You are on page 1of 5

CÂU HỎI: CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HÀNH VI ĐẠO ĐỨC.

CHO VÍ
DỤ & PHÂN TÍCH

1)KHÁI NIỆM HÀNH VI ĐẠO ĐỨC


– Hành vi đạo đức là một hành động tự giác, được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về
mặt đạo đức, hành vi đạo đức được biểu hiện trong cách ứng xử, trong lối sống, trong giao
tiếp, trong lời ăn
tiếng nói hàng ngày.
(Xã hội Việt Nam hiện là xã hội học tập để đáp ứng những nhu cầu về tri thức, đầu tư cho giáo
dục là đầu tư bắc cầu, vì thế để hình thành hành vi đạo đức có rất nhiều yếu tố chi phối)
– Trong giáo dục đạo đức cho học sinh cần giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, hành vi đạo
đức ấy phải phù hợp với những chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu.
* Tiêu chuẩn để đánh giá một hành vi đạo đức.
Giá trị
đạo đức của một hành vi được xét theo những tiêu chuẩn sau:
+ Tính tự giác của hành vi: Một hành vi được xem là hành vi đạo đức khi hành vi đó được chủ
thể hành động, ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của hành vi. Chủ thể tự giác hành động dưới
sự thúc đẩy của những động cơ của chính chủ thể.Hay nói cách khác là chủ thể hành vi phải có
hiểu biết, có thái độ, có ý thức đạo đức,đồng thời yếu tố quan trọng nhất là “sẵn lòng,không bị
cưỡng bức hay áp chế” khi thực hiện hành vi của mình.
Ví dụ:chủ thể tự nguyện tham gia các câu lạc bộ tình nguyện,không bị người khác ép buộc.
+ Tính có ích của hành vi: Đây là một đặc điểm nổi bật của hành vi đạo đức, nó phụ thuộc vào
thế giới quan và nhân sinh quan của chủ thể hành vi,có thể hiểu là chủ thể thực hiện các hành vi
mang lại lợi ích,ý nghĩa cho mọi người và xã hội.
Trong xã hội hiện đại, một hành vi được coi là có đạo đức hay không tuỳ thuộc ở chỗ nó có thúc
đẩy cho xã hội đi lên theo hướng có lợi cho công việc đổi mới hay không.
Ví dụ:hành vi tự ý thức nhặt rác để bảo vệ môi trường của chủ thể xuất phát từ ý muốn của chủ
thể và không bị ai bắt buộc,chủ thể ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và
muốn thực hiện vì muốn giúp ích cho xã hội,hay là giúp đỡ người lớn tuổi khi qua đường,xuất
phát từ ý muốn giúp đỡ người khác.

