You are on page 1of 157

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG THỊ KIM OANH

TRUYỆN KỂ GENJI
NHÌN TỪ VĂN HÓA NHẬT

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC


MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Văn Hạnh
2

Nghệ An, năm 2012

Môc lôc
Trang

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Cấu trúc luận văn 6
NỘI DUNG
Chương 1: Bối cảnh ra đời của Truyện kể Genji 7
1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội 7
1.1.1. Khái lược về lịch sử và xã hội thời đại Heian 7
1.1.2. Một cái nhìn khái quát về văn hoá Heian 9
1.1.3. Mỹ học Heian 17
1.1.4. Khái lược những chuẩn mực cái đẹp trong truyền thống văn hóa
19
của người Nhật
1.2. Vài nét về văn học thời Heian 23
1.2.1. Sự trỗi dậy của các nhà văn nữ 24
1.2.2. Những cảm hứng sáng tạo nổi bật 27
1.2.3. Những thành tựu tiêu biểu 30
1.3. Murasaki - hiện tượng kiệt xuất của văn học Heian 33
1.3.1. Cuộc đời 33
1.3.2. Văn nghiệp 35
1.3.3. Kiệt tác Truyện kể Genji 36
Chương 2: Văn hóa Nhật truyền thống qua thế giới hình tượng trong Truyện kể 40
3

Genji
2.1. Hình tượng nhân vật 40
2.1.1. Hệ thống nhân vật trong Truyện kể Genji 40
2.1.2. Vẻ đẹp của ngoại hình nhân vật nhìn từ văn hoá Nhật 44
2.1.2.1. Vẻ đẹp mong manh 44
2.1.2.2. Vẻ đẹp phục trang 49
2.1.2.3. Vẻ đẹp gắn với “Hương đạo” 52
2.1.3. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật nhìn từ văn hoá Nhật 58
2.1.3.1. Khát vọng tình yêu, tình dục 58
2.1.3.2. Nỗi cô đơn 66
2.1.3.3. Niềm bi cảm Aware 69
2.2. Hình tượng không gian, thời gian trong Truyện kể Genji nhìn từ
75
văn hoá Nhật
2.2.1. Hình tượng không gian 75
2.2.1.1. Không gian văn hóa cung đình 75
2.2.1.2. Không gian thiên nhiên 78
2.2.1.3. Không gian tâm tưởng 82
2.2.2. Hình tượng thời gian 84
2.2.2.1. Thời gian sự kiện 84
2.2.2.2. Thời gian mùa 86
2.2.2.3. Thời gian tâm trạng 90
2.2.2.4. Thời gian bi cảm 92
Chương 3: Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đối với một số hiện tượng tiêu biểu
96
của văn học Nhật Bản
3.1. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đến kịch Nô (Noh) 96
3.1.1. Vài nét về kịch Nô 96
3.1.2. Dấu vết của Truyện kể Genji ở kịch Nô 97
3.2. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đến thơ Haiku 103
3.2.1. Thơ Haiku - nguồn gốc và đặc điểm 103
4

3.2.2. Dấu vết của Truyện kể Genji ở thơ Haiku 107


3.3. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đối với tiểu thuyết Y.
118
Kawabata
3.3.1. Vài nét về Y. Kawabata 118
3.3.2. Dấu vết của Truyện kể Genji trong tiểu thuyết Y. Kawabata 121
KẾT LUẬN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
PHỤ LỤC 144

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Murasaki Shikibu (978?-1016?) là một nữ văn sĩ tài hoa của nền văn
học Nhật Bản. Bà là một cây bút xuất sắc trong dòng văn chương nữ lưu thời
Heian, một thời đại thịnh trị kéo dài gần bốn thế kỷ (794-1185), chứng kiến sự
thành công của các nhà văn, nhà thơ nữ mà phần lớn trong họ thuộc tầng lớp
thượng lưu và trung lưu cung đình. Tiểu thuyết Truyện kể Genji (Genji
monogatari) được đánh giá là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học Phù Tang,
là tác phẩm kinh điển của mọi thời đại đã được thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như: tranh vẽ, sách, điện ảnh, âm nhạc... kết tinh văn hoá Nhật hàng
ngàn năm trước đó.
2.2. Tiểu thuyết Truyện kể Genji ra đời từ thế kỷ XI và được ghi nhận là
cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên trong văn học thế giới. Khác với tiểu thuyết cổ
điển Trung Quốc thiên về miêu tả hành động, Murasaki đi sâu khám phá một địa
hạt còn hoàn toàn mới mẻ đối với văn học bấy giờ- thế giới cảm xúc vô cùng
tinh tế của con người (ở đây chủ yếu là của giới quý tộc Nhật Bản thời Heian).
5

Vì vậy có thể thấy, Truyện kể Genji đã mang đến một bức tranh sống động, một
cái nhìn chiều sâu về lịch sử, con người và văn hóa Nhật Bản.
2.3. Trong xu thế hội nhập, từ nhiều năm nay, văn hoá văn học Nhật Bản
đã được giới thiệu, nghiên cứu và học tập trong hệ thống nhà trường ở Việt Nam,
trong đó có Truyện kể Genji. Tuy nhiên cho đến nay, thành tựu nghiên cứu về
văn hoá, văn học Nhật Bản nói chung, Truyện kể Genji nói riêng, chưa có nhiều.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Truyện kể Genji nhìn từ văn
hoá Nhật làm luận văn Thạc sĩ, với mong muốn khám phá những di sản văn hóa
tinh thần Nhật Bản qua thế giới hình tượng của tác phẩm được xem là tiểu thuyết
đầu tiên trong văn học nhân loại.
2. Lịch sử vấn đề
Được đánh giá là một sáng tác đỉnh cao của văn xuôi Nhật Bản mọi thời
đại, Truyện kể Genji có vị trí đặc biệt trong văn học thời kỳ Heian nói riêng và
dòng chảy văn học Nhật Bản nói chung. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji vì thế
được thể hiện trên nhiều phương diện trong những sáng tác từ hậu kỳ Heian đến
nay; từ văn học đến sân khấu. Năm 1999 nhà soạn nhạc Minoru Miki đã chuyển
thể Truyện kể Genji thành một vở opera để trình diễn tại Nhà hát opera Saint
Louis và đã nhiều lần được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh: năm 1951 (đạo
diễn Yoshimura Kozaburo thực hiện, năm 1966 (đạo diễn Ichikawa Kon thực
hiện); năm 1987 đạo diễn Sugii Gisaburo cũng đã làm một bộ phim hoạt hình
dựa trên 12 chương đầu của tác phẩm. Và gần đây nhất, tác phẩm lại một lần
nữa được đạo diễn Yasuo Tsuruhashi chuyển thể thành phim với tựa đề Tale of
Genji: A Thousand Year Engima (Genji nghìn năm đam mê). Điều đó cho thấy
sự ảnh hưởng và sức lan tỏa của Truyện Genji đối với đời sống tinh thần người
Nhật nói riêng và văn hóa Nhật nói chung là rất lớn. Là một tác phẩm bất hủ
6

