You are on page 1of 29

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN

MÔN HỌC PL VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH


Phần 1. Nội dung thảo luận
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ KINH
DOANH
I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Người đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t của doanh nghiê ̣p phải cư trú ta ̣i Viê ̣t Nam.
2. Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.
3. Mo ̣i tổ chức có tư cách pháp nhân đề u có quyề n thành lâ ̣p doanh nghiê ̣p.
4. Người thành lâ ̣p doanh nghiê ̣p phải thực hiê ̣n thủ tu ̣c chuyể n quyề n sở hữu tài sản góp
vố n cho doanh nghiê ̣p.
5. Mo ̣i tài sản góp vố n vào doanh nghiê ̣p đề u phải đươ ̣c đinh
̣ giá.
6. Chủ sở hữu doanh nghiê ̣p có tư cách pháp nhân chỉ chiụ trách nhiê ̣m hữu ha ̣n đố i với
các khoản nơ ̣ và nghiã vu ̣ tài sản khác của doanh nghiê ̣p.
7. Các giấy tờ giao dịch của doanh nghiệp đều phải được đóng dấu.
8. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp vốn vào doanh
nghiệp.
9. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như
tên doanh nghiệp đã đăng ký.
10. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một
trong những tiếng nước ngoài tương ứng.
11. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh
sinh lợi trực tiếp.
12. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký với cơ quan đăng
ký kinh doanh.
13. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
14. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp mới.

Trang 1
15. Doanh nghiệp không có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.
16. Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng ký kinh doanh ngành
nghề kinh doanh có điều kiện.
17. Công ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ.
18. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp sở hữu phần vốn góp, cổ phần của
nhau.
II. LÝ THUYẾT
1. Phân biệt quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp.
Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp 2014 lại có các quy định phân biệt hai nhóm quyền
này.
2. Trình bày và cho ý kiến nhận xét về thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành.
3. Phân tích các hình thức kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật? Cho ví dụ
đối với mỗi hình thức kinh doanh có điều kiện.
4. Phân biệt Vốn điều lệ, Vốn pháp định, Vốn có quyền biểu quyết.

III. TÌNH HUỐNG


1. TÌNH HUỐNG 1.
DNTN An Bình do ông An làm chủ có trụ sở tại TP. HCM chuyên kinh doanh lắp
đặt hệ thống điện. Ông An đang muốn kinh doanh thêm ngành tổ chức, giới thiệu và xúc
tiến thương mại nên ông có những dự định sau:
- Ông An mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình tại Hà Nội để kinh doanh ngành
tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
- Ông An thành lập thêm một DNTN khác kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và
xúc tiến thương mại.
- DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập thêm một công ty TNHH 1 thành viên kinh
doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
- Ông An góp vốn cùng ông Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn (quốc tịch
Việt Nam và Canada) để thành lập Hộ kinh doanh kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và
xúc tiến thương mại.

Trang 2
Anh (chị) hãy cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành, những ý định trên của
ông An có hợp pháp không, vì sao?
2. TÌNH HUỐNG 2.
Vincom kiện Vincon “nhái” thương hiệu
Cho rằng Công ty cổ phần tài chính và bất động sản Vincon “nhái” thương hiệu
của mình, ngày 23/11 Công ty cổ phần Vincom đã chính thức gửi đơn khởi kiện lên Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội, đồng thời gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm tới Thanh tra Bộ
Khoa học và Công nghệ.
Vincom cho rằng khác nhau duy nhất của hai thương hiệu là ở một chữ N và M tại
cuối từ, nhưng bản chất hai chữ này đều là phụ âm đọc tương tự nhau và nhìn cũng na ná
giống nhau. Sự khác biệt này không đủ để phân biệt rõ ràng giữa hai tên của doanh nghiệp,
gây nhầm lẫn cho công ty.
Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vincom, cho rằng
hành vi trên của Vincon là cố tình nhầm lẫn để hưởng lợi trên uy tín và danh tiếng của
Vincom, vốn đã được khẳng định trên thị trường. Ông Hiệp dẫn chứng, năm 2009, Vincom
đã có lời cảnh báo tới Vincon về việc họ công bố dự án khu du lịch sinh thái Chân Mây –
Lăng Cô, khi dư luận có sự nhầm lẫn hai thương hiệu. Gần đây, nhất là sự việc bắt quả tang
cán bộ Vincon đánh bạc trong phòng họp, khiến dư luận hiểu lầm thành cán bộ Vincom.
Theo ông Hiệp, dù đã gửi thư tới Ban lãnh đạo yêu cầu đổi tên để tránh nhầm lẫn, tuy nhiên
phía Vincon không có câu trả lời hợp lý nên chúng tôi đã quyết định khởi kiện ra Tòa để
giải quyết dứt điểm vấn đề này.
(Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201048/20101125000907.aspx)
Anh (chị) hãy cho biết, theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì lập luận trên của Công ty
cổ phần Vincom đúng hay sai?

3. TÌNH HUỐNG 3.
Tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn
Dương, Thành, Trung và Hải thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình
Dương kinh doanh xúc tiến xuất nhập khẩu. Công ty được cấp chứng nhận đăng ký kinh
doanh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn do các bên ký:
- Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ).
- Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là bạn hàng
chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương), tổng số tiền trong giấy ghi
nhận nợ là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ
đồng (chiếm 24% vốn điều lệ).

Trang 3
- Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn chỉ
khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của Trung dự kiến
sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là 1,5 tỷ đồng (30% vốn
điều lệ).
- Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (30% vốn điều lệ). Hải cam kết góp 500
triệu đồng, các bên thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp tiếp1 tỷ còn lại.
(Nguồn: Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp)
Anh (chị) hãy bình luận hành vi góp vốn nêu trên của Dương, Thành, Trung, Hải.

Trang 4
CHƯƠNG 2: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (DNTN) VÀ HỘ KINH DOANH
I. CÁC NHẬN ĐINH
̣ SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Hộ kinh doanh không đươ ̣c sử du ̣ng quá 10 lao đô ̣ng.
2. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập hộ kinh doanh.
3. DNTN không đươ ̣c quyề n mua cổ phầ n của công ty cổ phầ n.
4. Chủ DNTN không đươ ̣c quyề n làm chủ sở hữu loa ̣i hiǹ h doanh nghiê ̣p mô ̣t chủ sở hữu
khác.
5. Chủ DNTN có thể đồng thời là thành viên sáng lập của công ty cổ phần.
6. Chủ sở hữu của hô ̣ kinh doanh phải là cá nhân.
7. Chủ DNTN luôn là người đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t của doanh nghiê ̣p.
8. Viê ̣c bán DNTN sẽ làm chấ m dứt các hợp đồng mà chủ sở hữu DNTN đang thực hiện.
9. Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp.
10. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó.

