You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
~~~~~~*~~~~~~

NĂM HỌC 2022 - 2023

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN

ĐỀ TÀI

VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM KEPADA


PEMINTA-MINTA CỦA NHÀ THƠ CHAIRIL ANWAR

Môn học: Văn học Đông Nam Á


GVHD: TS Đoàn Thị Quỳnh Như
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thiên Hương
MSSV: 2056110061

TP.HCM, tháng 1 năm 2023


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................3

1.1. Cơ sở lí luận......................................................................................................3

1.1.1. Sơ lược về văn học Đông Nam Á......................................................................3

1.1.2. Sơ lược về văn học Indonesia............................................................................5

1.1.3. Giới thiệu về thể loại thơ tự do..........................................................................8

1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................9

1.2.1. Vài nét về nhà thơ Chairil Anwar......................................................................9

1.2.2. Giới thiệu về tác phẩm "Kepada Peminta-minta"............................................11


CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU TÁC PHẨM KEPADA PEMINTA-MINTA..............12

2.1 Lời bài thơ.......................................................................................................12

2.2 Phân tích bài thơ..............................................................................................14

PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................17

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................18

1
PHẦN MỞ ĐẦU

Đã từ lâu, văn học được xem như một bộ môn nghệ thuật không thể thiếu
trong đời sống của người dân. Văn học xuất hiện từ khi có con người, thể hiện hình
thái ý thức của xã hội hay nói cách khác là thể hiện tư duy của con người. Mỗi một
quốc gia trên thế giới đều sở hữu nền văn học riêng với những tác phẩm văn học là
những bức tranh sinh động miêu tả đặc điểm của đời sống con người trong chính
quốc gia đó.

Khi nghiên cứu các nền văn học trên thế giới, sẽ là một thiếu sót lớn nếu
chúng ta bỏ qua những nền văn học ở khu vực Đông Nam Á với nhiều đặc trưng độc
đáo, hấp dẫn. Với bề dày lịch sử, văn học các nước Đông Nam Á không chỉ thể hiện
những bản sắc dân tộc của riêng mình mà còn tiếp thu tinh hoa nền văn học của các
nước lân cận và các nước lớn trên thế giới để dần phát triển và trưởng thành. Và cho
đến hôm nay, các nền văn học của Đông Nam Á đã vô cùng phong phú, đa dạng,
nhiều sắc màu.
Là sinh viên ngành Indonesia học, khoa Đông Phương học, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, việc tìm tòi, nghiên cứu về các nền văn học trong khu
vực Đông Nam Á nói chung và đất nước Indonesia riêng là điều vô cùng cần thiết và
bổ ích. Hơn thế nữa, Indonesia cũng là một quốc gia có sự đa dạng trong văn hóa,
ngôn ngữ, tộc người cùng lịch sử hình thành phát triển lâu đời, khiến cho nền văn
học Indonesia có nhiều nét độc đáo với kho tàng tác phẩm đồ sộ qua các thời kì khác
nhau. Các tác phẩm thơ, văn đều gắn với các thông điệp cuộc sống, là tấm gương
phản chiếu những vấn đề trong xã hội đương thời. Trong thế kỷ XX, đã có nhiều nhà
văn, nhà thơ lớn cho ra đời những tác phẩm phản ánh những vấn đề xã hội gắn liền
với tên tuổi của các nhà thơ, nhà văn lớn của Indonesia. Một trong số đó là tác phẩm
Kepada Peminta-minta của nhà thơ nổi tiếng Chairil Anwar trong phong trào văn
học thế hệ 1945. Ông là người theo chủ nghĩa biểu hiện, đã cho thơ thể hiện thái độ
và thực tế diễn ra trong xã hội, mà cụ thể là về vấn đề người ăn xin - một trong
những vấn nạn gây nhức nhối trở lại ở Việt Nam ta những năm gần đây.
Chính vì những lí do trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vấn đề xã
hội trong tác phẩm Kepada Peminta-minta của nhà thơ Chairil Anwar” nhằm mục
đích phân tích những giá trị nhân văn của tác phẩm, đồng thời hiểu thêm về văn học
hiện đại ở Indonesia nói riêng và nền văn học của đất nước Indonesia nói chung.

Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu
cũng như phương pháp phân tích, tổng hợp để tiếp cận với vấn đề trong tác phẩm
“Kepada Peminta-minta”. Qua đó, tác giả sẽ trình bày các vấn đề về cơ sở lí luận và
thực tiễn, bao gồm khái quát về nền văn học Đông Nam Á, văn học Indonesia cũng
như thể loại thơ và giới thiệu về tác giả Chairil Anwar cùng bài thơ “Kepada
Peminta-minta”. Sau đó, tác giả tiến hành biên dịch tác phẩm từ tiếng Indonesia
sang tiếng Việt, sau đó phân tích và trình bày cảm nhận của mình về tác phẩm này.