trong văn chương Nhật Bản và trên thế giới, từ lâu Truyện kể Genji (Genji
monogatari) đã trở thành đề tài nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở nguồn
tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại
một số vấn đề nổi bật.
Việc nghiên cứu Truyện kể Genji trên thế giới nói chung được rất nhiều
người quan tâm. Theo Hoàng Thị Mỹ Nhị (Luận văn Thạc sĩ Văn học,
ĐHQGHN.2008) đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu của các học giả,
dịch giả trên thế giới về Truyện kể Genji. Trong đó đáng chú ý là các công trình,
như: A reader’s guide to Japanese Literature (Hướng dẫn độc giả làm quen văn
học Nhật Bản) [62]. Ở công trình này, J.Thomas Rimer đã đánh giá tác phẩm
trên ba khía cạnh cơ bản: tính hiện thực, cảm quan Phật giáo và niềm bi cảm tồn
tại trong toàn bộ tác phẩm. Cuốn (A dictionary of Japanese culture”(Từ điển văn
hoá Nhật Bản) [38] của Seisuko Kojima và Gene A.Crane có đưa ra hai vấn đề
chính trong Truyện kể Genji: âm hưởng Phật giáo và mỹ quan thẩm mỹ. William
J. Puett trong cuốn A Guide to the Tale of Genji (Hướng dẫn về tác phẩm Truyện
Genji)[61] đề cập khái niệm aware được hiểu trong nhiều hoàn cảnh, trên nhiều
phương diện và từ nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Trong cuốn 105 key words
for understanding Japan (105 từ khoá để hiểu đất nước Nhật Bản) [73] Kondo
Tomie đã xác định thuật ngữ aware là kết tinh quan niệm thẩm mỹ thời kì Heian.
Con người thời Heian say mê cái đẹp, đặc biệt là nữ giới trong cung đình. Trong
bài báo: Genji monogatari: a romance in three parts (Truyện Genji: tác phẩm
lãng mạn gồm ba phần) [27], Leslie Inamasu đã trình bày quan điểm của mình
về tình yêu đối với ba người phụ nữ với ba tính cách, số phận khác nhau trong
tác phẩm là Rokujo, Murasaki và Ukifune, nhưng cả ba hợp lại thì trở thành một
người phụ nữ hoàn hảo. Trong Lịch sử văn học Nhật Bản [28] của Suichi Kato
7

(Trần Hải Yến dịch), trong phần viết về Truyện kể Genji, tác giả cuốn sách đã
phân tích những giá trị về hình thức lẫn nội dung, phong cách, thể loại và cảm
thức về thời gian trong tác phẩm. Trong Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại
[39] của N.I.Kônrat do Trịnh Bá Đĩnh dịch ở "Chương 5: Genji - monogatari",
tác giả đã khái quát một số luận điểm chính về giá trị của tác phẩm như thể loại,
phong cách, chủ đề...
Ở Việt Nam, Truyện Genji đã được nói tới trong một số công trình dịch
thuật, giáo trình văn học Nhật Bản. Trong Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản
[75] do nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân biên soạn, trong quyển thượng (từ
thượng cổ đến cận đại) ở chương 5 đã viết về Truyện kể Genji với bài" Truyện
Genji - Di sản văn hóa thế giới, niềm tự hào của Nhật Bản". Tác giả cuốn sách
đã phân tích một cách khái quát về đặc điểm của văn học cổ trung đại Nhật Bản,
về nội dung và một số nhân vật chính trong tác phẩm cũng như những giá trị văn
chương và vị trí của Truyện kể Genji trong văn học Nhật Bản. Trong cuốn Văn
học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868 [3] Nhật Chiêu cho rằng thời kì Heian là
thời kì của cái đẹp và Truyện kể Genji thể hiện thế giới của niềm bi cảm và
dường như bao trùm lên mọi phương diện văn hóa Nhật Bản. Từ cái nhìn so
sánh, trong bài viết“Cảm nhận mới về văn hoá và văn học Trung Quốc” [72], Lê
Huy Tiêu đã so sánh tác Truyện kể Genji với tác phẩm Hồng Lâu Mộng. Trong
luận văn Thạc sĩ lấy với đề tài Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của
Murasaki Shikibu (ĐHQGHN.2008) Hoàng Thị Mỹ Nhị đã phân tích, bình luận
tác phẩm, các mối quan hệ trong tác phẩm để làm rõ phạm trù bi cảm, một phạm
trù mỹ học thời Heian của Nhật Bản. Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát và
phân tích cái bi cảm trong số phận của các nhân vật trong cái đẹp vô thường của
cảnh vật thiên nhiên, như bi cảm với thời gian đã mất của các nhân vật, bi cảm
8

trước sự vô thường của cái đẹp. Từ đó có thể thấy quan niệm về cái đẹp, những
biểu hiện của cái đẹp trong văn học Nhật Bản trung cổ làm nên tính duy cảm,
duy mỹ độc đáo của người Nhật.
Ở bài viết "Nhân tố văn hóa Trung Quốc trong Nguyên thị vật ngữ (truyện
Genji) và ý nghĩa văn học của nó" trên tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn
(Đại học Sư phạm TP.HCM) [85], Phan Thu Vân đã phân tích sự ảnh hưởng của
những nhân tố văn hóa Trung Hoa đến văn hóa Nhật trong Truyện kể Genji.
Đồng thời, tác giả bài báo đã có cài nhìn khá thú vị khi so sánh nếu Genji
monogatari là bức tranh cuộn khổng lồ gói gọn trong lòng nó tất cả ý thức thẩm
mĩ đặc biệt của truyền thống văn hóa Nhật, thì yếu tố văn hóa Trung Hoa hiện
hữu như những chiếc quạt đề thơ không thể thiếu trên tay của bất kỳ nhân vật
nam thanh nữ tú nào từng được phác họa trong tác phẩm. Ngoài ra trên một số
trang web site cũng đã đề cập trên Truyện Genji, trong đó đáng chú ý là trang
web-site http://www.dongtay.vn [86] có khái quát một số trích dẫn về không gian
văn hóa cung đình Heian trong Truyện kể Genji.
Thực tế trên đây cho thấy, cho đến nay ở nước ta, Truyện kể Genji dù
không còn xa lạ, song chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Hầu hết
mới chỉ điểm qua với những ý kiến mang tính cảm nhận bước đầu, có tính gợi
mở.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khám phá những giá
trị đặc sắc của Truyện kể Genji từ góc nhìn văn hoá Nhật.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra được những cơ sở cho sự ra đời của Truyện kể Genji
9

Thứ hai, qua thế giới hình tượng trong Truyện kể Genji chỉ ra được những
giá trị đặc sắc của văn hoá Nhật.
Thứ ba, từ góc nhìn văn hoá phân tích và bước đầu chỉ ra những ảnh
hưởng của Truyện kể Genji đến văn học Nhật Bản sau đó.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật trong Truyện
kể Genji. Nghĩa là toàn bộ sáng tạo mang tính chỉnh thể của tác phẩm. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên
cứu ở một số hình tượng nổi bật: nhân vật, không gian, thời gian.
4.2. Về tư liệu, chúng tôi chọn Truyện kể Genji, bản dịch ra tiếng Việt do
Nguyễn Đức Diệu chuyển ngữ, hai tập, nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, 1991
làm đối tượng khảo sát chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng hướng tiếp
cận liên ngành văn hóa – văn học, với một số phương pháp như: khảo sát, thống
kê; phân tích, tổng hợp; so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Bối cảnh ra đời của Truyện kể Genji
Chương 2.Thế giới hình tượng trong Truyện kể Genji nhìn từ văn hóa Nhật
Chương 3. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đối với một số hiện tượng tiêu
biểu trong văn học Nhật Bản
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.
10

