You are on page 1of 34

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Môtíp là đơn vị cơ bản cấu tạo cốt truyện của truyện cổ tích.
Nghiên cứu môtíp là tìm hiểu truyện cổ tích từ góc độ hình thái học, một
phương diện nghiên cứu quan trọng trong thi pháp học. Trong truyện cổ tích,
môtíp xuất hiện rất phong phú trở thành một đặc trưng cấu trúc thể loại: môtíp
sinh nở thần kì, môtíp người lấy tiên, môtíp dũng sĩ diệt đại bàng, môtíp sự
bắt chước không thành công…Môtíp hóa thân là một môtíp độc đáo, gắn liền
với yếu tố thần kì. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong truyện cổ tích, ẩn
chứa nhiều tầng văn hóa và quan niệm nhân sinh của người Việt. Vì thế
nghiên cứu môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt không chỉ có ý
nghĩa soi sáng móc xích kết cấu truyện cổ tích mà còn làm rõ, lý giải những
quan niệm văn hóa và triết lý nhân sinh được thể hiện trong truyện cổ tích của
người Việt.
1.2. Sự lặp lại của môtíp hóa thân ở nhiều truyện cổ tích của người Việt
là một tín hiệu nghệ thuật đáng được chú ý, trong đó một số truyện được đưa
vào chương trình ngữ văn ở trường phổ thông. Nghiên cứu môtíp hóa thân
vừa có ý nghĩa làm rõ đặc trưng thể loại truyện cổ tích, vừa có ý nghĩa thực
tiễn góp phần tích cực vào việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian ở trường
phổ thông.
1.3. Môtíp hoá thân là một đề tài mới, trước nay chưa có công trình nào
đề cập tới. Do đó nghiên cứu đề tài này chúng tôi hi vọng đóng góp được một
phần nào đó trong việc tìm hiểu môtíp truyện cổ tích nói riêng, trong khoa học
folklore nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt nhằm
làm rõ sự hiện diện của một môtíp độc đáo, vai trò chức năng của môtíp trong
việc cấu tạo cốt truyện và thể hiện chủ đề của một nhóm truyện cổ tích, đồng

1
thời lý giải sự hình thành môtíp từ góc độ văn hóa, tín ngưỡng.Để giải quyết
mục tiêu đó chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
2.1. Khảo sát, thống kê, phân loại để mô tả sự hiện diện cụ thể của
môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt.
2.2. Mô tả kết cấu môtíp hóa thân và một số chức năng mà môtíp này
đảm nhận trong việc cấu tạo cốt truyện và thể hiện chủ đề của truyện cổ tích.
2.3. Tìm hiểu một số cơ sở hình thành của môtíp từ góc độ văn hóa, tứ
đó thấy được lớp văn hóa - lịch sử, quan niệm của nhân dân được hội tụ ở
môtíp và ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng, phong tục…lên sự hình thành
của môtíp trong truyện cổ tích.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt.
Sự biến hóa hay hóa thân xuất hiện khá phổ biến trong thần thoại và truyện cổ
tích. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ chọn đối tượng nghiên cứu là
môtíp hóa thân xuất hiện tập trung ở cuối truyện, gắn với cách kết thúc truyện
nhằm giải quyết số phận của nhân vật trong truyện cổ tích người Việt. Về
khái niệm và giới hạn của môtíp này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở phần
nội dung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chỉ khảo sát và nghiên cứu môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của
người Việt. Tư liệu chúng tôi dung để khảo sát là cuốn Tổng tập văn học dân
gian người Việt [10,11], gồm 2 tập, trong cả 3 tiểu loại: truyện cổ tích thần kì,
truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích loài vật.
4. Lịch sử vấn đề
4.1. Lịch sử nghiên cứu môtíp nói chung
Môtíp là thuật ngữ vay mượn tiếng Pháp (motif), thuật ngữ này đã được
nhiều nhà khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến.
Ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình tiêu biểu.

2
4.1.1. Lịch sử nghiên cứu môtíp ở nước ngoài
Ở nước ngoài người đầu tiên đưa ra khái niệm motif là nhà Folklore
học người Nga ở thế kỷ XIX A.N Vexelopxki trong công trinh Thi pháp học
sử. Năm 1910, A. Aarnes và năm 1949 S. Thompson đã làm từ điển về típ và
môtíp.
V. Ia. Propp trong cuốn Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì,
bằng những tri thức văn hóa học, dân tộc học ông đã lí giải sâu về những
môtíp (tức là các chức năng) của truyện cổ tích thần kì.
4.1.2. Lịch sử nghiên cứu môtíp ở Việt Nam
Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, đã đưa ra một cách
khái quát về khái niệm môtíp.
Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, cũng đã giới thiệu về
môtíp và đưa ra khái niệm về môtíp.
Nguyễn Tấn Đắc trong cuốn Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif
đã khái quát bảng mục lục tra cứu tupe và motif của A.Aarnes và
S.Thompson.
Nguyễn Bích Hà khi trong cuốn Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ
trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á cũng đã nói đến khái niệm
môtíp và đưa ra nhiều môtíp trong truyện cổ tích Thạch Sanh.
4.2. Lịch sử nghiên cứu môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của
người Việt.
Khi phân tích một số truyện cổ tích người Việt có xuất hiện sự hoá thân
như truyện trầu cau, Sự tích ông Táo, Sự tích đá Vọng phu, một số tác giả như
Hoàng Tiến Tựu, Lê Chí Quế, Chu Xuân Diên [21,24] đã nêu lên ý nghĩa của
chi tiết hoá thân trong việc phản ánh bi kịch của con người, đi kèm với nó là
chức năng giải thích phong tục. Tuy nhiên các tác giả này chỉ dừng lại ở việc
phân tích tác phẩm cụ thể chứ chưa nêu lên sự xuất hiện của môtíp hoá thân ở
nhiều truyện khác nhau cũng như nghiên cứu một cách hệ thống môtíp này.
Dù vậy, sự phân tích của các tác giả đã khẳng định sự tồn tại và ý nghĩa của
môtíp hoá thân và gợi mở cho chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu môtíp này.

3
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp thường được dùng khi nghiên cứu những vấn đề
thuộc thi pháp bởi phương pháp này giúp người nghiên cứu có thể đưa ra
những số liệu khách quan, tránh được sự cảm nhận chủ quan. Ở đề tài này
chúng tôi khảo sát thống kê các truyện có môtíp hóa thân trong truyện cổ tích
của người Việt.
5.2.Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ việc phân tích các tác phẩm cụ thể để rút ra những kết luận cho
từng vấn đề cụ thể hay vấn đề chung cho cả đề tài nghiên cứu.
5.3. Phương pháp so sánh liên ngành
Đây là phương pháp vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực vào nghiên
cứu. Cụ thể ở đây chúng tôi đã dùng kiến thức của văn hóa học, dân tộc học
để soi sáng vấn đề cần nghiên cứu.
6. Cấu trúc của khóa luận.
Phù hợp với lôgic khoa học của vấn đề nghiên cứu, ngoài phần Mở đầu
và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Thống kê, phân loại môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của
người Việt.
Chương 2: Kết cấu, chức năng của môtíp hóa thân trong truyện cổ tích
của người Việt.
Chương 3: Một số cơ sở hình thành môtíp hóa thân trong truyện cổ tích
của người Việt.

4
CHƯƠNG I
THỐNG KẾ, PHÂN LOẠI MÔTIP HOÁ THÂN TRONG TRUYỆN CỔ
TÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT

1.1. Khái niệm môtíp và môtíp hoá thân trong truyện cổ tích của người
Việt
1.1.1. Khái niệm môtíp
Môtíp là thuật ngữ vay mượn tiếng Pháp (motif), thuật ngữ này đã được
nhiều nhà khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến.
Ở nước ngoài người đầu tiên đưa ra khái niệm motif là nhà Folklore học
người Nga ở thế kỷ XIX A.N Vexelopxki. Theo ông, khái niệm môtíp được
hiểu là: “những công thức trả lời cho các vấn đề mà giới tự nhiên đặt ra cho
con người từ thủở nguyên sơ, khắp mọi nơi hoặc là những ấn tượng về hiện
thực được đúc kết nổi bật hoặc tỏ ra quan trọng và được lặp đi lặp lại”[20,
tr.133-134]. Tiếp đó là công trình nghiên cứu type và motif thành công của
S.Thompson (Standard Dictionnary of Folklore), A.Aarne (Verzerichnis cler
Marchebtypen), Stith ThomPson viết trong Standard Dicctionary Folklore đại
ý như sau: “Trong folklore, môtíp là thuật ngữ chỉ bất kỳ một phần nào mà ở
một kết quả của folklore có thể phân tích ra được. Trong nghệ thuật dân gian
có môtíp của hình phác hoạ, là những hình mẫu thường lặp lại hoặc kết hợp
với những hình mẩu khác theo một kiểu cách riêng biệt nào đó. Trong âm nhạc
và bài hát dân gian cũng có những khuôn nhạc giống nhau thường trở lại luôn.
Lĩnh vực mà môtip được nghiên cứu nhiều nhất và phân tích cẩn thận nhất là
truyện kể dân gian như các loại truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại,
ballad...[7,tr. 26]. Ở Việt Nam có các công trình của Nguyễn Tấn Đắc
(Truyện kể bằng dân gian đọc bằng type và motif), Nguyễn Bích Hà (Thạch
Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á)...

