You are on page 1of 2

Khoa học và các giá trị văn hóa

Khái niệm
1. Khoa học là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự
nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết
bằng các phương pháp khoa học.
2. Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất,
những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.
3. Khoa học là một hoạt động xã hội đặc biệt, hướng vào việc tìm kiếm những điều chưa biết, là một
loại lao động gian khổ, nhiều rủi ro.
4. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, khoa học cùng tồn tại bên cạnh các hình thái ý thức xã
hội khác, như một hình thức phản ánh thế giới khách quan và tồn tại xã hội vào ý thức của con
người, như một sản phẩm của quá trình hoạt động thực tiễn.
Giá trị văn hóa còn được gọi là “vốn văn hóa” với các đặc điểm tiêu biểu

 Giá trị văn hóa có khả năng bổ sung làm gia tăng giá trị kinh tế của một sản phẩm văn hóa với tư
cách là loại “hàng hóa đặc thù”
 Giá trị văn hóa góp phần xây dựng nhân cách, điều chỉnh hành vi cá nhân làm cho nguồn nhân
lực xã hội có chất lượng trí tuệ cao hơn, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
 Vốn văn hóa là một bộ phận cấu thành môi trường xã hội lành mạnh - yếu tố không thể thiếu
trong phát triển bền vững
 Một sản phẩm có hàm lượng văn hóa, trí tuệ càng cao thì giá trị hàng hóa/giá thương phẩm càng
tăng.

Mối quan hệ giữa khoa học và giá trị văn hóa

Văn hóa khoa học là nhân tố cốt lõi trong đời sống đại học, bao gồm các chuẩn mực văn hóa trong
hoạt động nghiên cứu và đào tạo để điều chỉnh hành vi của các bên liên quan. Có những chuẩn mực
chung toàn cầu, đồng thời có những khác biệt ít nhiều trong thực tiễn từng nước tùy theo bối cảnh
văn hóa, trình độ phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội, và sự trưởng thành của hệ thống GDĐH.
Cấu tạo của văn hóa khoa học gồm
 Các mô thức tiếp nhận, xử lý, tạo ra và truyền đạt tri thức;
 Các chuẩn mực và quy ước về đạo đức nghiên cứu;
 Các thông lệ và kì vọng trong việc tương tác với nhau của cộng đồng khoa học.
Trong đó Các mô thức tiếp nhận, xử lý, tạo ra và truyền đạt tri thức:
1. Tính khách quan: Đặc điểm này phân biệt khoa học với nghệ thuật và tôn giáo. Tư duy khoa học
luôn thách thức những tín điều có trước qua việc đánh giá mọi nhận định, mọi kết luận bằng những
sự kiện, chứng cứ khách quan và những lập luận hợp lý. 
2. Tính kế thừa: Tri thức khoa học không phải là một tập hợp hỗn độn những nhận thức về thế giới, mà
là một hệ thống chặt chẽ có mối liên hệ với nhau.
Các chuẩn mực và quy ước về đạo đức nghiên cứu

 Đạo đức nghiên cứu không tách rời những đặc điểm nêu trên của tư duy khoa học cấu thành
một bộ phận quan trọng và chủ yếu của văn hóa khoa học. Đạo đức nghiên cứu đề cập đến
khía cạnh đạo đức của hoạt động nghiên cứu, tức là các chuẩn mực về hành vi, xử sự trong
khi thực hiện công việc nghiên cứu.

 Đạo đức nghiên cứu không tách rời những đặc điểm nêu trên của tư duy khoa học cấu thành
một bộ phận quan trọng và chủ yếu của văn hóa khoa học. Đạo đức nghiên cứu đề cập đến
khía cạnh đạo đức của hoạt động nghiên cứu, tức là các chuẩn mực về hành vi, xử sự trong
khi thực hiện công việc nghiên cứu.

 Các biến tướng khác của đạo văn là hiện tượng tác giả quà, tác giả ma cũng gây tổn hại
nghiêm trọng cho bầu không khí lành mạnh của hoạt động học thuật.Các biến tướng khác
của đạo văn là hiện tượng tác giả quà, tác giả ma cũng gây tổn hại nghiêm trọng cho bầu
không khí lành mạnh của hoạt động học thuật.

Các thông lệ và kì vọng trong việc tương tác với nhau của cộng đồng khoa học gồm:

 Hoạt động khoa học ngày càng mang tính chất liên ngành, cần đến sự hợp tác của nhiều
người. Tranh luận, phản biện là những hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt khoa học.
Hợp tác, tranh luận, phản biện tăng cường sức mạnh và mang lại sức sống cho hoạt động
học thuật.

 Văn hóa khoa học trong việc tương tác với nhau của cộng đồng học thuật là những mong
đợi, những kì vọng về cách xử sự giữa các nhà khoa học với nhau trong việc hợp tác hay
tranh luận.

 Một khía cạnh khác trong những kì vọng này là thái độ tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Nó thể
hiện trong việc tuân thủ các quy định về trích dẫn để ghi nhận đóng góp của người làm khoa
học.Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề pháp lý và kinh tế, nhưng cũng có khía
cạnh văn hóa của nó.

VD:Khi thực hiện một nghiên cứu khoa học nào đó,ta luôn tham khảo những tài liệu trước,xem
những kết quả nghiên cứu trước của tác giả để đánh giá bài nghiên cứu,nhưng vẫn để tên đề tài và tác
giả như thể hiện tôn trọng quyền tác giả,tôn trọng đạo đức khoa học

You might also like