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Sơ lược về văn học Đông Nam Á

Văn học Đông Nam Á là thuật ngữ để chỉ các nền văn học dân tộc ở khu vực
này và giữa chúng có một cơ tầng văn hóa chung, có những đặc thù, đường nét
chung qua quá trình giao lưu tiếp xúc như một cộng đồng lớn. Nói đến văn học Đông
Nam Á không thể không nhắc đến sức mạnh dân gian hoá. Nền tảng của sức mạnh
dân gian hoá đó là nền văn hoá dân gian còn đang bao trùm hầu như toàn bộ đời
sống tinh thần của họ. Văn học dân gian là một trong những cội nguồn của văn học
dân tộc.
Trước khi tiếp xúc với những nền văn hoá lớn của phương Đông như Ấn Độ
và Trung Quốc thì nền văn học Đông Nam Á đã được hình thành trên cơ tầng văn
hoá nói chung của Đông Nam Á thời tiền sử, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa
nước. Sự ra đời của các nghi lễ nông nghiệp ban đầu gắn liền với tôn giáo và mang ý
nghĩa tôn giáo dần trở thành các sinh hoạt văn nghệ, văn học dân gian. Đây là nền
tảng quy định sự phát triển văn hoá tinh thần, văn hoá vật chất, cơ cấu xã hội và đời
sống tâm linh, tư duy triết lý của con người Đông Nam Á trong suốt quá trình vận
động của xã hội khu vực này từ xưa cho tới nay. Nền văn minh nông nghiệp lúa
nước này là cội nguồn và bản sắc riêng, phát triển liên tục trong lịch sử. Lớp văn hoá
nguyên sơ này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Trên
cơ tầng văn hoá này, văn học dân gian nảy nở, phát triển. Các thể loại của văn học
dân gian Đông Nam Á gồm có truyền thuyết, cổ tích, truyện kể, dân ca và đặc biệt là
thể loại truyện cười đặc trưng của vùng này. Văn học dân gian chủ yếu được phổ
biến thông qua hình thức truyền miệng với nội dung gắn liền với cuộc sống của
người dân và các mối quan hệ trong xã hội, qua đó thể hiện mong muốn của nhân
dân trong xã hội xưa.
Văn học viết bắt đầu phát triển khi chữ viết bắt đầu xuất hiện ở khu vực Đông
Nam Á. Hầu như văn học viết ở các nước Đông Nam Á đều hình thành hai bộ phận:
văn học bằng tiếng vay mượn và văn học bằng tiếng dân tộc. Bởi lẽ nền văn minh
nông nghiệp với sự phát triển hưng thịnh của văn học dân gian đã làm cho văn học
thành văn của Đông Nam Á ra đời muộn. Từ thế kỉ I đến X, các nước Đông Nam Á
chưa có chữ viết, trong khi đó tôn giáo Ấn Độ và Phật giáo du nhập và phát triển ở
các quốc gia Đông Nam Á. Tiếng Pali, Sanskrit, tiếng Hán không những đóng vai trò
ngôn ngữ trong truyền giáo mà còn đóng vai trò ngôn ngữ văn học ở các quốc gia
Đông Nam Á. Ban đầu các quốc gia ở Đông Nam Á đã vay mượn trực tiếp các chữ
viết của Ấn Độ, Trung Quốc. Sau đó cư dân Đông Nam Á mới dựa trên những mẫu
chữ đó để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. Loại chữ viết này chủ yếu dùng trong
công việc hành chính và trong sinh hoạt ở các quốc gia cổ đại Đông Nam Á. Như
vậy có thể nói, văn học viết Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XI –
XIII nhưng có nước phát triển chữ viết sớm, có nước muộn hơn nên nền văn học
thành văn ở khu vực này chỉ thực sự phát triển kể từ thế kỷ thứ XIV.
Văn học viết thế kỷ XIII – XVIII nói chung là văn học cung đình, còn ảnh
hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc. Riêng Indonesia, Malaysia chịu ảnh hưởng
của văn hoá Java và văn hoá Islam giáo của Ả Rập – Ba Tư. Philippines đã tiếp thu
ảnh hưởng của văn học châu Âu sớm hơn cả thông qua quá trình thực dân hóa của
Tây Ban Nha ở đất nước này. Vì thế sau này, văn học Philippines chuyển biến sang
thời kỳ hiện đại sớm hơn các nước khác trong khu vực.