III. LÝ THUYẾT


1. Phân tić h các đă ̣c điể m cơ bản của DNTN. Giải thić h vì sao Luâ ̣t doanh nghiê ̣p 2014
chỉ cho phép một cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân.
2. Phân tích hệ quả pháp lý trong các trường hợp bán, cho thuê DNTN.
3. So sánh DNTN và Hộ kinh doanh.
4. Tại sao chủ DNTN được quyền bán, cho thuê DNTN, còn chủ sở hữu các DN khác
không có quyền bán, cho thuê DN của mình.

III. TÌNH HUỐNG


1. TÌNH HUỐNG 1.
Đầ u năm 2015, bà Phương Minh có hô ̣ khẩ u thường trú ta ̣i TP. Hồ Chí Minh (bà
Minh không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp) dự đinh ̣ đầ u tư
cùng mô ̣t lúc dưới các hiǹ h thức sau để kinh doanh:

Trang 5
(i) Mở một cửa hàng bán ta ̣p hóa ta ̣i nhà dưới hình thức HKD
(ii) Thành lâ ̣p doanh nghiê ̣p tư nhân kinh doanh quầ n áo may sẵn do bà làm chủ
sở hữu, dự đinh
̣ đă ̣t tru ̣ sở ta ̣i tỉnh Bình Dương
(iii) Đầ u tư vố n để thành lâ ̣p công ty TNHH 1 thành viên do bà làm chủ sở hữu,
cũng dự đinh
̣ đă ̣t tru ̣ sở ta ̣i tin̉ h Bình Dương.
(iv) Làm thành viên của công ty hợp danh X có trụ sở tại tình Bình Dương.
Anh (chi)̣ hãy cho biế t dự đinh
̣ của bà Phương Minh có phù hơ ̣p với qui đinh
̣ của
pháp luâ ̣t hiê ̣n hành không? Vì sao?

2.TÌNH HUỐNG 2.
DNTN An Bình do ông An làm chủ có tru ̣ sở ta ̣i TP.HCM chuyên kinh doanh thiế t
bi ̣ điê ̣n. Ông A muố n tăng thêm quy mô và mở rô ̣ng pha ̣m vi hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của
mình sang ngành tổ chức, giới thiê ̣u và xúc tiế n thương ma ̣i nên ông có những dự đinh
̣ sau:
(i) Mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình ta ̣i Hà Nô ̣i và thành lâ ̣p thêm 1 công ty
TNHH khác do ông làm chủ chuyên kinh doanh ngành tổ chức, giới thiê ̣u và xúc
tiế n thương ma ̣i.
(ii) DNTN An Bình góp vố n cùng bà Ha ̣nh, ông Phúc, và ông Lô ̣c để thành lâ ̣p mô ̣t
công ty cổ phầ n kinh doanh ngành tổ chức, giới thiê ̣u và xúc tiế n thương ma ̣i.
(iii) Ông An góp vố n cùng ông James (quố c ticḥ Hoa Kỳ), bà Susan Nguyễn (quố c
̣ Canada) và bà Mai (chủ hô ̣ kinh doanh Mai Hoa) để thành lâ ̣p công ty hơ ̣p
tich
danh An và Cô ̣ng sự kinh doanh ngành tổ chức, giới thiê ̣u và xúc tiế n thương
ma ̣i.
Anh (chi)̣ hãy cho biế t theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành, các dự đinh
̣ của ông
An liê ̣u có hơ ̣p pháp không?
3. TÌNH HUỐNG 3.
Hộ gia đình ông M do ông M làm chủ hộ gồm có ông M, vợ của ông M (quốc tịch
Canada) và một người con (25 tuổi, đã đi làm và có thu nhập). Hỏi:
(i) Hộ gia đình ông M có được đăng ký thành lập một hộ kinh doanh do hộ gia
đình làm chủ được không?

Trang 6
(ii) Giả sử, hộ gia đình ông M đã thành lập một hộ kinh doanh. Con của ông M
thành lập thành lập thêm 1 DNTN (hoặc 1 hộ kinh doanh) do mình làm chủ.
Hành vi con của ông M có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
(iii) Ông M muốn mở rộng quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh bằng cách mở
thêm chi nhánh tại tỉnh P và thuê thêm lao động. Những kế hoạch mà ông M
đưa ra có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
4. TÌNH HUỐNG 4.
Ngày 10/6/2010, Ông An là chủ doanh nghiệp tư nhân Bin ̀ h An chết nhưng không
để lại di chúc. Ông An có vợ và 2 người con 14 và 17 tuổi. Hai tuần sau, đại diện của công
ty TNHH Thiên Phúc đến yêu cầu Bà Mai vợ ông An thực hiện hợp đồng mà chồng bà đã
ký trước đây. Đại diện công ty Thiên Phúc yêu cầu rằng nếu không thưc hiện hợp đồng thì
bà Mai phải trả lại số tiền mà công ty đã ứng trước đây là 50 triệu đồng và lãi 3% /1 tháng
cho công ty X, bà Mai không đồng ý. Bằng những quy định của pháp luật hiện hành, anh/chị
hãy cho biết:

̀ h An thay chồng bà hay không? Vì sao?


a) Bà Mai có trở thành chủ DNTN Bin
b) Bà Mai sau đó đề nghị bán lại một phần doanh nghiệp mà chồng bà là chủ sở
hữu cho công ty TNHH Thiên Phúc để khấu trừ nợ. Hỏi bà Mai có thực hiện được việc này
hay không? Nếu được thì bà Mai và công ty Thiên Phúc phải thực hiện những thủ tục gì?
Giải thích tại sao?

Trang 7
CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH
I. CÁC NHẬN ĐINH
̣ SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Tấ t cả những cá nhân thuô ̣c đố i tươ ̣ng bi ̣ cấ m thành lâ ̣p doanh nghiê ̣p đề u không thể
trở thành thành viên công ty hơ ̣p danh.
2. Mọi thành viên trong công ty hợp danh đều là người quản lý công ty.
3. Mo ̣i thành viên hơ ̣p danh trong công ty hơ ̣p danh đề u là người đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t
của công ty trong mo ̣i trường hơ ̣p.
4. Thành viên hơ ̣p danh trong công ty hơ ̣p danh không đươ ̣c quyề n rút vố n khỏi công ty
nế u không đươ ̣c sự chấ p thuâ ̣n của các thành viên hơ ̣p danh còn la ̣i.
5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên.
6. Công ty hợp danh không được thuê giám đốc (hoặc tổng giám đốc).
7. Thành viên hơ ̣p danh phải hoàn trả cho công ty số tiề n, tài sản đã nhâ ̣n và bồ i thường
thiê ̣t ha ̣i gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh.

