You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA HỌC VỚI DI SẢN

*Chú ý là khi trình bày không gạch ý mà trình bày câu theo các đoạn văn
nhỏ
Câu 1: Hãy trình bày cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của ngành Văn
hóa học đương đại (Cultural Studies)?
 Phân biệt cách tiếp cận của Cơ sở văn hóa VN/Lịch sử văn hóa/ Văn hóa học
(quy chất) và Văn hóa học đương đại (kiến tạo)
 Giống nhau: liên ngành, lấy văn hóa làm chung tâm
 Khác nhau: Nhận thức về bản chất của văn hóa
-Văn hóa học: quan tâm văn hóa bác học, văn hóa tinh túy, văn hóa thời điểm
cao trào(lễ hội, tín ngưỡng,..)
-Văn hóa học đương đại: quan tâm đến văn hóa thường ngày, văn hóa bình
dân, văn hóa đại chúng
VD:
+Văn hóa học:Tiếp cận quy chất: Di sản văn hóa VN là gì?
+ Văn hóa học đương đại:Tiếp cận kiến tạo: Di sản văn hóa VN được tạo nên
như thế nào? Di sản văn hóa VN là một tiến trình được kiến tạo, văn hóa
không có lõi
 Văn hóa học đương đại:
- Liên ngành, tích hợp lí thuyết từ nhiều ngành (truyền thông, văn học, nhân
học, ngôn ngữ học, chính trị học...)
- Lấy văn hóa đương đại làm đối tượng nghiên cứu
- Coi văn hóa là cái thường ngày, quan tâm văn hóa đại chúng, văn hóa
thường ngày( vd: giới trẻ ngày nay mặc gì, ăn gì?)
- Cách tiếp cận mở, linh hoạt, dựa trên phương pháp của nhiều ngành khoa
học xã hội và nhân văn khác
- Phân tích văn hóa: diễn giải để đi tìm ý nghĩa (không phải tìm kiếm quy
luật)
- Không phân biệt văn hóa “cao” và văn hóa “thấp”
- Quan tâm đặc biệt đến ngôn ngữ: văn hóa như là văn bản, sự vận hành của
trò chơi ngôn ngữ
VD văn bản công nhận Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm
- Quan tâm đến tính quyền lực trong việc tạo dựng và định hình văn hóa
 Phương pháp: sử dụng đa dạng phương pháp của nhiều ngành
- Văn bản/text (phân tích văn bản, ký hiệu học, CDA,...)
- Truyền thông (phân tích thông điệp, mã và giải mã)
- Xã hội học (phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm)
- Nhân học ( khảo tả dân tộc học, tự sự)

1
- Lịch sử (nghiên cứu tài liệu lưu trữ)
Tham khảo:
-“Văn hóa học đương đại không phải là một hòn đảo trong 1 đại dương của các
chuyên ngành mà nó là dòng chảy cuốn phăng bờ của các chuyên ngành khác
để tạo ra những dạng thức mới mẻ và thay đổi”(Baldwin&cộng sự 1999:42)
Câu 2: Em hiểu như thế nào về cách tiếp cận “văn hóa như là văn bản”. Thế nào
là một văn bản văn hóa? Cho VD?
Quan niệm về văn hóa: “Những ý nghĩa (meaning) được chia sẻ (shared) mà chúng
ta tạo ra và đối mặt trong cuộc sống hàng ngày của mình... các thực hành và tiến trình
tạo nghĩa với (with) và từ (from) các văn bản (text) mà chúng ta gặp phải trong cuộc
sống hàng ngày của mình” (Storey)
+ “Một tập hợp các niềm tin và thực hành” được “vận hành như một công nghệ kiểm
soát phổ biến, một tập hợp các giới hạn trong đó hành vi xã hội phải bị khuôn lại, một
loạt các mẫu hình mà các cá nhân phải tuân theo”
 Văn hóa là những quá trình tạo nghĩa, gán nghĩa và xã hội hóa nghĩa
Cách tiếp cận văn hóa như là văn bản
- Văn hóa chỉ có thể hiểu được thông qua diễn giải (interpretation) và bằng
phương pháp “mô tả sâu” (thick description)
- “Làm dân tộc chí (ethnography) cũng giống như cố gắng đọc (theo nghĩa là
“xây dựng cách thức đọc”) một bản thảo – từ nước ngoài bị phai màu, đầy
dấu chấm lửng, không nhất quán, đầy những chỉnh sửa đáng ngờ và những
bình luận có chủ đích, được viết không phải bằng các biểu đồ thông thường
của âm vị mà bằng các hình vị nhất thời, ngắn ngủi của các hành vi được
định hình”
 Cách nhìn của chúng ta về những vấn đề này như đang nhìn 1 VB, bởi nó cần
sự diễn giải và ta cần dùng kiến thức liên văn bản (những kiến thức từ trước,
kiến thức liên ngành) để có thể làm được văn bản này
Văn bản văn hóa
- Là những hiện vật, hành động, thực hành và các hành vi có thể bộc lộ ý
nghĩa văn hóa. Một bức ảnh là một hình ảnh, nhưng cũng là một văn bản
văn hóa. Một bức tranh với các thông tin văn hóa không còn là bức tranh
thông thường. Đồ ăn và quần áo cũng gợi ý các thông tin văn hóa, và nó
không dừng lại ở đó. Toàn bộ các địa điểm và không gian, tất cả con người
và sự tương tác, tất cả các nghi lễ và quy tắc, cũng như các dạng thức thể
hiện khác nhau, đều là những văn bản, “có thể đọc được”, đều thích hợp để

2
quan sát và phân tích, bởi các nhà dân tộc hoay những người viết lách, tùy
vào cách gọi của bạn.
- Đời sống xã hội được tổ chức thông qua các dấu hiệu và biểu tượng, cũng
như thông qua sự tái trình hiện và cách diễn giải về chúng
- Văn bản văn hóa là những hiện vật, hành động và hành vi thể hiện các ý
nghĩa văn hóa (cutural meanings)
- Văn hóa vừa là một tập hợp của các văn bản, vừa là một kết cấu ký hiệu học
của các biểu tượng “có thể đọc được” dưới các dạng thức tái trình hiện và
có tính biểu đạt văn hóa
Văn hóa là những quá trình tạo nghĩa/ gán nghĩa/ lưu thông của nghĩa
- Một văn bản văn hóa (a cutural text là một hiện vật, hoạt động, hoặc hành
vi, có thể bộc lộ các ý nghĩa văn hóa (bức tranh, dây chuyền, đồ ăn, con
người, không gian...) có thể đọc được
- Một bức tranh là một hình ảnh, nhưng cũng là văn bản văn hóa. Đồ ăn và
quần áo cũng gợi ý các thông tin văn hóa và nó không dừng lại ở đó. Toàn
bộ các địa điểm và không gian, tất cả con người và sự tương tác, tất cả các
lễ nghi và quy tắc... đều là những văn bản “có thể đọc được”, đều thích hợp
để quan sát và phân tích, bởi các nhà dân tộc học hay những người viết
lách, tùy vào cách gọi của bạn.
- Không phải bất cứ một văn bản nào cũng có ý nghĩa văn hóa liên quan. Đôi
khi một cuốn sách chỉ là một cuốn sách, một bức tranh chỉ là một bức tranh.
Sự khác biệt giữa văn hóa có liên quan (văn bản có liên quan đến dự án
nghiên cứu của bạn) và văn bản văn hóa không liên quan, (văn bản có thể
không liên qua đến dự án của bạn), có thể bởi ý nghĩa đã được gán cho
được chuyển sang văn bản đó bởi những người tạo ra hoặc sử dụng văn bản.
Mức độ liên quan của bất kì văn bản văn hóa cụ thể nào sẽ được xác định
khi bạn tiến hành nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trước khi bạn xác định
liệu văn bản văn hóa có liên quan không, bạn cần biết và hiểu cách xác định
và phân tích một văn bản văn hóa.
Ví dụ:
- Lễ hội Đền Hùng thể hiện giá trị văn hóa, truyền thống đạo nghĩa “uống
nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và được thể hiện qua câu ca dao tục ngữ:
“Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
+ Ngoài ra, dòng tranh Đông Hồ cũng là biểu hiện về văn hóa văn bản khi
thể hiện được sự gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ

3
truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong
tục, tập quán, sinh hoạt
Kết luận:
- Việc nghiên cứu về văn hóa giống như 1 bài văn, bài thơ, ta phải dùng đến
sự diễn giải để phân tích, chứ không có một nghĩa nào được kiến tạo sẵn
- Các phương thức diễn giải là một phần của hệ thống diễn giải văn hóa –
một cách giải mã
- Văn bản truyền thông (media text) chứa đựng cấu trúc hệ tư tưởng và ngôn
ngữ
- “các sự kiện chỉ có ý nghĩa quan trọng trong dạng thức hình ảnh – thính
giác của diễn ngôn truyền hình,... một sự kiện phải trở thành một “câu
chuyện” trước khi nó trở thành một sự kiện có tính truyền thống”

Câu 3: trình bày 1 số phương thức tạo “nghĩa” từ lăng kính của văn hóa học
đương đại
? văn hóa học đương đại và cách tiếp cận:
 Văn hóa học đương đại- cultural studies là một môn học liên ngành, tích hợp từ
lý thuyết nhiều nhàng( truyền thông, nhân học, văn học, ngôn ngữ học,...). Tiếp
cận theo hướng kiến tạo luận
 Lấy chính văn hóa đương đại làm đối tượng nghiên cứu( các sự vc xảy ra trong
htai)
 Coi vhoa là cái thường ngày→ qtam văn hóa đại chúng, văn hóa thường ngày
 Phân tích văn hóa: diễn giải để đi tìm ý nghĩa( không phải tìm kiếm quy luật)
 K phân biệt văn hóa cao hay vhoa thấp
 Quan tâm đặc biệt đến ngôn ngữ: văn hóa như là văn bản(text), là sự vận hành
của trò chơi- ngôn ngữ(language-game)
 Qtam đến tính quyền lực trong việc tạo dựng và định nghĩa vhoa
Cách tiếp cận, phương pháp:
+) sử dụng đa dạng phương pháp của nhiều ngành, tiếp cận đa dạng các góc độ
VÍ DỤ: truyền thông( ptich thông điệp, mã và giải mã); xã hội hoc(phỏng vấn sâu,
phỏng vấn nhóm); nhân học(tự sự,...);....
? văn hóa và nghĩa:
 Văn hóa là những quá trình tạo nghĩa, gán nghĩa, xã hội hóa nghĩa. ( có đặc
trưng được học, được chia sẻ, trao truyền và sử dụng các biểu tượng như lá cờ,
ngôi sao,...) :
 Những ỹ nghĩa (meaning) được chia sẻ (shared) mà chúng ta tạo ra và đối mặt
trong cuộc sông hàng ngày của mình. Các thực hành và tiến trình tạo nghĩa
với(with) và từ(from) các”văn bản” (text) mà chúng ta gặp phải trong cuộc
sống hàng ngày của mình

4
 Một tập hợp các niềm tin và thực hành được vận hành như một công nghệ
kiểm soát phổ biến, một tập hợp các giới hạn trong đó hành vi xã hội phải bị
khuôn lại, 1 loạt các mẫu hình mà các cá nhân phải tuân theo

? Một số phương thức tạo nghĩa từ lăng kính văn hóa học đương đại 
 Ngôn ngữ là thứ tạo nên NGHĨA, nó là 1 hiện tượng văn hóa, ngôn ngữ sinh ra
Nghĩa theo cách riêng của nó.
 Ngôn ngữ tạo ra nghĩa thông qua các mối quan hệ mạng lưới của sự giống
nhau và khác biệt
*Phương thức 1: Ký hiệu học - semiotics
 Đây là hệ thống các dấu hiệu khác biệt, bao gồm nhiều loại ký hiệu, mỗi ký
hiệu sẽ có 1 NGHĨA riêng
 “cách chúng ta mặc, chúng ra ăn và cách chúng ta xã hội hóa cũng nói lên
nhiều điều về vềchungs ta và vì thế có thể nghiên cứu như là Ký Hiệu”- Roland
Barthes

 Ví dụ: thờ xưa, khi chưa có ngôn ngữ, tiếng nói, các bộ tộc, người tiền sử sẽ vẽ
các hình ảnh khác nhau để mô tả ý nghĩa, điều họ muốn nói. Hiện nay ở nhiều
kỳ quan còn lưu giữ dấu ấn này ( kim tự tháp ai cập) HOẶC: ở Wc, có ký hiệu
Nam và Nữ để ta phân biệt được giới ở Wc - đây chính là ký hiệu - nghĩa. Trên
thế giới cũng có những ký hiệu chung, nó như 1 loại ngôn ngữ khác, chugs phổ
biến và đại đa số có thể hiểu được dù khác về tiếng nói, quốc tịch: ký hiệu về
giới, về lgbt hay các logo của tập đoàn, app - đây là 1 loại ký hiệu đặc biệt
 Thế giới và con người tư duy qua Ký hiệu. Ký hiệu là bất cứ thứ gì đại đại diện
cho 1 thué khác trong việc sáng tạo nghĩa: ý nghĩa phải có thể dùng ký hiệu
mới có thể biểu đạt, mục đichs là biểu đạt ý nghĩa
 không có ý nghĩa nào không cần đế ký hiệu biểu đạt, ngược lại không có biểu
đạt nào k có ý nghĩa
 Tất cả những vật có thể giải thích ra ý nghĩa đều là ký hiệu
 Ký hiệu k tồn tại độc lập mà luôn nằm trong hệ thống văn hóa
 1 ký hiệu có 3 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN:
+) Nó có 1 dạng thức vật lý nhất định( nhìn, nghe, ngửi, chạm đc)
+) Nó để chỉ 1 cái gì khác hơn chính nó
) Nó mang tính quy ước, được công nhận như là ký hiệu và thuộc một hệ thống nào
đó
*Phương thức 2: Tái trình hiện
 Là một phần của sự kiện
 Tái hiện lại và trình diễn( nó k còn là chính nó) - nó sẽ được tái hiện dựa theo ý
nghĩa, câu chuyện mà người thực hiện muốn truyền tải đến ng nghe, dẫ dắt họ 
 “Hiện thực” k tồn tại bên ngoài/trước/sau tái trình hiện
 Các phương tiện truyền thông là 1 trong những hệ thống nhiều quyền lực và
rộng khắp nhất trong việc tái trình hiện: sản xuất và lưu thông nghĩa
 Tái trình hiện bao gồm:
5
+) represent
+) encoding: mã hóa
+) stereotype: mẫu rập khuôn
+) a process of selection: qtrinh  lựa chọn
+)framing: đongs khung
) cái j được đưa và, cái j bị lôi ra khỏi khung