Đến thế kỷ XIX – XX, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
văn hoá phương Tây do thời điểm này đa phần các nước Đông Nam Á đều là thuộc
địa của thực dân phương Tây. Văn học Đông Nam Á tiếp thu được ở văn học
phương Tây tư tưởng tự do, dân chủ, tư tưởng khoa học. Những tư tưởng đó đã bồi
dưỡng, soi sáng, vun đắp thêm tinh thần yêu nước, đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân giành độc lập dân tộc của các dân tộc ở đây trong những đêm dài nô lệ. Bên
cạnh đó, văn học Đông Nam Á tiếp thu thêm những thể loại văn học mới như thơ tự
do, kịch nói, truyện ngắn, tiểu thuyết,... Đặc biệt tiểu thuyết là loại văn xuôi nhanh
chóng thích ứng với đời sống tinh thần của các dân tộc ở đây. Thời kỳ này cũng là
lúc mà văn học khai sáng và những nhân tố của chủ nghĩa hiện thực hình thành trong
văn học. Các nhà xuất bản, nhà in bắt đầu xuất hiện do tiếp thu và truyền bá những
kiến thức khoa học và kỹ thuật từ phương Tây. Những yếu tố này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho văn học phát triển.
Những năm 1910 – 1920, văn học Đông Nam Á bước sang thời kỳ hiện đại.
Văn xuôi chiếm ưu thế trong văn học và đó là điều mới mẻ trong truyền thống văn
học. Trong khi đó, thể loại thơ ca cũng vẫn luôn “ngự trị” trong văn học Đông Nam
Á. Tiếp theo đó, vào những năm 20, 30 của thế kỷ XX, thể loại tiểu thuyết ra đời hầu
hết ở các nền văn học Đông Nam Á. Ngoài ra, thể loại truyện ngắn cũng ra đời vào
cuối thế kỷ XIX, đầu XX cũng phát triển rất mạnh từ sau Chiến tranh Thế giới II. Có
thể thấy, truyện ngắn luôn luôn là thể loại thường trực trong văn học hiện đại Đông
Nam Á. Trong thời gian này, văn học Đông Nam Á phản ánh những vấn đề về đấu
tranh giải phóng dân tộc, vấn đề độc lập, tự do, dân chủ. đặc biệt trong thể loại văn
xuôi, vấn đề đấu tranh chống ngoại xâm, đấu tranh vì nền dân chủ, chính nghĩa, tự
do xã hội, bình đẳng để có quyền sống làm người,…
Bước vào thời kỳ hiện đại, văn học Đông Nam Á thay đổi toàn diện sâu sắc
về cả nội dung chức năng của văn học, hình thức, thể loại văn học và ngôn ngữ văn
học. Văn học hiện đại Đông Nam Á tiến bước trên con đường quanh co, khúc khuỷu,
luôn luôn phải đấu tranh để tiến lên: cuộc đấu tranh để xác định chức năng của văn
học, đấu tranh giữa truyền thống và đổi mới, cuộc đấu tranh giữa yêu cầu thống nhất
toàn quốc và tính hẹp hòi địa phương,.... Văn học hiện đại Đông Nam Á đã góp phần
quan trọng vào làm cho tiếng nói dân tộc trong vùng Đông Nam Á thích ứng với đời
sống hiện đại.1
Nhìn chung, văn học Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời và đạt được
nhiều thành tựu rựu rỡ. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, văn học Đông Nam Á
ngày càng phát triển hơn cũng như từng bước khẳng định vị thế của mình trong nền
văn học thế giới.

1.1.2. Sơ lược về văn học Indonesia

Indonesia là quốc đảo lớn trên thế giới với hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ, nằm
trải dài giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tại khu vực Đông Nam Á. Thời
trung cổ, Indonesia nằm trên quần đảo Mã Lai nơi trải qua sự thống nhất và sát nhập

1
Nguyễn Tấn Đắc (1983).Văn học các nước Đông Nam Á.Viện Đông Nam Á.Tr.73
bờ cõi của nhiều vương triều lớn vùng Đông Nam Á hải đảo như Sriwijaya,
Majapahit, Mataram,… Có thể nói, quá trình lịch sử văn học của Indonesia rất phức
tạp do Indonesia là một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Bên cạnh đó, Indonesia
có vị trí đặc biệt với đường biển trải dài, là nơi giao thoa giữa rất nhiều nền văn hóa
lớn và chịu sự ảnh hưởng về mọi mặt, trong đó có văn học. Do đó, nền văn học
Indonesia rất phát triển và đa dạng sắc màu.

Cũng như các nước khác ở khu vực Đông Nam Á, văn học Indonesia được
hình thành trên cơ sở nền văn học dân gian giàu có và nền văn học viết truyền thống
của các dân tộc.