II. LÝ THUYẾT


1. Phân tić h sự khác nhau trong chế đô ̣ trách nhiê ̣m của thành viên hơ ̣p danh và thành viên
góp vố n trong công ty hơ ̣p danh đố i với các khoản nơ ̣ và nghiã vu ̣ tài sản của công ty.
Ta ̣i sao có sự khác nhau đó?
2. Ta ̣i sao pháp luâ ̣t la ̣i ha ̣n chế quyề n quản lý công ty của thành viên góp vố n?
3. Các cách thức tăng, giảm vố n điề u lê ̣ trong công ty hơ ̣p danh.
4. Công ty hơ ̣p danh có tư cách pháp nhân có mâu thuẫn với quy đinh
̣ của BLDS 2014
không? Ta ̣i sao?
5. Có ý kiế n cho rằ ng pháp luâ ̣t nên quy đinh ̣ thành viên hơ ̣p danh công ty hơ ̣p danh cũng
có thể là tổ chức. Anh (chi)̣ có đồ ng tiǹ h hay không? Cho ý kiế n riêng.

III. TÌNH HUỐNG


1. TÌNH HUỐNG 1.
Công ty hơ ̣p danh Phúc Hưng Thinh ̣ (có vố n điề u lê ̣ là 100.000.000 đồ ng) gồ m ba
thành viên hơ ̣p danh là (Phúc góp 40% vố n điề u lê ̣), Hưng (góp 30%), và Thinh
̣ (góp 10%);

Trang 8
và hai thành viên góp vố n là An (góp 10% vố n điề u lê ̣) và Nhàn (góp 10%). Sinh viên hãy
giải quyế t các tiǹ h huố ng sau:
(i) Sau 2 năm hoa ̣t đô ̣ng, Phúc đề nghi ̣ chuyể n nhươ ̣ng toàn bô ̣ phầ n vố n góp của
mình cho em trai là Phát và yêu cầ u công ty không đươ ̣c tiế p tu ̣c sử du ̣ng tên miǹ h ghép
vào tên công ty. Các đề nghi ̣của Phúc gă ̣p mô ̣t số vấ n đề sau đây, về viê ̣c chuyể n nhươ ̣ng
vố n, Hưng chấ p nhâ ̣n nhưng Thinh ̣ không đồ ng ý; về yêu cầ u đổ i tên, cả 2 thành viên Hưng
và Thinh ̣ đề u không đồ ng ý với lý do uy tiń của công ty đã gắ n liề n với cái tên “Phúc Hưng
̣
Thinh”. Hỏi:
- Phát có thể trở thành thành viên hơ ̣p danh của công ty không khi mà viê ̣c này chỉ đươ ̣c
sự đồ ng ý của Hưng?
- Viê ̣c Phúc đề nghi ̣công ty đổ i tên có phù hơ ̣p với quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t không?
(ii) Thành viên An do tai na ̣n giao thông nên mấ t khả năng nhâ ̣n thức và bi ̣ Tòa án
tuyên bố mấ t năng lực hành vi dân sự. Các thành viên còn la ̣i trong công ty cho rằ ng tư
cách thành viên góp vố n của An đã chấ m dứt nhưng sau đó vơ ̣ của An có yêu cầ u công ty
giữ nguyên tư cách thành viên góp vố n của An để chi ̣ tiế p tu ̣c quản lý. Vâ ̣y, yêu cầ u của
vơ ̣ An có phù hơ ̣p với quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t không?
2. TÌNH HUỐNG 2.
Công ty hơ ̣p danh X gồ m năm thành viên hơ ̣p danh là A, B, C, D và E; và mô ̣t thành
viên góp vố n là F. Điề u lê ̣ của công ty không có quy đinh ̣ khác với các quy đinh của luâ ̣t
doanh nghiê ̣p. Ta ̣i công ty này có xảy ra các sự kiê ̣n pháp lý sau:
(i) Ngày 25/8/2015, C với tư cách là chủ tich ̣ Hô ̣i đồ ng thành viên kiêm Giám đố c
công ty đã triê ̣u tâ ̣p ho ̣p Hô ̣i đồ ng thành viên để quyế t đinh ̣ mô ̣t dự án đầ u tư của công ty.
Phiên ho ̣p đươ ̣c triê ̣u tâ ̣p hơ ̣p lê ̣ với sự tham dự của tấ t cả các thành viên. Khi biể u quyế t
thông qua quyế t đinh ̣ dự án đầ u tư của công ty thì chỉ có A, C, D và E biể u quyế t chấ p
thuâ ̣n thông qua dự án. Vâ ̣y quyế t đinh ̣ của Hô ̣i đồ ng thành viên có đươ ̣c thông qua hay
không?
(ii) B muố n chuyể n nhươ ̣ng toàn bô ̣ phầ n vố n của miǹ h ta ̣i công ty cho người khác
và B cho rằ ng viê ̣c chuyể n nhươ ̣ng này nế u đươ ̣c Hô ̣i đồ ng thành viên công ty X đồ ng ý
thì sẽ đươ ̣c. Ý kiế n của B có đúng không? Ta ̣i sao?
(iii) Tháng 12/2016, Công ty X bi pha ̣ ́ sản. Các thành viên hơ ̣p danh yêu cầ u G là mô ̣t thành
viên hơ ̣p danh cũ đã bi ̣ công ty khai trừ vào tháng 1/2015 phải liên đới chiụ trách nhiê ̣m về các
khoản nơ ̣ và nghiã vu ̣ tài chính của công ty. Yêu cầ u này có phù hơ ̣p với quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t
không?
3. TÌNH HUỐNG 3.