*Phương thức 3: mã và giải mã


 Bao gồm mã hóa- encode( nhà sxuat) và giải mã-decode( người nghe, khán giả).
NGHĨA của văn bản nằm giữa nhà sản xuất và người đọc
 Người mã hóa - encode cố gắng truyền đi những ý nghĩa nhất định( đc cấu
thành dựa trên nền tảng hạ tầng công nghệ, qhe sản xuất và khung tri thức của
họ) trong khi đó người giải mã - decode lại diễn giải ý nghĩa gốc đó theo
những cách khác dựa trên bối cảnh hạ tầng, qhe sản xuất vfa khung tri thức của
họọ
 Giải mã phụ thuộc vào vị trí của ng diễn giải;
+) Nghĩa chủ đạo- hegemonic: nếu vị trí của người giải mmã cần vs ng mã hóa, họ
hay diễn giải nó theo nghĩa trong khuôn khổ mã chủ đạo —: đó là những ý nghĩa nhà
sản xuất mong đợi
+)Nghĩa có thể được thương lượng: negotiation: chấp nhận 1 số khía cạnh của
nghĩa chủ đạo nhg vẫn từ chối thay đổi những khía cạnh khác phù hợp với cách hiểu
và mục tiêu của họ
+)nghĩa đối lập- opposition: khi vị trí người giải mã, mã hóa ngược nhau, người giải
mã sẽ có cách diễn giải thông điệp hoàn toàn khác thậm chí đối lập và chống lại
nghĩa chủ đạo 
=> phụ thuộc vào yếu tố nhận thức, bối cảnh xã hội, tư duy, tri thức,... của decode

 *Phương thức 4: diễn ngôn


 1 hệ thống” những tư tưởng, quan điểm,khái niệm,cách thức tư duy và hành
xử, những cái được hình thành trong 1 bối cảnh xhoi cụ thể”. Bao gồm 2 quá
trình: tạo nghĩa
 +) là các phát ngôn hoặc văn bản mang NGHĨA và có hiệu lực , nhưng diễ
ngôn k tương đương với” ngôn ngữ, diễn ngôn không tương đương vs” ngôn
ngữ” diễn ngôn cũng không phải có quan hệ đơn giản với” thực tại”
 là tri thức được kiến tạo có tính xã hội và 1 số khía cạnh của thực tại
 không gì có nghĩa mà tồn tại ngoài diễn ngôn, thế giới chỉ có thể được nhận
biết thông qua diễn ngôn 

Câu 4: Hãy cho biết quan niệm về di sản từ lăng kính văn hóa học đương đại?
Giới thiệu về vh học đương đại và cách tiếp cận của nó

6
Văn hóa học đương đại tập trung vào mối quan hệ (relations) giữa các quan hệ xã
hội (social relations) với nghĩa (meanings) – nói chính xác hơn là cách thức mà các
giai tầng xã hội (social devisions) được tạo nghĩa (made meaningful). Một cách tổng
quát, văn hóa được nhìn nhận như là môi trường mà ở đó giới, giai tầng, chủng tộc
và những nhóm bất bình đẳng khác (inequalities) trong xã hội được tự nhiên
hóa (naturalised) và được biểu đạt/tái trình hiện (represented) trong những dạng thức
(forms) tương ứng với (tùy theo khả thể) sự kết nối giữa các nhóm này với sự bất
bình đăng về chính trị và kinh tế, lấy văn hóa đương đại làm đối tượng nghiên cứu
chính
Quan niệm về di sản từ cách tiếp cận này:
- “Di sản” là một ý niệm có tính kiến tạo
- Bất kì kiến thức nào về di sản cũng chỉ có thể được hiểu trong các diễn
ngôn mà chúng ta xây dựng về nó
- “Di sản” luôn có dấu ấn của chủ thể; vì thế không khách quan
- Di sản là một cái nhìn (gaze) được chi phối bởi những động năng bên ngoài
(ví dụ tourist gaze)
- Tất cả di sản đều là/ có tính phi vật thể (vì giá trị và ý nghĩa là đối tượng
thực sự của quá trình quản lý và bảo tồn di sản, cho dù được biểu đạt dưới
hình thức vật thể
- Di sản là thực hành (hành động ghi nhớ; trải nghiệm di sản, duy trì ý nghĩa)
- Di sản là công cụ kiểm soát, trao quyền hoặc tước quyền

Di sản là một tiến trình văn hóa vì:


- Di sản không có sẵn, di sản là một tiến trình văn hóa, di sản không phải một
thực thể khách quan có sẵn đợi chúng ta phát hiện và gọi tên mà được kiến
tạo thông qua một tiến trình văn hóa
- Di sản được lựa chọn và gán nghĩa, chỉ một số thứ được chọn theo tiêu chí
của một số tổ chức đặt ra
- Nghĩa luôn trong tiến trình tạo dựng ra (tạo nghĩa/(meaning – making)/; tái
hiện (representation) và lưu thông nghĩa
- Nghĩa bị chi phối bởi quyền lực: tiến trình lưu thông nghĩa bị chi phối bởi
diễn ngôn – tri thức – quyền lực (Diễn ngôn di sản được ủy quyền)
- Văn hóa là chiến địa của “nghĩa”
Từ lăng kính văn hóa học, di sản có những đặc tính: tính kiến tạo, tính phi
vật thể, tính thực hành, tính diễn ngôn, tính trải nghiệm, tính đa nghĩa, tính
quyền lực, tính kinh tế, một cách nhìn.
VD: Hầu đồng đã có khoảng thời gian bị cho là mê tín dị đoan, không phù hợp, khôg
được công nhận. Đến tháng 12 năm 2016, hầu đồng đã được UNESCO công nhận là
di sản văn hóa phi vật thể. Hầu đồng xuất hiện trong đời sống tâm linh của một bộ
7
phận không nhỏ người Việt như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Lên đồng, hầu
đồng là nét đẹp văn hóa tâm linh đặc sắc có từ lâu đời đã trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm của lịch sử ngày nay đã được đánh giá công tâm. Đó là nhu cầu tâm linh,
là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu.
Câu 5: Giải thích câu nhận định của học giả Laura Smith: Thực sự không có thứ
di sản như thế