+ Tính không vụ lợi của hành vi đạo đức: Hành vi đạo đức phải là hành vi có mục đích vì tập
thể vì lợi ích chung, vì cộng đồng xã hội,không tính toán,không lấy lợi ích cá nhân làm trung
tâm.
Ví dụ:những người chiến sĩ trong mùa covid đã hi sinh bản thân mình vì mọi người,không làm
vì lợi ích bản thân,không đòi hỏi lương bổng
+những người công an trong miền trung lũ lụt đã giúp người dân rất nhiều trong chống lũ,có
những người đã mất khi tham gia,những hành động không quan tâm đến bản thân mà dốc hết sức
mình vì người khác.
* Quan hệ giữa nhu cầu đạo đức và hành vi đạo đức:
– Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu để đáp ứng đời sống vật chất và tinh thần của con người.
– Nhu cầu là nguồn gốc, là động lực thúc đẩy hành động.
→ Nhu cầu đạo đức nó nằm ngay trong hệ thống nhu cầu cá nhân của con người. Trong mỗi một
hoàn cảnh nhất định, do những điểu kiện khác nhau quy định mà một số nhu cầu nào đó được nổi
nên hàng đầu và dần xác định được đối tượng thoả mãn nhu cầu đó. Khi đối tượng của nhu cầu
đạo đức được xác định thì động cơ đạo đức được hình thành.
→ Một hành vi đạo đức luôn luôn diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể và ngược lại, trong một
hoàn cảnh cụ thể thì động cơ đạo đức, ý thức đạo đức được bộc lộ, được thể hiện một cách rõ
nhất.
Kết luận:
– Động cơ đạo đức được bắt nguồn tư nhu cầu đạo đức, nó quy định và thúc đẩy hành vi đạo đức
chính trong quá trình đó.
– Nhu cầu đạo đức quy định hành vi đạo đức và hành vi đạo đức cũng tác động trở lại nhu cầu
đạo đức và làm nó biến đổi.
– Động cơ đạo đức có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực về mặt đạo đức khi hành vi đó trở thành
hành vi đạo đức hay hành vi phi đạo đức.
KLSP: Trong giáo dục đạo đức cho học sinh phải tiến hành tổ chức các hành động, hoạt động
trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà ở đó cá nhân có cơ hội để bộc lộ động cơ và ý thức đạo
đức tương ứng. Bởi vì chỉ có hoạt động mới tạo ra hoàn cảnh có đạo đức, thúc đẩy hành vi đạo
đức cũng như có thể cải tạo được những hành vi vô đạo đức,đồng thời là một người giáo
viên,phải biết cách tạo nhu cầu hợp lí để thúc đẩy các em có những động lực đúng đắng,đừng để
các nhu cầu bên ngoài tác động xấu đến các em.
2)CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
Ý THỨC ĐẠO ĐỨC
-Ý thức đạo đức là khả năng hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức, thừa nhận
tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy và tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo
đức theo sự thúc đẩy bởi động cơ bên trong.
-Ý thức đạo đức thường được biểu hiện ở tri thức và niềm tin đạo đức.
Tri thức đạo đức
-Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi
của họ trong mối quan hệ với người khác và với cộng đồng.Đây là yếu tố quan trọng chi phối
hành vi đạo đức.
-Nhờ tri thức đạo đức mà con người biết được điều nào đúng, điều nào sai, điều nào nên làm,
điều nào không nên làm.
VD: Hành động chào hỏi.Nếu thiếu tri thức đạo đức thì con người dễ phạm sai lầm,như là ở một
số nơi có những kiểu chào khác nhau,khi áp dụng kiểu chào ở nơi này sang nơi khác sẽ là một sự
bât lịch sự.
VD: Thiếu sự hiểu biết về luật giao thông sẽ gây tai nạn và nguy hiểm cho mọi người,không
tuân thủ luật lệ làm những việc sai trái gây nguy hiểm cho xã hội.
-Hình thành tri thức đạo đức cho học sinh thông qua:Các môn học, đặc biệt là môn GDCD, cần
kết hợp các câu chuyện kể, video clip.Cho học sinh tiếp xúc với những nhân cách cụ thể đã có
hành vi đạo đức tốt.
VD: Bác Hồ, Phạm Văn ĐồngTổ chức cho học sinh trải nghiệm và nhận thức được kết quả của
hành vi bản thân thông qua các hoạt động cụ thể: giúp đỡ người già, người neo đơn, giúp bạn
vượt khó
Niềm tin đạo đức
-Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của cá nhân vào tính chính
nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt
để các chuẩn mực ấy.
-Niềm tin đạo đức là cơ sở để bộc lộ những phẩm chất ý chí đạo đức, tạo thành động lực mạnh
mẽ thúc đẩy hành động của con người: lòng dũng cảm (cứu người bị nạn), tính kiên quyết (đấu
tranh chống thói hư tật xấu), tính kiên trì (giáo dục học sinh chưa ngoan).
-Việc hình thành niềm tin đạo đức phụ thuộc vào:Việc hiểu biết các chuẩn mực, các nguyên tắc
đạo đức.Sự thể nghiệm, kiểm chứng những hiểu biết ấy trong sinh hoạt, trong cuộc sống.Tổ chức
giáo dục của gia đình, của tập thể.Dư luận xã hội,chủ thể không chỉ ghi nhớ,hành động,có thái độ
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn phải có niềm tin về hành động,thái độ của mình.
Ví dụ:niềm tin bất diệt,tuyệt đối của nhân dân về chính sách Đảng trong những cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược và dẫn dắt đất nước,một lòng thủy chung với Chủ tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại và chiến đấu vì tổ quốc dù có phải hi sinh bản thân.