Về văn học dân gian, trước khi người Ấn Độ đặt chân đến quần đảo Mã Lai,
Indonesia đã có sẵn một nền tảng văn học ăn sâu tồn tại dưới hình thức truyền
miệng. Nhiều thần thoại nguyên sơ ra đời phản ánh những quan niệm về vũ trụ, cách
lí giải về vũ trụ, về tổ tiên của người Indonesia hay nguồn gốc ra đời của các đảo,
các dân tộc. Tất cả những câu chuyện thần thoại đều gắn chặt với tín ngưỡng đa thần
giáo, tín ngưỡng cổ xưa, phong tục tập quán của người Indonesia cổ. Về sau, các cổ
tích, truyền thuyết cũng xuất hiện. Ngoài ra, văn học dân gian Indonesia cũng nổi bật
với các bài thơ dân gian Mantra và Pantun. Đây là các thể loại thơ gắn liền với tín
ngưỡng đa thần giáo, thể hiện đời sống, sinh hoạt của người dân, một số khác còn
phản ánh các giá trị đạo đức. Sau khi người Ấn Độ đến, văn học dân gian Indonesia
chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học Ấn Độ. Nhiều motip truyện dân gian đã vay mượn
từ các tác phẩm của Ấn Độ.2

Về văn học viết, có thể chia văn học viết của Indonesia ra thành hai thời kì là
văn học viết truyền thống và văn học viết hiện đại. Ở thời kì đầu, văn học thành văn
truyền thống của Indonesia chịu nhiều ảnh hưởng từ hai sử thi lớn của Ấn Độ là
Mahabharata và Ramayana. Ở thời kì này nhiều sử thi địa phương đã được sáng tác
phỏng theo hai sử thi nổi tiếng trên. Tiếng Phạn cũng được vay mượn từ Ấn Độ từ
đây. Tuy nhiên sau đó, khoảng thế kỉ XIV, khi Islam giáo được truyền bá đến
Indonesia, văn hóa Ả Rập – Ba Tư đã thay thế văn hóa Ấn Độ giáo ảnh hưởng tới
văn hóa Indonesia, mang theo một số thể loại văn học mới như saga, biên niên sử,

2
 Đức Ninh, Đỗ Thu Hà, Trần Thúc Việt, Võ Đình Hường (2000).Văn học khu vực Đông Nam Á. NXB Đại
học quốc gia Hà Nội, Tr.42,47
thơ, suluk, primbon và thư pháp. Nhiều tác phẩm văn học ra đời được viết bằng tiếng
Java trung cổ. Giai đoạn từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVIII, văn học cung đình tâng bốc
quan lại và vua chúa rất phát triển. Các tác phẩm này mang màu sắc huyền thoại, các
yếu tố hoang đường trong khi đó những yếu tố lịch sử lại được thêu dệt bằng sự bịa
đặt, tưởng tượng.

Ở thời kì bắt đầu phát triển văn học viết hiện đại từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu
thế kỉ XIX, người Indonesia tiếp xúc với những tiến bộ của Châu Âu khi thực dân
phương Tây bắt đầu xâm lăng vào Indonesia. Các tác giả đã phê phán các mặt khác
nhau của xã hội phong kiến, biểu hiện cảm thông với nhân dân bị tước mất quyền
sống, chống mê tín dị đoan và kêu gọi đồng bào đấu tranh vì cuộc sống mới. Đây
cũng là thời điểm chấm dứt nên văn học chung của Indonesia và Malaysia sau
khoảng 19 thế kỉ.3 Kể từ đó, văn học Indonesia bắt đầu phát triển độc lập. Những đại
biểu của tầng lớp thị dân khá giả là những người lập nên mảng văn học này. Những
truyện được viết trong thời gian này theo motip thần kỳ Mã Lai hoặc theo kiểu trinh
thám Châu Âu.

Vào giai đoạn những năm 1920 hay còn được gọi là giai đoạn “nhà xuất bản”,
đã có khoảng hơn 2000 cuốn sách khác nhau được xuất bản. Giai đoạn này đã cho ra
đời nhiều khuynh hướng văn học như thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện vừa, phản ánh
nhiều mặt khác nhau của xã hội như nỗi khổ của nhân dân, người phụ nữ bị áp bực,
chế độ tư bản,... đặc biệt thể loại văn xuôi cũng vô cùng phát triển. Ở giai đoạn này,
các nhà văn Indonesia đã mạnh dạn dùng ngôn ngữ dân tộc là tiếng Indonesia
(bahasa Indonesia) làm phương tiện diễn đạt nghệ thuật.

Đến những năm 1940 – 1950, văn học Indonesia gắn liền với vận mệnh đất
nước, với không khí cách mạng đang sục sôi. Trong giai đoạn này, thể loại thơ ca và
truyện ngắn đặc biệt rất phát triển, nổi bật với các tác phẩm về đề tài yêu nước. Nổi
trội trong giai đoạn này phải kể đến Thời kỳ 1945 (Angkatan ‘45). Phong cách văn
học của thời kỳ này bắt đầu xuất hiện khi Nhật Bản đô hộ Indonesia năm 1942 nhằm
phản ứng lại với các tác phẩm văn học Indonesia nhưng lại dùng cho mục đích phục
vụ chính phủ Nhật Bản ở Indonesia.