5
Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, môtíp “từ Hán
Việt là mẫu đề (Do người Trung Quốc phiên âm chữ motif của tiếng Pháp) có
thể chuyển thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt, nhằm chỉ
những nhân tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền
vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là
trong văn học nghệ thuật dân gian”[14,tr.197].
Giáo sư Trần Đình Sử định nghĩa: “Môtíp là các đơn vị cố định thể hiện
một nội dung nào đó được sử dụng nhiều lần là một hiện tượng phổ biến không
chỉ trong văn học dân gian mà cả trong văn học viết” [20,tr.134].
Như vậy có thể hiểu môtíp là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện được
hình thành ổn định bền vững, được sử dụng phổ biến và lặp đi lặp lại trong
các sáng tác văn học, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian nhằm thể hiện
một tư tưởng một quan niệm nào đó của tác giả.
Các định nghĩa về môtíp tuy được diễn đạt khác nhau nhưng đều làm
nổi bật những đặc trưng chủ yếu của môtíp. Môtíp là đơn vị có tính bền vững,
ổn định. Môtíp là những hình mẫu, những công thức, những đơn vị cố đinh
trong tác phẩm. Môtíp được hình thành trong một quá trình sáng tác lâu dài,
được nhiều tác giả khác nhau, nhiều thời đại khác nhau, nhiều cộng đồng khác
nhau cùng sử dụng trong tác phẩm của mình. Mà một yếu tố khi đã trở thành
một kiểu dạng cố định thì tất nhiên nó mang tính bền vững. Tính bền vững
của môtíp không chỉ được thể hiện ở mặt hình thức mà còn được thể hiện ở ý
nghĩa mà nó biểu đạt. Mỗi môtíp trong quá trình hình thành chứa đựng những
quan niệm văn hóa, thẩm mĩ nhất định của tác giả dân gian.
Đặc trưng thứ hai của môtíp là tính lặp lại. Một yếu tố một bộ phận
trong kết cấu của tác phẩm chỉ được gọi là môtíp khi nó xuất hiện lặp đi lặp
lại nhiều lần trong nhiều sáng tác.
Tuy nhiên không phải bất kỳ yếu tố lặp lại nào cũng đều trở thành
môtíp. Một yếu tố lặp đi lặp lại để trở thành môtíp phải có cái gì đó khắc sâu,
gây ấn tượng làm cho người ta nhớ đến, nghĩa là chúng phải có giá trị nghệ

6
thuật nào đó, có hiệu quả thẩm mỹ nhất định nhằm truyền tải những nội dung
tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.
Sự lặp lại của môtíp không phải là sự lặp lại ngẫu nhiên mà là một tín
hiệu nghệ thuật, ở đó ẩn chứa quan niệm thẩm mĩ và triết lí nhân sinh. Vì thế
một đặc trưng quan trọng của môtíp là tính quan niệm. Những tín hiệu nghệ
thuật ấy phải chứa đựng những quan niệm văn hóa, biểu hiện một tư tưởng,
một triết lí nào đó. Do hình thành qua thời gian, không gian, những tầng quan
niệm này tích hợp trong môtíp, khó nắm bắt, vì thế phải giải mã các lớp văn
hóa đó. Chẳng hạn trong môtíp hoá thân mang quan niệm về sự biến hóa siêu
tự nhiên có nguồn gốc từ thần thoại, gửi gắm quan niệm nhân văn của nhân
dân lao động hay môtíp dũng sĩ diệt đại bàng nhằm gửi gắm khát vọng chinh
phục tự nhiên và chiến thắng tự nhiên.
Tính bền vững, tính lặp lại và tính quan niệm của môtíp có mối quan hệ
gắn bó với nhau. Những yếu tố được xem là khuôn mẩu, công thức thì tất
nhiên được dùng trong nhiều sáng tác, được nhiều thế hệ người sáng tác sử
dụng từ đời này qua đời khác. Vì vậy, nó sẽ có tính bền vững và đương nhiên
những yếu tố đó phải mang quan niệm và dụng ý nghệ thuật của tác giả đó.
Môtíp là khái niệm được sử dụng nhiều trong thể loại văn học dân gian
như thần thoại, truyền thuyết, ca dao,... Tuy nhiên nó được sử dụng phổ biến
và là thành tố quan trọng trong kết cấu của truyện cổ tích.
Truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc trong văn học dân gian, là một
thể loại nghệ thuật đích thực. Truyện cổ tích là những truyện kể dân gian
được sáng tác dựa trên hư cấu nghệ thuật có chủ tâm, thường có yếu tố kì ảo.
Nó ra đời cùng với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, đặc biệt
nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giai cấp. Thông qua những số phận khác
nhau của các nhân vật, truyện phản ánh và lí giải những mâu thuẩn và xung
đột trong gia đình và xã hội, qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng xã
hội và ước mơ của nhân dân lao động. Đặc trưng cơ bản nhất của truyện cổ
tích chính là hư cấu nghệ thuật, đưa yếu tố kì diệu vào để giải thích cho số
phận của nhân vật.

7
Ta thấy rằng, cốt truyện cổ tích được tạo thành từ nhiều môtíp mà
môtíp truyện cổ tích chính là những khuôn dạng có thể tháo rời, lắp ghép, nếu
thay đổi môtíp hoặc trật tự sắp xếp chúng sẽ tạo ra những truyện cổ tích mới
còn những truyện có một số môtíp cùng loại hình sẽ tạo thành một kiểu truyện
(hay type truyện).
Đầu thế kỷ XX, nhà Folklore học người Nga V.Ia.Propp trong công
trình “ Hình thái học truyện cổ tích” đã đưa ra kết quả nghiên cứu về mặt cấu
trúc của truyện cổ tích. Dựa trên sự khảo sát 100 truyện cổ tích Nga, ông đã đi
đến kết luận, số lượng truyện cổ tích hết sức phong phú nhưng tất cả chúng có
cùng một loại hình về mặt cơ cấu, dựa trên số lượng có hạn những chức năng
của nhân vật hành động. Ông đã xây dựng sơ đồ kết cấu truyện cổ tích thần
kỳ bao gồm 31 chức năng và 7 nhóm nhât vật như: kẻ địch thủ, kẻ ban tặng,
kẻ trợ thủ, kẻ được tìm kiếm, kẻ được phái đi, nhân vật chính.
Lý thuyết về hình thái học truyện cổ tích của V.Ia.Propp đã được áp
dụng vào nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam. Ngoài việc tuân theo một số
hằng số, truyện cổ tích Việt Nam có những biến số khác với truyện cổ tích
Nga và Phương Tây. Vì thế, nghiên cứu môtíp vừa thấy được đặc điểm chung
trong kết cấu truyện cổ tích, vừa nhìn từ những nét riêng của truyện cổ tích
người Việt.
1.1.2. Môtíp hoá thân trong truyện cổ tích của người Việt
Theo từ nguyên hoá nghĩa là “thay đổi thành cái khác”, hoá thân là
“biến hóa của thần thánh thành người hay thành vật khác”, [25, tr.817, 819].
Sự hóa thân theo nghĩa trên giống sự biến hóa trong thần thoại. Nhân
vật trong thần thoại có khả năng biến hóa từ dạng này sang dạng khác: Thần
biến hóa thành người trần, thành con vật, cây cối… và từ các dạng đó lại biến
hóa trở lại thành thần. Sự biến hóa trong thần thoại thể hiện năng lực siêu tự
nhiên, kết quả của tư duy thần linh chủ nghĩa và niềm tin vào mối quan hệ qua
lại giữa thần linh, con người và vạn vật. Tuy nhiên sự biến hóa trong thần
thoại khác sự biến hóa trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích sự hóa thân
của nhân vật từ người sang các dạng khác không bắt nguồn từ năng lực siêu

8
nhiên tự thân của nhân vật mà là kết quả nhân vật nhận lấy từ một tác nhân
bên ngoài. Sự hóa thân này là một dạng, một hình thức cụ thể của yếu tố kì ảo
trong truyện cổ tích.
Trong truyện cổ tích, sự hóa thân của nhân vật có thể xuất hiện ở đầu
hoặc ở giữa truyện. Trong truyện Tấm Cám, Tấm trải qua nhiều lần biến hóa:
Tấm hóa thành con chim vàng anh, cây xoan, khung cửi, quả thị. Trong
truyện cổ tích Nga hoặc Phương Tây, hoàng tử bị mụ dì ghẻ biến thành cóc
thành chim thiên nga…(Hoàng tử cóc, Bầy chim Thiên Nga). Những môtíp
này nằm trong chức năng sự gây hại của nhân vật ác (nhân vật đối thủ) đối
với nhân vật chính trong truyện cổ tích thần kì, mở đầu hoặc nằm trong quá
trình phiêu lưu của nhân vật chính trải qua nhiều thử thách trong quan hệ với
nhân vật đối thủ, trước khi đi đến một kết thúc có hậu thường là nhân vật
chính thoát khỏi sự phù phép khỏi sự biến hóa trở lại đúng nguyên hình và địa
vị của mình. Như vậy, sự hóa thân ở đây không phải là kết quả về số phận của
nhân vật. Sự hóa thân này không thuộc môtíp hóa thân mà đề tài này nghiên
cứu.
Trong truyện cổ tích người Việt sự hóa thân của nhân vật thường xuất
hiện ở cuối truyện gắn với cách giải thích về số phận nhân vật của tác giả dân
gian. Kết thúc truyện nhân vật bị biến thành các dạng khác như : thành cây
cối, con vật, vật thể, thần linh. Sự hóa thân này là kết quả của những chuỗi
hành động của nhân vật trước đó. Ở đây không có sự biến hóa trở lại như sự
hóa thân ở đầu, giữa truyện nói trên. Trong giới hạn đề tài, chúng tôi chỉ
nghiên cứu môtíp hóa thân xuất hiện ở cuối truyện, gắn với cách lí giải kết
cục số phận nhân vật.
Như vậy môtíp hóa thân là môtíp xuất hiện ở phần cuối truyện trong
một số truyện cổ tích người Việt trong đó nhân vật biến hóa thành các dạng
khác như con vật, đồ vật, vật thể, thần linh…Sự biến hóa hay hóa thân này là
câu trả lời cho số phận của nhân vật, thường là kết quả của chuỗi hành động
của nhân vật hay bi kịch cuộc đời của nhân vật. Chẳng hạn trong Sự tích con
khỉ, vợ chồng nhà giàu bị thần trừng phạt biến thành con khỉ, hay Sự tích đá

