You are on page 1of 7

Họ và tên: Phạm Thị Minh Hằng

Ngày sinh: 26/11/2002

Mã sinh viên: 20063058

Lớp: Luật đất đai thứ 4 tiết 8-10

Phòng học: GĐ tầng 1 nhà G6

ĐỀ BÀI

Câu 1: Các căn cứ để khẳng định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt
Nam

Câu 2: So sánh quyền và nghĩa vụ của chủ thể được nhà nước giao đất có thu tiền
và chủ thể là người sử dụng đất được nhà nước giao đất không thu tiền

Câu 3: Phân biệt giá đất, giá trị quyền sử dụng đất và tiền sử dụng đất được quy
định tại Điều 3 khoản 19, 20, 21 Luật đất đai 2013.

BÀI LÀM

Câu 1: Các căn cứ để khẳng định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt
Nam

- Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai: Chế độ sở hữu toàn dân
đối với đất đailà một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận quy định và
bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt đất đai.
- Cơ sở lý luận:
+ Nhà nước không tư hữu đất đai với vai trò là đại diện của chủ sở hữu đất
đai với quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Nhà nước nắm toàn bộ vốn
đất đai trên phạm vi cả nước, vì thế đây là nền tảng lí luận để duy trì chế độ
sơ hữu toàn dân
+ Hiến pháp 2013 nối tiếp tinh thần chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai của
Hiến pháp 1992 và 1980 với quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên
nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý."
- Cơ sở thực tiễn:

+ Về mặt chính trị, ở nước ta, vốn đất đai quý báu do công sức, xương
máu của các thể hệ cha ông gầy dựng lên vị vậy nó phải thuộc về toàn
dân. Hơn nữa, hiện nay trong điều kiện nước ta mở cửa, chủ động hội
nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thì việc xác lập hình
thức sở hữu toàn
dân về đất đai góp phần củng cố và bảo vệ nên an ninh quốc gia, độc lập
dân tộc.
+ Về mặt thực tế, nước ta rất nhiều diện tích đất tự nhiên chưa được sử
đụng chủ yếu là đất trống, đồi trọc. Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do nhà nước thống nhất quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà
nước trong việc xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai theo kế hoạch phát
triển chung nhằm quản lý chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất hoang
vào khai thác, sử dụng. Đồng thời trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước thì quốc hữu hóa đất đai cũng sẽ tạo điều kiện cho nhà nước
trong việc sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích
chung của toàn xã hội.
+ Việc duy trì và củng cố hình thức sở hữu toàn dân về đất đai trong giai
đoạn hiện nay còn căn cứ vào lý do thực tiễn. Các quan hệ về quản lý đất
đai ở nước ta mang tính ổn định trong thời gian khá dài, nếu thay đổi hình
thức sở hữu sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực đất đai, tăng tính phức
tạp của quan hệ đất đai. Nếu đất đai không phải sơ hữu toàn dân mà là tư
hữu thì sẽ tăng nguy cơ bị mua bán, sở hữu, chiếm hữu,…
Câu 2: So sánh quyền và nghĩa vụ của chủ thể được nhà nước giao đất có thu tiền
và chủ thể là người sử dụng đất được nhà nước giao đất không thu tiền
- Giống nhau:
 Quyền:
+ Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
+ Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải
tạo đất nông nghiệp.
+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất
nông nghiệp.
+ Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp về đất đai của mình.
+ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng
đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất
đai.
 Nghĩa vụ:
+ Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về
sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công
trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
+ Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng
đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật.
+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
+ Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
+ Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng
đất.
+ Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử
dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử
dụng.
- Khác nhau:
 Quyền:
 Chủ thể được nhà nước giao đất có thu tiền
+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất còn có
các quyền quy định tại khoản 2 điều 174 Luật đất đai 2013.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn
liền với đất
+ Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với
đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền
với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê
+ Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng
đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích
chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy
định của pháp luật
+ Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn
liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam
+ Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn
liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
theo quy định của pháp luật.
 Chủ thể là người sử dụng đất được nhà nước giao đất không thu tiền
+ Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không
có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử
dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi
thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
 Nghĩa vụ:
 Chủ thể được nhà nước giao đất có thu tiền
+ Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có các
quyền và nghĩa vụ sau đây( khoản 4 điều 174 luật đất đai 2013)
a) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự
án xây dựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
b) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự
án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại
điểm a khoản này mà được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường
hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng;
c) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự
án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại
điểm a khoản này mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường
hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với loại đất
có mục đích sử dụng tương ứng.
 Chủ thể là người sử dụng đất được nhà nước giao đất không thu tiền
Trong luật đất đai 2013 không có quy định về nghĩa vụ riêng biệt của
chủ thể được nhà nước giao đất không thu tiền

Câu 3: Phân biệt giá đất, giá trị quyền sử dụng đất và tiền sử dụng đất
được quy định tại Điều 3 khoản 19, 20, 21 Luật đất đai 2013.
“Điều 3:
19. Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích
đất.
20. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất
đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
21. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà
nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.”

You might also like