3
Đức Ninh, Đỗ Thu Hà, Trần Thúc Việt, Võ Đình Hường (2000).Văn học khu vực Đông Nam Á.NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Tr.49, 54
Văn học những năm 1960 – 1970 của Indonesia chịu ảnh hưởng từ sự kiện
chính trị năm 1965. Tổ chức văn học tiến bộ LEKRA tan rã do những sai lầm, thiếu
sót từ chủ nghĩa giáo điều của Mao Trạch Đông cũng như thiếu hẳn một lập trường
riêng rõ ràng và đầy đủ với tên gọi “dân chủ hóa lãnh đạo” của Sukarno. Tình hình
văn học thời kì này được coi là thị trường sách “rẻ rúng” với những quyển sách
khiêu dâm hay những tiểu thuyết kinh dị theo phong cách phương Tây. Trong thị
trường văn học mục nát này, số lượng sách được xem là đúng đắn không nhiều. Tuy
nhiên trong sự suy thoái đó, truyện ngắn vẫn được xem là hình thức sáng tác nổi bật.
Tuy nhiên vào những năm 1970, tiểu thuyết đã xuất hiện và bắt đầu phát triển với đề
tài về sự va chạm giữa cái cũ và cái mới trong xã hội, xung đột giữa cách nghĩ truyền
thống và hiện đại được viết bằng phương pháp hiện thực.

Từ những năm 1980 đến nay, các nhà văn, nhà thơ Indonesia đã chuyển sang
các đề tài về tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên phù hợp với quá trình hiện đại hóa
của xã hội,… Văn học Indonesia thực sự đã và đang rất phát triển trong thời kì hiện
đại ngày nay.

Nói tóm lại, Indonesia có một nền văn học lâu đời, phong phú, đa dạng và
phức tạp. Thông qua việc tiếp thu những nét đặc sắc từ các nền văn học lớn trên thế
giới kết hợp với những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc và phát triển nền văn học
của mình qua từng thời kì, nhân dân Indonesia đã sáng tạo nên những giá trị quý giá
cho nền văn học nước nhà. Văn học Indonesia đã và đang hòa chung vào dòng chảy
của nền văn học khu vực và thế giới hiện đại “Thống nhất trong đa dạng” hôm nay.4

1.1.3. Giới thiệu về thể loại thơ tự do

Thơ là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu và sự chọn lọc từ
cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức logic nhất định tạo nên hình
ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Thơ thường
có đặc điểm là ngắn gọn, súc tích nhưng cô đọng nhiều hàm ý. Một bài thơ thường
có vần điệu giữa các câu với nhau. Thơ thường được dùng như hình thức biểu đạt
cảm xúc trữ tình hoặc tình cảm của tác giả trước sự vật, sự việc trong đời sống.

4
Đức Ninh, Đỗ Thu Hà, Trần Thúc Việt, Võ Đình Hường (2000).Văn học khu vực Đông Nam Á.NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Tr.86
Thơ có thể được chia thành nhiều thể loại phụ thuộc vào hình thức, cấu trúc
và vần điệu của nó. Những thể thơ phổ biến gồm thơ lục bát, thơ ngũ ngôn (5 chữ),
thơ song thất lục bát, thơ Đường Luật và thơ tự do. Khác với một số thể loại thơ
khác, thơ tự do không bị giới hạn bởi niêm luật, âm luật cũng như nhịp điệu. Về mặt
hình thức, số chữ và số câu trong một khổ của thơ tự do không bị giới hạn. Nhịp thơ,
âm vần cũng không có luật lệ cố định. Về mặt nội dung, thơ tự do có nhiều âm
thanh, hình tượng, màu sắc đa dạng và phong phú được biểu thị qua cách dùng ngôn
từ mới lạ, cách tân, không hàm chứa những hình ảnh cũ kĩ. Lời kết của thơ đôi khi
được bỏ ngỏ, không tròn trịa và có đầu đuôi như những thể loại thơ cũ. Vì vậy có thể
nói, thơ tự do là một thể thơ của thời đại mới bởi nó thể hiện tính phóng khoáng,
không gò bó mà tuôn chảy tự do theo cảm xúc của tác giả.

Ở Indonesia, thơ là thể loại phổ biến và chiếm vị trí quan trọng trong nền văn
học dân tộc của quốc gia hải đảo này. Từ thời văn học truyền miệng bắt đầu xuất
hiện ở đất nước này, thơ ca đã tồn tại dưới nhiều thể loại như Mantun, Pantra,… Tuy
nhiên, thể loại thơ tự do chỉ bắt đầu du nhập vào Indonesia do ảnh hưởng từ nền văn
học phương Tây vào khoảng thế kỷ thứ XIX. Các nhà thơ dần theo đuổi thể loại thơ
này như là một cách giải thoát những uẩn ức, những cô đọng, những chất chứa, được
tích luỹ trong thời kháng chiến. Tất cả những tích luỹ ấy dồn ép ra thành thơ ca dưới
dạng phóng túng nhất của ngòi bút – thơ tự do, với tất cả những phá cách tiêu biểu,
như thể là một sự giải phóng của tâm hồn khỏi ách áp bức của những lệ luật, vần
điệu cũ. Đặc biệt, trong Thời kỳ 1945, thơ tự do phát triển mạnh ở Indonesia bởi
những sự hỗn loạn về kinh tế và chính trị trong thời kỳ này đã thôi thúc các nhà thơ
bộc lộ cảm xúc và tinh thần dân tộc của mình qua các tác phẩm thơ ca của mình.

