You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI


(Học kỳ I nhóm 3, năm học 2021-2022)

Đề bài: NHỮNG THÀNH TỰU VỀ VĂN HỌC VÀ NGHỆ


THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Sinh viên thực hiện: A41425 Tạ Tương Nghĩa

Giảng viên hướng dẫn: Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn

Hà Nội – 2021

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................3
CHƯƠNG I: VĂN HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI.........................3
1.Khái Quát.......................................................................................3
2.Những thành tựu về văn học........................................................4
2.1/ Kinh thi....................................................................................4
2.2/ Thơ Đường..............................................................................4
2.3/ Tiểu thuyết thời Minh, Thanh...............................................6
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC...............6
1. Khái quát.......................................................................................6
2. Các loại hình nghệ thuật của Trung Quốc cổ đại......................6
2.1/ Múa..........................................................................................6
2.2/ Âm nhạc...................................................................................7
2.3/ Hội hoạ.....................................................................................7
2.4/ Điêu khắc.................................................................................7
3. Tổng quát về nghệ thuật Trung Quốc........................................8
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................10

LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con sông Hoàng Hà đã trở thành biểu tượng
“cái nôi” của nền văn minh Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nơi từ rất
2
sớm đã có loài người cư trú. Vì thế cùng với sự biến động của dòng chảy lịch sử
và những đóng góp về sự sáng tạo của những thế hệ người dân Trung Quốc,
nhân dân nước này đã tạo nên một nền văn hóa vô cùng rực rỡ so với thế giới
đương thời trong đó phải kể đến những thành tựu về văn học và nghệ thuật. Đó
là một nền văn minh có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với các nước lân cận
trong đó có Việt Nam chúng ta mà còn ảnh hưởng đến các nền văn minh khác
trên thế giới như Ấn Độ, Ả Rập…Vì vậy, việc tìm hiểu tác phẩm kinh điển cùng
với những nghệ thuật độc đáo và nổi bật của nền văn minh Trung Quốc không
chỉ giúp ta hiểu hơn về những giá trị to lớn mà còn đưa chúng ta bước vào thế
giới của sự sáng tạo không ngừng của người dân Trung Quốc.

CHƯƠNG I: VĂN HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI


1.Khái Quát
Văn học là một lĩnh vực phát triển rất sớm ở Trung Quốc Trung Quốc có một nền văn
học vô cùng phong phú. Từ thời Chiến quốc xuân thu văn học Trung Quốc bắt đầu phát triển.
Dưới thời Tây Hán tư tưởng Nho giáo được phát huy mạnh mẽ. Vào thời nhà Tùy chế độ
khoa cử ra đời trong đó văn chương trở thành thước đo chính để đánh giá tài năng; Vì vậy văn
học Trung Quốc ngày càng có nhiều thành tựu to lớn văn học Trung Quốc thời kỳ này có
nhiều thể loại như thơ từ truyện kịch tiểu thuyết .... trong đó tiêu biểu hơn cả là thơ - tiểu
thuyết của Đường và Minh, Thanh.

2.Những thành tựu về văn học


2.1/ Kinh thi
Kinh thi là tập thơ cổ nhất của Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác từ những năm đầu
Tây Chu đến giữa Xuân Thu (khoảng 500). Với 305 bài Kinh thichia làm ba phần: Phong,
Nhã, Tụng.

-Phong là dân ca các nước (gồm 15 nước) nên gọi là Quốc Phong.

3
-Nhã là âm nhạc vùng vương triều nhà Chu trực tiếp thống trị gồm đại Nhã (phản ánh
sinh hoạt của quý tộc), Tiểu Nhã (phản ánh sinh hoạt của các tiểu quý tộc.

-Tụnglà loại thơ ca tán tụng công đức của các ông vua thường dùng trong tế tự ở trong
miếu như Thượng Tụng, Chu Tụng, Lỗ Tụng.