9
Vọng Phu, kết thúc bằng việc người vợ đứng ngóng trông chồng đến hóa đá.
Ở truyện Người đàn bà hóa thành con muỗi, người đàn bà phụ bạc chồng đã bị
Đức Phật biến thành con muỗi. Ở Truyện trầu cau, ba nhân vật kết thúc bằng
cái chết, người anh hóa thành cây cau, người em hóa thành tảng đá, người vợ
hóa thành dây leo là kết quả của bi kịch gia đình trong thời kì quá độ từ hôn
nhân quần hôn sang loại hình hôn nhân cá thể một vợ một chồng.
Môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt là một dạng của yếu
tố kì ảo trong truyện cổ tích. Sự biến hóa của nhân vật chính là sự tham gia
của yếu tố thần kì, kết quả của sự hư cấu trong truyện cổ tích, và cũng là
môtíp thể hiện đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích. Vì thế, môtíp hóa thân
thường gắn với sự xuất hiện của tác nhân bên ngoài, là các lực lượng siêu tự
nhiên: Phật, Bụt, Ngọc Hoàng, Diêm Vương… Những lực lượng này xuất
hiện đúng lúc có khi ra tay giúp đỡ những người gặp nạn hoặc trừng phạt đích
đáng những kẻ có tội (Con kiến, Con bìm bịp, Người đàn bà hoá thành con
muỗi, Sư ông hoá thành con ếch, Sự tích con khỉ, Sự tích con muỗi, Sự tích núi
vàng, Sự tích cái chổi, Sao hôm và sao mai, Sư ông hoá thành bình vôi, Sự tích
con bọ hung, Sự tích con trâu...). Bên cạnh đó có những dạng biến hoá không
do các nhân vật thần kỳ mà tự thân biến hoá (Đã tràng, Chim đa đa, Năm trâu
sáu cột, Sự tích, Sự tích con cá he, Sự tích con thạch sùng, Nghè hoá cọp, Sự
tích chim chìa vôi, Sự tích chim gọi vịt, Sự tích chim hít cô, Sự tích con thiêu
thân, Sự tích con chim phướng...). Ở những truyện này lực lượng không xuất
hiện nhưng chúng ta ngầm hiểu sự biến hóa đó thuộc yếu tố hư cấu kì ảo
trong truyện cổ tích.
Môtíp hóa thân cũng như những môtíp trong truyện cổ tích nói chung,
mang đầy đủ các đặc trưng: tính bền vững, tính lặp lại, tính quan niệm...Môtíp
này nằm ở cuối truyện nên nó có vai trò trong việc kết thúc cốt truyện, giải
quyết mâu thuẫn, xung đột trong truyện, thực hiện một chức năng nào đó, và
thể hiện một quan niệm, một cái nhìn nhân sinh về cuộc sống và con người.
Những nội dung này chúng tôi sẽ đi sâu trong chương 2 và chương 3.

10
1.2. Thống kê môtíp hoá thân trong truyện cổ tích của người Việt
Sau khi khảo sát truyện cổ tích của người Việt được thống kê, biên
soạn trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt, tâp 6, 7 chúng tôi sưu
tầm được 37 truyện xuất hiện môtíp hóa thân.Trong đó có nhiều truyện, tần số
xuất hiện môtíp hóa thân đối với hơn một nhân vật ( 2 hoặc 3 nhân vật ).
Môtíp này xuất hiện ở cả 3 tiểu loại truyện cổ tích : truyện cổ tích thần kì,
truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích loài vật. Trong đó truyện cổ tích thần
kì có môtíp hóa thân xuất hiện trong 24 truyện, truyện cổ tích sinh hoạt là 10
truyện, truyện cổ tích loài vật là 3 truyện. Môtíp hóa thân trong truyện cổ tích
người Việt có sự phong phú về các dạng hóa thân như hóa thân thành cây cối,
thành con vật, đồ vật, vật thể, thần linh…Có sự phong phú đa dạng về chức
năng của môtíp như : chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm con vật, loài
vật; chức năng giải thích địa danh; chức năng giải thích phong tục; chức năng
trừng phạt; chức năng phản ánh và hóa giải bi kịch. Môtíp hóa thân có sự xuất
hiện của tác nhân gây biến hóa hoặc không. Tác nhân gây biến hóa như: Bụt,
Đức Phật, Phật Bà, Ngọc Hoàng, Vị Tiên…xuất hiện trong 13 truyện. Không
có tác nhân gây biến hóa xuất hiện trong 24 truyện.
Như vậy, môtíp hóa thân xuất hiện nhiều ở tiểu loại truyện cổ tích thần
kì. Nhưng những truyện cổ tích thần kì này đã có xu hướng chuyển dần sang
truyện cổ tích sinh hoạt, vì ta thấy ở những truyện cổ tích thần kì này kết thúc
không còn có hậu, không còn thể hiện được sự thắng thế hoàn toàn của cái
đẹp, cái tốt mà kết thúc thường là rơi vào những bi kịch, nghĩa là ở những
truyện này đã gần với hiện thực đời sống con người hơn và yếu tố kì ảo đã
giảm hơn. Đây cũng là đặc điểm riêng của truyện cổ tích Việt Nam. Theo ý
kiến của Tăng Kim Ngân, truyện cổ tích của người Việt có “Xu hướng chuyển
từ địa hạt thần kì sang địa hạt của những vấn đề thế tục, sang tiểu loại truyện
cổ tích sinh hoạt”[11,tr.191]. Có lẽ vì thế mà môtíp hóa thân trong truyện cổ
tích Việt Nam khá nhiều so với truyện cổ tích thế giới.

11
Sự phong phú về dạng biến hóa cho thấy sự quan sát, trí tưởng tượng
phong phú của tác giả dân gian, phản ánh mối quan hệ phong phú của con
người với thế giới tự nhiên như với các con vật, đồ vật, vật thể, cây cối… Sự
phong phú này làm cho môtíp trong truyện cổ tích của người Việt vừa có yếu
tố bất biến, ổn định, vừa có yếu tố khả biến linh hoạt. Vì thế mà việc khảo sát
và nghiên cứu đề tài này càng lí thú và hấp dẫn.
Sự đa dạng về chức năng gắn với sự khác nhau về kiểu chủ thể hóa
thân. Môtíp hóa thân không chỉ đóng vai trò chức năng trừng phạt đối với
nhân vật đối thủ của nhân vật chính (nhân vật gây hại hay nhân vật ác), mà đó
còn có thể là sự hóa giải bi kịch của con người trong cuộc sống. Ở truyện cổ
tích xuất hiện môtíp này đã phản ánh cuộc sống gần với hiện thực hơn. Do
vậy mà môtíp hóa thân rất giàu ý nghĩa nhân sinh, gửi gắm những cái nhìn
khác nhau về cuộc sống của nhân dân lao động. Đó có thể là giấc mơ về cái
thiện luôn chiến thắng, cái ác bị trừng phạt, nhưng cũng có thể là nỗi khắc
khoải về những mất mát, bi kịch của con người, hay khát vọng đầy nhân văn
hóa giải bi kịch của con người.
1.3. Phân loại môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt
Phân loại môtíp hóa thân là một việc rất quan trọng giúp cho ta có cái
nhìn sáng rõ về đối tượng ở các hình thức biểu hiện, các bộ phận, các dạng
tồn tại khác nhau của môtíp. Từ đó để thấy được sự phong phú của môtíp và tỉ
lệ của chúng.
Sau khi khảo sát, thống kê môtíp hoá thân trong truyện cổ tích của
người Việt, chúng tôi tiến hành phân loại môtíp. Có nhiều tiêu chí để phân
loại môtíp hoá thân như dựa vào các dạng hoá thân, dựa vào kiểu nhân vật là
chủ thể hoá thân, chức năng của môtíp... Ở đây chúng ta chọn cách phân loại
dựa vào tiêu chí các dạng hóa thân. Vì theo tiêu chí này, các dạng tồn tại của
môtíp thể hiện rất rõ. Trong truyện cổ tích người Việt chúng tôi thấy môtíp
hóa thân xuất hiện ở 37 truyện, có nhiều truyện môtíp hóa thân tồn tại hơn
một dạng hóa thân. Theo tiêu chí này, chúng tôi thấy môtíp hóa thân tồn tại ở
4 dạng như sau:

12
1.3.1. Dạng môtíp người hoá thân thành con vật
Trong truyện cổ tích người Việt xuất hiện 22/37 truyện có môtíp hóa
thân dạng nhân vật hoá thân thành con vật, nhằm giải thích nguồn gốc hay đặc
điểm của con vật đồng thời gửi gắm quan niệm của tác giả dân gian.
Bảng thống kê dạng môtíp người hoá thân thành con vật
Tên
TT Dạng hóa thân Chức năng của môtíp
truyện
Chức năng Chức Chức Chức Chức năng
giải thích năng năng giải năng phản ánh
nguồn gốc, giải thích trừng và hóa giải
đặc điểm thích phong tục phạt bi kịch
của các con địa
vật loài vật, danh
vật thể
1 Dã Tràng Dã Tràng chết hoá
+
thành con dã tràng
2 Con Kiến Anh nhà giàu bị thần
+ +
biến thành con kiến
3 Con Bìm Thiếu nữ bị Bồ Tát
bịp hoá thành con bìm + +
bịp
4 Chim Đa Đứa bé bị bố dượng
đa bỏ vào rừng chết đói
+ +
hoá thành chim đa
đa
5 Đôi sam Hai vợ chồng dân
chài ngậm ngọc qua
+
biển chết hoá thành
đôi sam
6 Năm trâu - Bác lực điền bị oan + +
sáu cột ức chết hoá thành
con chim Bắt cô trói
cột.
- Cô gái nhà giàu

13
chết hoá thành chim
Năm trâu sáu cột
7 Người gì Mụ gì ghẻ độc ác
ghẻ ác chết biến thành con
nghiệt dế
+ +
hay sự
tích con
dế
8 Người Người đàn bà phụ
đàn bà bạc bị Đức Phật biến
+ +
hoá thành thành con muỗi
con muỗi
9 Sư ông Sư ông bị Phật Bà
hoá thành biến thành con ếch + +
con ếch
10 Sự tích Vợ chồng nhà giàu
con khỉ tham lam, độc ác bị
+ +
thần biến thành con
khỉ
11 Sự tích Hai vợ chồng nhà
con cá he chài bị mụ Lường
+ +
đẩy xuống biển chết
hoá thành con cá he
12 Sự tích Vợ chồng nhà giàu
con muỗi tham lam bị thả
xuống sông chết hoá + +
kiếp thành một đàn
muỗi
13 Sự tích Thạch Sùng mất hết
con thạch tài sản chết hoá + +
sùng thành con thạch sùng
14 Nghè hoá Ông nghè ngu dốt +

14
cọp kiêu căng hóa thành
con cọp
15 Sự tích Người chồng khóc
chim thương vợ chết biến
+ +
Chìa Vôi thành con chim chìa
vôi
16 Sự tích Đứa trẻ mãi miết tìm
chim Gọi đàn vịt chết hoá + +
Vịt thành chim gọi vịt
17 Sự tích Đứa bé chết đói hoá
chim Hít thành chim Hít cô + +

18 Sự tích Người vợ phụ bạc
con thiêu ngã vào đống lửa
+ +
thân chết hoá thành con
thiêu thân
19 Sự tích Cậu bé nghèo bị
con chim đánh chết hoá thành + +
Phướng con chim Phướng
20 Sự tích Sứ nhà trời báo sai
con bọ tin bị Ngọc Hoàng
+ +
hung biến thành con bọ
hung
21 Sự tích Vị thần gieo lúa
con trâu nhầm cỏ bị Ngọc
+ +
Hoàng biến thành
trâu để ăn hết cỏ
22 Thằn lằn Chàng trai con nhà
mồng giàu bị người ta đòi
năm nợ sợ hãi quá chết + +
hoá thành thằn lằn
mồng năm
Tổng 22 truyện 21 0 0 12 8
15
1.3.2. Dạng môtip người hóa thành cây cối, đồ vật hoặc vật thể
Trong truyện cổ tích người Việt xuất hiện 9/37 truyện có môtíp hóa
thân dạng con người hóa thân thành đồ vật, vật thể, cây cối...vừa nhằm giải
thích các nguồn gốc hay đặc điểm của các đồ vật, vật thể, cây cối trong tự
nhiên vừa gửi gắm những quan niệm của dân gian vào những hiện tượng tự
nhiên đó.
Bảng thống kê dạng môtíp người hoá thân thành cây cây cối, đồ vật, vật
thể
Tên
TT Dạng hóa thân Chức năng của môtíp
truyện
Giải thích Giải Chức Chức Chức
nguồn gốc, thích năng năng năng
đặc điểm địa giải trừng phản
của các con danh thích phạt ánh
vật loài vật, phong và
vật thể tục hóa
giải
bi
kịch
1 Ngậm Người bạn hóa thành
ngãi tìm cây cổ thụ.
trầm hay
+ +
sự tích
núi Mẩu
Tử
2 Truyện Người anh đi tìm em
trầu cau chết hoá thành cây cau.
Người vợ đi tìm chồng + +
chết hóa thành dây leo
quấn vào cây cau
3 Sự tích Người em bỏ đi chết + +
Sao Hôm hoá thành Sao Hôm.
Sao Mai Người anh đi tìm em

16
chết hoá thành Sao Mai
4 Sao Hôm Nàng tiên bị Phật Bà
và Sao biến thành Sao Mai, cha
+ +
Mai con người tiều phu biến
thành Sao Hôm
5 Sư ông Sư ông tham lam bị
hoá thành Đức Phật hoá thành cái
+ +
bình vôi bình vôi cho người đời
móc ruột
6 Sự tích Người đàn bà nấu bếp
cái chổi và lão chăn ngựa quen
thói ăn vụng bị Ngọc + +
Hoàng đẩy xuống trần
gian làm chổi quét
7 Sự tích Người mẹ tìm con
cây vú không được chết hóa + +
sữa thành cây vú sữa.
8 Sự tích Người con vô tâm
trái thơm. không nghe lời mẹ bị
+ +
hóa thành cây có quả
100 mắt
9 Sự tích Người đàn bà chịu
bông sen nhiều oan ức chết thiêu,
+ +
tro mọc thành cây bông
sen
Tổng 9 truyện 8 0 1 5 4

1.3.3. Dạng môtip người hóa thân thành đá


Bảng thống kê dạng môtíp người hoá thân thành đá
Tên
TT Dạng hóa thân Chức năng của môtíp
truyện

17
Giải thích Giải Chức Chức Chức
nguồn gốc, thích năng năng năng
đặc điểm địa giải trừng phản
của các con danh thích phạt ánh
vật loài vật, phong và
vật thể tục hóa
giải
bi
kịch
1 Hòn Hai vợ chồng thương
Trống yêu nhau khi chết biến
+
Mái thành hai hòn đá ôm ấp
lấy nhau
2 Nàng Tô Nàng Tô Thị bồng con
Thị lên núi trông chồng hoá + +
thành đá
3 Sự tích đá Người đàn bà bồng con
Vọng Phu lên núi trông chồng hoá + +
thành đá
4 Sự tích Ngọc Hoàng đẩy mẹ
núi Vàng con Ngọc nương xuống
trần hoá thành núi đá. + +
Chàng Côi tìm vợ hoá
thành trái núi bên cạnh
5 Ngậm
ngãi tìm Vợ con người đàn ông
trầm hay ngậm ngãi tìm trầm bị
+ +
sự tích hoá đá.
núi Mẩu
Tử
6 Sự tích đá Người đàn bà trông
+ +
Bà Rầu chồng hoá thành đá
7 Truyện Người em bỏ đi chết
trầu cau hóa thành tảng đá + +

18
Tổ 7 truyện
ng 0 6 1 0 6

1.3.4. Dạng môtip người hoá thân thành thần


Trong truyện cổ tích người Việt ngoài việc xuất hiện nhiều dạng môtip
hoá thân như cây cối, con vật, vật thể, đồ vật thì còn có dạng môtip người hoá
thân thành thần.
Bảng thống kê dạng môtíp người hoá thân thành thần
Tên
TT Dạng hóa thân Chức năng của môtíp
truyện
Giải thích Giải Chức Chức Chức
nguồn gốc, thích năng năng năng
đặc điểm địa giải trừng và
của các con danh thích phạt phản
vật loài vật, phong ánh
vật thể tục hóa
giải
bi
kịch
1 Sự tích Người vợ và hai người
ông Táo chồng chết thiêu trong
đống lửa được Ngọc + +
Hoàng cho làm Táo
Quân
Tổ 1 truyện
0 0 1 0 1
ng

Như vậy từ việc phân loại trên ta thấy được rằng môtíp hoá thân xuất
hiện rất nhiều trong truyện cổ tích người Việt. Các dạng môtíp hoá thân
phong phú đa dạng như dạng hoá thân thành con vật, thành cây cối, thành vật
thể, đồ vật, thành thần...
Qua bảng phân loại trên, ta thấy dạng môtíp người hóa thân thành con
vật chiếm tỉ lệ nhiều nhất 22/37 (59,5%). Dạng môtíp người hóa thân thành

19
cây cối, đồ vật, vật thể 9/37 (24,3%). Kết quả này cho thấy môtip hóa thân
trong truyện cổ tích của người Việt gắn liền với mối quan hệ gần gũi giữa con
người với các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh. Người Việt chủ yết là
cư dân nông nghiệp lúa nước, sống hòa đồng với tự nhiên, có óc quan sát tinh
tế, nhu cầu giải thích nguồn gốc, đặc điểm của các loài vật, cây cối, các hiện
tượng trăng sao...bằng trí tưởng tượng phong phú.
Dạng môtíp người hóa đá khá nhiều 7/37 chiếm 18,9%, gắn với đặc
điểm địa hình của đất nước. Trong dạng môtíp này còn lưu giữ dấu ấn của tín
ngưỡng thờ đá của người Việt cổ.
Dạng môtíp người hóa thân thành thần hầu như chiếm rất ít 1/37 chiếm
3,7%, chỉ liên quan đến nhu cầu giải thích phong tục thờ Vua Bếp. Do trong
thể loại truyện cổ tích, nhu cầu tìm hiểu về thế giới thần linh cũng như cảm
quan thần thoại (tư duy thần linh chủ nghĩa) không còn đậm như trong thần
thoại và truyền thuyết nữa.