-Di sản không phải là thứ được tự định nghĩa
-Di sản được coi là di sản chỉ khi nó đáp ứng được các tiêu chí trong luật hoặc công
ước đề ra. Ví dụ: Vịnh Hạ Long chỉ được coi là di sản và được cả thế giới biết đến
khi nó đáp ứng được các tiêu chí về vẻ đẹp, giá trị nổi bật toàn cầu,... trong công ước
1972 của UNESCO
- Di sản là sự lựa chọn và là một tiến trình văn hóa, chúng không có sẵn và được
con người lựa chọn, gá nghĩa, gán mác “ di sản” để có thể trở thành di sản chứ không
phải từ khi sinh ra chúng đã mang trong mình cái tên “ di sản”
-Di sản là 1 thực hành diễn ngôn
Diễn ngôn di sản được ủy quyền, gọi tắt là AHD:
 AHD tạo ra sự quy chuẩn của di sản, quy chuẩn của sự “xứng đáng”
 AHD bình thường hóa/tự nhiên hóa 1 loạt các giả định về bản chất và ý nghĩa
của di sản
 Trao đặc quyền (cho các hoạt động cụ thể, đặc biệt là các chuyên gia di sản và
nhà nước) đồng thời có tính loại trừ những diễn ngôn thay thế

-Giá trị được kiến tạo(nên bởi các chuyên gia và nhiều bên): những giá trị này được
hợp pháp hóa, được định hóa, cố định hóa và được trao quyền tri thức
- Di sản không phải là một thực thể khách quan có sẵn, chờ ta khám phá hay định
danh mà chúng được kiến tạo trong tiến trình lịch sử, văn hóa. Chúng được gán
nghĩa” di sản” dưới sự áp đặt và đặt đặt dưới góc nhìn của một điều luật,...
— VÍ DỤ: lên đồng trước đây được coi là mê tín dị đoan song trải qua 1 tgian, các
nhà văn hóa học dần dần tìm hiểu kết hợp các điều luật, gán nghĩa để nó trở thành
một di sản văn hóa. Chính vì vậy, giờ đây khi nhắc đến lên đồng, người ta sẽ nhớ tới
nó là DI SẢN chứ không phải một việc, một thứ mê tín dị đoan như xưa

Câu 6: Vai trò và chức năng của diễn ngôn trong việc tạo nghĩa?

Diễn ngôn: 
 Là một hệ thống của “những tư tưởng, quan điểm, khái niệm, cách thức tư duy
và hành xử, những cái được hình thành trong một bối cảnh xã hội cụ thể”
 Diễn ngôn là các phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có hiệu lực, nhưng
diễn ngôn không tương đương với “ngôn ngữ”; diễn ngôn cũng không phải có
quan hệ đơn giản với “thực tại”
8
 Diễn ngôn là tri thức được kiến tạo có tính xã hội về một số khía cạnh của thực
tại
 Không gì có nghĩa mà tồn tại ngoài diễn ngôn; thế giới chỉ có thể được nhận
biết thông qua diễn ngôn
Ví dụ diễn ngôn về di sản:
 Hầu đồng là mê tín dị đoan
 Hàng rong làm mất cảnh quan đô thị
Diễn ngôn về di sản
 Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học
 Bảo vệ di sản văn hóa là bảo vệ bản sắc dân tộc
 Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội
Diễn ngôn di sản được ủy quyền
 Được coi là đúng và chuẩn mực
 Tự nhiên hóa những “giá trị” gán cho “di sản”
 Tự nhiên hóa giá trị của di sản như là sự thật phổ quát
 Hợp pháp hóa tư duy phương Tây

Vai trò và chức năng của diễn ngôn:


 Tạo ra tri thức
 Tạo ra hiện thực xã hội
 Tạo ra chủ đề
 Thiết lập sự bao hàm và loại trừ: 
 Cấm đoán ( Không phải điều gì cũng có thể nói; không phải ai cũng được
quyền nói; điều kiện/hoàn cảnh nào có thể nói)
 Xác lập quyền đoạt định ý nghĩa: Exclusion (Loại trừ)
 Rearrangement (Sắp xếp lại/dàn xếp)
 Addition (thêm vào)
 Substitution (thay thế)
ví dụ : tự lấy nha
Câu 7: Tại sao nói di sản là một thực hành diễn ngôn? Tại sao phải quan tâm
đến diễn ngôn khi nhận thức về vấn đề di sản?

Di sản là một thực hành diễn ngôn vì:


 Diễn ngôn di sản được ủy quyền đã tạo ra cách mà chúng ta nghĩ, nói và viết
về di sản
 Diễn ngôn di sản đã tự nhiên hóa các thực hành để bảo tồn và “truyền lại” cho
các thế hệ sau
 Diễn ngôn di sản đã thúc đẩy một hệ giá trị văn hóa thượng lưu phương Tây
 Diễn ngôn di sản đã hợp pháp hóa một số thực hành và biểu diễn nhất định để
làm phổ thông hóa sự kiến tạo của chuyên gia và dân thường về di sản, đồng

9
thời làm suy yếu/không tôn trọng các ý tưởng thay thế và của tầng lớp bình dân
về “di sản”
 Vai trò của “diễn ngôn di sản được ủy quyền” trong việc định hình lý luận và
thực hành di sản
 “Chúng ta nên nghĩ về Di sản như một thực hành diễn ngôn. Đó là một trong
những cách mà một dân tộc từ từ kiến tạo nên cho mình một loại ký ức xã hội
tập thể. Cũng giống như các cá nhân và gia đình xây dựng căn tính của họ bằng
cách ‘kể chuyện’, biến các sự cố ngẫu nhiên khác nhau và các bước ngoặt ngẫu
nhiên của cuộc đời họ thành một câu chuyện duy nhất, mạch lạc; các quốc gia
xây dựng căn tính bằng cách ràng buộc có chọn lọc những thành tựu đáng nhớ
và những điểm ưu tú được họ lựa chọn để tạo ra một ‘câu chuyện quốc gia’
luôn diễn tiến. Câu chuyện này được gọi là “Truyền thống” (Suart Hall)

Phải quan tâm đến diễn ngôn khi nhận thức về vấn đề di sản vì:
- Để hiểu lịch sử và sự kiến tạo của “giá trị” và “truyền thống”
- Để hiểu sự cấu thành di sản ở Việt Nam đều có tính lịch sử và kiến tạo (định hình
bởi tư duy thống soát phương Tây)
- Để hiểu những điều kiện khả thể đã tạo ra “norm”/chuẩn mực
- Để hiểu những quan hệ quyền lực đã chi phối những tri thức về di sản
- Hiểu bản chất của tri thức
- Hiểu sức mạnh của ngôn ngữ
- Hiểu sự tinh vi của quyền lực và khả năng thao túng nó
- Vai trò của trí thức
Câu 8: “Diễn ngôn di sản được ủy quyền” là gì? Vai trò của nó trong việc định hình
bối cảnh và thực hành di sản ngày nay 

“ Diễn ngôn” là một khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong khoa học xã hội và nhân
văn. Nó được sử dụng khác nhau với các ngành khác nhau:
 Gee: “discourse” = language - in - use
 Blommaert’s (2005) = ‘language - in - action’

Cách hiểu của Michel Foucault về “diễn ngôn được sử dụng rộng rãi nhất

Theo ông, diễn ngôn khá phức tạp, diễn ngôn tạo ra sự thật, di sản được sản sinh nnt, tạo ra
tri thức, quyền lực