Chương 1
BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRUYỆN KỂ GENJI

1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội


1.1.1. Khái lược về lịch sử và xã hội thời đại Heian
Thời kỳ Heian (từ "Heian" trong tiếng Nhật có nghĩa là "bình an" hoặc "yên
bình") kế tiếp thời kỳ Nara, là thời kì phân hóa cuối cùng trong lịch sử Nhật Bản
cổ đại, kéo dài từ năm 794 đến 1185. Đồng thời cũng được coi là giai đoạn đỉnh
cao của quyền lực Nhật hoàng. Thời kỳ này, sự ảnh hưởng đạo Khổng và các yếu
tố của văn hóa Trung Quốc đã đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật, thơ ca và
văn học Phù Tang.
Năm 781, Thiên hoàng Kamu lên ngôi và dời kinh đô từ Nara về kinh Heian
vào năm 794, mở đầu một thời đại mới kéo dài khoảng 400 năm. Đây là thời kỳ
được xem là một dấu son của văn hóa Nhật Bản với sự phát triển phong phú và
mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực văn hoá, xã hội. Để củng cố quyền lực và chế độ,
11

quy tắc tập trung quyền lực cá nhân dưới sự cai quản của Thiên hoàng – một yếu
tố then chốt trong hệ thống chính quyền đế chế ở Trung Quốc đã được Kamu áp
dụng tại Nhật Bản. Khuynh hướng này vẫn tiếp tục dưới thời ba người con trai
của Kamu (Heijo, (806-809), Saga (809-823), Junna (823-833)). Bên cạnh đó,
nổi bật về sức mạnh của nhà vua trong thời gian này là cuộc bình định thành
công giặc Ainu và những người bất đồng ý kiến ở miền biên thùy Đông bắc.
Nếu hồi đầu thời kỳ Heian chứng kiến việc mở mang đất đai, đổi mới hành
chính củng cố quyền lực thì cuối thời kỳ đó, vào thế kỷ IX, đã chứng kiến việc
đột nhiên quyền lực cá nhân của các thiên hoàng bị kiềm chế. Sau cái chết của
Kammu (806) và sự tranh giành quyền kế vị của hai con trai ông, hai cơ quan
mới được thành lập để điều chỉnh lại hệ thống hành chính Taika là "Incho"
("Viện Sảnh") và "Insei" ("Viện Chính"). Về cơ bản, quyền lực tối cao vẫn do
Nhật hoàng nắm giữ. Nhưng trong thực tế, dòng họ quý tộc Fujiwara đã thâu tóm
quyền lực. Tuy vậy, có một lần dưới triều Nhật Hoàng Daigo (897-930), chế độ
nhiếp chính Fujiwara bị gián đoạn vì Nhật hoàng trực tiếp trị vì. Nhưng gia đình
Fujiwara không hề bị suy yếu mà thực tế còn mạnh hơn bởi những thái ấp
(shōen) của gia tộc này rộng lớn hơn điền trang thái ấp của bất kỳ gia tộc riêng lẻ
hoặc giáo phái nào khác. Nhà Fujiwara kiểm soát ngai vàng cho đến khi Nhật
hoàng Go-Sanjo lên ngôi (1068), Thiên hoàng đầu tiên không do một người mẹ
từ gia đình Fujiwara sinh ra kể từ thế kỷ IX. Go-Sanjo quyết tâm phục hồi đế
quyền và nắm quyền cai trị đất nước trong tay mình nên đã thi hành hàng loạt
các cải cách để kiềm chế ảnh hưởng của nhà Fujiwara. Thiên hoàng Go-Sanjo
mất năm 1073 (ngoài 30 tuổi). Tuy nhiên, con trai (Shirakawa) và chắt của ông
(Toba) đã trở thành những nhà chính trị lỗi lạc thực hiện được ý đồ cai trị từ
"Insei" (bởi các Thiên hoàng ẩn dật) của Go-Sanjo. Shirakawa trong thời gian từ
12

1086 đến 1129 và Toba từ 1129 đến 1156 đã là những nhà cầm quyền đất nước
rất hữu hiệu. Có thể nói, chính quyền ẩn dật trong thời kỳ này được đánh giá cao
vì đã hoạt động từ sau hậu trường rất hiệu quả. Dưới sự dìu dắt của các vị Thiên
hoàng ẩn dật, triều đình được thanh bình, chính trị ổn định, văn học, văn hóa
phát triển phong phú. Cả hai Thiên hoàng Shirakawa và Toba đều là những
người bảo trợ rộng lượng cho tôn giáo và nghệ thuật.
Từ thế kỷ thứ IX, với sự gia tăng quyền lực của dòng họ Fujiwara, triều
đình mất quyền kiểm soát đất nước mà chỉ còn nắm vai trò nghi thức đơn thuần.
Dần dần, tầng lớp trên ở địa phương chuyển thành giai cấp quý tộc quân sự dựa
trên tư tưởng của bushi (võ sĩ) hay samurai. Sự hâm mộ các võ sỹ đã phá vỡ cơ
cấu quyền lực xưa cũ và tạo ra những quan hệ mới trong thế kỷ IX. Tầm quan
trọng của tình cảm, những mối liên hệ gia đình, và mối quan hệ họ hàng được
củng cố trong các nhóm quân sự trở thành một phần của chế độ gia đình trị.
Trong thời kỳ này, các gia đình quân sự lớn ở địa phương tập hợp xung quanh
những quý tộc triều đình nhằm gây dựng thanh thế. Các gia tộc Fujiwara, Taira
và Minamoto nằm trong số những gia tộc nhận được sự ủng hộ lớn nhất của các
giai tầng quân sự mới.
Từ giữa thế kỷ X đến XI, các thành viên của các gia tộc Fujiwara, Taira,
và Minamoto (đều có nguồn gốc hoàng gia) tấn công lẫn nhau, tuyên bố quyền
kiểm soát những dải đất lớn của những vùng đất chiếm được, thiết lập những chế
độ thù địch, đã phá vỡ nền hòa bình của đất nước. Cuối cùng, nhà Fujiwara bị
tiêu diệt, hệ thống triều đình cũ bị thay thế, và hệ thống “Insei” không còn quyền
lực vì bushi (võ sỹ) nắm việc triều chính, tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử
Nhật Bản.
1.1.2. Một cái nhìn khái quát về văn hoá Heian
13