Tiểu kết chương 1


Ở chương 1, chúng tôi đã đưa ra một cách hiểu về khái niệm môtíp và
môtíp hóa thân trong truyện cổ tích của người Việt, để làm cơ sở lí luận cho
việc nghiên cứu đề tài này. Việc khảo sát, thống kê, phân loại một cách cụ thể
và khách quan đã đem lại những kết quả ban đầu, nhưng là công việc quan
trọng, cần thiết tạo tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu ở các chương sau.
Qua việc khảo sát thống kê, chúng tôi thấy môtíp hóa thân trong truyện
cổ tích của người Việt là một môtíp độc đáo, vừa là một yếu tố bền vững vừa
tồn tại phong phú ở nhiều dạng cụ thể. Bước đầu cũng cho chúng ta thấy rằng,
môtíp này có vai trò quan trọng trong việc kết cấu và thể hiện chủ đề trong
một nhóm truyện cổ tích, trong đó ẩn chứa quan niệm nhân sinh sâu sắc, phản
ánh cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của người Việt.

20
CHƯƠNG II
KẾT CẤU, CHỨC NĂNG CỦA MÔTÍP HOÁ THÂN TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT

2.1. Kết cấu của môtíp hoá thân trong truyện cổ tích của người Việt
Môtíp là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện trong truyện cổ tích. Một
môtíp có thể có mặt trong nhiều cốt truyện khác nhau, những môtíp độc lập,
có thể liên kết với những môtíp khác theo những cách khác nhau thành
những cốt truyện khác nhau. Thậm chí có những môtíp tự nó đã trở thành một
cốt truyện. Nhưng bản thân nó cũng được cấu thành bởi các yếu tố nhỏ. Việc
nghiên cứu kết cấu của môtíp giúp chúng ta thấy được cách cấu tạo môtíp, vị
trí, vai trò của nó trong cốt truyện, thấy rõ chức năng mà nó đảm nhận trong
truyện cổ tích như: chức năng giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và

21
trong xã hội, chức năng trừng phạt, chức năng phản ánh và hóa giải bi
kịch...Qua đó thấy được chủ đề tư tưởng của truyện.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học kết cấu được hiểu là: “một thuật ngữ
thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới
hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận,
chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật cấu trúc cụ thể
của tác phẩm...”[14, tr.156]. Tìm hiểu kết cấu của môtíp hóa thân trong truyện
cổ tích của người Việt nghĩa là xem xét các bộ phận, các yếu tố nhỏ cấu thành
môtíp và mối quan hệ liên kết giữa các bộ phận, các yếu tố đó. Trong môtíp
hóa thân, các yếu tố cấu thành môtíp bao gồm nhân vật- chủ thể của sự hóa
thân, đối tượng (hay kết quả) của sự hóa thân, kiểu hóa thân, tác nhân gây hóa
thân, nguyên nhân của sự hóa thân (hành động của nhân vật- chủ thể hóa
thân) gắn liền với chức năng của môtíp và mối liên hệ giữa các yếu tố.
Yếu tố bất biến trong môtíp hóa thân ở tất cả các truyện xuất hiện
môtíp này là sự biến hóa (hay sự hóa thân). Yếu tố khả biến là kiểu nhân vật-
chủ thể hóa thân, đối tượng của sự hóa thân, nguyên nhân hóa thân, tác nhân
gây hóa thân. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi thấy sự sai khác của những
yếu tố khả biến này không nhiều và có thể chia thành một số nhóm nhất định.
Dựa vào đó, chúng tôi mô hình hóa kết cấu của môtíp theo hai nhóm, dựa vào
kiểu nhân vật- chủ thể của sự hóa thân: hoặc là nhân vật thuộc tuyến ác (nhân
vật gây hại), hoặc là nhân vật thuộc tuyến thiện (nhân vật bị hại hay lâm vào
hoàn cảnh hoạn nạn). Sỡ dĩ chúng tôi dựa vào kiểu nhân vật- chủ thể của sự
hóa thân vì với mỗi kiểu nhân vật môtíp hóa thân sẽ quy định về nguyên nhân
của sự biến hóa (hành động chức năng của nhân vật), chức năng của môtíp
tương ứng.
Nhân vật trong truyện cổ tích ( đặc biệt là trong truyện cổ tích thần kì)
được phân thành hai tuyến nhân vật rõ rệt: tuyến thiện và tuyến ác. Theo lí
thuyết của V.Ia. Propp, nhân vật tuyến thiện thường đóng vai trò là nhân vật
chính (nhân vật bị gây hại), nhân vật thuộc tuyến ác là nhân vật đối thủ của
nhân vật chính (nhân vật gây hại). Tuy nhiên, trong truyện cổ tích của người

22
Việt, đặc biệt là trong nhóm truyện có xuất hiện môtíp hóa thân, do chủ yếu là
truyện thuộc tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt, hoặc truyện cổ tích thần kì
nhưng đã mang đậm màu sắc sinh hoạt, hai tuyến nhân vật này thường không
đi liền nhau trong cùng một truyện, và sự phân tuyến nhiều khi không thật
rạch ròi. Tuy nhiên, dù trong cổ tích sinh hoạt, các nhân vật đều có thể xếp
vào một kiểu nhân vật nhất định. Chúng tôi quy ước nhân vật tuyến ác là nhân
vật mang phẩm chất xấu xa thể hiện ở hành động độc ác, tham lam, dối trá,
lừa lọc... hoặc nhân vật có hành động sai lầm hay phạm lỗi nào đó. Còn nhân
vật thuộc tuyến thiện là nhân vật có phẩm chất hiền lành, tốt bụng, thủy
chung...nhưng rơi vào hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn, rơi vào hoàn cảnh mang
tính bi kịch, thường là nhân dân thuộc tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ.
Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra mô hình kết cấu môtíp hóa thân thành
hai nhóm như sau:

2.1.1. Mô hình kết cấu của môtíp hóa thân có chủ thể hóa thân là
nhân vật thuộc tuyến ác
Trong truyện cổ tích của người Việt xuất hiện nhiều truyện có chủ thể
hóa thân là nhân vật thuộc tuyến ác, phạm lỗi. Từ đó ta khái quát hóa dạng
môtíp này như sau:
Sơ đồ:
Nhân vật tuyến ác (nhân vật chính)

Hành động gây hại, phạm lỗi

Sự trừng phạt

Hóa thân

Con vật, cây cối, đồ vật

23
Như vậy qua sơ đồ và việc khảo sát môtíp hóa thân trong truyện cổ
tích của người Việt ta thấy ở dạng môtíp hóa thân mà chủ thể hóa thân là nhân
vật ác, nhân vật phạm lỗi xuất hiện ở 19 truyện. Trong đó, chủ thể hóa thân
thường là nhân vật xấu xa, độc ác như: người vợ bạc tình (Người đàn bà hoá
thành con muỗi, Sự tích con thiêu thân), những kẻ tham lam, độc ác (Con kiến,
Sự tích con khỉ, Ngậm ngãi tìm trầm hay sự tích núi mẫu tử, Người dì ghẻ ác
nghiệt hay sự tích con dế, Sư ông hoá thành bình vôi ), đứa con bất hiếu (Sự
tích trái thơm), lười biếng, hống hách (Nghè hoá cọp, Thằn lằn mồng năm), vị
thần hèn nhát (Sự tích con bọ hung)...Nhân vật phạm lỗi như: không giữ chữ
tín (Con bìm bịp), vi phạm luật trời (Sự tích núi vàng, Sự tích con trâu, Sao
hôm và sao mai), chưa thoát tục (Sư ông hoá thành con ếch), ăn vụng và bao
che ăn vụng (Sự tích cái chổi)..
Qua kết quả trên, chúng ta thấy được rằng trong truyện cổ tích của
người Việt, hành động gây hại, phạm lỗi của các nhân vật tuyến ác thường
được nhấn mạnh ở phẩm chất đạo đức: tham lam, độc ác (ở 5 truyện), bạc
nghĩa (ở 2 truyện), lười biếng, hống hách (2 truyện), bất hiếu ( ở 1
truyện)...Điều này phản ánh quan niệm nhân sinh của người Việt là trọng tình
nghĩa, ghét bạc nghĩa.
Trong nhóm nhân vật này, môtíp hóa thân chủ yếu đồng thời giữ chức
năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm con vật, loài vật và trừng phạt trong kết
cấu truyện. Nhiều truyện có xuất hiện tác nhân của sự hóa thân, chủ thể trừng
phạt là: Đức Phật (Người đàn bà hóa thành con muỗi, Sư ông hóa thành bình
vôi), Phật Bà (Sư ông hóa thành con ếch, Sao Hôm và sao Mai), Ngọc Hoàng
(Sự tích con trâu, Sự tích con bọ hung, Sự tích cái chổi...), Bồ Tát (Con Bìm
Bịp)... Điều này cho thấy nhóm truyện có mô hình kết cấu này yếu tố kì ảo
vẫn khá đậm và chủ yếu thuộc tiểu loại cổ tích thần kì.
Đối tượng hóa thân chủ yếu là các con vật nhỏ mọn, vô ích, có những
đặc tính xấu như chui rúc ở phân tro bẩn thỉu (con bọ hung, cái chổi), gây hại
như chích hút máu người ( muỗi), con vật ác độc ( con hổ), những con vật có
hành động vô nghĩa lí (con thiêu thân, con dã tràng, bình vôi cho người ta
24
móc ruột)... Những con vật, sự vật này thường gợi liên tưởng đến số kiếp của
những kẻ xấu xa, độc ác, bẩn thỉu, bất hiếu, bạc tình bạc nghĩa... Đó là sự
tương ứng giữa đặc điểm đối tượng hóa thân và chủ thể hóa thân và câu
chuyện. Như vậy, môtíp hóa thân ở đây có ý nghĩa phản ánh quan niệm “ác
giả ác báo” của nhân dân.
2.1.2. Mô hình kết cấu của môtíp hoá thân có chủ thể hoá thân là
nhân vật thiện
Cũng như chủ thể hoá thân là nhân vật ác, nhân vật phạm lỗi thì ở trong
truyện cổ tích người Việt xuất hiện nhiều môtip hoá thân mà chủ thể hoá thân
là nhân vật thuộc tuyến thiện. Từ đó ta có thể khái quát môtíp này như sau:

Sơ đồ:

Nhân vật thiện

Bị gây hại Rơi vào hoàn cảnh khó khăn hay bi kịch

Hóa thân

Con vật, cây cối, vật thể, đá, thần linh ...
Như vậy qua sơ đồ và việc khảo sát môtíp hóa thân trong truyện cổ tích
của người Việt ta thấy ở dạng môtíp hóa thân mà chủ thể hóa thân là nhân vật
thiện xuất hiện ở 20 truyện. Tác giả dân gian thường thể hiện tính thiện của
nhân vật ở phẩm chất, nhân cách chứ không phải ở hành động vượt qua thử

25
thách hay hành động dũng cảm của nhân vật. Trong quan niệm của nhân dân,
nhân vật thiện là những người dân lao động nghèo khổ nhưng chăm chỉ, hiền
lành, thật thà, tốt bụng...( Sự tích con cá he , Sự tích trầu cau, Sự tích ông
Táo, Sự tích ông Táo, Sự tích sao hôm và sao mai...), hoặc đó là những người
phụ nữ thủy chung, sắt son nhưng rơi vào hoàn cảnh éo le (Nàng Tô Thị, Sự
tích đá vọng phu, Sự tích đá Bà Rầu, Sự tích bông sen...), những đúa trẻ vô tội
(Chim Đa Đa, Sự tích chim Gọi Vịt, Sự tích chim Hít cô, Sự tích con chim
Phướng...). Ở đây, truyện cổ tích dành tiếng nói bênh vực cho những con
người bé cổ, thấp họng, những tầng lớp chịu nhiều bất công trong xã hội.
Điều đó ta thấy được giá trị nhân đạo rất sâu sắc mà tác giả dân gian đã gửi
gắm.
Nhân vật rơi vào hoàn cảnh hoạn nạn có thể là bị gây hại bởi các nhân
vật đối thủ (tuyến ác) như: đứa trẻ bị bố dượng bỏ vào rừng (Chim Đa Đa), vợ
chông nhà chài bị Mụ lường đẩy xuống biển (Sự tích con cá he), em bé bị bà
cô Hạc đánh chết (Sự tích con chim Phướng)... Ở những truyện này đã thể
hiện rõ mâu thuẫn, xung đột xã hội, mâu thuẫn giai cấp: giàu- nghèo, tốt- xấu.
Hoặc có thể nhân vật rơi vào hoàn cảnh khó khăn hay bi kịch của cuộc sống
như: mất con (Sự tích cây vú sữa), rơi vào nạn đói (Sự tích chim Hít cô, Sự
tích chim Gọi Vịt), bị oan ức (Sự tích đá Bà Rầu, Truyện trầu cau, sự tích bông
sen), chờ chồng đến hóa đá (Nàng Tô Thị, Sự tích đá Bà Rầu, Sự tích đá Vọng
Phu)...
Ở nhóm truyện này, hoàn cảnh hoạn nạn hay bi kịch cuộc sống của
nhân vật được phản ánh hết sức đa dạng, phong phú và giàu màu sắc hiện
thực, có ý nghĩa phản ánh cuộc sống hiện thực đầy bất công, ngang trái, đầy
nguy hiểm... của nhân dân lao động nghèo khổ trong xã hội cũ.
Sự hóa thân của nhân vật ở loại môtíp hóa thân này không phải là kết
quả của sự trừng phạt như ở nhóm truyện môtíp có chủ thể hóa thân thuộc
tuyến ác. Sự hóa thân của nhân vật thiện là kết quả số phận bi đát của những
con người lương thiện, nghèo khổ trong xã hội cũ mà cuộc sống của con
người còn nhiều oan trái, hiểm nguy. Ở đây, truyện cổ tích lại thiên về phản

26
ánh hiện thực xã hội và lên tiếng bênh vực, bảo vệ những con người bé nhỏ,
hiền lành trong xã hội.
Ta thấy, ở mô hình kết cấu này chủ yếu thuộc truyện cổ tích sinh hoạt.
Truyện không còn nhằm phản ánh ước mơ thiện thắng ác hay cái ác bị trừng
trị mà thiên về phản ánh hiện thực và nhấn mạnh bi kịch của con người.
Nhân vật thiện kết thúc cuộc đời với sự biến hóa thành các con vật
như: chim Hít cô, chim Chìa Vôi, chim Phướng, chim Đa Đa... Giữa đối
tượng biến hóa và nhân vật chủ thể có một mối liên hệ, thường những con vật,
sự vật mang một đặc điểm nào đó nhắc nhở, gợi lại bi kịch cuộc đời của nhân
vật: tiếng kêu của con chim gọi vịt nhắc lại niềm mong mỏi của cậu bé nghèo
mãi tìm đàn vịt- hi vọng sống cuối cùng của gia đình đến nỗi chết hóa thành
chim (Sự tích chim Gọi Vịt). Tiếng kêu của chim Bắt cô trói cột thảm thiết như
tiếng khóc kêu oan của bác lực điền thật thà (Năm trâu sáu cột). Tiếng kêu
khắc khoải trong rừng sâu của chim Hít cô gợi nhắc bi kịch nạn đói của chú
bé (Sự tích chim Hít cô). Hoặc những sự vật, cây cối như đá, cây vú sữa, bông
sen...tượng trưng cho vẻ đẹp của những người phụ nữ có phẩm chất trong
sáng, tấm lòng thương con nhưng gặp nhiều bất hạnh (Sự tích bông sen, Sự
tích cây vú sữa...). Nhờ những đặc điểm này, truyện cổ tích khắc sâu thêm bi
kịch cuộc đờ của họ. Nhờ đó truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
sâu sắc. Đặc biệt, ở đây xuất hiện môtíp hóa đá là một dạng biến hóa khá đặc
biệt và hàm chứa nhiều ý nghĩa mà ở phần sau chúng tôi sẽ phân tích sâu.
2.2. Chức năng của môtíp hoá thân trong truyện cổ tích của người
Việt
Văn học là một phương thức phản ánh hiện thực đời sống con người
một cách chân thực sinh động. Bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào thuộc thể loại
gì đi nữa thì cũng đều hướng đến hiện thực và bằng những phương thức nghệ
thuật nhất định để có những bức tranh đời sống khác nhau. Ở văn học dân
gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng, tính chức năng phản ánh đời sống
lại là một đặc trưng.