Trang 9
Công ty Luâ ̣t hơ ̣p danh Trí Nghiã gồ m bố n thành viên hơ ̣p danh là Nhân, Lễ, Tin ́ ,
Tâm. Ông Tâm là chủ tich hô ̣i đồ ng thành viên kiêm giám đố c công ty. Trong quá trình
hoa ̣t đô ̣ng, giữa các ông nảy sinh bấ t đồ ng trong viê ̣c điề u phố i và phân chia lơ ̣i nhuâ ̣n.
Ông Nhân ngoài viê ̣c đảm nhâ ̣n các công viê ̣c của công ty còn tự nhâ ̣n khách hàng tư vấ n
với danh nghiã cá nhân và hưởng thù lao trực tiế p từ khách hàng. Khi các thành viên còn
la ̣i biế t viê ̣c làm của ông Nhân đã triê ̣u tâ ̣p Hô ̣i đồ ng thành viên để giải quyế t vấ n đề này.
Tuy nhiên, ông Nhân không tham dự cuô ̣c ho ̣p. Sau đó, vì công viê ̣c của công ty ngày càng
trì trê ̣ do mâu thuẫn giữa các thành viên, ông Tâm triê ̣u tâ ̣p ho ̣p Hô ̣i đồ ng thành viên nhưng
không mời ông Nhân vì nghi ̃ có mời ông Nhân cũng không đi. Kế t quả, ông Lễ, Tin ́ và
Tâm đề u biể u quyế t thông qua quyế t đinh ̣ khai trừ ông Nhân ra khỏi công ty với lý do làm
mấ t đoàn kế t nô ̣i bô ̣ và ca ̣nh tranh trực tiế p với công ty.
(i) Hành vi của ông Nhân có phải là hành vi vi pha ̣m pháp luâ ̣t doanh nghiê ̣p?
(ii) Công ty có quyề n khai trừ ông Nhân không?
(iii) Cuô ̣c ho ̣p ra quyế t đinh
̣ khai trừ ông Nhân có hơ ̣p pháp không?

Trang 10
CHƯƠNG 4. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

1. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH luôn trở thành thành
viên của công ty đó.
2. Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.
3. Mọi thành viên cá nhân của HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể
được bầu giữ chức chủ tịch HĐTV
4. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều
không thể trở thành thành viên HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
5. Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh
nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên.
6. Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành
viên trở lên sở hữu dưới 10% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp
HĐTV.
7. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm
thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.
8. Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi.
9. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sỡ hữu
công ty phải được sự phê chuẩn của cơ quan đăng ký kinh doanh.
10. Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc
Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số.
II. LÝ THUYẾT
1. Phân tích các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở
lên và cho biết hậu quả pháp lý của từng trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ?
2. Phân tích cơ chế kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty TNHH 1
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu? Các quy định về kiểm soát giao dịch có nguy
cơ tư lợi ở công ty TNHH 1 thành viên có khác với công ty TNHH 2 thành viên trở
lên không?

Trang 11
3. So sánh chuyển nhượng vốn góp và mua lại vốn góp trong công ty TNHH 2 thành
viên trở lên?
4. Hãy phân biệt công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu và
công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu. Giải thích vì sao lại
có những quy định khác biệt này.
III. TÌNH HUỐNG

1. TÌNH HUỐNG 1. Chế độ tài chính công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH X có 4 thành viên A (10%), B (20%), C (30%), D (40%). Vốn điều lệ công
ty là 2 tỷ

(1) Nếu công ty này tăng vốn điều lệ lên thành 3 tỷ đồng thì có những cách tăng nào? Anh
chị hãy xác định phần vốn góp thêm của từng thành viên và tỷ lệ vốn góp của họ trong
từng trường hợp tăng đó?
(2) A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của A trong công ty thì A phải thực hiện thủ tục
như thế nào? Anh/chị hãy xác định phần vốn mà các thành viên còn lại được mua.
A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 1 tỷ không hoặc 100
triệu không?

Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi không, thay
đổi như thế nào?

(3) - B bỏ phiếu không tán thành quyết định của Hội đồng thành viên, B có thể yêu cầu
công ty mua lại vốn của mình không?
- Nếu B thuộc trường hợp được yêu cầu công ty mua lại vốn, B có thể bán phần vốn đó
với giá 1 tỷ không?

- Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 1 tỷ thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi
không, thay đổi như thế nào?

(4) Anh/chị hãy cho biết những người sau đây có được trở thành thành viên công ty X
không?
- M được A tặng toàn bộ phần vốn góp của A?
- N được thừa kế phần vốn góp của B?
- Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C?
2. TÌNH HUỐNG 2. Cuộc họp HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Trang 12
Công ty TNHH X có 5 thành viên. VĐL của công ty này là 1 tỷ đồng

(1) A sở hữu 10% vốn điều lệ quyền triệu tập họp HĐTV không? Nêu điều kiện?

(2) Cuộc họp HĐTV chỉ có 1 thành viên dự họp có thể hợp lệ không?

(3) Cuộc họp HĐTV chỉ có số thành viên sở hữu 10% VĐL dự họp thì có thể hợp
lệ không?

(4) Cuộc họp dự định tổ chức vào ngày 3/3/16 nhưng chỉ có số thành viên dự họp sở
hữu 50% vốn điều lệ, nên ngày 30/3/16 công ty tổ chức cuộc họp khác và cũng chỉ
có số thành viên dự họp sở hữu 50% vốn điều lệ. Các cuộc họp này có hợp lệ không?

(5) Một cuộc họp có số thành viên dự họp sở hữu 90% vốn điều lệ. Tại cuộc họp này
quyết định bán một tài sản của công ty trị giá 700 triệu. Điều kiện để thông qua
quyết định này là gì?

(6) Điều lệ công ty X có thể quy định rằng “Các cuộc họp HĐTV công ty chỉ hợp lệ khi
có số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ…”?

(7) Công ty X dự định thuê nhà của ông A là GĐ của công ty. Ông A sở hữu 40% vốn
của công ty. Hợp đồng này có cần được HĐTV công ty thông qua không, điều kiện
thông qua như thế nào?

3. TÌNH HUỐNG 3.
Công ty TNHH Sông Tranh có trụ sở tại Bình Dương và được cấp GCN đăng ký doanh
nghiệp vào ngày 21/12/2015. Công ty gồm có 4 thành viên M, N, E, F và vốn điều lệ 1 tỷ.
Phần vốn góp của các thành viên lần lượt như sau: 91%, 4%, 3%, 2%. Các thành viên bầu
M làm chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời M cũng là giám đốc của công ty.
Giả định điều lệ công ty không có quy đinh khác, bằng các quy định của LDN 2014, anh/chị
hãy cho biết ý kiến của mình về các sự kiện sau đây:
1. Tháng 2/2016, E và F có dự định gửi văn bản yêu cầu chủ tịch HĐTV triệu tập họp
HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. E và F có thể thực
hiện quyền của mình không, vì sao?
2. Tháng 7/2016 ông M đã nhân danh công ty Sông Tranh ký hợp đồng thuê một tài sản
của ông N.