“Chúng ta phải nhận thức về diễn ngôn như một thứ bạo lực mà ta làm với sự vật hoặc trong
mọi trường hợp đều là 1 dạng thực hành mà ta gán định lên chúng, và chính trong dạng thực
hành này mà các sự kiện của diễn ngôn tìm thấy nguyên tắc cho sự điều vận tình hình
chúng” (Foucault 1981:67)

Diễn ngôn di sản tạo ra không chỉ các khái niệm lý luận mà còn các hệ quả vật chất: nó định
hình cách mà di sản được xây dựng, được định danh, được diễn giải, được đánh giá, được
bảo tồn, quản lý và sử dụng

10
Diễn ngôn DS được ủy quyền gọi tắt là AHD góp phần tạo ra ý nghĩa, giá trị, tầm quan
trọng của DS

VD: DS là tài sản văn hóa/ DS là nguồn lực cho phát triển

Diễn ngôn di sản được ủy quyền là của UNESCO, luật DS, Công ước, các bài viết, học
thuật của nhà nghiên cứu theo hướng chính phủ
 Diễn ngôn di sản được ủy quyền được coi là đúng và chuẩn mực, tự nhiên hóa những
“giá trị” gán cho “di sản”
 Tự nhiên hóa giá trị của di sản như là sự thật phổ quát (universal truth)
 Hợp pháp hóa tư duy phương Tây

→ Nó được trao uy quyền để coi là đúng và chuẩn mực, được coi là chân lý. Vì thế, những
văn bản công ước, chính sách, luật văn hóa được treo là chuẩn mực, là quy chuẩn, trao đặc
quyền cho các chuyên gia di sản đồng thời có tính loại trừ, thay thế. Nên người ta thường sử
dụng các văn bản của công ước làm chuẩn mực để đánh giá một di sản.

Vai trò của nó trong việc định hình bối cảnh và thực hành di sản ngày nay

Chức năng của diễn ngôn:

 Tạo ra tri thức về di sản


 Tạo ra hiện thực xã hội
 Tạo ra chủ thể ( vd: diễn ngôn về trường học tạo ra chủ thể ngoan)
 Thiết lập sự bao hàm và loại trừ: 
 Cấm đoán (không phải điều gì cũng có thể nói, không p ai cũng được quyền
nói, điều kiện/hoàn cảnh có thể nói)
 Xác lập quyền đoạt đinh ý nghĩa
 loại trừ
 sắp xếp lại, dàn xếp
 thêm vào
 thay thế

VD: Diễn ngôn về lên Đồng

Lên đồng trước đây được coi là mê tín dị đoan - bị cấm và không được thực hành tại Việt
Nam
Song trải qua 1 tgian, khi các nhà văn hóa học dần dần tìm hiểu kết hợp các điều luật, biến
nó trở thành một di sản văn hóa. Chính vì vậy, giờ đây khi nhắc đến lên đồng, người ta sẽ
nhớ tới nó là DI SẢN chứ không phải một việc, một thứ mê tín dị đoan như xưa
Di sản là một thực hành diễn ngôn bởi:

 Diễn ngôn di sản được ủy quyền đã tạo ra cách mà chúng ta nghĩ, nói, viết về di sản
 Diên ngôn di sản đã tự nhiên hóa các thức hành để bảo tồn và “truyền lại” cho các
thế hệ sau”
 Diễn ngôn di sản đã thúc đẩy một hệ giá trị văn hóa thượng lưu phương Tây
 Diên ngôn di sản đã hợp pháp hóa một số thực hành và biểu diễn nhất định để làm
phổ thông hóa sự kiến tạo của chuyên gia,₫ và dân thường về di sản, đồng thời làm
suy yếu/ không tôn trọng các ý tưởng thay thế và của tầng lớp bình dân về “DS”
11
 Vai trò của “diễn ngôn di sản được ủy quyền” trong việc định hình lý luận và thực
hành di sản:
 Tạo ra sự quy chuẩn cho DS
 bình thường hóa/ tự nhiên hóa một loạt các giả định về bản chất và ý nghĩa
của DS
 thúc đẩy một hệ giá trị văn hóa thượng lưu phương tây
 Trao đặc quyền ( cho các hoạt động cụ thể, đặc biệt là các chuyên gia di sản
và nhà nước) đồng thời có tính loại trừ những diễn ngôn thay thế

VD: Khi hoạt động lên Đồng được các chuyên gia di sản, được ghi danh thành DS Văn hóa,
lên Đồng đã được bình thường hóa tại Việt Nam, được tự do tổ chức và được người dân đón
nhận hơn. Diễn ngôn “lên đồng là DS văn hóa dân tộc” đã thay thế hoàn toàn diễn ngôn “lên
đồng là mê tín dị đoan” và trở thành diễn ngôn thắng thế, nhận được sự ủy quyền của nhà
nước, chuyên gia.

Câu 9: Mối quan hệ giữa diễn ngôn, tri thức và quyền lực trong thực hành di sản ở
VN?

 Diễn ngôn là một hệ thống của “những tư tưởng, quan điểm, khái niệm, cách tư duy và
hành xử, những cái được hình thành trong một bối cảnh xã hội cụ thể” 

Diễn ngôn là các phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có hiệu lực nhưng diễn ngôn
không tương đương với “ngôn ngữ”, diễn ngôn cũng không phải có quan hệ đơn giản với
“thực tại”

Diễn ngôn là tri thức được kiến tạo có tính xã hội về một số khía cạnh của thực tại ( socially
constructed knowledge of some aspect of reality)

Thế giới chỉ có thể được nhận biết thông qua diễn ngôn

Quyền lực và diễn ngôn:

“ Những quan hệ quyền lực này tự nó không thể được thiết lập, củng cố và cũng không
được thực hiện bên ngoài sự sản xuất, tích trữ, chuyển vận và hành chức của một diễn ngôn”

VD: Diễn ngôn về giới

  Gia đình văn hóa “ Trai Tài - Gái Đảm - Hạnh phúc êm ấm” 

→ Đàn ông làm nhà, đàn bà xây tổ ấm

 Đàn ông mạnh mẽ, đàn bà đảm đang


 Nam ngoại nữ nội
 Đàn ông là trụ cột gia đình
 Phụ nhữ:
 Công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức
 Tiết hạnh khả phong
 Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang
 Giỏi việc nước, đảm việc nhà

12
→ Thiết lập một xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ hoặc một xã hội hiện đại, bình đẳng
giới

Diễn ngôn về đồng tính:

 Diễn ngôn y khoa/ khoa học: Đồng tính là bệnh, một chứng rối loạn, là phi tự nhiên,
gây HIV
 Diễn ngôn xã hội: Đồng tính là tệ nạn xã hội; Lây nhiễm, trào lưu, lệch lạc xã hội
 Diễn ngôn về văn hóa: Suy đồi về truyền thống và các giá trị văn hóa căn cốt ( gia
đình, hôn nhân), ảnh hưởng của Internet và tư bản phương Tây 

→ Một thời gian, đồng tính không được công nhận, bị lên án và tẩy chay

Quan hệ quyền lực - tri thức:

Không có mối quan hệ quyền lực nào không có các thiết chế tương ứng của một lĩnh vực tri
thức, cũng như không có tri thức nào mà không cùng lúc tạo ra các quan hệ quyền lực”