Văn hoá Nhật Bản ngày nay là kết tinh thành quả lao động hàng ngàn năm
của những cư dân trên quần đảo Nhật Bản, đồng thời là sự kết hợp sáng tạo
những giá trị văn hoá bản địa và các giá trị văn hoá ngoại lai. Trước khi có tiếp
xúc văn hoá đầu tiên với Trung Quốc, trên quần đảo này đã tồn tại những cộng
đồng người với những đặc trưng sinh hoạt văn hoá riêng. Sự ảnh hưởng của văn
hoá Trung Quốc, đặc biệt là chữ Hán, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo bắt đầu vào
thế kỷ thứ IV sau công nguyên đã làm thay đổi diện mạo văn hoá Nhật Bản, từ
lối sống trong triều đình Thiên hoàng đến sinh hoạt ngoài dân chúng. Cùng với
thời gian các giá trị văn hoá này đã dần biến đổi, kết hợp với các giá trị văn hoá
bản địa để tồn tại, phát triển và tạo nên những nét đặc trưng của văn hoá Nhật.
1.1.2.1. Tôn giáo
Thần đạo (Shinto) là tôn giáo bản xứ của người Nhật Bản. Đó là một tôn
giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín ngưỡng thời cổ xưa ở Nhật. Người ta
thờ cúng các sự vật, hiện tượng được coi là có năng lực linh thiêng trong tự
nhiên và xã hội, như đỉnh núi, con sông, biển, mặt trời, mưa, dông bão, các vị
anh hùng và tổ tiên để mong được sự phù hộ, chở che trong cuộc sống hiện tại.
Những truyền thuyết về nguồn gốc thần linh đã trở thành một phần quan trọng
của giáo lý Thần đạo. Mặc dù từ Thần đạo (Shinto) để chỉ những nghi lễ tế thần
và đền thờ dù được xuất hiện rất sớm, nhưng phải đến tận cuối thế kỷ thứ XII
thuật ngữ này mới mang ý nghĩa chỉ một loại giáo lý tôn giáo nhất định. Quan
niệm Thần đạo cho rằng, các thành tố tự nhiên đều là những đứa con thanh khiết,
đẹp đẽ của Kami (Thần). Sự hiện diện của Kami không chỉ qua lời nói mà còn
thể hịên qua năng lực nhận thức thẩm mĩ về cái đẹp trong giới tự nhiên. Nhân
sinh quan của Thần đạo đã mang lại cho hình thức nghệ thuật Nhật Bản ý thức
về tính giản dị, tự nhiên, sự phản ánh trái tim trong sáng và chân thật. Và con
14

người, thiên nhiên cũng như thần linh luôn có mối quan hệ gần gũi trong đời
sống cộng đồng, trong nghệ thuật cũng như trong tư tưởng thẩm mĩ mọi thời đại
ở Nhật. Thần đạo không có người sáng lập, cũng không có các loại kinh kệ riêng
như kinh Thánh hay kinh Phật. Việc truyền đạo, thuyết giáo và hầu hết những
đám tang đều được tổ chức theo kiểu Phật giáo. Chính vì vậy, đó là tôn giáo
chính của Nhật Bản bên cạnh Phật giáo.
Phật giáo được truyền vào Nhật Bản khoảng năm 552 sau công nguyên từ
vương quốc Bách Tế (nay thuộc Triều Tiên). Sau này, nhờ được sự bảo trợ của
Nữ hoàng Suiko (593-628), đặc biệt là của Thái tử Shotoku (574- 622), Phật
giáo được truyền bá rộng khắp đất nước. Đến đầu thế kỷ thứ IX Phật giáo Nhật
Bản chủ yếu phục vụ cho giới quý tộc cung đình. Trong thời Heian xuất hiện và
phát triển hai tông phái lớn là Chân Ngôn tông và Thiên Đài tông (Shingon và
Tendai). Phật giáo bắt đầu lan rộng ở Nhật Bản trong suốt thời kì Heian chủ yếu
qua hai giáo phái lớn này. Thiên Đài tông có nguồn gốc từ Trung Quốc, dựa trên
Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những kinh điển quan trọng của Phật giáo
Đại thừa. Người sáng lập ra phái Tendai ở Nhật là hòa thượng Saicho (767-822),
được Thiên hoàng Kamu cử sang Trung Quốc để nghiên cứu, học tập thêm. Ý
niệm của Phật giáo Tendai có thể khái quát là ý niệm về lòng thương yêu và
giúp đỡ; có thái độ nhân ái rộng rãi đối với các hình thức tôn giáo khác, kể cả
những hình thức không phải là Phật giáo; là lòng tin vào mọi sinh linh đều có thể
cứu vớt; là ý niệm về tất cả cuộc sống của vạn vật đồng sinh. Chân Ngôn tông
(Shingon) lại là một giáo phái bản địa sáng lập bởi nhà sư Kukai (774-835) cũng
được Kamu cử sang Trung Quốc nghiên cứu về Phật giáo. Kukai tạo được một
ảnh hưởng mạnh mẽ với người kế nhiệm Nhật hoàng Kamu cũng như các thế hệ
người Nhật Bản không chỉ bởi tính thiêng liêng, mà còn bởi nghệ thuật viết chữ,
15

thi ca, hội họa, điêu khắc của Shingon. Ý niệm của Phật giáo Shingon là khẳng
định giá trị của cuộc sống hiện tại (đức Phật vũ trụ). Nghĩa là khẳng định ý niệm
khai sáng ngay trong lúc đang sống chứ không phải ở cõi niết bàn. Nếu như
Tendai luôn có thiên hướng về học thức và tình cảm thì Shingon lại nhấn mạnh
về nghệ thuật nên cả hai phái đều được mến mộ trong thời Heian, là tôn giáo của
giai cấp quí tộc cũng như chính quyền và được coi là những thế lực bảo vệ triều
đình và đất nước.
Trong thời kỳ Nara, triều đình rất chú trọng học tập văn hóa Trung Hoa
nên thường xuyên cử các đoàn Khiển Đường sứ sang lưu học ở Trung Quốc.
Trong khoảng gần 200 năm từ thời Nara đến đầu thời Heian, khi tạm bãi bỏ
Khiển Đường sứ (năm 894)- có đến 18 đoàn được cử sang chính thức. Do vậy,
về phương diện tư tưởng thời Heian, cả ba tư tưởng Nho, Phật và Thần đạo đều
cùng tồn tại, trong đó Phật giáo được coi như Quốc giáo. Nho giáo được sử
dụng, nhưng ở phạm vi rất hẹp, không ra khỏi tầng lớp quý tộc và tăng sĩ. Nơi
nghiên cứu và giảng dạy Nho giáo một cách bài bản nhất là Đại học liêu do Thức
Bộ Tỉnh (bộ Lễ) tổ chức dành cho con em quý tộc từ ngũ vị, đôi khi là bát vị
(trong 12 cấp quan vị) trở lên và con em dòng họ Sử Đông Văn/Yamato no fumi,
một dòng họ truyền đời lo về văn thư giấy tờ của triều đình Nhật Bản từ những
năm mới thành lập. Nội dung học tập tập trung vào 4 ngành gọi là “Tứ đạo”: Kỷ
Truyện (sử Trung Quốc), Văn chương Minh kinh (Nho giáo), Minh pháp (pháp
luật), Toán đạo (Toán). Bên cạnh đấy, sách Luận ngữ, Hiếu kinh cũng bắt buộc
phải học. Tuy nhiên, chế độ khoa cử thực sự như nhà Tuỳ, Đường Trung Quốc
không được du nhập vào Nhật Bản, nên Nho giáo không phát triển được mà suy
thoái dần.
1.1.2.2.Phong tục, lễ hội
16