Quốc Phong chiếm một nữa số bài trong Kinh thi, cũng là phần có giá trị nhất vì nội dung
của nó mang đậm tính nhân văn và tính hiện thực sâu sắc. Kinh Thi chủ yếu tứ ngôn, phần lớn
mang hình thức “trùng chương điệp cú”, ngôn ngữ chất phát, cách điệu mới mẻ, mà hậu thế
khái quát thủ pháp biểu hiện trong Kinh thi thành, Phú, Tỷ, Hứng. Kinh thi đã ảnh hưởng rất
sâu sắc đến văn học Trung Quốc sau này.

Kinh Thi

2.2/ Thơ Đường


Thơ Đường là đỉnh cao của nền thư ca Trung Quốc. Hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng
đến nay những bài thơ Dường vẫn làm say mê long người bởi những nội dung và giá trị tuyệt
vời của chúng. Trong núi thơ thời Đường ngày ấy, nay người ta còn giữ lại được khoảng
48000 bài thơ của trên 2300 tác giả, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê Miên Châu (Tứ Xuyên),
12 tuổi đã làm thơ, học rộng, biết nhiều lại giỏi về kiếm thuật. Ông từng được Đường Huyền
Tông trọng dụng, làm Hàn lâm cung phụng, nhưng chán cảnh luồn cúi, ưa phóng khoáng nên
đã từ quan bỏ đi chu du khắp nơi. Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại sau Khuất Nguyên.
Thơ ông tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, thắm đượm tình yêu đất nước, yêu nhân
dân sâu sắc, đồng thời cũng thể hiện tính cao ngạo, coi thường quyền quý, lớn tiếng đã kích
các thế lực phong kiến đen tối, ... Nhưng bên cạnh những áng thơ kinh điển, ông cũng có
những bài thơ “đắm mình “trong rượi và thoát tục du tiên. Dặc điểm nghệ thuật: thơ Lý Bạch
đẹp, hào hùng, bút thế linh hoạt. Ông đã lại trên 1200bài thơ, tiêu biểu nhất là bài: hàn lộ nan,
xa ngắm thác núi lư, mộng du thiên mu ngâm lưu biệt, ....

Đỗ Phủ (712-770) tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng Dã Lão, tổ tiên người Tương Dương
(Hồ Bắc). Ông sinh ra ở huyện Cũng (Hà Nam) trong một gia đình quan lại nhỏ sa sút. Ông đi
thi nhiều lần nhưng không đỗ, 40 tuổi mới làm chức quan nhỏ trong 7 năm. Ông sống trong
4
thời đại mà xã hội thời Đường đi từ thịnh đến suy. Thơ Đỗ Phủ phản ánh chân thực các mặt
đời sống trước và sau loạn An Sử, chan chứa lòng yêu thương tổ quốc và tình cảm nồng hậu
với nhân dân. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại trong lịch sữ văn học Trung Quốc. Bên cạnh
nội dung tư tưởng sâu sắc, là nghệ thuật biểu hiện siêu phàm, ảnh hưởng rất lớn nđến sự phát
triển thơ ca sau này. Trong số 1400 bài thơ truyền đời của ông, tiêu biểu nhất là các tác phẩm:
Phó Phụng Tiên huyện Vinh Hoài, Ngũ bách tự, Bắc chinh, Thạch Hào lại (Viên lại ở Thạch
Hào) ...

Lý Bạch và Đỗ Phủ được ví như hai ngôi sao sáng chói trên thi đàn cổ điển Trung
Quốc.

Bạch Cư Dị (772-846) tự Lạc Thiên, quê Hạ Khuê (Thiểm Tây), xuất thân trong một
gia đình quan lại, đậu tiến sĩ làm quan to trong triều, sau bị giáng chức xuống làm Tư Mã
Giang Châu. Ông là người đề xướng dùng thể tân nhạc để viết những đề tài mới về thời sự.
Bạch Cư Dị chủ trương thơ ca phải phản ánh nổi thống khổ của nhân dân, đồng thời vạch trần
cuộc sống hoang dâm và nền chính tị lừa bịp của giai cấp thống tri...Số lượng thơ ông khá
nhiều: 2800 bài, tiêu biểu là các bài Mại tháng ông, Khinh phì, Thượng Dương bạch phát
nhân. Đỉnh cao của thơ Bạch Cư Dị là hai bài Trường hận ca và Tùy bà hàn.