→ Tri thức về di sản tạo ra các quan hệ quyền lực của các văn bản pháp luật, công ước, bài
báo cáo của nhà nước, tổ chức UNESCO, các chuyên gia

 Khảo cổ tri thức ( archeology of knowledge)


 Khảo cổ học: nghiên cứu theo chiều ngang/ đồng đại/ trong mối quan hệ:
nhiều thứ đã diễn ra cũng một lúc như thế nào
 Episteme:
 Hệ hình/khuôn mẫu tri thức của một thời đại/ giai đoạn lịch sử
 Xu thế cấu trúc suy nghĩ của con người về một chủ đề nào đó, theo một cách
đặc thù nào đó và vạch ra những quy cách (procedures) cũng như những điểm
tựa cho tư duy.
 Không có lịch sử khách quan (lịch sử luôn có tính chọn lọc/ có tính loại trừ)

Diễn ngôn tạo ra các chủ thể ngoan ngoãn/ chủ thể tuân phục
Các thiết chế xã hội điện đại ( bệnh viện, phòng khám, nhà tù, trường học, nhà máy,..) góp
phần tạo ra các chủ thể ngoan ngoãn ( thông quan các quy định, quy tắc, thời gian biểu, kỷ
luật)
 Diễn ngôn - Tri thức
diễn ngôn kiến tạo ra tri thức và kèm theo đó là  những hiệu lực tác động đến hiện thực
khách quan, chính vì thế việc tạo lập và luân chuyển các diễn ngôn trong xã hội cần được
kiểm soát.
Trật tự của diễn ngôn (The Order of Discourse) (1970), Foucault khẳng định: “trong mọi xã
hội sự sản xuất diễn ngôn cùng lúc bị kiểm soát, tuyển chọn, tổ chức và phân phối lại bởi
một số những phương thức/ quy trình mà vai trò của nó là để né tránh những sức mạnh và
sự nguy hiểm của diễn ngôn, để dành quyền điều khiển/ kiểm soát với những sự kiện ngẫu
nhiên của diễn ngôn, để tránh né những khó khăn do nó gây ra”
( Thảm khảo thêm: 
Mối quan hệ giữa quyền lực và tri thức là đối tượng quan tâm hàng đầu của Foucault
suốt những năm 1970. Nhận thức về sự gắn bó chặt chẽ của quyền lực và tri thức được
Foucault biểu đạt dưới hình thức: Quyền lực/Tri thức (Power/Knowledge). Tuy nhiên, khi

13
triển khai các phân tích cụ thể của mình (ít nhất là trong các bản dịch sang tiếng Anh), khái
niệm Tri thức (Knowledge) thường xuất hiện qua một cách diễn đạt thay thế khác:
‘discourse of truth’ hoặc ‘true discourse’ (diễn ngôn về chân lí), hoặc ngắn gọn hơn: truth
(trong trường hợp này Foucault sẽ nói đến mối quan hệ giữa truth [chân lí = tri thức] và
quyền lực). Điều này là không ngẫu nhiên vì như chúng ta đã thấy ở mục [1.1] của bài viết:
diễn ngôn luôn hàm chưa trong nó một cách cắt nghĩa, một tri thức về thế giới. Cách viết
của chúng tôi: quyền lực/tri thức (diễn ngôn) chính là hướng tới sự biểu đạt cho mối quan
hệ hữu cơ giữa các khái niệm trên.
Trong những phân tích của mình, hệ thống tri thức mà Foucault đề cập đến chủ yếu
có mối quan hệ mật thiết đến những quan hệ xã hội bao gồm: kinh tế, y học và các khoa học
nhân văn. Ngay từ những công trình ở giai đoạn đầu: Sự ra đời của bệnh viện chuyên khoa,
Trật tự của sự vật Foucault đã nhận thấy đặc điểm của khối tri thức này là ở chỗ: nó luôn
đổi thay và được tổ chức lại. Một công trình y học được viết vào năm 1780 và một công
trình khác viết năm 1820 như thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác. Theo Foucault, sự biến
đổi này của tri thức có sự tham dự quan trọng của quyền lực. Ông khẳng định: “quyền lực
và tri thức bao hàm một cách trực tiếp lẫn nhau; không có quan hệ quyền lực bên ngoài sự
thiết lập có tính chất tương ứng của một trường tri thức và cũng không có bất kì một tri thức
nào không bao hàm và thiết lập đồng thời với những quan hệ quyền lực”[7]. Không dễ để
truyền đạt hết những nét tinh tế, giàu sức gợi mở về mặt lí thuyết của mối quan hệ này.
Chúng tôi sẽ bắt đầu từ một trường hợp cụ thể: mối quan hệ quyền lực/tri thức (diễn ngôn)
trong sự hình thành diễn ngôn tính dục (sexuality) trước khi đi đến một vài những tổng kết
(chắc chắn là còn sơ lược) về mặt lí thuyết.
Theo Foucault, trong các xã hội hiện đại, “quyền lực” chủ yếu liên quan đến vấn đề
quản trị “sống”/ “đời sống” (life). Những xã hội cổ đại như Hi Lạp thì các tổ chức chính trị
không bao giờ có trách nhiệm về những nhu cầu sinh học (biological needs). Việc quản lí về
nhu cầu sinh học, của một cá nhân và một cộng đồng, là đặc điểm của xã hội hiện đại.
Những phương thức của quyền lực là để đáp ứng cho tiến trình của sự sống: đẻ, chết, quan
hệ tình dục, bệnh tật, nạn dịch và v..v. Cái quyền lực hình thành trên nguyên lí đảm bảo cho
sự sống này của thời hiện đại được Foucault định danh là quyền lực – sống (bio-power). Sex
và hoạt động tình dục liên quan mật thiết đến quyền lực – sống (bio-power) này. Một mặt
sex liên quan đến việc kiểm soát và sử dụng sức lực của cơ thể; mặt khác nó có tầm quan
trọng đặc biệt đến việc quản lí dân số, đến nỗ lực để hướng nó tới những hiệu quả mong đợi/
dự kiến nhất định” (desired effects).
Sự tác động của quyền lực đến diễn ngôn tính dục, theo phân tích của Foucault, được
thực hiện qua một thiết chế được lấy từ nhà thờ: tự thú (confession). Tự thú được khai thác
nhiều nhất trong những thiết chế liên quan đến tri thức về hoạt động tình dục: phân tâm học,
tâm lí học, y học và giáo dục học. Vô số các diễn ngôn của các nhà tâm lí học, phân tâm
học, bác sĩ, các nhà sư phạm đã được tạo ra trong đời sống xã hội. Dưới tác động của các
diễn ngôn này hình thành nên những tri thức về tính dục và đến lượt chúng những tri thức
này quay trở lại củng cố cho quyền lực - sống (bio-power), khiến cho quyền lực này lan tỏa
một cách rộng khắp vào trong xã hội.
Một số vấn đề lí thuyết về quyền lực và mối quan hệ của nó với tri thức mà Foucault
hướng tới:
- Quyền lực là một hiện tượng lịch sử. Quyền lực sống (bio-power) mà Foucault phân
tích là một hiện tượng của xã hội hiện đại. Nó khác hẳn với nguyên lí quyền lực gắn với vai
trò của hoàng đế trong xã hội phong kiến được đặc trưng bởi sự trừng phạt với tính chất bạo
lực (trong Kỉ luật và trừng phạt Foucault đã miêu tả rất kĩ những hình phạt thảm khốc được
14
thực thi một cách công khai với mục đích răn đe của thời trung cổ). Đây là lí do giải thích vì
sao trong toàn bộ những suy tư triết học của mình, Foucault nhiều lần khẳng định: phải
khước từ một mô hình quyền lực mang tính phổ quát chung cho toàn bộ các xã hội và các
thời kì lịch sử.
- Khác với nhiều nhà khoa học hình dung về quyền lực là thuộc về một cá nhân hoặc
một nhóm người được sử dụng để cai trị phần còn lại của xã hội, Foucault cho rằng: không
hề có một quan hệ nhị phân giữa thống trị và bị trị như là gốc rễ của các quan hệ quyền lực.
Nếu quyền lực ở khắp nơi thì không phải vì nó xuất phát từ một trung tâm và bao trùm lên
tất cả mà vì quyền lực xuất phát từ mọi điểm khác nhau trong tổ chức xã hội. Trong sự hình
thành diễn ngôn tính dục, quyền lực là một hiện tượng có tính chất vô danh (anonymous).
Nó đến từ mọi thiết chế trong xã hội: gia đình, trường học, bệnh viện, tòa án. Nó gắn liền
với mỗi cá nhân trong vai trò của cha – mẹ, thầy giáo, bác sĩ... Các cá nhân vì thế không
phải là nơi để quyền lực thực thi mà họ chính là những mắt xích hình thành nên hệ thống
quyền lực như một tổng thể.
- Truyền thống triết học phương Tây chủ yếu nhìn nhận quyền lực trong vai trò của
sự trấn áp. Khi viết Kỉ luật và Trừng phạt (Disipline and Punish) (1975) và nhất là trong
Lịch sử tính dục (The History of Sexuality), tập 1 (1976) Foucault triển khai một cách nhìn
mới, nhấn mạnh đến khía cách tích cực: quyền lực như một cơ chế kiến tạo, có tính năng
sản (productive) hơn là cấm đoán trong hoạt động tạo lập tri thức.[8] Trong trường hợp của
diễn ngôn tính dục, chính là dưới những ảnh hưởng của quyền lực mà một khối lượng
những tri thức về tình dục dị giới, về tâm thần (lí thuyết về vô thức của Frued là một ví dụ
điển hình), về tình dục đồng giới... đã được thiết lập. Hình thành nên những thay đổi quan
trọng trong tư duy và nhận thức của con người về chính mình.
      - Sara Mills khi tiến hành những bình luận về lí thuyết diễn ngôn của Foucault có
một lưu ý thú vị về mối quan hệ giữa quyền lực và tri thức: “ở đâu có sự mất cân bằng về
quan hệ quyền lực giữa các nhóm người hoặc giữa các thiết chế/ nhà nước thì ở đó sẽ có
một sự sản xuất về tri thức”[9]. Trong sự phân tích triển khai của S. Mills thì: chính bởi sự
mất cân bằng trong quan hệ quyền lực giữa đàn ông và đàn bà trong các nước phương Tây
nên đã tạo nên tri thức về người phụ nữ: rất nhiều những cuốn sách viết về phụ nữ mà chỉ
một số ít viết về nam. Tương tự như thế: rất nhiều sách viết về giai cấp công nhân, về người
da đen, về tình dục đồng giới... trong khi chỉ có một số ít viết về giai cấp trung lưu, về người
da trắng, về tình dục dị giới. Về phương diện thống kê: nghiên cứu học thuật trong khoa học
nhân văn tập trung vào những người bị ngoại biên hóa, những người ở vị trí thấp trong hệ
thống thứ bậc của xã hội. Nói cách khác, Foucault cho rằng: đối tượng của những nghiên
cứu như thế thường là những người có vị trí quyền lực thấp hơn. Đây chính là những gợi mở
lí thuyết của Foucault cho những nghiên cứu về diễn ngôn về nữ quyền, diễn ngôn tính dục
và diễn ngôn thuộc địa sau này.
      Như thế, phân tích diễn ngôn, trên thực tế, là phân tích những tương quan quyền
lực/tri thức trong hoạt động kiến tạo và truyền bá diễn ngôn.) - trích DẪN NHẬP LÝ
THUYẾT DIỄN NGÔN CỦA M.FOUCAULT VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
Câu 10: Di sản hóa là gì? Tác động của di sản hóa trong việc nhận thức và thực
hành di sản ở Việt Nam?
 KN di sản hóa:
 Theo học thuyết của Harrison:

15
 Di sản hóa là quá trình mà theo đó các yếu tố của một nền văn hóa, ví dụ: tòa
nhà, di tích, di chỉ, khu vườn, phong cảnh, thực hành nghi lễ và truyền thống,...
được lựa chọn và biến đổi để trở thành di sản văn hóa.
=> Di sản được hiểu như một động từ
=> Di sản như một lĩnh vực thực hành quản trị và xây dựng căn tính dân tộc
=> Di sản như một chỉ số nền
 Cách thức di sản hóa:
 Lựa chọn
 Xác định giá trị
 Văn hóa dân gian được viết lại thành “di sản” -> hữu hình hóa sự kế thừa quá
khứ
 Tạo ra ký ức xã hội tập thể 
 Làm biến đổi, tái tạo nghĩa và “bản sắc”
 Tác động của di sản hóa trong việc nhận thức và thực hành di sản ở Việt
Nam:
 Di sản hóa tác động tới việc sáng tạo truyền thống của cộng đồng. Sáng tạo
truyền thống là các thực hành văn hóa được cảm nhận hay được tái trình hiện
như là truyền thống, được cho là bắt đầu từ quá khứ, nhưng thực tế là mới xuất
hiện gần đây, với vai trò của các tác nhân lịch sử.
 Tạo dựng truyền thuyết khác so với tính xác thực lịch sử
 Tự gán thêm “nghĩa” cho quá khứ
 Dân tộc cộng đồng “tưởng tượng”
 Củng cố chủ nghĩa dân tộc - căn tính dân tộc
 Ví dụ: lễ giỗ bà Hoàng Phi Yến tại Côn Đảo. Đây vốn là lễ hội đã được Cục Di
sản công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng cũng đã vấp phải
nhiều ý kiến trái chiều về tính xác thực lịch sử của nhân vật bà Hoàng Phi Yến.
Dẫu vậy, lễ giỗ bà Phi Yến vẫn luôn được mọi người trong cộng đồng nơi đây
đón nhận và lễ hội vẫn luôn được tổ chức hàng năm vào ngày 18/10 âm lịch.
 Tạo nên sự khác biệt trong việc thực hành văn hóa giữa các dân tộc, giữa các
vùng miền trong cả nước, làm đa dạng nền văn hóa
=> Sự đa dạng, phong phú của các thực hành và biểu đạt này là cơ sở quan trọng cho
sự tồn tại bền vững, giàu tính bản sắc và nhân văn của các tộc người.
 Ví dụ: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với sự đa dạng các truyền thống,
sắc thái văn hóa khác nhau thể hiện ở sự đa dạng trong các hình thức biểu đạt
văn hóa như nếp sống, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, ẩm thực, tri thức địa
phương... Bởi vậy mà Việt Nam đã sở hữu một nền văn hóa vô cùng đa dạng
và phong phú.