Hanami (ngắm hoa) là một phong tục truyền thống của Nhật Bản nhằm
mục đích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa. Việc ngắm hoa đã xuất hiện ở
Nhật Bản từ nhiều thế kỉ trước và phong tục này được cho là bắt nguồn từ thời
Nara (710 – 794 ). Khi ấy người ta chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa mơ. Đến
thời Heian, hoa anh đào trở nên hấp dẫn hơn nên đã dần thay thế vị trí ban đầu
của hoa mơ. Cũng bắt đầu từ thời điểm đó, trong các tứ thơ tanka và haiku, từ
“hoa” đều có ý chỉ “hoa anh đào”. Hanami lần đầu tiên được sử dụng như một
thuật ngữ ám chỉ việc “ngắm hoa anh đào” trong Truyện kể Genji (chương 8:
Hana no En, "Hội mừng hoa anh đào") của văn học thời Heian. Kể từ thời điểm
ấy, từ “hanami” hay “tiệc ngắm hoa” là những từ nghiễm nhiên dùng để miêu tả
việc ngắm hoa khi xuân đến. Mùa hoa đào nở được coi như cột mốc bắt đầu mùa
thu hoạch và báo hiệu một vụ mùa mới đang đến gần. Người dân Nhật Bản tin
vào “kami” (thần) ẩn trong những cây hoa đào và cầu xin những vị thần anh đào
ấy phù hộ độ trì cho những điều tốt lành sẽ đến với mình cũng như gia đình,
người thân trong năm mới. Nhật hoàng Saga (809-823) thời Heian đã chính thức
phổ biến tập tục ngắm hoa này và hằng năm vẫn cho tổ chức tiệc ngắm hoa với
rượu Sake dưới những tán cây anh đào phủ kín một màu hồng nhạt tại cung điện
của mình ở Kyoto. Tập tục ngắm hoa ban đầu chỉ giới hạn cho các thành viên
hoàng tộc, rồi sau đó rộng ra tầng lớp võ sĩ đạo (samurai) vào thời Azuchi-
Momoyama (1568–1600). Phải mãi đến thời Edo (1603-1868) Hanami mới thực
sự phổ biến trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân.
Lễ hội cây thục quỳ (lễ hội Kamo) là một trong những lễ hội lớn nhất, lâu
đời và lộng lẫy nhất, được tổ chức tại ngôi đền Kamigamo (Kyoto) vào tháng 5
hằng năm và duy trì từ thế kỷ thứ VII đến ngày nay. Theo truyền thuyết, ngày đó
có nhiều thiên tai xảy ra được cho là bởi các vị thần của miếu Kamo gây ra. Sau
17

khi Hoàng đế cúng cho các vị thần, những thảm họa đã giảm xuống và từ đây
một truyền thống được bắt đầu. Tên chính thức của lễ hội khi đó là lễ hội Kamo,
vì nó liên quan đến ngôi đền này. Lễ hội được đặt theo tên của cây thục quỳ
(Aoi) vì các thành viên trong đoàn rước đều được mặc bởi lá của cây thục quỳ.
Lễ hội cũng được nhắc đến trong một số chương của Truyện kể Genji của thời kỳ
này (chương 9, 11).
Lễ hội Gion có lịch sử khoảng 1100 năm và được duy trì đều đặn đến nay,
thể hiện nét văn hóa truyền thống và cả sự phồn thịnh của cố đô Kyoto. Vào năm
869, trên khắp đất nước dịch bệnh lây lan nguy cấp, Nhật Hoàng đã ra tới ngôi
đền Yasaka để cầu nguyện cho sự bình yên trở lại với dân lành. Vào thời điểm
đó Nhật Hoàng đã cho làm 66 cỗ xe trang trọng tượng trưng cho 66 tỉnh (đơn vị
hành chính của Nhật lúc bấy giờ) để cùng tham gia vào lễ cầu nguyện. Dịch bệnh
được dập tắt nhưng lễ hội này phải đến năm 970 mới được khôi phục và tổ chức
đều đặn vào tháng 7 hằng năm. Sau đó có nhiều biến cố lịch sử nên lễ hội không
ít lần bị gián đoạn, cho đến năm 1500, lễ hội được tổ chức trở lại với đúng dáng
vẻ rực rỡ, không khí tưng bừng của nó. Cũng từ đó việc trang trí các cỗ xe diễu
hành của lễ hội được giao cho nhân dân trong kinh đô thực hiện. Chính nhờ vậy
mà mỗi cỗ xe (Hoko) cả về nội dung và hình thức đều rất phong phú, rực rỡ. Đặc
biệt là từ thời Momoyama đến thời Edo khi mà hoạt động buôn bán ngoại
thương phát đạt và các làng nghề dệt, thêu ở Kyoto phát triển phồn thịnh thì việc
trang trí cho các cỗ xe Hoko vào mỗi dịp lễ hội Gion cũng là một cách người dân
Kyoto thể hiện sự lớn mạnh về kinh tế, văn hóa của kinh đô.
1.1.2.3. Kiến trúc và nghệ thuật trong thời Heian
18

Ảnh hưởng của Trung Quốc trong kiến trúc và nghệ thuật vẫn tiếp tục
trong thời Heian. Nhưng sau những năm 800 sau Công nguyên, một quá trình
sáng tạo đã tạo nên một phong cách đặc biệt Nhật Bản.
Những công trình dùng vào những buổi lễ chính thức trong triều đình có
khuynh hướng đi theo phong cách đồ sộ, đối xứng vốn thâm nhập từ Trung Quốc
ở thế kỷ trước. Như công trình thế tục là Đại Sảnh đường (Daigoku-den), nơi
làm lễ đăng quang và nhiều nghi lễ quan trọng khác của triều đình. Hay một
công trình linh thiêng nổi tiếng là ngôi chùa Byodoin tại Uji bên ngoài Kyoto.
Đây là ngôi chùa thờ Phật nhưng thoạt đầu đã được một quan nhiếp chính
Fujiwara dùng làm biệt thự riêng. Phần lớn vẻ đẹp của ngôi chùa là từ mái ngói
với những làn cong vút giống như con chim đang bay. Công trình và khu vườn
nơi đây mang đậm phong cách Heian. Bên cạnh đấy, ngôi đền Itsukushima được
xây dựng trên một hòn đảo nội địa phía tây Kyoto để phục vụ cho nhu cầu tôn
giáo của những ngư dân đánh cá và những người đi biển khác. Phong cách kiến
trúc của ngôi đền là sự kết hợp phức tạp và hài hòa giữa các phong cách Thần
đạo và Phật giáo gợi lên nét riêng của thời Heian giản dị, tinh tế và hài hòa với
thiên nhiên. Các căn phòng đều nhìn ra ngoài vườn nằm giữa các ngôi nhà, các
bức tường nhà là những mảnh ván di động nên từ trong phòng lúc nào cũng có
thể nhìn thấy vườn. Ngoài vườn có quả đồi nhân tạo nhỏ trồng nhiều cây và bụi
hoa. Thường bên dưới nhà có dòng nước chảy qua vườn. Đây là một nét độc đáo
trong phong cách nhà riêng mà người Nhật gọi là Shinden-zukiri, tức nhà và
vườn có quan hệ mật thiết đồng thời thể hiện khiếu thẩm mĩ thành thị của quí tộc
Kyoto lúc bấy giờ. Có thể thấy rõ nét cấu trúc này trong Truyện kể Genji.
Ngoại trừ một số ít đền thờ Thần đạo, ở tất cả các đền thờ Phật giáo thời
kỳ này đều có các công trình điêu khắc. Các nhà điêu khắc thời Heian thường
19