Thơ Đường: Tiễn đưa Pháp sư Phụng Đình trở về An Nam

2.3/ Tiểu thuyết thời Minh, Thanh


Thời Minh, Thanh đã ra đời một loạt những tiểu thuyết tiếng tăm bất hủ. Dựa vào các
câu chuyện lưu truyền trong dân gian, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết chương hồi phong
phú về nội dung và hình thức.

5
Thời Minh tiêu biểu nhất là bộ Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy Hử vàTây du kí. Bộ ba
tiểu thuyết này trở thành di sản quý báu trong nền văn học Trung Quốc và trong kho tàng văn
học thế giới.

Tam quốc chí diễn nghĩa do La Quán Trung tiếp thu từ truyền thuyết dân gian, rồi căn
cứ vào sự thật lịch sử, gia công chỉnh lý mà viết thành sách. Mặc dù có hư cấu nhưng cốt
truyện phù hợp với sự thật lịch sử và hợp tình hợp lý, đậm đà tính nhân văn.

CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC


1. Khái quát
Nghệ thuật Trung Quốc bao gồm nhiều mảng nghệ thuật phong phú và đa dạng như
nghệ thuật dân gian, văn học, hội họa, âm nhạc, sân khấu, kiến trúc và nghệ thuật vườn cảnh,
trải qua quá trình lịch sử lâu đời. Đó là các loại hình nghệ thuật như: múa dân gian truyền
thống, âm nhạc dân gian với nhiều loại nhạc cụ dân tộc (đàn tam thập lục, sáo, nhị, đàn tì bà,
đàn nguyệt, trống...). Đặc biệt Trung Hoa nổi tiếng với nền kinh kịch cổ truyền mang đầy đủ
các nét nghệ thuật cả hát, múa, biểu diễn, sân khấu và nội dung mang kịch tính.

2. Các loại hình nghệ thuật của Trung Quốc cổ đại


2.1/ Múa
Ngay từ 7.000 hoặc 8.000 năm trước, tổ tiên người Trung Quốc đã bắt đầu loại hình
múa và sử dụng nó như một phần sinh hoạt cộng đồng của họ. Vào thời Thương, nghệ thuật
múa đã trở thành một thành phần chính của các nghi lễ liên quan đến cầu nguyện và thờ cúng.
Các điệu múa cung đình bắt đầu trong thời kỳ đó. Múa cung đình đạt đến đỉnh cao vào thời
nhà Đường. Ảnh hưởng của múa thời nhà Đường lan rộng đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Ba
Tư; ngày nay người ta có thể tìm thấy sự quyến rũ của múa thời Đường trong các điệu múa
của các quốc gia đó.

Múa Trung Quốc bao gồm cả múa võ và múa dân dụng, múa tay không và múa vũ khí.
Trong nghệ thuật dân gian đơn giản hơn, các vũ công sẽ sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau
trong khi nhảy, bao gồm liềm, rìu, ô, mũ rơm và khăn quàng cổ. Việc sử dụng tay áo và
Những chiếc khăn choàng dài, những chiếc khăn choàng dài, cũng góp phần tạo nên những
hình thức khiêu vũ độc đáo.

Múa dân gian đôi khi đặc trưng cho một vùng: múa lân ở các tỉnh Hà Bắc và Quảng
Đông, loại hình múa ở tỉnh Vân Nam, múa lân ở phía đông bắc, v.v. Tất cả đều có những đặc
điểm khác nhau.

6
2.2/ Âm nhạc
“Sáu nghệ thuật cổ điển” mà Khổng Tử đã tinh thông bao gồm cả âm nhạc. Ông coi
việc học âm nhạc là một trong những thành phần quan trọng của giáo dục. Tiếng chuông thời
Chiến Quốc chứng minh rằng quãng tám mười hai nốt, bao gồm nửa âm, đã được người
Trung Quốc biết đến và sử dụng cách đây khoảng 2.000 năm. Vào thời nhà Hán, không chỉ có
các nhạc cụ Hán, như 钟(钟),笛(笛),笙,郑,琴,… trở nên rất phổ biến, nhưng
các nhạc cụ dân tộc như 孔侯, 琵琶 (Đàn tỳ bà), 通博, 云洛 và 呼琴 cũng được truyền bá.
Tất cả đều được sử dụng trong các dàn nhạc, những nhạc cụ này trở thành nhạc cụ dân gian
của Trung Quốc.