Nói tóm lại, thơ tự do là thể loại thơ mới đại diện cho văn học viết hiện đại
của Indonesia. Với số lượng tác phẩm đồ sộ cùng với những giá trị tư tưởng chứa
đựng trong những tác phẩm đó, có thể nói thể loại thơ này đóng vai trò quan trọng
trong nền văn học Indonesia.

1.2. Cơ sở thực tiễn


1.2.1. Vài nét về nhà thơ Chairil Anwar
Chairil Anwar sinh ngày 26 tháng 07 năm 1922 tại Medan, mất ngày 28 tháng
04 năm 1949 tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ông là một trong những nhà thơ tiên
phong trong nền văn học cách mạng của Indonesia Thời kỳ 1945 (Angkatan ’45).

Cha của Chairil Anwar là một nhân vật khá quan trọng ở tỉnh Riau bởi ông
từng giữ chức Nhiếp chính của huyện Indragiri. Từ nhỏ, Anwar đã được hưởng nền
giáo dục tại các trường học do người Hà Lan xây dựng và quản lí ở Indonesia. Ông
thành thạo nhiều ngoại ngữ gồm tiếng Anh, tiếng Hà Lan và tiếng Đức. Năm 18 tuổi,
ông quyết định dừng việc học tập để theo đuổi con đường văn chương. Đến năm 19
tuổi, sau khi cha mẹ ly hôn, Anwar chuyển đến Batavia (nay là Jakarta) cùng mẹ và
bắt đầu sự nghiệp văn thơ của mình tại đây.

Năm 1942 khi vừa tròn 20 tuổi, Chairil Anwar xuất bản bài thơ đầu tiên với
tựa đề “Nisan” (Bia mộ) viết về nỗi đau buồn, mất mát khi bà của ông qua đời. Bài
thơ này giúp cho tên tuổi của Anwar nhận được nhiều sự chú ý. Những tác phẩm của
Anwar chủ yếu viết về chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hiện sinh và cái chết. Lúc bấy
giờ, Nhật Bản đang chiếm đóng Indonesia, nên nhiều tác phẩm của ông bị kiểm
duyệt và cấm xuất bản vì người Nhật cho rằng tư tưởng trong các tác phẩm này quá
chủ quan và không phù hợp với tinh thần của Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á.
Trong suốt cuộc đời của mình, Chairil Anwar đã sáng tác tổng cộng 94 tác phẩm,
trong đó có 70 bài thơ và hầu hết trong số này không được công bố cho đến tận sau
khi ông qua đời.

Giọng thơ của Anwar gần gũi, thân thiện vì ông sử dụng ngôn ngữ thường
ngày trong các sáng tác của mình. Ông cũng khai thác các hình thái của tiếng
Indonesia thông qua việc sử dụng các tiền tố và hậu tố trong câu từ nhằm nhấn mạnh
và tạo ấn tượng cho người đọc. Ngoài ra, ông còn sử dụng nhiều từ mượn tiếng Hà
Lan và tiếng Anh, thể hiện sự ảnh hưởng của các ngôn ngữ phương Tây lên tiếng
Indonesia, cho thấy sự phát triển yếu kém của ngôn ngữ dân tộc nước này. 5 Theo
Tinuk Yampolsky của Lontar Foundation, những ảnh hưởng của phương Tây trong
thơ văn của Anwar là đại diện cho đặc trưng của nền văn học Indonesia Thời kỳ
1945. Trong khi các nhà văn của thế hệ trước chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi thơ ca
truyền thống và chủ nghĩa dân tộc, thì Thế hệ của các nhà văn Thời kỳ 1945, trong
5
Teeuw, A.(1980). Sastra Baru Indonesia.NXB Nusa Indah.
đó có Anwar, bị ảnh hưởng nhiều bởi chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa hiện sinh của
phương Tây.6

Ngoài việc sáng tác, Chairil Anwar còn là một phát thanh viên tiếng Nhật cho
một đài phát thanh ở Jakarta. Tại đây, ông gặp người con gái khiến ông yêu đắm say
– Sri Ayati nhưng cho đến tận cuối đời, ông vẫn không có can đảm để bày tỏ lòng
mình. Anwar kết hôn năm 1946 với người phụ nữ tên Hapsah Wiraredja và có một
người con gái, tuy nhiên họ ly hôn chỉ 2 năm sau đó. Đến năm 1949, Anwar qua đời
ở tuổi 27 vì bạo bệnh.

Sau khi ông mất, toàn bộ những sáng tác của ông được tổng hợp và xuất bản
thành ba quyển sách. Ngoài bản được ông viết bằng tiếng Indonesia, những bài văn,
bài thơ của ông cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng
Đức và tiếng Tây Ban Nha. Các tác phẩm của Chairil Anwar không những được
nhân dân Indonesia yêu mến và ngưỡng mộ, mà còn nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ
ở khắp nơi trên thế giới.