Trang 13
Các thành viên còn lại cho rằng việc ông M tự mình ký kết như vậy mà chưa thông qua
quyết định của HDTV công ty Sông Tranh là không đúng với quy định của pháp luật vì đây
là loại hợp đồng phải được sự chấp thuận của HDTV.
3. Giả sử công ty họp để xem xét việc thông qua HĐ nêu tại câu 2 nhưng ông F không tham
gia, anh/chị hãy tính tỷ lệ để HĐ trên được thông qua.

4. TÌNH HUỐNG 4.

A, B, C cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH X kinh doanh thương mại và dịch vụ. Ngày
05/07/2016, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phần vốn
góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:

 A góp bằng một căn nhà tại đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, trị giá 400 triệu
đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao
dịch.
 B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% vốn
điều lệ.
 C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên đã thực
hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Để tổ
chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch Hội đồng
thành viên, B làm Giám đốc, và C là Kế toán trưởng Công ty. Điều lệ của Công ty quy định
B là đại diện theo pháp luật của Công ty.

Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra
góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên phải
góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp
vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.

Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?A có thể rút căn nhà trước đây
đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Căn cứ pháp lý?
Giả sử B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì có đúng pháp luật
không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

Trang 14
5. TÌNH HUỐNG 51

Công ty TNHH Phương Đông


An, Bình, Chương và Dung thành lập công ty TNHH Phương Đông kinh doanh mua bán
thủy sản, vật tư ngành thủy sản với vốn điều lệ là 1 tỉ đồng. An góp 200 triệu đồng bằng
tiền mặt (20% vốn điều lệ); Bình góp một chiếc ô-tô được định giá 200 triệu đồng (20%
vốn điều lệ); Chương góp kho bãi kinh doanh, một số thiết bị vật tư được định giá 500 triệu
đồng (50% vốn điều lệ); và Dung góp 100 triệu đồng bằng tiền mặt (10% vốn điều lệ).

Theo Điều lệ công ty, Chương là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình là giám đốc,
An là Phó giám đốc; Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Sau một năm
hoạt động phát sinh mâu thuẫn giữa Chương và Bình. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng
thành viên và là người góp nhiều vốn nhất, Chương ra một quyết định cách chức Giám đốc
của Bình và bổ nhiệm An làm Giám đốc thay thế. Không đồng ý với quyết định kể trên,
Bình vẫn tiếp tục giữ con dấu của công ty. Sau đó với danh nghĩa công ty Phương Đông,
Bình kí hợp đồng vay 700 triệu đồng của công ty TNHH Trường Xuân. Theo hợp đồng,
công ty Trường Xuân chuyển trước 300 triệu đồng cho công ty Đông Phương. Toàn bộ số
tiền này được Bình chuyển sang tài khoản cá nhân của minh. Theo sổ sách, tài sản của công
ty Phương Đông vào thời điểm này khoảng 1,2 tỷ đồng.

Chương kiện Bình ra tòa, yêu cầu Bình nộp lại con dấu cho công ty, phải hoàn trả
số tiên 300 triệu đồng cho công ty và bồi thường thiệt hại cho công ty. Thêm nữa, công ty
TNHH Trường Xuân cũng khởi kiện công ty Phương Đông, yêu cầu hoàn trả số tiền 300
triệu đồng mà Trường Xuân đã cho Phương Đông vay.

Câu hỏi:

1. Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An có đúng không? Tại
sao?

1
Phạm Hoài Huấn, Nguyễn Thị Thanh Lê, Đặng Quốc Chương, Trần Thanh Bình: Sách tình huống-dẫn giải-bình
luận: LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2015, tr.104-105.

Trang 15
2. Việc Bình nhân danh công ty Phương Đông ký hợp đồng vay nợ của Trường Xuân
có đúng pháp luật không?

CHƯƠNG V: CÔNG TY CỔ PHẦN


I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

Trang 16
1. Mọi cổ đông của công ty cổ phần đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của
công ty cổ phần.
2. HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn
35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công
ty không quy định một tỷ lệ khác.
3. Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy CNĐKDN, cổ đông CTCP có quyền
tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của mình cho người khác.
4. Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ
đông nắm giữ cổ phần phổ thông.
5. Tất cả các cổ đông công ty cổ phần đều có quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHĐCĐ.
6. Công ty cổ phần có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không
hạn chế.
7. Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát.
8. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công CP.
9. CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
10. Thành viên HĐQT trong công ty cổ phần không được là thành viên HĐQT của công
ty cổ phần khác.
11. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ
thông được quyền chào bán của công ty.

II. LÝ THUYẾT
1. Nêu điểm khác biệt giữa công ty TNHH 2 thành viên trở lên với CTCP.
2. Nêu điểm khác biệt giữa thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên với cổ đông
CTCP.
3. Phân biệt các loại cổ phần của công ty cổ phần (CP phổ thông với CP ưu đãi/ Cổ phần
ưu đãi với nhau). Nếu có thể lựa chọn, bạn sẽ chọn loại cổ phần nào để sở hữu? Giải
thích lý do?
4. Phân tích và cho ví dụ về nguyên tắc bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần.
5. Hãy phân tích các điểm khác biệt cơ bản nhất về cơ cấu tổ chức quản lý giữa công ty
cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên và nhận xét về các sự khác biệt đó.

Trang 17
6. Thế nào là cổ đông thiểu số? Hãy phân tích các quy định mang tính chất bảo vệ quyền
lợi cổ đông thiểu số của Luật Doanh nghiệp 2014.
7. Hãy phân tích các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần.
8. Phân tích và so sánh cơ chế kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty
TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.

