:
(i) Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp
liền với lãnh hải.
(ii) Thềm lục địa: Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của
quốc gia đó cho đến bờ ngoài của thềm lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
2. Về cơ sở phát sinh
(i) Vùng đặc quyền kinh tế: Để khai sinh ra vùng đặc quyền kinh tế bắt buộc phải có sự tuyên bố
đơn phương từ phía quốc gia đó => tạo nên quy chế.
(ii) Thềm lục địa: Được hình thành do sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ => tạo nên quy chế; không
cần phụ thuộc vào bất cứ tuyên bố nào.
3. Về phạm vi chủ quyền:
(i) Vùng đặc quyền kinh tế: Có quyền thăm dò và khai thác đối với cả phần vùng nước phía trên và
vùng trời trên vùng nước này.
26

(ii) Thềm lục địa: Các quốc gia thực hiện quyền thuộc chủ quyền đối vs thềm lục địa của mình.
4. Về đối tượng:
(i) Vùng đặc quyền kinh tế: Các đối tượng là các lợi ích về tài nguyên thiên nhiên (sinh vật, không
sinh vật) trong cột nước của vùng đó.

(iii) Thềm lục địa: Đối tượng là tài nguyên (khoáng sản, động vật định cư, không sinh vật) trên bề
mặt đáy biển hay lòng đất đáy biển.
5. Về tính chất đặc quyền
(i) Vùng đặc quyền kinh tế:
– Không tồn tại một cách thực tế và ngay từ đầu.
– Có ngoại lệ: khi không khai thác hết, tồn dư một số lượng cho phép đánh bắt => tạo điều kiện
cho các quốc gia không có biển khai thác. (ii) Thềm lục địa: Có tính chất đặc quyền cao hơn =>
quyền đương nhiên và ngay từ đầu; Không khai thác hết thì các quốc gia khác cũng không được
tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác.
Vùng nước quần đảo giao thoa giữa nội thủy và lãnh hải
Tự do hàng hải, tự do hàng không không áp dụng cho tất cả vùng biển (ví dụ như lãnh hải đi qua
không được gây hại, được đi qua nhưng ko đc làm bất kỳ hvi nào gây hại cho quốc gia ven biển).
1. Vùng nước quần đảo: Điều 50 UNCLOS, hiện nay có 20 quốc gia quần đảo.
Nội thủy của vùng nước quần đảo không nằm toàn bộ bên trong đường cơ sở giống các quốc gia
ven bờ như ở điều 8 mà nội thủy nằm trong vùng nước quần đảo mà vùng nước quần đảo là toàn bộ
vùng nước bên trong đường cơ sở quần đảo. Vùng nước nội thủy của quốc gia ven biển không phải
là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở mà là vùng nước nằm bên trong vùng nước quần đảo.

2. Tại sao tại điều 287 có 4 cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp nhưng lại quy định
Tòa trọng Tài theo phụ lục VII sẽ giải quyết nếu các bên không tuyên bố lựa chọn hoặc có
nhưng chọn thủ tục tài phán khác nhau:
Vì: Theo quy chế của Tòa công lý quốc tế (ICJ) thì Tòa công lý quốc tế chỉ được giải quyết một
tranh chấp khi các bên tranh chấp đồng thuận đưa vấn đề đó ra giải quyết tại Tòa công lý quốc tế
(các bên hoặc một bên không đồng ý giải quyết tại Tòa thì Tòa án công lý quốc tế không giải
quyết).
Theo quy chế về Tòa án quốc tế về Luật Biển được thành lập theo Phụ lục VI: các bên tranh chấp
không đồng ý giải quyết tại Tòa án quốc tế về Luật Biển thì Tòa án quốc tế về Luật biển không thể
giải quyết tranh chấp đó.
27

