You are on page 1of 4

I.

Từ nhận thức về Quản lý văn hóa, em hãy nêu những suy nghĩ của mình đối
với khả năng vận dụng kiến thức Văn hóa học vào thực tế đời sống.
1. Quản lý văn hóa là gì?
Khái niệm quản lý Trong Hán Việt từ diễn để cập rằng quản lý là sự trồng nam, coi
sói, quần thúc hay bó buộc ai đó làm theo một khuôn mẫu nhất định,... Nói tóm lại,
quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối
tượng và khách thể quản lý bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc,
phương pháp và biện pháp cụ thể để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, cơ hội của tổ
chức để đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý văn hóa được hiểu là việc thực thi công tác quản lý của bộ máy nhà nước từ
Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực văn hóa, nhằm xây dựng và phát triển nền
văn hóa, góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng, đất
nước nói chung. Ngoài ra, quản lý văn hóa ở Việt Nam còn được hiểu là: “sự tác
động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan
đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách
nhiệm quản lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn
hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn (bảo đảm văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện chất lượng sống của người dân…)”[1].
Quản lý văn hóa là một hoạt động liên quan đến lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, vì thế
khách thể quản lý cũng rất đa dạng và phức tạp. Nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh cụ
thể của văn hóa rất khó định lượng và sự tác động của chủ thể quản lý vào nó, vì thế
cũng khó đo đếm được. Chẳng hạn, những lĩnh vực cụ thể như: Tư tưởng, đạo đức, lối
sống; Môi trường văn hóa… hoặc các chiều cạnh của văn hóa trong phát triển như văn
hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế… là những vấn đề khó đánh giá chính xác
về thực trạng cũng như dự báo về nó. Vì vậy, cũng là lĩnh vực đòi hỏi nhiều thời gian,
tâm sức để tìm ra những phương thức tác động thích hợp nhất của các chủ thể quản lý.
2. Vận dụng kiến thức Văn hóa học vào thực tế nghiên cứu về Văn học
Là thành tố cơ bản của văn hóa, văn học có vai trò vô cùng quan yếu trong việc phản
ánh nền văn hóa dân tộc trên nhiều bình diện như phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo,
tín ngưỡng, tri thức dân gian, truyền thống văn hóa, các danh thắng, đền đài,… Như
vậy, xét về một ý nghĩa nào đó, nhà văn là người đã viết nên lịch sử tâm hồn văn hóa
dân tộc mình bằng văn học để thức nhận những ký ức văn hóa dân tộc nơi người đọc.
Tiếp xúc với tác phẩm văn học cũng chính là tiếp xúc với những giá trị văn hóa được
nhà văn phản ánh trong đó, nhất là những tác phẩm văn học mà đối tượng phản ánh là
những vấn đề văn hóa như tác phẩm văn học viết về phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng,
các truyền thuyết lịch sử, lễ hội…. Dấu ấn văn hóa ở những tác phẩm văn học thuộc
thể tài này là đối tượng nghiên cứu của văn hóa học ứng dụng, khi chúng ta tìm hiểu
các giá trị văn hóa nhìn từ văn học, dựa trên cơ sở lý thuyết liên ngành giữa văn học
và văn hóa. Bởi, theo D.C.Likhachốp: “Trong khi kiếm tìm những đặc điểm của nền
văn hoá, trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu sự trả lời ở văn học và chữ viết. Văn
học “nói” thay cho văn hoá dân tộc giống như con người “nói” thay cho tất cả những
gì trong trời đất. Vì vậy, những biến động, những thay đổi, tiến triển trong đời sống
văn hoá dân tộc cũng sẽ kéo theo sự chuyển đổi, phát triển của lịch sử văn học dân
tộc.” [2]
Văn học và văn hóa có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Văn học là tấm gương phản
chiếu văn hóa. Vì vậy, muốn ứng dụng văn hóa vào việc nghiên cứu văn học, người
nghiên cứu cần phải trang bị một nền tảng tri thức về văn học và văn hóa không chỉ
của dân tộc mình mà còn của cả các dân tộc khác trên thế giới. Bởi, muốn ứng dụng
văn hóa vào nghiên cứu văn học được phản ảnh trong tác phẩm văn học một cách thấu
đáo, không thể không nắm được giá trị của các bình diện văn hóa. Chẳng hạn khi
nghiên cứu các tác phẩm văn học viết về phong tục trong văn hóa hôn nhân gia đình
Việt Nam như: Gia đình, Thừa tự của Khái Hưng, Đoạn tuyệt của Nhất Linh; Chồng
con của Trần Tiêu... chúng ta không thể không hiểu được quan niệm về hôn nhân, gia
đình vô cùng khắc nghiệt của ý thức hệ phong kiến Việt Nam trong xã hội lúc bấy giờ.