III. TÌNH HUỐNG


1. TÌNH HUỐNG 1.
Công ty cổ phần xây dựng Bình Minh có bốn (04) cổ đông sáng lập là ông A, ông B,
bà C và ông D. Ông A là chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời là Tổng giám đốc công ty.
Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 10/2015. Tại thời
điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông đã đăng ký mua và thanh toán đủ một số lượng
cổ phần như sau:
Ông A: 5000 cổ phần ưu đãi cổ tức và 5000 cổ phần phổ thông
Ông B: 10.000 cổ phần phổ thông
Bà C: 15.000 cổ phần ưu đãi cổ tức và 5000 cổ phần phổ thông
Ông D: 20.000 cổ phần phổ thông
Căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, anh (chị) hãy giải quyết các tình
huống sau đây:
1. Tháng 01/2016, bà C muốn chuyển nhượng toàn bộ 15.000 cổ phần ưu đãi cổ tức
cho bạn thân của bà là bà M nhưng bị các cổ đông còn lại phải đối vì chưa được Đại hội
đồng cổ đông chấp thuận.
Theo anh (chị), bà C có thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên một
cách hợp pháp không? Vì sao?
2. Do nhu cầu tăng vốn điều lệ và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, công ty cổ
phần Bình Minh đã thỏa thuận với hai công ty cổ phần khác để thực hiện hoạt động sáp
nhập công ty, theo đó công ty cổ phần Bình Minh là công ty nhận sáp nhập.
Anh (chị) hãy cho biết việc sáp nhập này có phù hợp với quy định của pháp luật
không? Vì sao? Nếu việc sáp nhập này là hợp pháp, anh (chị) hãy cho biết hậu quả pháp lý
đối với các công ty tham gia sáp nhập?
2. TÌNH HUỐNG 2.
A, B, C, D và E cùng nhau thành lập 1 CTCP X với tổng số 100.000 cổ phần, trong
đó có 70% CP phổ thông và 20% CP ưu đãi biểu quyết và 10% CP ưu đãi cổ tức và ưu đãi

Trang 18
hoàn lại. Theo Điều lệ công ty, 1 CP ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết gấp 2 lần 1
CP phổ thông.
Công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKDN ngày 10/5/2015. Tại thời điểm ĐKDN,
các cổ đông sáng lập A, B, C, D, E đăng ký mua cụ thể như sau: A: 10.000 CPPT; B
10.000 CPPT + 10.000 CP UDBQ; C 20.000 CPPT + 10.000 CP UDBQ; D mua 5000
CPPT, E mua 5000 CPPT.
Bằng các quy định của LDN 2014, anh/ chị hãy cho biết ý kiến của mình về các vấn
đề sau đây:
1. Vốn điều lệ của công ty thời điểm thành lập là bao nhiêu?
2. Hiện nay, cổ đông B đang có dự định bán toàn bộ cổ phần của mình cho người
khác. (biết rằng vào thời điểm tháng 7/2015 cổ đông B đã mua 10.000 cổ phần phổ thông
từ cổ đông C)
3. Tháng 7/2015, công ty X tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để quyết định việc
thay đổi cơ cấu tổ chức công ty và xem xét chấp thuận cho cổ đông A bán cổ phần của
mình cho ông M là bạn của A. Tại cuộc họp này, cổ đông D không tham dự và khi bỏ phiếu
thì cổ đông B bỏ phiếu không tán thành.
4. Tháng 7/2015, công ty X tiến hành họp ĐHĐCĐ để bầu 3 thành viên HĐQT.
Anh/chị hãy xác định số phiếu để bầu thành viên HĐQT của các cổ đông công ty này.
5. CTCP X đang có dự định ký hợp đồng thuê nhà của cổ đông C để làm trụ sở với
thời hạn thuê là 10 năm, tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ đồng. Anh/chị hãy cho biết CTCP
X sẽ cần phải tiến hành thủ tục gì để ký kết được hợp đồng này một cách hợp pháp?
(Giả định Điều lệ của CTCP X không quy định khác LDN)
3. TÌNH HUỐNG 3.
Hội đồng quản trị (HĐQT) của CTCP A có 9 thành viên. HĐQT công ty này họp để
xem xét quyết định một số vấn đề sau:
(i) Miễn nhiệm ông Toàn hiện đang là giám đốc công ty và xem xét để quyết định
một trong hai phương án sau:
- Phương án 1: Ký hợp đồng thuê ông Thắng làm giám đốc mới tuy nhiên ông
Thắng hiện lại đang giữ chức vụ này tại một doanh nghiệp có 51% vốn góp của nhà nước.
- Phương án 2: Bổ nhiệm luôn ông Minh hiện đang là chủ tịch HĐQT công ty giữ
chức vụ giám đốc.
(ii) Quyết định chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền chào
bán của công ty đồng thời quyết định chào bán thêm 100.000 CP phổ thông để huy động
vốn.

Trang 19
(iii) Xem xét miễn nhiệm tư cách thành viên hội đồng quản trị đối với ông Bình vì
ông này đã không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong sáu tháng liên tục.
(iv) Xem xét để chấp thuận một hợp đồng có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản
doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
1. Anh/chị hãy cho biết những việc mà HĐQT công ty này dự định thực hiện có phù
hợp với quy định của pháp luật không, vì sao?

sử tại cuộc họp có 6 thành viên HĐQT dự họp, 2


2. Giả
thành viên không dự họp có gửi phiếu biểu quyết đến cuộc
họp đúng quy định. Khi thông qua nghị quyết (về những
vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT) thì có 3 thành viên
tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý, 3 thành viên tại cuộc họp bỏ
phiếu không đồng ý. Anh/chị hãy cho biết cuộc họp HĐQT
công ty này có được tiến hành hợp lệ không, nghị quyết của
HĐQT có được thông qua không, vì sao?

Trang 20
CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Hình thức chia và tách doanh nghiệp có thể áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp
2. Chia và tách doanh nghiệp đều làm chấm dứt tồn tại doanh nghiệp bị chia hoặc tách.
3. Hợp nhất doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu
hạn
4. Các doanh nghiệp cùng loại mới có thể tham gia vào quan hệ hợp nhất, sáp nhập.
5. Doanh nghiệp tư nhân có thể sáp nhập vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
6. Công ty hợp danh có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên
7. Giải thể doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua Tòa án nhân dân
8. Kể từ ngày có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp không được ký kết hợp
đồng mới.

II. LÝ THUYẾT
1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Vai trò của tổ chức lại doanh nghiệp?
2. Phân biệt hình thức chia doanh nghiệp với tách doanh nghiệp?
3. So sánh hình thức sáp nhập doanh nghiệp với hợp nhất doanh nghiệp?
4. Có mấy hình thức chuyển đổi doanh nghiệp?
5. Phân biệt thủ tục phá sản với thủ tục giải thể doanh nghiệp
6. Hãy phân tích các trường hợp giải thể doanh nghiệp?
7. Trình bày thủ tục giải thể doanh nghiệp?