Câu 11: Định chế di sản là gì? Tác động của nó trong việc bảo tồn và phát huy di
sản ở Việt Nam
*Định chế di sản:
 Quan hệ giữa di sản và Chính phủ, và những cách thức mà quá trình di sản hóa
và bảo tồn di sản giao thoa với Chính phủ
 Diễn ngôn xuyên quốc gia về di sản 
16
 Di sản được phát hiện như một động lực kinh tế xã hội mới
 Di sản hóa
 Thuật quản trị (qua di sản)
 Những nguyên tắc, chuẩn mực, quy định và quá trình ra quyết định chi phối
quan hệ toàn cầu (thông qua công ước)
 UNESCO hóa
 Diễn ngôn về di sản qua Công ước của UNESCO
*Hệ quả của định chế di sản:
 Tạo ra quan hệ ràng buộc của các Chính phủ và UNESCO
 Tạo ra các diễn ngôn xuyên quốc gia, chung toàn cầu về di sản
 Thúc đẩy tiến trình di sản hóa ở cấp độ quốc gia và địa phương
 Khơi gợi sự quan tâm đến di sản, làm sống lại nhiều di sản, đồng thời cũng
gián tiếp tạo điều kiện cho sự mất đi của nhiều di sản chưa được công nhận
 Củng cố quyền lực của các quốc gia dân tộc và tác động đến đời sống của
người dân trên toàn thế giới thông qua di sản
 Tạo ra những mâu thuẫn: tôn vinh sự đa dạng hóa - áp đặt đồng nhất hóa các
tiêu chuẩn cho di sản (tiêu chuẩn hóa việc ghi danh và tiêu chuẩn hóa việc bảo
tồn); tăng quyền cho cộng đồng, đồng thời tái sản sinh định kiến
 Quan hệ cấu trúc giữa nhà nước và quá trình ghi danh di sản có tính loại trừ sự
tham gia
 Tác động đến đời sống kinh tế của quốc gia và cộng đồng
*Tác động của nó trong việc bảo tồn và phát huy di sản ở Việt Nam
 Bảo tồn nguyên trạng: bảo tàng hóa
 Bảo tồn như nó vốn là
 Tiêu chí: bản chất di sản (vẻ đẹp, kiến trúc, giá trị…)
 Tính xác thực, chân thực
 Đóng gói quá khứ, cách ly khỏi sự biến đổi đương đại
 Ví dụ: Năm 2010, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO
ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới. Hằng năm, khu di sản đón
hàng trăm nghìn lượt khách. Bởi vậy, Chính phủ đã triển khai công tác nghiên
cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Các cơ quan đã có những đầu tư nghiên
cứu chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp về các loại vật liệu xây dựng kiến
trúc cung điện thời Lê sơ dựa trên những phát hiện khảo cổ học để từng bước
giải mã về tính chất, chức năng, tên gọi của các loại cấu kiện gỗ và các loại
ngói lợp công trình. Từ đó, triển khai các công tác phục dựng di sản.
-Bảo tồn kế thừa:
 Bảo tồn có kế thừa; được bổ sung những yếu tố mới, loại bỏ yếu tố không phù
hợp đương đại
 Tiêu chí bảo tồn: không chỉ nằm ở bản chất giá trị bên trong của di sản, mà cả
các tác nhân bên ngoài
 Không chỉ quan tâm hình thức, mà cả chức năng của di sản
 Ví dụ: Giếng làng không chỉ để lấy nước, tắm giặt mà còn là không gian gặp
gỡ sinh hoạt, chuyện trò gắn kết cộng đồng. Với nguồn nước mặt đã bị ô
nhiễm, nước giếng không dùng để ăn được, những giá trị là không gian gắn kết
17
cộng đồng vẫn có thể tiếp nối, vậy hãy có giải pháp để tiếp tục duy trì không
gian giếng làng thành không gian sinh hoạt cộng đồng. Việc người dân làng
Hương Ngải tu bổ giếng, đậy nắp bằng lưới sắt cũng vẫn là bảo tồn tĩnh, chưa
có sức sống, có thể trồng thêm dàn hoa, làm thành chỗ chơi trẻ em… để công
trình có ý nghĩa. Một số giếng có kích thước rộng khoảng 15m, người dân thả
hoa Súng, cá vàng biến thành điểm cảnh quan cũng là giải pháp tốt, tránh để
nước bẩn ô nhiễm
 Bảo tồn phát triển: công nghiệp di sản 
 Tiêu chí để di sản sông được và phát huy được trong xã hội hiện đại (du lịch)
 Di sản như một ngành công nghiệp
 Ví dụ: Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan, di sản có
giá trị. Chính những di sản văn hóa, thiên nhiên đã góp phần đưa hình ảnh, đất
nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, thu hút đông đảo khách du
lịch. Việt Nam đã có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên
nhiên, di sản tư liệu được UNESCO vinh danh. Đây chính là nguồn tài nguyên
vô cùng phong phú, đặc sắc cho các địa phương trên cả nước khai thác phát
triển du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân. Nhờ đó,
nhiều địa phương đã có tên trên bản đồ du lịch trong nước và được du khách
quốc tế. Có thể kể đến như:  Quần thể di tích Cố đô Huế là điểm đến không thể
bỏ qua của du khách trên hành trình khám phá di sản miền Trung. Hay Vịnh
Hạ Long - nơi tập hợp của những cảnh quan địa chất, địa mạo phong phú…
=> Thông qua việc bảo tồn các di sản văn hóa, Chính phủ cũng đã triển khai các
chính sách để phát huy các nguồn lực mà di sản đem lại, biến di sản trở thành nguồn
lực không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế, xã hội cho quốc gia. Bởi vậy mà
việc bảo tồn cần phải song hành với việc phát huy di sản:
 Ngành du lịch cần lựa chọn sản phẩm du lịch trên cơ sở giá trị di sản văn hóa;
phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với văn hóa cộng đồng. Sản phẩm du lịch
cần tôn trọng đa dạng văn hóa, đề cao vai trò văn hóa bản địa mặt khác phải
góp phần nâng cao nhận thức, bảo vệ lợi ích và phát huy vai trò của cộng đồng
dân cư địa phương trong phát triển du lịch văn hóa.
 Các địa phương cần có các hoạt động thiết thực nhằm khai thác di sản, văn hóa
hướng tới phát triển du lịch bền vững. Điều quan trọng vẫn là tạo ra nhận thức,
hành động đúng đắn từ mỗi người dân bản địa nơi khai thác di sản văn hóa
phát triển du lịch. Khi đó, bản thân mỗi người dân, cộng đồng sẽ có cách ứng
xử phù hợp với di sản; kiểm soát sức chứa, loại hình hoạt động để bảo vệ hệ
sinh thái tại di sản; gắn lợi ích của cộng đồng địa phương với việc bảo tồn và
phát huy giá trị di sản.

18

You might also like