1.2.2 Giới thiệu tác phẩm “Kepada Peminta-minta”

 Tác phẩm “Kepada Peminta-minta” của Chairil Anwar dịch sang tiếng Việt
nghĩa là “Gửi người ăn xin”. Bài thơ kể về một người ăn xin cơ cực, nghèo khổ
không có gì cả. Tuy nhiên, điểm nổi bật của bài thơ này là hành vi và thái độ của
người ăn xin đối với việc ăn xin. Qua đó, thái độ của nhà thơ đối với người ăn xin
cũng được thể hiện rõ.

6
Yampolsky, Tinuk.(2002).Chairil Anwar: Poet of a Generation.Center for Southeast Asian Studies,
Northern Illinois University.
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU TÁC PHẨM KEPADA PEMINTA-MINTA

2.1 Lời bài thơ

NGUYÊN TÁC

Baik, baik aku akan menghadap Dia

Menyerahkan diri dan segala dosa

Tapi jangan lagi tentang aku

Nanti darahku jadi beku

 Jangan lagi kau bercerita

 Sudah tercacar semua di muka

 Nanah meleleh dari luka

 Sambil berjalan kau usap juga

 Bersuara tiap kau melangkah

 Mengerang tiap kau menendang

Menetes dari suasana kau datang

Sembarang kau merebah

Mengganggu dalam mimpiku

Menghempas aku di bumi keras

Di bibirku terasa pedas

Mengaum di telingaku
Baik, baik aku akan menghadap Dia

Menyerahkan diri dan segala dosa

Tapi jangan tentang lagi aku

Nanti darahku jadi beku

“Được, được, tôi sẽ đối mặt với anh

Đầu hàng chính mình và mọi tội lỗi   

Nhưng anh đừng nói về tôi nữa.   

Máu của tôi đã nguội lạnh mất rồi.

TẠM DỊCH

Anh thôi đừng nói nữa

Trên mặt đều lem nhem

Những vết thương mù chảy   

Anh vừa đi vừa lau.

Âm thanh mỗi khi anh bước đi   

Sự rên rỉ từ mỗi cái anh nhìn 

 Thấm nhòa bầu không khí khi anh đến  

Bất cứ khi nào anh nằm xuống.

Xao xuyến trong giấc mơ   

Ném mình xuống đất cứng 

Trên môi em thật cay   

Gầm lên trong tai tôi.


Được rồi, được rồi, tôi sẽ đến với anh  

Đầu hàng mọi tội lỗi   

Nhưng đừng nói với tôi nữa   

Máu của tôi đã nguội lạnh mất rồi.”

(Tạm dịch)

2.2 Phân tích bài thơ

“Được, được, tôi sẽ đối mặt với anh

Đầu hàng chính mình và mọi tội lỗi   

Nhưng anh đừng nói về tôi nữa.   

Máu của tôi đã nguội lạnh mất rồi.”

  Trong bài thơ, “tôi” chỉ tác giả, “anh” chỉ người ăn xin. Câu thơ đầu tiên thể
hiện lòng trắc ẩn của nhà thơ đối với người hành khất và mang sắc thái đem lại một
niềm hạnh phúc gì đó đến cho người ăn xin. Tuy nhiên, tác giả cũng cảm thấy bị
quấy rầy và bức xúc vì luôn bị kẻ ăn mày làm phiền thông qua cụm “Nhưng anh
đừng nói về tôi nữa”. Đồng thời, tác giả cũng tự nhủ bản thân không chạnh lòng nữa
và thể hiện sự khó chịu của mình về cách kiếm sống của những người ăn xin. 

“Anh thôi đừng nói nữa

Trên mặt đều lem nhem

Những vết thương mù chảy   

Anh vừa đi vừa lau.”

Câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ hai đã một lần nữa nhấn mạnh lại rằng tác
giả không còn muốn nghe người ăn xin kể về cuộc đời mình với vẻ mặt buồn bã, đầy
ưu tư xen lẫn nét khổ sở… Đến mức mà mồ hôi tuôn đầm đìa vẫn cứ xin với giọng
thương hại đến khi có người cho tiền mới thôi”.

“Âm thanh mỗi khi anh bước đi   


Sự rên rỉ từ mỗi cái anh nhìn 

 Thấm nhòa bầu không khí khi anh đến  

Bất cứ khi nào anh nằm xuống.”

Từ góc nhìn của nhân vật tôi, anh ta thấy người ăn mày đi đâu cũng cầu xin
lòng thương xót, thể hiện qua những bước chân mệt mỏi, những cái nhìn trên khuôn
mặt dường như thực sự gặp khó khăn, gian khổ, lần nào cũng khóc và có thể ngủ ở
bất cứ đâu, khiến ai nhìn thấy cũng phải chạnh lòng.