Trang 21
CHƯƠNG VII: HỢP TÁC XÃ
I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể trở thành thành viên của hợp tác xã
2. Mọi cá nhân là người nước ngoài đều có thể trở thành thành viên hợp tác xã
3. Các thành viên được sở hữu vốn góp không hạn chế trong hợp tác xã
4. Thành viên hợp tác xã biểu quyết tại đại hội thành viên dựa trên số vốn góp trong
hợp tác xã
5. Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã trong mọi
trường hợp
6. Người thừa kế của thành viên hợp tác xã là cá nhân chết đương nhiên trở thành
thành viên của hợp tác xã đó
7. Hợp tác xã không được mua phần vốn góp, mua cổ phần trong các mô hình doanh
nghiệp
8. Giám đốc hợp tác xã bắt buộc phải là thành viên của hợp tác xã đó
9. Chủ tịch hội đồng quản trị của hợp tác xã bắt buộc phải là thành viên của hợp tác xã
đó
10. Thu nhập được phân phối chủ yếu dựa trên vốn góp của các thành viên hợp tác xã
11. Các loại tài sản trong hợp tác xã đều là tài sản không chia của hợp tác xã.
12. Hợp tác xã phải trả lại vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên trong
mọi trường hợp.

II. LÝ THUYẾT
1. Hãy phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã.
2. Trình bày những đặc trưng cơ bản của mô hình hợp tác xã. Từ đó, nhận diện những
đặc trưng khác biệt so với mô hình doanh nghiệp.
3. So sánh bộ máy tổ chức quản trị CTCP và HTX.
4. Hãy giải thích vì sao tại Việt Nam, hợp tác xã không được nhìn nhận là doanh
nghiệp? Việc ghi nhận mô hình tổ chức kinh doanh này của pháp luật Việt Nam có ý nghĩa gì?

Trang 22
III. TÌNH HUỐNG
1. Tình huống 1.
Hợp tác xã Minh Long có 67 thành viên, với tổng số vốn điều lệ là 120 triệu đồng. Ngày
10/2/2015, Đại hội toàn thể thành viên được tổ chứcvới sự tham dự của 45 thành viên đại diện
cho 55 triệu đồng vốn điều lệ. Đại hội thành viên đã thảo luận về việc khai trừ ôngThành ra
khỏi hợp tác xã, vì ông này đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ của hợp tác xã. Có 22 thành viên
tham dự cuộc họp đại diện cho 38 triệu đồng vốn điều lệ đã biểu quyết khai trừ ông Thành.
Ngày 11/2/2015, 15 thành viên khác không tham dự cuộc họp bày tỏ sự đồng ý đối với việc
khai trừ ông Thành lên Hội đồng quản trịcủa Hợp tác xã Minh Long. Trên cơ sở đó, Hội đồng
quản trị đã quyết định khai trừ Ông Thành ra khỏi Hợp tác xã và trả lại cho ông ½ số vốn đã
góp trước đây.
Hãy cho biết việc khai trừ ông Thành và trả lại vốn góp có phù hợp với quy định của pháp
luật hiện hành hay không?
2. Tình huống 2. Vụ việc thực tiễn: Hợp tác xã Thương mại Duy Tân
Hợp tác xã thương mại Duy Tân được thành lập năm 2005. Theo Sổ đăng ký danh
sách thành viên, tính đến ngày 08/9/2013, HTX có 19 thành viên, ông Thỏa là Chủ tịch HĐQT,
người đại diện theo pháp luật.
Ông Dũng và bà Thắm đều là các thành viên của HTX Duy Tân. Bà Thắm gia nhập
HTX từ năm 2006, còn ông gia nhập từ năm 2007. Hai ông bà được HTX giao quản lý cửa
hàng số 3 và số 5 của HTX để hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với
HTX. Quá trình hoạt động, ngày 11/9/2014, HTX tiến hành ĐHTV bất thường và ngày
12/9/2014 ông Thỏa ký Quyết định số 26 và 27 về việc chấm dứt tư cách thành viên trong
HTX thương mại Duy Tân của bà Thắm và ông Dũng.
Do đó, ngày 24/10/2006, ông Dũng và bà Thắm có đơn khởi kiện HTX Duy Tân tại
Tòa án nhân dân thành phố H với lý do thủ tục tiến hành ĐHTV không đúng theo quy định
của Luật HTX và điều lệ. Đề nghị Tòa án giải quyết huỷ kết quả ĐHTV bất thường ngày
11/9/2014 về việc khai trừ ông Dũng và bà Thắm ra khỏi HTX và huỷ Quyết định số 26 và 27
do Ông Thỏa ký ngày 12/9/2014 về việc chấm dứt tư cách thành viên của 2 ông bà theo kết
quả ĐHTV bất thường ngày 11/9/2014.
Các tình tiết quan trọng của vụ việc:
+ Ngày 29/8/2014, HĐQT đã tổ chức cuộc họp cùng với BKS HTX Duy Tân. Tại
cuộc họp này, cuộc họp bàn bạc và thống nhất về kế hoạch sẽ tiến hành tổ chức ĐHTV thường
niên để giải quyết 3 vấn đề: i) Kiểm điểm đánh giá 07 tháng kinh doanh từ tháng 01 - tháng
7/2014; ii) đề xuất phương hướng kinh doanh 06 tháng cuối năm 2014; và xem xét khai trừ
ông Dũng và bà Thắm với lý do không chấp hành nghị quyết và điều lệ HTX.
Trang 23
+ Thực hiện nội dung kết luận của cuộc họp, ngày 30/8/2014, ông Thỏa thay mặt
HĐQT ký Thông báo số 24/TB-HTX gửi đến các thành viên thông báo việc dự kiến thời gian
và nội dung tiến hành ĐHTV bất thường. Các nguyên đơn có nhận được giấy mời họp ĐHTV
bất thường vào ngày 11/9/2014 do ông Thỏa ký, tuy nhiên giấy mời không đề ngày và không
đề nội dung họp và chỉ đưa cho ông Dũng và bà Thắm trước 01 ngày tiến hành Đại hội (ngày
10/9/2006), không có tài liệu gì khác kèm theo giấy mời. Cụ thể, Thông báo chỉ ghi “dự kiến”
thời gian Đại hội là ngày 11 hoặc 12/9/2014 mà không ghi chính xác ngày.
Ngày 11/9/2014, ĐHTV bất thường được tổ chức. Tại Đại hội, chỉ có 14/19 thành
viên biểu quyết tán thành việc khai trừ ông Dũng và bà Thắm ra khỏi HTX Duy Tân.
Từ các tình tiết của vụ việc, hãy cho biết:
1. Trình tự và thủ tục tổ chức cuộc họp Đại hội thành viên HTX Duy Tâm có phù hợp
với quy định của pháp luật hay không?
2. Ông Dũng và bà Thắm có thể bị khai trừ khỏi Hợp tác xã Duy Tâm hay không? Nếu
có thì trong trường hợp nào?
3. Điều kiện thông qua quyết định khai trừ thành viên HTX? Theo anh chị, quyết định
khai trừ ông Dũng và bà Thắm có được thông qua hay không?