27
Nhà Foklore học người Nga thế kỷ XIX V.Ia.propp trong cuốn Hình
thái học truyện cổ tích không những tìm những môtíp mà tìm các chức năng,
các hoạt động không phải là những việc làm cụ thể của nhân vật mà là hoạt
động chức năng của chúng. Khái quát hơn 100 truyện cổ tích thần kỳ Nga,
ông đã xác lập một bảng 31 chức năng.
Ở truyện cổ tích của người Việt môtíp hoá thân cũng mang những chức
năng nhất định. Môtíp hoá thân trong truyện cổ tích của người Việt nhằm thực
hiện những chức năng như sau: Chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm của
một số hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống của con người; Chức năng
trừng phạt; Chức năng hoá giải bi kịch.
2.2.1. Chức năng giải thích
Từ sự quan sát tinh tế và nhu cầu nhận thức nguồn gốc, đặc điểm các
con vật, loài vật, các vật thể, các hiện tượng tồn tại xung quanh, tác giả dân
gian đã sáng tạo ra những câu truyện cổ tích trong đó mượn môtíp hóa thân để
lí giải sự ra đời cũng như đặc điểm của các con vật, loài vật, các hiện tượng tự
nhiên và xã hội đó. Trong 37 truyện có môtíp hóa thân thì có đến 36 truyện có
chức năng này.
2.2.1.1. Giải thích nguồn gốc, đặc điểm của các loài vật,sự vật, các vật
thể trong tự nhiên và trong xã hội
Các con vật, loài vật, vật thể được lựa chọn để nhận thức, lí giải hết sức
phong phú, từ những con vật gần gũi với cuộc sống của con người như con
trâu (Sự tích con trâu), con muỗi (Sự tích con muỗi), con khỉ (Sự tích con khỉ),
con thiêu thân (Sự tích con thiêu thân), con cá (Sự tích con cá he), con ếch (Sư
ông hoá thành con ếch), con sam (Đôi sam), cái chổi (Sự tích cái chổi), cái
bình vôi (Sư ông hoá thành bình vôi), cây Vú Sữa (Sự tích cây Vú Sữa), bông
sen (Sự tích bông sen)…đến những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên như sao
hôm, sao mai (Sự tích sao hôm và sao mai), con dã tràng (Sự tích con dã
tràng), các loài chim muông (Sư tích chim Chìa Vôi, Sự tích con chim Phướng,
Năm Trâu Sáu Cột, Sự tích chim Hít cô, Sự tích chim Gọi Vịt, Chim Đa Đa),...
Điểm chung của các truyện này là đều dựa vào yếu tố kì ảo, sự hóa thân của

28
nhân vật để giải thích sự ra đời của các sự vật, hiện tượng. Vì thế, cách lí giải
của dân gian hết sức hấp dẫn, lôi cuốn.
Chức năng giải thích nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng cũng thường
xuất hiện trong thần thoại. Nhưng cách giải thích của thần thoại khác với
truyện cổ tích. Nếu như sự lí giải hoang đường trong thần thoại xuất phát từ
nhận thức ấu trĩ và niềm tin ngây thơ vào thế giới siêu nhiên thần thánh thì sự
hóa thân thành các con vật, loài vật trong truyện cổ tích là yếu tố hư cấu nghệ
thuật có chủ tâm. Mặt khác, trong truyện cổ tích, chức năng giải thích bao giờ
cũng gắn liền với một câu chuyện xã hội, về thế sự và nhân sinh. Như Đinh
Gia Khánh nhận xét: “Nếu hai cách giải thích đều chất phác, thơ ngây, đều thể
hiện óc tưởng tượng phong phú kết hợp với nhận xét tinh vi các sự vật trong tự
nhiên, thì thái độ của truyện cổ tích đối với sự giải thích đó khác thái độ của
thần thoại. Truyện cổ tích không hề có tham vọng cho rằng sự giải thích đó là
chân lí. Hơn nữa truyện cổ tích thường mượn cách giải thích đó để nêu bật lên
một vấn đề xã hội”[16,tr. 300].
Truyện cổ tích ra đời muộn hơn nên phản ánh tư duy con người phong
phú hơn trong thần thoại. Do đó cách giải thích sự ra đời của các con vật, cây
cối hay vật thể cũng phong phú và phức tạp hơn. Truyện cổ tích không bao
giờ lấy chức năng giải thích làm chức năng duy nhất mà luôn gắn chức năng
này với một câu chuyện xã hội, qua đó nêu lên những vấn đề xã hội và triết lí
nhân sinh. Tác giả dân gian dựa vào đặc điểm của các con vật, loài vật, vật thể
để tưởng tượng ra một câu chuyện xã hội có mối liên hệ liên tưởng nhất định
với đặc điểm của các con vật, loài vật đó. Vì thế, trong cách giải thích của
truyện, sự ra đời hay đặc điểm các sự vât, hiện tượng luôn ẩn chứa một vấn đề
xã hội, một bi kịch trong cuộc sống con người. Chẳng hạn, tiếng kêu “bát cát
quả cà” của con chim Đa Đa- hóa thân của đứa con riêng trong truyện Sự tích
chim Đa Đa gợi nhắc mâu thuẫn gia đình giữa bố dượng và con riêng. Người
bố dượng vì muốn bỏ con vào rừng sâu đã đánh lừa đứa con bằng bát cát đăt
mấy quả cà lên trên khiến đứa con bị chết đói trong rừng sâu và hóa thành
chim Đa Đa. Tiếng kêu của chim “năm trâu sáu cột”, chim Chìa Vôi “xe cộ

29
kéo kéo, ai kéo vợ tao”, chim Phướng “bớ bà cô Hạc trả tía cho tao, tía tao”...
tố cáo sự áp bức, bóc lột của tầng lớp địa chủ phong kiến đối với nhân dân lao
động nghèo khổ (Năm trâu sáu cột, Sự tích chim chìa vôi, Sự tích chim
Phướng...). Cái chết oan ức của những con người nghèo khổ được cụ thể hóa,
hình tượng hóa bằng tiếng kêu thảm thiết của các loài chim.
Lực lượng thần kì là tác nhân bên ngoài gây nên sự biến hóa của chủ
thể hóa thân, đó là Ông Tiên (Con kiến), Đức Phật (Người đàn bà hóa thành
con muỗi, Sư ông hóa thành con ếch…), Diêm Vương (Sự tích con muỗi...),
Ngọc Hoàng (Sự tích con bọ hung, Sự tích con trâu…) có thể xuất hiện trực
tiếp hoặc không.
Khi giải thích, tác giả thường dựa vào những đặc trưng cơ bản của loài
vật, cây cối hay vật thể để đưa ra quan niệm xã hội của mình.. Khi giải thích
sự ra đời của các con chim như chim đa đa người ta dựa vào tiếng kêu của nó
“bát cát quả cà” và cao hơn là dựa vào mối quan hệ trong gia đình để giải
thích đó là mối quan hệ giữa bố ghẻ- con vợ, là một một mối quan hệ gia đình
phức tạp đặt ra xưa nay hiếm khi có thể điều hoà. Hay khi giải thích sự ra đời
của chim chìa vôi, chim hít cô, chim phướng, năm trâu sáu cột...cũng vậy.
Điều này xuất phát từ nhu cầu nhận thức, lí giải một cách lí thú các sự vật,
hiện tượng xung quanh bằng trí tưởng tượng và hư cấu nghệ thuật.
Ngoài việc giải thích sự ra đời của các loài chim thì môtíp hoá thân còn
hướng tới vô vàn con vật bé nhỏ khác như con kiến, con muỗi, con thiêu thân,
con dế, con ếch, con thạch sùng, con thằn lằn... Tác giả dân gian đã dựa vào
những đặc tính cơ bản của những con vật này để khái quát và phê phán nhân
cách của một số hạng người trong xã hội như những người đàn bà phụ bạc
(Sự tíc con thiêu thân, Người đàn bà hóa thành con muỗi), người mẹ ghẻ độc
ác (Người di ghẻ ác nghiệt hay sự tích con dế), bọn thương gian tiếc của (Sự
tích con thạch sùng)...., những kẻ tham lam độc ác hám danh, hám sắc (Sự
tích con khỉ). Sự ra đời của đôi sam luôn bám lấy nhau để thể hiện tình yêu
thuỷ chung son sắt của đôi vợ chồng (Đôi sam).... Sự giải thích này là đặc
trưng của cổ tích loài vật nhưng ở đây lại gắn với câu chuyện sinh hoạt xã hội,

30
thể hiện tính chất thế sự của truyện cổ tích. Măt khác dù có chức năng giải
thích nguồn gốc, đặc điểm các loài vật nhưng truyện lại chủ yếu thuộc tiểu
loại truyện cổ tích thần kì hoặc truyện cổ tích sinh hoạt, chứng tỏ ở đây chủ
đề chính là phản ánh mâu thuẫn xã hội và quan niệm đạo đức của nhân dân,
còn chức năng giải thích chỉ là chức năng nằm ở lớp ngoài, là cái cớ để dựa
vào đó truyện trình bày các vấn đề nhân sinh. Một số rất ít thuộc truyện cổ
tích loài vật thì chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm các loài vật mới
chiếm vị trí trung tâm. Truyện không nặng màu sắc xã hội mà thể hiện cách
giải thích một cách trong sáng hồn nhiên. Chẳng hạn, trong truyện Sự tích con
trâu, vị thần nhà trời làm sai lời dặn của Ngọc Hoàng rải nhầm giống lúa
thành giống cỏ nên bị biến thành trâu để ăn hết cỏ trên trần gian. Trong truyện
Sự tích con bọ hung, vị thần báo sai tin của Ngọc Hoàng bị biến thành con bọ
hung. Trong truyện Thằn lằn mồng năm, người thanh niên tham chơi không
có tiền trả nợ người ta đến đòi sợ quá biến thành con thằn lằn.
Môtíp hoá thân giải thích sự ra đời của các loài cây cũng vô cùng
phong phú. Quan sát đặc điểm của quả vú sữa là tiết ra thứ nước có màu trắng
đục, vị mát lành như sữa mẹ, người ta đã tưởng tượng ra câu truyện Sự tích
cây vú sữa ca ngợi tình mẫu tử cao đẹp. Trong truyện Sự tích bông sen, hương
thơm ngào ngạt, vẻ đẹp tinh khiết của hoa sen đã trở thành biểu tượng cho
tâm hồn sáng trong của người phụ nữ trong truyện. Như vậy, ở những truyện
có chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm của một số loài cây thường đi
với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.
Ngoài ra môtíp hoá thân còn có chức năng giải thích sự ra đời của các
vật thể trong tự nhiên. Sao hôm và sao mai là hai vì sao không bao giờ xuất
hiện cùng lúc như tên gọi của chúng. Dựa vào đặc đặc điểm này của tự nhiên
nhân dân đã sáng tạo ra câu chuyện giàu tính nhân văn về sự cách trở của vợ
chồng nàng tiên và người tiều phu ( Sao hôm và sao mai).
2.2.1.2. Giải thích địa danh
Trên đất nước ta ở bất kỳ vùng nào cũng có những địa điểm, những
ngọn núi, con sông.... đã từ lâu trở thành đối tượng giải thích của truyện cổ

