You are on page 1of 5

Đại cương văn hóa Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN HÓA HỌC LÀ GÌ?


ĐỐI TƯỢNG CỦA VĂN HÓA HỌC
Phân chia công việc:
Khái niệm và mục đích của văn hóa học Bùi Trần Mai Anh
Quá trình phát triển của văn hóa học Nông Khánh Linh
Đối tượng (1) Vũ Trần Nguyệt Hà
Đối tượng (2) Hồ Thị Khánh Linh
1. Văn hóa học là gì
a. Khái niệm và mục đích
Như Albert Camus đã nói: “Without culture, and the relative freedom it implies,
society, even when perfect, is but a jungle. This is why any authetic creation is a gift
to the future”. Bởi văn hóa quan trọng như vậy, nên con người ta yêu văn hóa, tìm
hiểu và nghiên cứu văn hóa.

Trong nhiều bộ môn nghiên cứu văn hóa trên nhiều khía cạnh khác nhau như:
nhân học, xã hội học, triết học, v.v… Chỉ có văn hóa học là nghiên cứu văn hóa
như một chỉnh thể tự biến đổi và phát triển.

Văn hóa học được xem là một bộ môn khoa học tương đối mới, một khoa học tích
hợp (Integral Science), bởi nó vừa nghiên cứu văn hóa nói chung, vừa nghiên cứu
các hiện tượng văn hóa riêng biệt.

Mục đích của văn hóa học chính là phát hiện ra và phân tích tính quy luật của
những biến đổi văn hóa xã hội.

b.Quá trình phát triển của văn hóa học


Năm 1871, trong cuốn “Văn hóa nguyên thủy” (Primitive Culture) của nhà nhân
học người Anh Edward B. Tylor ông đã nêu ra định nghĩa khoa học về văn hóa.
Đây được coi như một nghiên cứu đặt nền móng cho văn hóa học.

Năm 1909, nhà khoa học và triết học người Đức Wilhelm Ostwald đã đặt ra thuật
ngữ “ Văn hóa học” ( tên tiếng anh: Culturology). Theo ông, đây là “…khoa học
về các hoạt động văn hóa, tức là hoạt động đặc biệt của con người”.
Nửa sau thế kỉ XX, người ta coi Leslie A. White (một nhà nhân học người Mỹ) là
người sáng lập ra văn hóa học dựa trên những công trình nghiên cứu trong các tác
phẩm
- Khoa học về văn hóa ( The Science of Culture, 1949)
- Sự tiến hóa của văn hóa ( The Evolution of Culture, 1959)
- Khái niệm văn hóa ( The Concept of Culture, 1973)
Ông nêu ra hệ thống, phạm vi, nguyên tắc và đối tượng nghiên cứu của văn hóa
học. Những yếu tố này đã giúp cho văn hóa học trở thành bộ môn khoa học hoàn
chỉnh. Nhưng vào thời điểm đó, tình hình chính trị, hòa bình thế giới đang trong
giai đoạn căng thẳng vì vậy, ý niệm về văn hóa học trở nên quá mới mẻ và được ít
người biết tới.

Sau năm 1990, thế giới được ổn định, khoa học kĩ thuật bắt đầu phát triển, tiến
trình toàn cầu hóa bắt đầu tác động mạnh mẽ lên đời sống của con người, người ta
mới chú ý đến vai trò và tác động của văn hóa học.
3. Đối tượng của văn hóa học
● Văn hóa học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về văn hóa. Có rất
nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa học. Song, các nhà nghiên cứu đều
chỉ ra rằng : Đối tượng của văn hóa học chính là văn hóa.
● Cũng như văn hóa học, văn hóa cũng có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng
ta có thể phân chia thành các định nghĩa chính như sau:
a. Các định nghĩa về miêu tả:
Các định nghĩa này tập trung vào việc liệt kê tất cả những gì mà khái niệm văn
hóa bao hàm. Chẳng hạn E.B.Tylor đã định nghĩa như sau: “Văn hóa hay văn
minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực, thói quen khác được
con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội”
=> Các kiểu định nghĩa này thường rõ ràng, cụ thể nhưng tính khái quát không cao.
b. Các định nghĩa lịch sử:
Các định nghĩa này nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống. Các
định nghĩa này dựa trên những giả định về tính ổn định và bất biến dẫu trong thời
kì hội nhập và cải biến.
=> Có thể nói tất cả những gì có trong lịch sử là văn hóa, văn hóa là lịch sử

c. Các định nghĩa chuẩn mực:


Các định nghĩa này hướng vào quan niệm về lý tưởng và giá trị bên trong mỗi cá
nhân
=> Những định nghĩa này hướng vào các chuẩn mực về giá trị, phẩm chất bên
trong mỗi cá nhân
d. Các định nghĩa tâm lý học:
Các định nghĩa này nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá
trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người.
"Với nghĩa rộng nhất Văn Hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải
biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với
nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau" (Alexandrovich Sorokin)
=> Những hành động, cử chỉ, tương tác giữa con người với con người tạo ra văn
hóa

e. Các định nghĩa cấu trúc


Các định nghĩa cấu trúc của văn hóa chú trọng tới tổ chức cấu trúc của nó. Nhà
nhân chủng học người Mĩ Ralph Linton chú trọng đến hai phương diện của văn
hóa:
- “ Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các
thành viên xã hội.
- Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà người ta học được và các kết quả
ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành
và truyền lại nhờ kế thừa.”
Ví dụ: PGS. Trần Đình Hượu từng viết về lối ứng xử của người Việt Nam: “Con
người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà
cũng không chuộng dũng […]. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo.
Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình
thế khó khăn. Đối với cái dị kì, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự
tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè
dặt, giữ mình” . Chính lối ứng xử ấy đã tạo ra các kết quả ứng xử như: thích chừng
mực vừa phải, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh
nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong gì cao xa khác thường. Các
thành tố của các kết quả ứng xử ấy được một bộ phận người Việt Nam tán thành và
truyền lại nhờ kế thừa, trở thành một nét văn hóa sinh hoạt của dân tộc ta.

f. Các định nghĩa nguồn gốc


● Lược sử khái niệm "văn hoá": Văn hóa được bắt nguồn từ chữ La tinh
"Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là
"gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự
giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Qua thời gian, hàm nghĩa của từ
không ngừng được mở rộng, thêm phong phú và chuẩn xác.
Trong một bài viết của mình, PGS. Nguyễn Từ Chi đã quy các kiểu nhìn khác
nhau về văn hóa vào hai góc độ:
● Góc rộng, hay góc nhìn "dân tộc học": đây là góc chung của nhiều
ngành khoa học xã hội.
Theo cách hiểu góc rộng - văn hóa là toàn bộ cuộc sống bao gồm vật chất xã hội
và tinh thần của từng cộng đồng. Ví dụ: nghiên cứu văn hóa Việt Nam là nghiên
cứu lối sống của các dân tộc Việt Nam.
● Góc hẹp, hay góc nhìn “báo chí”: là góc thông dụng trong cuộc
sống hàng ngày.
Văn hóa từ góc nhìn "báo chí” tuy cũng có những cách hiểu rộng hơn hay hẹp
hơn, nhưng trước đây thường gần với kiến thức của con người, của xã hội.
Như vậy, tất cả những gì con người tạo ra chính là văn hoá.

g. Định nghĩa của UNESCO


Theo định nghĩa chính thức của UNESCO, “văn hóa phản ánh và thể hiện một
cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng
đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao
thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối
sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”1. Như
vậy,định nghĩa của UNESCO đã dung hoà sáu định nghĩa trên: văn hóa không phải
là một lĩnh vực riêng biệt, mà là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.
Theo quan niệm của UNESCO có 2 loại di sản văn hóa :
● Một là, những di sản văn hóa hữu thể (Tangible) như đình, đền,
chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn v.v...
● Hai là, những di sản văn hóa vô hình (Intangible) bao gồm các
biểu hiện tượng trưng và "không sờ thấy được" của văn hóa
được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình
tái tạo, "trùng tu" của cộng đồng rộng rãi... như cả âm nhạc,
múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, nghi thức, phong

1
tục, tập quán, y dược cổ truyền, lễ hội,bí quyết và quy trình
công nghệ của các nghề truyền thống…

Kết luận:
Như vậy, qua việc hệ thống hoá sơ bộ 7 loại định nghĩa đã nêu trên, chúng ta thấy
được tính chất để ngỏ của khái niệm “văn hoá”. Sở dĩ có khái niệm để ngỏ, bởi văn
hoá là hiện tượng bao trùm tất thảy các mặt của đời sống con người, khiến bất kỳ
định nghĩa nào đưa ra cũng khó có thể thâu tóm được phương diện nào đó của văn
hoá. Bởi vậy, cần coi các định nghĩa như những trừu tượng, và cần sử dụng những
trừu tượng ấy theo cách bổ sung lẫn nhau. Khi đó, chúng ta có thể tái hiện văn hoá
như 1 chỉnh thể.
Qua đó, quay lại khái niệm đã được nêu ra ở đầu: “Văn hoá học nghiên cứu văn
hoá như một chỉnh thể tự biến đổi và phát triển”. Như vậy, với tư cách là 1 chỉnh
thể, văn hoá mang những đặc trưng cố hữu sau:
Văn hoá là cái phân biệt con người với con vật, văn hoá là đặc trưng riêng của xã
hội loài người.
Văn hoá không được kế thừa về mặt sinh học (di truyền), mà phải học tập, giao
tiếp.
Văn hoá là cách ứng xử đã được mẫu thức hoá.

Hết.

Tài liệu tham khảo


[1] Trần Đình Hượu,1996.Đến hiện địa từ truyền thống
[2] Uỷ ban Quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa: Thập kỷ thế giới phát
triển văn hóa, Bộ Văn hóa Thông tin.1992
[3] Phạm Thái Việt, 2004. Đại Cương Về Văn Hóa Việt Nam, NXB Văn Hóa
Thông Tin

You might also like