“Xao xuyến trong giấc mơ   

Ném mình xuống đất cứng 

Trên môi em thật cay   

Gầm lên trong tai tôi.”

Giọng điệu toát ra từ khổ thơ trên đã thể hiện rõ quan điểm và thái độ của tác
giả trong cuộc sống mưu sinh. Nhân vật tôi luôn nghĩ đến thái độ của người hành
khất, khiến anh ta suy nghĩ rằng cuộc sống thật khó khăn và phức tạp. Anh ta muốn
nói điều gì đó luôn thường trực trong tâm trí với người xin ăn, rằng hãy chọn một
công việc khác để có cuộc sống tốt hơn là ăn xin hành khất. Đừng đi xin khi còn có
thể làm việc được trên đời. Đó là tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm đến người ăn
xin.

“Được rồi, được rồi, tôi sẽ đến với anh  

Đầu hàng mọi tội lỗi   

Nhưng đừng nói với tôi nữa   

Máu của tôi đã nguội lạnh mất rồi.”

Một lần nữa, nhân vật tôi cảm thấy tiếc cho người ăn xin và dùng vũ lực cho
đi những gì anh ta có. “Tôi” bức xúc, khó chịu vì luôn bị những người ăn xin dòm
ngó, không đồng tình với cách kiếm sống của người ăn xin và thể hiện sự cương
quyết nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Không khí toát lên từ giọng điệu mà nhà
thơ gợi ra khiến người đọc đồng ý rằng trong cuộc mưu sinh, chúng ta không nên ăn
xin miễn là chúng ta còn có thể cố gắng.
Tóm lại, bài thơ thể hiện sự thất vọng và tức giận của nhà thơ đối với người
ăn xin kiếm sống bằng phương thức ăn xin giả tạo, gượng ép. Bên cạnh đó là sự lo
lắng và không tán thành với công việc ăn xin này. Dù cho cuộc sống phức tạp và khó
khăn đến mấy nhưng vẫn mong mọi người kiếm sống bằng con đường tốt hơn, chính
đáng hơn, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội hơn.

Việc sử dụng hình ảnh liên tưởng như một phương tiện để củng cố và làm
sáng tỏ sức mạnh trí tưởng tượng của con người. Thông qua cách biểu đạt gián tiếp,
hình ảnh trong bài thơ sẽ hiện lên sinh động như một bức tranh thực. Cụ thể là, hình
ảnh trực giác là “đối mặt” và “nhìn”. Hình ảnh xúc giác là từ “lau”. Hình ảnh thính
giác là các từ “âm thanh” và tiếng “gầm”. Ngoài ra, có một hình ảnh vị giác, đó là
“cay”. Tóm lại, tác giả đã sử dụng hình tượng để làm sinh động hình ảnh giúp người
đọc cảm nhận được điều nhà thơ muốn truyền tải đến với tất cả mọi người.
PHẦN KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Vấn đề xã hội trong tác phẩm Kepada
Peminta-minta của nhà thơ Chairil Anwar”, tác giả đã nhận thấy những nét đặc
trưng của nền văn học viết hiện đại của Indonesia, đặc biệt là nền văn học Thời kỳ
1945 thông qua cách thức sáng tạo nghệ thuật của tác giả Chairil Anwar - một trong
những người tiên phong trong phong trào thơ mới thời kỳ này. Qua bài thơ “Kepada
Peminta-minta”, Anwar đã thể hiện được tấm lòng của nhà thơ muốn kêu gọi những
người hành khất thôi đi ăn xin và tìm kiếm một công việc tốt để tự nuôi sống bản
thân lẫn gia đình. Đồng thời cũng là lời nhắn nhủ người đọc hãy tiếp tục cố gắng làm
việc, giữ vững tinh thần trách nhiệm, đừng lười biếng nhằm giúp ích cho bản thân,
gia đình và xã hội. Một thái độ quá buông xuôi trước hoàn cảnh cuộc sống và như
vậy cho thấy nỗi đau và sự nghèo khó của anh ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Gunawan, I. (2013). Metode penelitian kualitatif. Jakarta: Bumi Aksara.

Kosasih, E. (2012). Dasar-dasar keterampilan bersastra.Bandung: Yrama Widya,1.

Melati, T. S., Warisma, P., & Ismayani, M. (2019). Analisis Konflik Tokoh dalam
Novel Rindu Karya Tere Liye Berdasarkan Pendekatan Psikologi Sastra. Parole
(Jurnal Pendidikan Bahasa dan Sastra Indonesia), 2(2).

Pirmansyah, P., Anjani, C., & Firmansyah, D. (2018). Analisis Semiotik dalam Puisi
“Hatiku Selembar Daun” Karya Sapardi Djoko Damono. Parole(Jurnal
Pendidikan Bahasa dan Sastra Indonesia), 1(3), 315-320.

You might also like