31
tích. Trong truyện cổ tích của người Việt, có nhiều truyện xuất hiện môtíp con
người hoá thân thành các địa danh như: Hòn Trống Mái, Nàng Tô Thị, Sự tích
đá Vọng Phu, Sự tích núi Vàng, Sự tích đá Bà Rầu, Sự tích núi Mẫu Tử. Nhân
dân lao động đã dựa trên những đặc điểm, những hình dáng của các địa danh
đó để sáng tạo ra những câu chuyện vừa lí giải sự ra đời của địa danh, vừa
Tải bản FULL (file word 67 trang): bit.ly/2Ywib4t
mang triết lý nhân sinh sâu sắc. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Chẳng hạn, dựa vào hình dáng của đá Vọng Phu giống hình ảnh của
người phụ nữ bồng con đứng trên núi người ta đã sáng tác ra truyện Nàng Tô
Thị, Sự tích đá Vọng Phu nhằm giải thích sự ra đời của các địa danh như đá
Vọng Phu ở cửa biển Đề Di, thuộc huyện Phú Cát tỉnh Bình Định (Sự tích đá
Vọng Phu), hay là đá Trông Chồng ở trên chùa Tam Thanh Lạng Sơn (Nàng
Tô Thị)... Cũng như vậy, khi thấy hình dáng của hai hòn đá giống hình hai con
chim chụm đầu vào nhau người ta sáng tạo câu chuyện Hòn Trống Mái giải
thích cho sự ra đời của địa danh này ở biển Sầm Sơn (Thanh Hoá). Hay dựa
vào đặc điểm của những ngọn núi vào buổi tối được phủ bởi ánh sao lấp lánh
nhân dân đã sáng tạo câu chuyện Sự tích núi Vàng giải thích sự ra đời của dãy
núi Vàng dưới dải Tam Điệp, dựa vào hình dáng của hòn đá giống hình ảnh
người phụ nữ mắt hướng ra biển trong sự chờ đợi để giải thích cho địa danh
đá Bà Rầu ở Quảng Nam (Sự tích đá Bà Rầu), dựa vào những hòn đá người ta
giải thích cho địa danh núi Mẫu Tử ở quận Khánh Dương, tỉnh Khánh Hòa
(Ngậm ngãi tìm trầm hay sự tích núi Mẫu Tử).
Tuy nhiên tác giả dân gian giải thích các sự tích sông núi không bằng
những câu chuyện tự nhiên mà bằng những câu chuyện xã hội nhằm phản ánh
cuộc sống phức tạp của con người với những mâu thuẩn, xung đột gay gắt.
Chức năng giải thích địa danh xuất hiện rất nhiều trong thể loại truyền thuyết.
Tuy nhiên cách giải thích của truyền thuyết khác với truyện cổ tích. Nếu địa
danh trong truyền thuyết gắn với những sự kiện lịch sử, là dấu tích lưu danh
và ghi nhận công lao của người anh hùng có công với đất nước trong sự
ngưỡng mộ của nhân dân thì địa danh trong truyện cổ tích lại được nhìn từ
góc độ thế sự, từ những mâu thuẫn trong xã hội và gia đình, từ số phận của

32
những con người đời thường. Trong cảm hứng sáng tạo của truyện cổ tích,
những ngọn núi, hòn đá đã được thổi vào đó những triết lí nhân sinh, những
trăn trở về hiện thực cuộc sống, những khát vọng và ước mơ hạnh phúc của
con người. Sự khác nhau giữa hai cách giải thích địa danh của truyền thuyết
và truyện cổ tích bắt nguồn từ sự khác nhau về đặc trưng thể loại. Nhờ vậy,
dù cùng một chức năng, cùng hướng tới những địa danh trên đất nước nhưng
mỗi thể loại cho ta một các nhìn riêng, vừa phong phú, vừa độc đáo.
Cụ thể ở đây khi giải thích sự ra đời của đá Vọng Phu (Sự tích đá Vọng
Phu), đá Trông Chồng (Nàng Tô Thị) tác giả dân gian đều gửi gắm câu
chuyện bi kịch về anh em ruột lấy nhầm nhau. Đây là bi kịch gia đình trong
thời kỳ chuyển giao từ chế độ hôn nhân cùng huyết thống trong xã hội nguyên
thuỷ đến chế độ hôn nhân không cùng huyết thống trong chế độ phụ hệ của xã
hội có giai cấp. Bi kịch này phản ánh quá trình chuyển giao và phát triển xã
hội diễn ra căng thẳng, trong đó con người phải trải qua sự đấu tranh quyết
liệt và những bi kịch trong gia đình là không thể tránh khỏi. Trong Sự tích đá
Bà Rầu lại phản ánh xung đột trong cuộc sống vợ chồng. Đó là những ghen
tuông hiểu nhầm mà bao giờ thua thiệt cũng thuộc về người phụ nữ. Qua hình
ảnh hoá đá chờ chồng của người phụ nữ trong các câu chuyện trên đã khẳng
định được tấm lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ mà tác giả dân gian
Tải bản FULL (file word 67 trang): bit.ly/2Ywib4t
muốn ca ngợi. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Sự tích núi Vàng, Hòn Trống Mái lại ca ngợi tình yêu thuỷ chung, tình
cảm vợ chồng hoà thuận yêu thương. Hòn Trống Mái như một biểu tượng
thiêng liêng cho tình cảm vợ chồng, gửi gắm ước mơ của tác giả dân gian về
sự thuỷ chung hoà hợp trong gia đình.
Như vậy, mỗi một địa danh đều được giải thích bằng một câu chuyện
xã hội, phản ánh những khía cạnh phức tạp trong gia đình và xã hội, đồng thời
gửi gắm quan niệm nhân sinh và ý nghĩa nhân văn cao cả của tác giả dân gian.
2.2.1.3. Giải thích phong tục

33
Môtíp hóa thân trong truỵên cổ tích của người Việt không chỉ giải thích
các hiện tượng tự nhiên mà còn giải thích về nguồn gốc ra đời của các phong
tục dân gian như tục ăn trầu, tục cúng ông Táo, tục kiêng quét rác ngày tết...
Tục ăn trầu là một phong tục đẹp đă ăn sâu vào đời sống văn hóa Việt
Nam từ xưa đến nay. Có lẽ vì tính phổ biến của phong tục này nên rất tự
nhiên, nhân dân có nhu cầu giải thích nguồn gốc của nó và Truyện trầu cau ra
đời. Trong Truyện trầu cau, để giải thích phong tục ăn trầu là sự kết hợp của
ba thứ trầu, cau, vôi tạo thành một thứ thơm cay nồng màu đỏ như máu,
truyện cổ tích đã sáng tạo ra câu chuyện hóa thân của hai anh em, vợ chồng
cùng chết bên nhau để tình nghĩa của họ hòa quyện trong miếng trầu. Câu
chuyện của họ vừa lí giải phong tục, vừa tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho
phong tục. Tục ăn trầu và miếng trầu trở thành biểu tượng cho tình nghĩa, tình
yêu thắm thiết trong văn hóa Việt. Sự gặp gỡ giữa truyện cổ tích và phong tục
chính là sự đề cao tình nghĩa thủy chung giữa con người với nhau trong quan
niệm nhân sinh của người Việt.
Người Việt còn có tục cúng ông Táo vào ngày 23 tháng chạp hàng
năm. Người ta giải thích sự ra đời của phong tục này như sau: Người vợ tiều
phu bị chồng hà hiếp nên trốn đi gặp người thợ săn rồi lấy anh ta. Người
chồng cũ ăn năn đi tìm vợ. Gặp lại người chồng cũ, người vợ vô cùng khó xử,
bèn bảo người chồng cũ trốn vào đống rơm. Vừa lúc người chồng mới đi săn
về sai vợ đốt đống rơm để thui thỏ. Đống rơm cháy người chồng cũ giãy dụa
ở trong đó một lúc rồi chết. Người vợ đau lòng quá nhảy vào đống rơm cho
trọn đạo phu thê, người chồng mới cũng nhảy vào đống lửa chết theo. Cả ba
người chết hoá thành ông Táo. Từ đó người dân Việt Nam thường có phong
tục cúng ông Táo. Cái chết trong đám lửa vì tình nghĩa vợ chồng đã hóa thân
ba nhân vật thành ba vị thần- bộ ba vua bếp trong tín ngưỡng thờ Táo Quân
của người Việt. Dù bằng sự hư cấu nghệ thuật, nhưng truyện cổ tích đã lí giải
đặc điểm của phong tục và qua việc gắn với phong tục, tác giả dân gian đã gửi
gắm quan niệm nhân sinh về con người và xã hội qua câu chuyện thấm đẫm
tình người. Mục đích giải thích thường được biểu lộ rõ trong truyện như: “Về
897486
34

You might also like