Sau triều đại nhà Tống và nhà Nguyên, nhạc khí và ca hát hội tụ trong một sản phẩm
duy nhất cùng với kịch nói. Âm nhạc thời nhà Nguyên được chia thành âm nhạc của miền
nam và miền bắc.

Côn Khúc (昆曲) có nguồn gốc từ thời nhà Minh và có Kinh kịch có ở triều đại nhà
Thanh.

7
2.3/ Hội hoạ
Đất nước này đã có kỹ thuật vẽ tranh rất phát triển muộn nhất là vào thời đại đồ đá
mới. Những khám phá về các bức vẽ trên đá cổ của nền Văn hóa Hồng Sơn Cổ Đại ( 红山文
化古代) đều chứng minh rằng người Trung Quốc thời kỳ đầu đã bắt đầu sử dụng tranh ảnh để
thể hiện những suy nghĩ giàu trí tưởng tượng của họ. Các bức tranh ở triều đại nhà Ngụy và
nhà Tấn chủ yếu liên quan đến chủ đề Phật giáo.

Các bức tranh ở thời nhà Đường, cho dù mô tả hình dạng và khuôn mặt hay phong
cảnh của con người, đã đạt đến một trạng thái cao hơn. Ở các triều đại Nguyên, Minh và
Thanh, các bức tranh cũng đã được phổ biến. Hội họa Trung Quốc rất chú trọng đến độ chính
xác của các đường mực, luôn cố gắng tạo ra sự sống động và độ tương phản.

Sự kết hợp giữa hội họa, thơ ca, thư pháp và con dấu là nét độc đáo độc nhất vô nhị
trong thế giới nghệ thuật.

2.4/ Điêu khắc


Người ta có thể thấy rằng nhiều đồ dùng được khai quật từ các triều đại Thương và
Chu thực sự là tác phẩm điêu khắc, và các hoa văn tuyệt đẹp trên các bình nấu ăn cổ đại cũng
là các tác phẩm điêu khắc.

Ví dụ từ các triều đại Tần, Hán, Ngụy, Tấn, Đường và Tống miêu tả vẻ đẹp của Đội
quân đất nung, được khai quật từ lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của nước Tần, được gọi là
Kỳ quan thứ 8 của Thế giới. Những bức tượng khổng lồ của các vị Phật, la hán, Bồ tát, các vị
thần và yêu quái …

8
Trong số các chủ đề của điêu khắc cổ Trung Quốc, bên cạnh tôn giáo và các tác phẩm
đi cùng thế giới bên kia của vị hoàng đế đã chết, còn có các tác phẩm đề cập đến các chủ đề
hàng ngày. Ở nhiều khu vực, mọi người có thể nhìn thấy chân dung của các phong cách khác
nhau, các nghệ sĩ biểu diễn nhạc kịch và những người khác có danh tính khác nhau. Các chủ
đề phổ biến khác là động vật: bò, ngựa, chó, lợn, gấu, hổ và sư tử.

3. Tổng quát về nghệ thuật Trung Quốc


Vì triết học truyền thống của Trung Quốc là thực hiện lý tưởng hài hòa giữa con người
và bầu trời, con người là một phần của tự nhiên, nên người Trung Quốc cần hết sức coi trọng
sự hài hòa giữa sáng tạo của họ và thiên nhiên. Vì vậy, con đường chính của nghệ thuật Trung
Quốc về cơ bản là đơn giản. Vì vậy, nghệ thuật Trung Quốc coi việc khôi phục sự thuần khiết
và giản dị ban đầu là vẻ đẹp cao nhất.

9
Chỉ trước khi tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ thu thập trí tưởng tượng và
nguồn cảm hứng, hiểu mọi hiện tượng trên trái đất từ một góc độ đơn giản, và nếm trải tinh
túy đa màu sắc thuần túy, mới có thể khẳng định bản lĩnh của cái đẹp. Chỉ cần đơn giản, chất
phác, chân thành và đầy trí tưởng tượng thì sẽ được người Trung Quốc quý trọng. Khôi phục
và duy trì một người Các tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc, đặc biệt là văn học và kịch,
rất coi trọng việc đánh giá đạo đức.