dùng gỗ để tạc hơn là những vật dụng khác như kim loại, đất sét và sơn. Năm
800 sau Công nguyên, điêu khắc vẫn còn tính chất tôn giáo, các nhà điêu khắc
tiếp tục tạc những bức tượng Phật cùng những tín đồ. Lúc này, phái Shingon vì
mục đích tôn giáo rất tích cực trong việc đào tạo nghệ sĩ. Thấm nhuần toàn bộ
nền kiến trúc Shingon là ý niệm về đức Phật vũ trụ và ý muốn phô bày những
quyền năng vô hạn của đức Phật. Vì vậy, họ rất quan tâm đến thế ngồi của các
pho tượng và theo nghi lễ của phái Shingon thế đó phải rất đứng đắn. Nhưng từ
năm 900 sau Công nguyên, nét nghiêm khắc nhường chỗ cho sự sáng tạo nhiều
màu sắc. Những bức tượng được sơn màu sáng chói hoặc những nét mặt vui tươi
nhưng vẫn không kém phần tao nhã, tinh tế và mang tính sáng tạo.
Bên cạnh điêu khắc, phái Shingon cũng làm chủ trong lĩnh vực hội họa về
tôn giáo theo phong cách Trung Quốc. Chất liệu thường được làm trên nền lụa
với những màu sắc phong phú nổi bật. Ý niệm của phái Shingon là Chân thực
(đức Phật vũ trụ) bao gồm cả mặt thú vị lẫn mặt buồn đau của cuộc sống tạo nên
những bức tranh độc đáo mà các phái khác không có. Một sự phát triển rất quan
trọng ở cuối thời Heian là nổi lên phong cách Yamato-e, những bức tranh cuộn
dài được vẽ để treo trên tường trong đền chùa với những đường nét góc cạnh và
màu sắc trang trí lộng lẫy vốn hoàn toàn trái ngược với những đường cong và
màu sắc dịu của phong cách tôn giáo kết hợp với Trung Quốc. Nhiều khi những
bức tranh cuộn có kèm theo những câu chuyện kể hoặc những lời giải thích bổ
sung vào bức tranh. Đó có thể là những huyền thoại dân gian, những cảnh trong
tiểu thuyết, những sự kiện chính trị to lớn và cả những giáo lí của Phật giáo. Các
tranh cuộn đã đưa hội họa từ chỗ chỉ quan tâm đến lòng mộ đạo của nghệ thuật
đi đến gần gũi với cuộc sống hơn, ngay cả với người dân thường.
20

Cũng như ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật trên, thời Heian đã chứng kiến
những phát triển mới của người bản xứ cả trong lĩnh vực âm nhạc từ việc lưu giữ
những phong cách nhạc truyền thống đến những phong cách được du nhập từ
nước ngoài vào. Cụ thể, vào đầu thế kỷ VIII, Nhật Bản đã tiếp thu một bộ phận
âm nhạc cung đình Trung Hoa và theo đó, thuật ngữ Gagaku (tức Nhã nhạc)
cũng được truyền từ Trung Hoa vào Nhật Bản. Điều đáng lưu ý là vào thời kỳ
này, cung đình Nhật Bản đã có sẵn hệ thống âm nhạc nghi lễ bản địa là âm nhạc
Shinto giáo (Thần đạo) nên vẫn giữ lại truyền thống âm nhạc của mình. Một
nhạc cụ đặc biệt Nhật Bản cũng được những tầng lớp trên ưu chuộng là cây đàn
Koto. Có thể thấy rõ điều đó qua các tác phẩm văn học thời kỳ này đặc biệt là
Truyện kể Genji.

1.1.3. Mỹ học Heian


Mở đầu cuốn Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nhật Chiêu đã có
lời nhận định khái quát về đặc trưng của ba nền văn hóa lớn của phương Đông:
“Văn hóa Ấn Độ thiên về tư duy và thần bí. Văn hóa Trung Quốc thiên về hành
động và thực tiễn. Văn hóa Nhật Bản thì thiên về tình cảm và cái đẹp” [3,7].
Giáo sư Numano Mitsuyoshi, trong bài phát biểu tại hội thảo Văn học Nhật Bản
của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cũng khẳng định: “Trong
phần lớn các tác phẩm văn học từ trước đến nay của Nhật Bản thì tính chất trữ
tình và cảm tính rất mạnh mẽ. Ở Nhật Bản hầu như không xuất hiện các tác
phẩm thuộc thể loại sử thi anh hùng, ngược lại, các tác phẩm tanka thể hiện nỗi
buồn đau cá nhân hay tình cảm luyến ái mang đậm nét trữ tình lại chiếm tỉ lệ áp
đảo. Yếu tố văn học chủ đạo ở các tác phẩm là nỗi buồn chứ không phải niềm
21

vui, là nước mắt chứ không phải nụ cười, bởi thế mà văn học Nhật Bản hướng
tới những mưu cầu mang tính trữ tình của nội tâm cá nhân hơn là đối diện với
các yếu tố mang tính lịch sử, xã hội” [49]. Quả thực điểm chung dễ nhận thấy
nhất của các tác phẩm văn học cổ - trung đại Nhật Bản là sự tràn ngập cảm xúc,
đặc biệt là cảm xúc trước cái đẹp như một nét đặc trưng tiêu biểu cho mỹ học
Nhật Bản, đặc biệt là mỹ học Heian.
Cũng bởi vậy một trong những đặc trưng quan trọng của mỹ học truyền
thống Nhật Bản là tinh thần tôn thờ cái đẹp. Mà tình yêu cái đẹp của người Nhật
được thể hiện mạnh mẽ nhất trong lịch sử là ở thời Heian (794-1185). Có thể nói,
con người thời Heian say mê cái đẹp đến mức tôn sùng. Đó là cuộc sống thấm
đẫm chủ nghĩa duy mỹ của các trang phong lưu công tử và phụ nữ quý tộc chốn
cung đình. Từng có lúc, biết nâng niu vẻ đẹp của một vầng trăng, một đóa hoa,
một chiếc lá, một tiếng ve sầu… trở thành một loại thước đo, một chuẩn mực để
đánh giá giá trị của con người bấy giờ (ngược lại với Trung Quốc là nhân, lễ,
nghĩa, trí, tín…). Các tác phẩm thơ và văn xuôi thời đại Heian đều có một sự thể
hiện khác nhau những biến động sâu sắc nơi trái tim con người về cái đẹp, nhất
là cái đẹp mong manh như hoa anh đào. Và sẽ thật không quá lời khi người ta
cho rằng chính sự tôn thờ cái đẹp đã dẫn đường cho mọi suy nghĩ và hành động
của con người thời Heian, rằng thời Heian là “thời của cái đẹp” [3,59]. Lại chịu
ảnh hưởng sâu sắc của vô thường quan trong triết lí nhà Phật nên trước cái đẹp
họ luôn có một sự xúc động đặc biệt.
Bắt đầu từ thời đại Heian, nền văn học Nhật Bản hoàn toàn được phủ dưới
bóng râm của thế giới quan Phật giáo. Mặc dù đạo Phật được du nhập vào Nhật
Bản từ giữa thế kỉ VII nhưng phải đến cuối thế kỉ VIII, đầu thế kỉ kỉ IX, giáo lí
nhà Phật mới có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong giới quý tộc xứ Phù Tang. Dưới
22