Tòa trọng tài đặc biệt là cơ quan giải quyết tranh chấp nhưng thực chất nó không phải là cơ quan tài
phán theo đúng nghĩa của nó vì nó không ra phán quyết mà ra văn bản có tính chất kiến nghị (kết
quả làm việc của Tòa trọng tài đặc biệt chỉ ra văn bản kiến nghị là Nghị quyết để kiến nghị). Hơn
nữa, Tòa trọng tài đặc biệt chỉ giải quyết nhóm tranh chấp liên quan đến 04 lĩnh vực: đánh bắt hải
sản, đánh bắt cá, bảo vệ môi trường, NCKH biển, liên quan đến hàng hải do đó Tòa trọng tài đặc
biệt không giải quyết tất cả các tranh chấp các quốc gia muốn về giải thích và áp dụng UNCLOS
1982 mà nó chỉ giải quyết tranh chấp trong một phạm vi rất hẹp, rất nhỏ nên không thể giải quyết
tất cả bất đồng của các quốc gia tại Tòa trọng tài đặc biệt.
CSPL: Khoản 3 Điều 5 Phụ lục VIII UNCLOS năm 1982.
 Dồn về Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII (thủ tục mềm dẻo, linh hoạt).
3. Điều kiện để giải quyết một vụ tranh chấp theo thủ tục tài phán:
Có 04 điều kiện:
(1) Có tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS (liên quan đến các qui định
của UNCLOS về các vùng biển): Không phải mọi tranh chấp8 đều được lựa chọn giải quyết theo
thủ tục tài phán, phải chọn trước khi tranh chấp xảy ra.
(2) Các bên tranh chấp đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay
các biện pháp hòa bình khác nhưng tranh chấp vẫn không giải quyết được (khoản 1 Điều 283
UNCLOS).
(3) Các bên tranh chấp không bị ràng buộc bởi biện pháp, cơ chế GQTC nào trong các ĐUQT
song phương hoặc đa phương thay thế cho cơ chế GQTC của UNCLOS (Điều 282 UNCLOS).
(4) Nội dung khởi kiện không bị giới hạn hoặc loại trừ theo Điều 297 và Điều 298 UNCLOS.
4. Giới hạn và ngoại lệ của giải quyết tranh chấp bằng thủ tục tài phán
*Giới hạn:
(1) Các tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS về NCKH sẽ không được giải
quyết theo thủ tục tài phán (kể cả Tòa án hay Trọng tài) nếu tranh chấp liên quan đến 02 trường
hợp: điểm a khoản 2 Điều 297 của UNCLOS:
Một là, Quyết định của quốc gia ven biển về việc cho phép hoặc ko cho phép (nếu ảnh hưởng đến
môi trường của Việt Nam chẳng hạn) quốc gia khác vào NCKH trong vùng ĐQKT hay thềm lục địa
của mình (vì cho rằng mang lợi ích cho toàn cầu chứ ko riêng quốc gia đi nghiên cứu hay quốc gia
cho phép) theo Điều 246 UNCLOS;
Hai là, quyết định của quốc gia ven biển về việc đình chỉ hoặc chấm dứt một dự án NCKH của
nước ngoài trong vùng ĐQKT hay thềm lục địa của mình theo Điều 253 của UNCLOS.
(2) Các tranh chấp về đánh bắt hải sản sẽ không được giải quyết theo thủ tục tài phán trong 04
trường hợp sau đây: Điều 62, điểm a khoản 3 Điều 297 UNCLOS:
28

Một là, việc xác định khả năng đánh bắt của nước ven biển: Hoàn toàn thuộc thẩm quyền của quốc
gia ven biển, nghĩa là quốc gia ven biển có thể đánh bắt được bao nhiêu triệu tấn trên một vùng biển
trong một khoảng thời gian nhất định (có thể 6 tháng hoặc 01 năm), như vậy việc xác định khả năng
đánh bắt của quốc gia ven biển liên quan đến quyền vào đánh bắt cá như trong vùng đặc quyền
kinh tế của quốc gia cùng khu vực, tiểu khu vực với mình.
Hai là, việc xác định khối lượng cá cho phép đánh bắt: chúng ta dư 5 triệu tấn nhưng xác định cho
đánh bắt bao nhiêu trong 5 triệu tấn cá dư đó là quyền của chúng ta.
Ba là, việc phân bổ cá dư cho phép quốc gia khác khai thác:
Bốn là, việc quyết định thể thức và điều kiện đặt ra trong nội luật về bảo vệ và quản lý nguồn lợi hải
sản: việc quy định là trong luật của Việt Nam, VN có Luật Thủy sản năm 2017 (khoản 4 Điều 62
UNCLOS).
*Ngoại lệ: (Điều 298 UNCLOS):
- Lỗi tại khoản 1 Điều 298 UNCLOS: ký kết bao gồm các bước từ đàm phán, soạn thảo, thông
qua, phê chuẩn, phê duyệt ĐUQT, UNCLOS mở ra cho tất cả các quốc gia, quốc gia nào thích thì tự
mình ký vào điều ước (UNCLOS có hiệu lực khi được phê chuẩn, khi các quốc gia ký vào công ước
này thì công ước vẫn chưa có hiệu lực).
=> Thời điểm là ký không phải là thời điểm ký kết.
Điều 293 UNCLOS:
Tòa án có thẫm quyền đổi thành cơ quan tài phán có thẩm quyền (Tòa án công lý quốc tế ICJ và
Tòa án quốc tế về Luật Biển): không chỉ áp dụng UNCLOS và còn có thể áp dụng ĐUQT, TQQT
khác để làm minh chứng cho việc giải quyết tranh chấp.
29

You might also like