You are on page 1of 3

PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI

I. Phân loại của M.Weber:


Theo ông, khi nghiên cứu về hành động xã hội cần hiểu được ý nghĩa của
hành động mà chủ thể gắn cho nó trong bối cảnh họ hành động. Để lý giải được
ý nghĩa của hành động, Max Weber đã phân biệt 4 kiểu loại hành động như sau:
1) Hành động duy lý công cụ (instrumental – rational action): là loại hành
động hướng đến việc theo đuổi mục đích thông qua việc tính toán các lợi
thế và bất lợi của các phương tiện có thể đạt được mục đích đó.
Ví dụ như hành động đình công của công nhân nhằm đòi cải thiện các điều
kiện lao động là một hành động mang tính duy lý công cụ. Các chủ thể
hành động đã tính đến các lợi thế khi đình công nhằm tạo sức ép đồng thời
cũng tính đến bất lợi khi đình công có thể dẫn đến nguy cơ mất việc, giảm
thu nhập.

2) Hành động duy lý giá trị (value – rational action): hành động này chịu ảnh
hưởng bởi những giá trị và chuẩn mực - những thứ đã được đúc kết qua
giáo dục và trở thành những giá trị trong tiềm thức cá nhân. Hành động này
thường liên quan tới những “yêu cầu” hoặc “mệnh lệnh” buộc cá nhân phải
tuân theo bởi đó là những điều đúng đắn và nên làm. Ví dụ như hành động
kiềm chế không gian lận thi cử.

3) Hành động truyền thống (traditional action): là dạng hành động tuân thủ
theo thói quen hay phong tục lâu đời. Đây là dạng hành động có ý nghĩa rất
lớn đối với con người, đây là dạng hành động mang tính tự động trong
những tình huống nhất định, giúp cho chủ thể hành động bớt suy tính về
phương tiện, mục đích của hành động. Ví dụ như hành động mừng tuổi vào
dịp Tết hay hành động chào khi bắt đầu cuộc giao tiếp nào đó.

4) Hành động cảm xúc (affective action): thể hiện bởi tính bốc đồng hoặc cảm
xúc không được kiểm soát. Loại hành động này thiếu đi sự tính toán về
phương tiện đạt được mục đích. Ví dụ như hành động cãi lại quyết định của
trọng tài trong một trận bóng đá.

Để phân biệt hành động duy lý công cụ và hành động duy lý giá trị, người ta quan
tâm tới mục đích của hành động. Hành động duy lý công cụ thường hướng tới
những mục đích cá nhân (đôi khi mang tính vụ lợi); trong khi đó, hành động duy lý
giá trị hướng tới những giá trị chuẩn mực chung của cộng đồng – chủ thể thực hiện
hành động do bị giá trị chung này chi phối mà không tính đến ích lợi bản thân.

II. Phân loại theo Vilfredo Pareto:


- V. Pareto (1848-1923) là một kỹ sư người Ý, đồng thời là nhà kinh tế
học và xã hội học. Ông là người đã ứng dụng các nguyên lý của hệ thống cơ học
vào đời sống kinh tế và xã hội.
- Xét về hành động hợp logic: Ông phân biệt xã hội học với kinh tế học
dựa vào bản chất của kinh tế học là chỉ dựa vào khía cạnh hành động hợp logic của
con người. Đây là hành động lựa chọn hợp lý dựa hầu hết trên phương tiện để thực
hiện nó liên quan đến sự khan hiếm nguồn lực trong việc tiếp cận và sử dụng các
phương tiện này.
- Xét về hành động phi logic: Ông nhìn nhận hành động phi logic là sự
giải thích cho các hiện tượng xã hội dưới một góc độ khác so với cách nhìn nhận
của khoa học tự nhiên và có tác động chính tới xã hội. Để hiểu được hành động phi
logic, đôi khi người lý giải cần đối chiếu và xem xét hệ thống giá trị, chuẩn mực,
văn hóa có ảnh hương và chi phối hành động “có vẻ” như là phi logic đó.
 Hành động phi logic theo quan điểm của Pareto không có nghĩa là hành động
không có ý thức mà đây là loại hành động được thúc đẩy bởi các giá trị, chuẩn mực
mà chủ thể hành động đã tiếp nhận trong quá trình xã hội hóa cá nhân.
 Trên thực tế, chúng ta thường nhận xét hành động của người khác rằng: Nếu tôi
ở vị trí của người đó, tôi sẽ không làm vậy hay tôi sẽ làm cách khác. Khi nhận xét
như vậy tức là họ đang đứng trên hệ giá trị và chuẩn mực của hộ để nhìn nhận về
hành động của người khác, khi đó chủ thể hành động khi thực hiện hành động đó
đã chịu sự chi phối của những hệ giá trị và chuẩn mực mà họ đã tiếp nhận.

You might also like