cảm quan Phật giáo, họ đã thấu thị được rằng thế giới này, mọi sự cuối cùng chỉ
là phù du: hoa nở để mà tàn, trăng tròn để mà khuyết, bèo hợp để mà tan, người
gần để ly biệt; tình yêu, sắc đẹp, tuổi xuân, danh vọng, quyền lực…rồi cũng qua
đi như thế. Cái đẹp bất tử, nhưng hiện thân của cái đẹp lại phù du nên cái đẹp là
vô thường. Chính sự tương tùy giữa cảm quan vô thường của Phật giáo và truyền
thống tôn thờ cái đẹp được đẩy lên đỉnh cao đã tạo nên niềm bi cảm aware (gọi
đầy đủ là mono no aware) nghĩa là "cảm thức xao xuyến hay nỗi buồn man mác,
dịu dàng trước mọi vẻ đẹp biến tan của thiên nhiên và con người" [3,121] rất đặc
trưng của văn hóa Heian. Học giả thế kỷ XVIII-Motoori Norinaga cũng chủ
trương rằng đây là tư tưởng trung tâm của mỹ học thời kỳ Heian. Cụm từ mono
no aware được gán cho “nỗi buồn” cũng bắt đầu từ đó và được duy trì đến tận
ngày nay. Xã hội quý tộc vốn hưởng lạc và duy mĩ của vương triều Heian, lại
chịu ảnh hưởng sâu sắc của vô thường quan trong giáo lí nhà Phật, đã truyền vào
những sáng tác văn chương của họ một nỗi buồn dài trào lên từ cõi sâu hồn
người về kiếp phù du ở trần thế như là một trong những khái niệm cơ bản của mĩ
học Heian, hàm chứa trong nó quan niệm của người Nhật về cái đẹp. Genji
monogatari được xem là đỉnh cao của văn xuôi Heian chính bởi đã thể hiện một
cách toàn bích nỗi buồn của con người trước vô thường. Đó là vẻ đẹp của những
xúc cảm say mê, mộng tưởng, nhớ nhung, tuyệt vọng, u buồn, xao xuyến…trước
sự trôi đi không ngừng của tình yêu và cái đẹp.
Có thể nói, thời đại Heian chỉ tồn tại trong khoảng gần 400 năm nhưng chủ
nghĩa duy mĩ và nỗi buồn dịu dàng trước cái đẹp vô thường của nó không chỉ
thấm đẫm trong các sáng tác của thời kỳ này, mà vẫn còn phảng phất khi đậm
khi nhạt trong các sáng tác của thời đại sau, góp phần tạo nên tính trữ tình tinh tế
của văn học Heian nói riêng, văn học Nhật Bản nói chung. Và suốt nhiều thế kỉ
23

sau Heian, nền văn học Nhật Bản vẫn không ngừng thể hiện nỗi ám ảnh dai dẳng
về kiếp phù sinh nơi trần thế.
1.1.4. Khái lược những chuẩn mực cái đẹp trong truyền thống văn hóa
của người Nhật
Thần đạo (Shinto) là tôn giáo bản địa đầu tiên của người Nhật, là một tôn
giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín ngưỡng thời cổ xưa ở Nhật Bản. Đối
tượng chính của các nghi lễ trong Thần đạo là những vị thần gọi là Kami - tượng
trưng cho những gì siêu việt trong thiên nhiên đến con người (hay các sản phẩm
của con người) từ mặt trời, mây gió, dông bão, cây cỏ, sông núi…tới các vị anh
hùng, thiên hoàng, tổ tiên của gia đình hay bộ tộc. Vì vậy, Thần đạo có rất nhiều
các thần thánh (có đến 8 triệu thần (Kami)), đa phần các thần của Thần đạo đều
liên quan đến thiên nhiên. Người Nhật đã “thần hóa” các yếu tố thiên nhiên và
trực tiếp tôn thờ thiên nhiên như “Kami”. Chính tình yêu thiên nhiên là nền tảng
hình thành những triết lý trong tín ngưỡng Thần đạo và ngày càng khắc sâu vào
tâm thức con người Nhật Bản. Tư tưởng Thần đạo thấm đẫm tinh thần “chân
thành” (makoto). Chân thành trong tình cảm và hành động là phẩm chất được
Thần đạo đánh giá cao. Mà chân thành là phẩm chất rất gần với trong sạch, tinh
khiết và tự nhiên nên người Nhật đã lấy chữ Kyo-“Thanh” làm trọng yếu trong
quan niệm đạo đức của Thần đạo. “Thanh” là trong sạch - trong sạch cả về thể
xác lẫn tâm hồn. Từ nền tảng ấy mà phần cốt yếu trong triết lý tín ngưỡng Shinto
là sự “thanh khiết” và sự dung hợp hài hòa giữa con người, thiên nhiên và thần
linh. Quan niệm này về sau đã trở thành quy tắc nền tảng trong đạo đức của Thần
đạo. Sự “thanh khiết” đã dẫn đến những quy ước trong cách sống, sinh hoạt và
tâm linh của người Nhật. Họ yêu thiên nhiên, yêu sự giản dị và trong sạch đúng
24

với tinh thần của Shinto là phải giữ cho tâm hồn được thanh tịnh và không làm
phương hại tới sự hài hòa của tự nhiên.
Thêm vào đó, Nhật Bản lại được “trời phú” cho một phong thổ dù khắc
nghiệt vì thiên tai nhưng ấm áp, hiền hòa và dễ chịu, với cảnh quan thiên nhiên
tuyệt đẹp thay đổi độc đáo theo sự tuần hoàn của bốn mùa trong năm. Thành thử
con người nơi đây không cần phải chinh phục, cải tạo hay đấu tranh với tự nhiên,
mà ngược lại, có thể vừa tận hưởng vẻ đẹp của tự nhiên như nó vốn có vừa duy
trì sự hài hòa đẹp đẽ ấy. Chính vì vậy, người Nhật rất gần gũi với thiên nhiên,
sống hòa mình với thiên nhiên. Đối với họ, vẻ đẹp và sự tự nhiên là hai khái
niệm tương đương. Không tự nhiên nghĩa là không đẹp nhưng sự tự nhiên lại có
thể được làm đẹp thêm bằng những đặc tính đặc biệt được thêm vào.
Thấm đẫm tinh thần Shinto, người Nhật đặt ra những chuẩn mực về cái
đẹp rất riêng cho mình. Theo Wsjewolod Owtschinnikow, tác giả tuyển tập
"Cành hoa anh đào" (1970) (Tiểu Dương dịch), thì người Nhật Bản đặt ra bốn
chuẩn mực cho vẻ đẹp, ba trong bốn chuẩn mực đó Sabi, Wabi và Shibumi bắt
nguồn từ đạo Shinto, còn chuẩn mực thứ tư Yugen lại có liên quan đến triết học
Phật giáo. Chuẩn mực đầu tiên, Sabi, chính là để miêu tả sự già đi, cũ đi này.
Sabi có nghĩa đen là gỉ sắt, nghĩa là hoang sơ, cũ kỹ. Như vậy Sabi chính là sự
han gỉ, già cỗi đi của sự vật mà con người không thể sao chép được, là sức quyến
rũ của năm tháng trôi qua, là dấu ấn của thời gian. Người Nhật cho rằng thời
gian làm lộ ra bản chất của sự vật. Vậy nên dấu vết của thời gian cũng có một
sức hấp dẫn đặc biệt đối với họ. Những thân cây ngả màu năm tháng, những hòn
đá phủ rêu và thậm chí cả dấu vết những bàn tay từng đặt lên khung một tấm ảnh
cũng khơi gợi niềm yêu thích trong họ.
25