Trang 24
CHƯƠNG 8 VÀ CHƯƠNG 9. PL VỀ PHÁ SẢN DN, HTX
I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc thi hành án dân sự về
tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là người phải thi hành
phải bị đình chỉ.
2. Tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi thanh toán phí phá sản và giải
quyết quyền lợi cho người lao động sẽ thuộc về các chủ nợ không có bảo đảm.
3. Các chủ thể kinh doanh khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn đều là đối tượng áp dụng của Luật phá sản 2014.
4. Nghĩa vụ mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thanh toán chỉ
là các nghĩa vụ về tài sản.
5. Các hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản phải được tạm đình chỉ thực hiện.
6. Trong mọi trường hợp giải quyết phá sản công ty cổ phần thì cổ đông công ty là đối
tượng có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ.
7. Thẩm phán có quyền ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản sau khi Hội nghị chủ
nợ đã được hoãn một lần.
8. Phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc áp dụng đối với mọi trường hợp
giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
9. Triệu tập Hội nghị chủ nợ là giai đoạn bắt buộc sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ
tục phá sản.
10. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản có hiệu lực từ ngày ra quyết định.
II. LÝ THUYẾT
1. Phân tích các dấu hiệu pháp lý để xác định doanh nghiệp, HTX mất khả năng thành
toán theo pháp luật hiện hành.
2. So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong từng giai đoạn của thủ tục giải quyết
phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Hãy chứng minh Luật phá sản 2014 ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người lao động
trong doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án mở thủ thục phá sản.
4. Phân tích hậu quả pháp lý của việc Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Trang 25
5. Phân tích vai trò của hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản.
6. Phân tích thứ tự phân chia tài sản trong thủ tục phá sản, nêu điểm khác biệt giữa
Luật phá sản 2014 và LPS 2004 về vấn đề này.
7. Phân biệt thủ tục phá sản với thủ tục giải thể doanh nghiệp.
8. Bằng các quy định của Luật Phá sản 2014, hãy chứng minh nhận định “Phá sản là
một thủ tục thanh toán nợ đặc biệt”.
III. TÌNH HUỐNG:

1. Tình huống 1.
Công ty cổ phần BM có tổng số nợ là 8 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ có bảo đảm là 2
tỷ (chủ nợ là A,B,C); khoản nợ không có bảo đảm là 6 tỷ (phần nợ của mỗi chủ nợ là 2 tỷ,
chủ nợ là D,E,F). Công ty cổ phần BM đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ
không có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Ông N là cổ đông của công ty cổ phần BM đã tiến hành việc nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản đối với công ty cổ phần BM. Ông N sở hữu 35% tổng số cổ phần phổ thông
của công ty. Hỏi: Ông N có quyền này không? Giả sử ông N có quyền nộp đơn thì phải
nộp tại đâu? Biết rằng công ty cổ phần BM có trụ sở chính tại Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh.

Hội nghị chủ nợ (HNCN) lần thứ 1 được triệu tập. Tham gia HNCN có ông X là Tổng
giám đốc công ty cổ phần BM, ông N và các chủ nợ là D,E. Quản tài viên, được phân công
giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng tham gia Hội nghị chủ nợ. Hỏi: HNCN
trong trường hợp này có hợp lệ không? Vì sao?

2. Tình huống 2
Công ty cổ phần HH có tổng số nợ là 13 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ có bảo đảm
là 3 tỷ (chủ nợ là A,B,C); khoản nợ không có bảo đảm là 10 tỷ (chủ nợ là D, E, F với số nợ
lần lượt là 2 tỷ, 3 tỷ, 5 tỷ). Công ty cổ phần HH đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
khoản nợ không có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Trong quá trình giải quyết vụ việc, Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản công ty
cổ phần HH theo đúng trình tự do pháp luật qui định. Sau khi thanh toán chi phí phá sản,
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động, giá trị tài sản của công ty còn lại là
1 tỷ đồng. Hỏi: Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán như thế nào? Biết rằng
công ty cổ phần HH không có các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và không có các khoản
nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản.

Trang 26
Phần 2. Phân bổ các ca thảo luận

Trang 27
* Đợt 1: Học xong lý thuyết 3 chương đầu (2 ca thảo luận), trong đó:
- Ca 1 thảo luận nội dung chương 1 và phần câu hỏi nhận định của chương 2
- Ca 2 thảo luận từ phần lý thuyết, tình huống của chương 2 và nội dung chương 3
* Đợt 2: Học xong lý thuyết 3 chương tiếp theo (2 ca thảo luận), trong đó:
- Ca 3 thảo luận nội dung chương 4 và phần câu hỏi nhận định của chương 5
- Ca 4 thảo luận từ phần lý thuyết, tình huống chương 5 và nội dung chương 6.
* Đợt 3: Học xong các chương còn lại (2 ca thảo luận), trong đó:
- Ca 5 thảo luận nội dung chương 7 và phần câu hỏi nhận định của chương 8 và chương 9
- Ca 6 thảo luận phần lý thuyết, tình huống của chương 8 và chương 9, đồng thời ôn tập,
giải đáp thắc mắc phát sinh trong toàn bộ quá trình thảo luận.

Phần 3. Yêu cầu chung:


- Khi được cung cấp đề cương thảo luận, sinh viên phải chuẩn bị trước các nội dung
thảo luận cho từng ca thảo luận như phân bổ nêu trên. Sinh viên có thể chuẩn bị theo
hình thức cá nhân hoặc theo nhóm. Khi thảo luận sinh viên phải tích cực, chủ động
phát biểu, tranh luận.
- Giảng viên chỉ hướng dẫn thảo luận những nội dung phức tạp, có thể hiểu theo nhiều
cách khác nhau, qua đó góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, tranh luận và
kỹ năng giải quyết các vụ việc cụ thể cho sinh viên, giảng viên không giải hoặc đưa
ra đáp án sẵn có cho tất cả các phần câu hỏi của đề cương khi sinh viên chưa thảo
luận.
- Sau mỗi ca thảo luận, Giảng viên tổng kết thảo luận, đánh giá các ý kiến phát biểu,
nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc chung của các nhóm cũng như của từng cá
nhân, qua đó rút ra kết luận và những gợi mở cho các ca thảo luận tiếp theo.
- Nội dung thảo luận có thể bao gồm cả những phần không có trong đề cương nhưng
thuộc phạm vi nội dung của môn học./.

Trang 28
Trang 29

You might also like