Hay khi nghiên cứu tác phẩm Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, không thể
không hiểu được niềm tin tâm linh của tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng bản địa
trong văn hóa Việt Nam. Hoặc để hiểu Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh,
Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, không
thể không luận bàn đến niềm tin cứu rỗi, thanh tẩy, hướng thiện, cảm hóa con người
như một giá trị nhân văn cao cả trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Chính vì thế,
để hiện thực hóa vai trò và chức năng ứng dụng của văn hóa học, khi nghiên cứu các
tác phẩm như: Chuyện làng cuội của Lê Lựu, Bến không chồng của Dương Hướng,
Mãnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường... không thể không hiểu
được tầng sâu của không gian văn hóa ở đồng bằng Bắc Bộ.
Cùng với việc trang bị kiến thức văn hóa học để gải mã các vấn đề văn hóa được phản
ánh trong các tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa học ứng dụng, một vấn đề cần
nắm vững đó là cơ sở lý thuyết của phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó cần
chú trọng tính liên ngành giữa văn hóa và văn học cũng như các loại hình nghệ thuật
khác mà điều này được thể hiện khá sinh động trong các tác phẩm văn học dân gian
như: Tấm Cám, An Dương Vương, Trầu Cau, Sử thi Đam San, Tiễn dặn Người yêu...
cũng như nhiều tác phẩm thuộc bộ phận văn học viết thời trung đại và hiện đại. Không
ứng dụng phương pháp liên ngành, không thể luận giải xác đáng nội dung và hình
thức nghệ thuật của tác phẩm văn học từ mối quan hệ văn hóa, văn học.
Nghiên cứu văn hóa trong quan hệ văn học từ góc nhìn ứng dụng là một vấn đề cần
thiết trong thực tiễn nghiên cứu văn hóa - văn học, góp phần đa dạng hóa hình thức
ứng dụng của văn hóa học mà một trong những hướng ứng dụng. Việc khảo sát các
giá trị văn hóa trong tác phẩm văn học để viết các bài phê bình, nghiên cứu văn học từ
góc nhìn văn hóa là một lĩnh vực nghiên cứu hiện nay được các nhà lý luận, phê bình
rất quan tâm. Và điều này được minh chứng sinh động qua các công trình phê bình
văn học, thể hiện một cái nhìn đa diện, đa chiều trong việc giải mã các vấn đề văn hóa
từ văn học như: “Di sản văn hóa của Nguyễn Du – những giá trị xuyên thời đại” của
Nguyễn Đăng Điệp; “Biểu tượng ngôi sao trong truyền thuyết dân gian người Việt”
của Nguyễn Thị Quỳnh Hương; “Hệ thống biểu tượng trong Mẫu Thượng Ngàn của
Nguyễn Xuân Khánh” của Cao Kim Lan; “Những miền mơ tưởng mẫu tính và nữ
tính vĩnh hằng trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (một tiếp cận từ lý
thuyết cổ mẫu)” của Nguyễn Quang Huy;...