Các tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc đối mặt với thực tế, khắc họa bản thân một
cách sống động và đầy trí tưởng tượng phong phú. Người nghệ sĩ luôn duy trì cảm giác tách
biệt khỏi sáng tạo, cả bên trong và bên ngoài nghệ thuật. Cảm giác về khoảng cách này là một
trong những khía cạnh độc đáo của nghệ thuật Trung Quốc. Các tác phẩm nghệ thuật của
Trung Quốc rất chú trọng vào việc kích thích trí tưởng tượng của khán giả. Người nghệ sĩ làm
hết sức mình để khiến khán giả đắm chìm và thu hút họ vào việc sáng tạo.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN


Như vậy với những lợi thế vốn có Trung Quốc đã có một nền văn minh vô
cùng rực rỡ về nhiều mặt trong đó nổi bật là chữ viết văn học lịch sử khoa học tự
nhiên ... Đặc biệt Trung Quốc rất coi trọng giáo dục con người đó là thể hiện ở
việc mở trường và tổ chức thi cử ở các triều đại trước. Với một đất nước có bề
10
dày lịch sử và diện tích địa lý rộng lớn Trung Quốc đã có những phát minh vĩ
đại từ thời Cổ đại đã gây được tiếng vang và ảnh hưởng trên toàn thế giới trong
đó tiêu biểu nhất là giấy la bàn thuốc nổ ... Phát minh ra giấy là một cuộc cách
mạng trên thế giới. Phổ biến văn bản trao đổi ý tưởng và phổ iến kiến thức
Những phát minh này cho thấy người Trung Quốc rất năng động và sáng tạo.
Hơn nữa trong suốt 5000 năm tồn tại và phát triển vừa qua nền văn minh Trung
Hoa không chỉ có ảnh hưởng đến các dân tộc ở Châu Á mà còn có những đóng
góp to lớn cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại trong lịch sử khoa học
công nghệ thế giới. Những phát minh này đã làm thay đổi diện mạo thế giới loại
thứ nhất thuộc lĩnh vực văn học loại thứ hai thuộc lĩnh vực chiến tranh loại thứ
ba thuộc lĩnh vực hàng hải… Từ một nước nghèo nàn lạc hậu Trung Quốc đã nỗ
lực vươn lên. trở thành quốc gia có chỉ số phát triển bình quân đầu người cao
nhất thế giới. Chính trị từ khủng hoảng đến ổn định. Sự đóng góp của nền văn
minh Trung Hoa cho nhân loại là rất lớn chúng ta không thể phủ nhận. Thực tế
đã cho thấy điều đó. Hình ảnh của nền văn minh Trung Quốc rất tuyệt vời.
Trong đó không thể loại trừ Việt Nam. Việt Nam cần học hỏi người Trung Quốc
nhạy bén với thời cuộc sáng tạo hơn trên mọi lĩnh vực. Với những thành tích này
người Trung Quốc có thể đứng vững. Trên trường quốc tế người Trung Quốc có
thể tự hào về dân tộc và đất nước của họ. Trung Quốc đáng được cả thế giới
ngưỡng mộ và học tập.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn học Trung Quốc: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%E1%BB
%8Dc_Trung_Qu%E1%BB%91c

https://visanuocngoai.vn/tin-tuc-trung-quoc/van-hoc-trung-quoc-thoi-phong-kien.html

Nghệ thuật Trung Quốc: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87_thu%E1%BA


%ADt_Trung_Qu%E1%BB%91c

https://tiengtrunganhduong.com/nghe-thuat-trung-quoc-co-dai.htm

https://baco.edu.vn/06-loai-hinh-nghe-thuat-co-dien-o-trung-quoc/

Lịch sử văn minh thế giới – Vũ Phương Minh (chủ biên). NXB giáo dục

Lịch sử văn minh thế giới – Lê Phụng Hoàng (chủ biên). NXB giáo dục.

Lịch sử thế giới cổ đại – Lương Ninh (chủ biên). NXB giáo dục.

12

You might also like