3)ĐỘNG CƠ VÀ TÌNH CẢM


a. Động cơ đạo đức
-Động cơ đạo đức là động cơ bên trong được con người ý thức và trở thành động lực chính làm
cơ sở cho những hành động của con người trong mối quan hệ giữa người này với người khác và
với xã hội, biến hành động của con người thành hành vi đạo đức.
VD: Anh bộ đội dũng cảm cứu em bé khỏi dòng nước xoáy,đây là trách nhiệm cứu người cao cả
và quan trọng,đồng thời động cơ thúc đẩy là tấm lòng của người chiến sĩ khi thấy người dân gặp
nạn
-Động cơ đạo đức bao hàm ý nghĩa về mặt mục đích và nguyên nhân của hành động.Động cơ với
tư cách là nguyên nhân sẽ trở thành động lực tâm lý nội tại, phát động mọi sức mạnh tinh thần và
vật chất của con người, thúc đẩy con người hành động theo tri thức và niềm tin đã có.
VD: Anh bộ đội quên nguy hiểm liều mình nhảy xuống dòng nước xoáy. (Lòng nhân ái, nhân
đạo).
-Động cơ với tư cách là mục đích sẽ quy định chiều hướng tâm lý của hành động cũng như thái
độ của cá nhân đối với hành động của mình.
VD: Học sinh học tốt có thể do muốn làm vui lòng cha mẹ, thầy cô,mục tiêu ấy sẽ càng tác động
mạnh mẽ vào động cơ của học sinh khi học sinh ấy có mối liên kết mạnh mẽ với gia đình
-Giáo dục đạo đức cho HS cần:Xây dựng cho HS những động cơ đạo đức bền vững.Biểu dương,
khích lệ những hành vi tích cực của HS, giáo dục và uốn nắn những hành vi sai lệch.Khơi dậy
những nhu cầu đạo đức, thúc đẩy các em hành động một cách có đạo đức trong mối quan hệ giữa
cá nhân với người khác, với xã hội, với tập thể
Tình cảm đạo đức
-Tình cảm đạo đức là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và của
bản thân trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người khác và với xã hội.
-Tình cảm đạo đức là một loại tình cảm cấp cao của con người, là nhân tố bên trong của hành vi
đạo đức, giữ vai trò động lực thúc đẩy con người hành động một cách đạo đức trong mối quan hệ
giữa nó với người khác, với xã hội.
-Tình cảm đạo đức khơi dậy nhu cầu đạo đức và thúc đẩy con người hành động một cách có đạo
đức.Cần phân biệt tình cảm đạo đức tích cực và tình cảm đạo đức tiêu cực.
VD: Tình đồng đội, lòng ghen tị.
-Ý chí của con người hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức là ý chí đạo đức hay còn gọi là thiện
chí.
VD: Khi gặp người bị nạn thì chúng ta có ý định giúp đỡ họ.
4)THIỆN CHÍ VÀ THÓI QUEN ĐẠO ĐỨC
a. Thiện chí
-Nghị lựcThiện chí chưa đủ khả năng để biến ý thức đạo đức thành hành vi đạo đức, đòi hỏi phải
có sức mạnh tinh thần, vật chất, đó là sức mạnh của thiện chí mà người ta gọi là nghị lực. Như
vậy, nghị lực là năng lực phục tùng ý thức đạo đức của con người.
VD: Nguyễn Ngọc Ký muốn viết chữ và cố gắng để tập viết chữ bằng chân.
-Con người có thể có thiện chí mà không có nghị lực. Ngược lại người có nghị lực có thể không
có thiện chí.
VD: Một em học sinh thấy lớp học có rác có ý định nhặt rác nhưng không làm. Sau đó một giáo
viên đi ngang thấy lớp học nhiều rác liền yêu cầu em ấy nhặt rác, lúc đó em ấy mới thực hiện
-Trong giáo dục cần hình thành cho học sinh những thiện chí và làm cho học sinh có nghị lực để
biến những thiện chí đó thành hành vi đạo đức
Thói quen đạo đức
-Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu đạo
đức của người đó.
VD: Thói quen chào hỏi Thói quen đạo đức có thể là tốt, có thể là xấu.
VD: Thói quen làm từ thiện của những nghệ sĩ là tốt. Nhưng họ làm với mục đích “đánh bóng
tên tuổi” để khán giả biết đến mình, yêu thích mình thì việc đó là xấu.
-Thói quen đạo đức sẽ trở thành một phẩm chất đạo đức, một nét tính cách của con người.Thói
quen đạo đức được xây dựng do hành vi đạo đức lặp đi lặp lại nhiều lần một cách có hệ thống,
được củng cố và trở thành nhu cầu về mặt đạo đức của học sinh.
-Trong dạy học cần tổ chức đời sống và hoạt động của học sinh sao cho hành vi đạo đức của học
sinh được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống, có quy luật, theo một phương thức nhất định.

5)MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ CỦA CẤU TRÚC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
-Tri thức đạo đức là điều soi sáng con đường dẫn đến mục đích của hành vi đạo đức.
VD:Khi được học về “trung thực” trong học tập,ta sẽ biết việc phao bài trong lớp là đúng hay sai
và nên làm hay không
-Động cơ, tình cảm đạo đức là cái phát động sức mạnh vật chất, tinh thần của con người, là động
lực thúc đẩy và điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân.
VD:Có sức người,sỏi đá cũng thành cơm,có động lực thì những điều không thể sẽ thành có thể
-Nghị lực, thói quen đạo đức là yếu tố thúc đẩy làm cho ý thức đạo đức trở thành hành vi đạo
đức.

You might also like