Qua những công trình nghiên cứu trên, ta thấy mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
từ góc nhìn ứng dụng là một thực thể đa dạng và phong phú, hiện hữu trong đời sống
lý luận phê bình văn học hiện nay và được xem như một phương diện của văn hóa học
ứng dụng. Bởi, theo Đỗ Lai Thúy: “Từ thời trung đại khi Phạm Quý Thích bình luận
Kiều là Nhất phiến tài tình phiên cổ lụy/ Tân thanh đáo để vị thùy thương. Rồi khi có
phê bình văn học, thì truyện Kiều được Trần Trọng Kim nghiên cứu từ quan điểm
Phật giáo, Thơ mới được Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, phần “Một thời đại
trong thi ca” khảo sát từ luồng gió mới của văn hóa phương Tây. Gần đây khi bộ môn
văn hóa học và nhân học văn hóa xuất hiện tại Việt Nam thì lối tiếp cận văn học từ
văn hóa càng được coi trọng.”[3, tr.241-242] Và từ thực tiễn của hướng nghiên cứu
này, Đỗ Lai Thúy đã đi đến xác quyết: “Những thành tựu của văn hóa học ngày nay
cho phép chúng ta có thể nhìn nhận văn hóa như một tổng thể một hệ thống bao gồm
những yếu tố như ngôn ngữ, phong tục tập quán, luật pháp, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ
thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn, trong đó có văn học.”[3, tr.244]
Như vậy, trong nhãn quan của Đỗ Lai Thúy, việc giải mã các giá trị văn hóa
trong tác phẩm văn học là một tất yếu của vấn đề nghiên cứu văn hóa và văn học. Bất
cứ tác phẩm văn học nào cũng hàm chứa trong đó những phẩm tính văn hóa của cộng
động mà nhà nghiên cứu phải có trách nhiệm khám phá để nhận diện nó. Vì thế, trong
lĩnh vực văn hóa học ứng dụng xét từ mối quan hệ văn hóa và văn học, việc vận dụng
những kiến thức văn hóa để phê bình các hiện tượng văn học cũng là một phương diện
cần được quan tâm của văn hóa học ứng dụng.
Văn hóa là một trong những phẩm tính không thể thiếu ở con người mà phẩm tính nầy
được thể hiện sinh động trong tác phẩm văn học. Thế nên, việc ứng dụng văn hóa
trong nghiên cứu văn học, thực chất là khám phá những giá trị văn hóa được lưu giữ
trong văn học để góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là một lộ trình nghiên
cứu mang tính mở, nên những bình diện nghiên cứu chúng tôi trình bày ở trên chỉ là
những gợi mở bước đầu. Vì theo Lê Nguyên Cẩn việc giải mã các giá trị văn hóa ở tác
phẩm văn học trong mối quan hệ với văn hóa – văn học từ góc nhìn ứng dụng: “là một
vấn đề không dễ giải quyết trong một sớm một chiều nhưng gợi mở một hướng nghiên
cứu, một hướng tiếp cận tác phẩm văn chương để hiểu hơn vì sao văn học tồn tại trong
đời sống con người và vì sao nhân loại cần tới văn học. Tất nhiên, khi nói văn hóa là
của con người, do con người và cho con người thì văn học cũng phải mang các tính
chất đó.”[4, tr.9]
Song, để thực thi được hướng nghiên cứu này thì việc trang bị cho mình vốn
kiến thức về văn học, văn hóa và các loại hình nghệ thuật khác là một điều vô cùng
quan thiết. Bởi, không có nền tảng tri thức thỏa mãn điều kiện cần và đủ, không thể
giải quyết được yêu cầu nghiên cứu đa dạng và phong phú của việc nghiên cứu văn
hóa học từ góc nhìn ứng dụng, nhất là trong thời kỳ đất nước đang trên đà hội nhập và
phát triển của xu hướng toàn cầu hóa.
3. Tiểu kết
Như vậy, khả năng vận dụng kiến thức Văn hóa học và đời sống của con người đã
luôn hiện hành trong suốt thời gian lịch sử qua. Văn hóa của loài người không dừng
lại ở thành tố văn học mà nó trải dài trên nhiều thành tố như ngôn ngữ, tôn giáo, tín
ngưỡng, lễ hội,...
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn, Quản lý văn hóa ở Việt Nam trong đổi mới và hội
nhập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2014, tr.26.
2. Phan Thắng, Văn hoá là cái giữ cho mỗi dân tộc có được gương mặt riêng của
mình, http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doisong27/khach-moi-cua-tap-
chi45/van-hoa-la-cai-giu-cho-moi-dan-toc-co-duoc-guong-mat-rieng-cua-minh, ngày
cập nhật: 12/4/2015.
3. Đỗ Lai Thúy (2011), Phê bình văn học con vật lưỡng thê ấy, NXb. Hội Nhà văn.
4. Lê Nguyên Cẩn (2013), Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội

You might also like