Wabi lại là một khái niệm đạo đức và mỹ học đề xướng cuộc đời sống
tuân theo tự nhiên, nhàn tịch, lìa xa khỏi thế tục. Bắt nguồn từ những ẩn sĩ thời
trung đại, khái niệm này nhấn mạnh đến tinh thần cao viễn, tịch tĩnh với cái đẹp
giản phác nguyên sơ. Khái niệm Wabi-theo như người Nhật vẫn thường nhấn
mạnh- rất khó để diễn đạt bằng lời mà phải cảm nhận nó. Người Nhật cổ xưa cho
rằng tất cả các hiện tượng đều là sự hiển thị của thần linh. “Thiên địa” và “tất cả
mọi vật sống” là gần nghĩa nhất với từ chỉ khái niệm tự nhiên của họ. Nó là sự
sinh thành phát triển tự nhiên và trạng thái phát sinh từ đó, là cái tự thể, tự bản
thân mình. Như vậy, khác với tư tưởng Tây Phương, người Nhật không nghĩ
rằng con người là ưu thắng hay đối lập với tự nhiên. Mà sinh mệnh con người
được bao bọc trong tự nhiên. Ở đó, chủ thể và khách thể hoà vào nhau trở thành
một hiện thực nhất thể. Tư tưởng cổ điển này được thể hiện khắp các mảng văn
hoá Nhật Bản khác như tranh thiền, trà đạo, nghệ thuật cắm hoa…Wabi vì thế có
nghĩa là chỉ trạng thái đơn giản, tự nhiên. Tức là nét hấp dẫn của những thứ mộc
mạc, là sự khiêm nhường, là vẻ đẹp khiếm khuyết hoặc không hoàn thiện.
Cả Wabi và Sabi đều là những từ cổ. Cùng với thời gian chúng dần được
sử dụng gộp lại như một khái niệm chung-Wabi-Sabi, mang nghĩa rộng hơn và
tiến gần đến với chuẩn mực thứ ba, Shibumi. Shibumi là vẻ đẹp của sự giản dị
cộng với vẻ đẹp của sự tự nhiên. Đó không phải là vẻ đẹp đơn thuần mà trong đó
còn hàm chứa cả sự hữu dụng của đồ vật và chất liệu làm nên đồ vật ấy. Với
người Nhật, một cái chén được coi là đẹp khi người ta có thể dùng nó uống trà
một cách thuận tiện và trong cái chén vẫn còn nguyên sức quyến rũ của chất đất
sét mà người thợ thủ công đã nhào nặn trong tay. Shibumi mang nghĩa nguyên
thủy là sự giản dị đi kèm với sự khiêm nhường.Vậy nên những gì cầu kỳ hoa mỹ
đều không thể đi cùng khái niệm này. Những khái niệm Wabi-Sabi hay Shibumi
26

bắt rễ trong thói quen coi mọi sự vật và hiện tượng đều có sự sống của người
Nhật. Quan niệm đó bắt nguồn từ đạo Shinto.
Chuẩn mực thứ tư của cái đẹp bắt nguồn từ quan niệm Yugen (u huyền).
Khái niệm mỹ học này được các nhà thơ waka và tác gia kịch No đề xướng từ
thế kỷ XII đến thế kỷ XV. Theo bản nguyên, khái niệm này ở Trung Quốc để
miêu tả những điều thâm sâu mà con người không thể thấy và lý giải được. Từ
này cũng được sử dụng nhiều trong Phật giáo, biểu thị chân lý tối hậu không thể
nắm bắt bằng tri tính. Vì vậy, Yugen là nghệ thuật của sự cảm nhận và thấu hiểu
những gì còn ẩn giấu gọi là khoảng trống, sự vô hình. Với người Nhật, vẻ đẹp
của một bài thơ, một bức tranh... không phải ở những gì người nghệ sĩ đã viết, vẽ
ra. Ngược lại, chính là ở khoảng trống vô ngôn mà họ để lại cho độc giả chiêm
nghiệm. Căn cốt của khái niệm này là một vũ trụ quan điển hình của những tín
đồ Phật giáo trung đại, những người đã nhận ra sự già cỗi, cô độc hiện hữu của
con người và cố gắng tìm kiếm cái đẹp ngay trong sự cô độc, già cỗi đó. Hơn
thế, mối nguy hiểm luôn thường trực từ những thảm họa thiên nhiên đã rèn luyện
cho người Nhật Bản một sự mẫn cảm đặc biệt với những thay đổi vô thường của
thiên nhiên đã mang đến cho họ triết lý vô thường ấy. Chính từ hai lý do này mà
nghệ thuật Nhật Bản luôn ngợi ca tính chất biến đổi không ngừng và không
trường tồn của sự vật. Những người không có sự tĩnh lặng trong tâm hồn không
thể nhận ra vẻ đẹp Yugen. Cuối cùng tất cả được gói gọn trong khái niệm “Mono
no aware”-cái đẹp u buồn. Cũng bởi thế dù mọi dân tộc trên thế giới đều biết
hoặc vui hoặc buồn trước những đổi thay mà thời gian mang lại nhưng có lẽ chỉ
người Nhật mới có thể cảm nhận tinh tế cái đẹp chính trong sự tồn tại ngắn ngủi
của sự vật. Không phải ngẫu nhiên mà hoa anh đào lại được chọn làm biểu tượng
cho thiên nhiên của xứ sở này. Sắc hoa khơi gợi niềm say mê trong lòng người
27

Nhật không chỉ vì vẻ đẹp mà còn vì sự tồn tại ngắn ngủi của nó. Hoa anh đào
không tàn lụi trên cành. Chỉ một làn hơi thoảng nhẹ qua, những cánh hoa cũng
lìa cành. Hoa anh đào thà rụng khi còn thắm sắc hơn là để sắc đẹp phải tàn phai.
Quả là không dễ để có thể khái quát chuẩn mực cái đẹp trong truyền thống
văn hóa của người Nhật thành luận điểm hay một khái niệm mang tính bất biến
nào đó. Cách đặc trưng hóa ấy sa vào sự khuôn sáo làm mất đi sức hấp dẫn của
những “khoảng trống” của sự liên tưởng mang tính truyền thống trong thưởng
thức tác phẩm nghệ thuật của đất nước này. Song với cái nhìn sơ lược trên cũng
hé mở phần nào con đường đi tìm căn nguyên vì sao Genji monogatari của
Murasaki thấm đẫm cảm thức vô cùng tinh tế về cái đẹp mang tính chất truyền
thống văn hóa Nhật.
1.2. Vài nét về văn học thời Heian
Triều đình Heian rất coi trọng văn học ngay từ đầu thời kỳ dưới sự trị vì của
ba vị vua kế tiếp Thiên hoàng Kamu. Cả ba đều quan tâm chăm lo việc giáo dục
và văn học nên có thể coi đây là thời kỳ huy hoàng của văn học Nhật. Theo Ngô
Minh Thủy [66], văn học thời Heian có thể chia ra làm 4 giai đoạn. Giai đoạn
đầu vào khoảng đầu thế kỷ thứ IX chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung
Quốc. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ IX. Lúc này làn sóng văn học
Trung Quốc đã lắng xuống, người ta bắt đầu quay về với văn học dân tộc. Do đó
đây còn được gọi là thời kỳ quá độ từ văn học vay mượn nước ngoài sang nền
văn học mang đậm tính dân tộc. Một yếu tố quyết định đến sự phát triển của văn
học Nhật Bản thời kỳ này là sự phát triển của chữ viết. Sau một thời gian dài văn
học phần lớn được thể hiện bằng ngôn ngữ Trung Hoa thì nay, sự phát triển hệ
thống ngữ âm khiến người ta có thể dễ dàng viết bằng tiếng Nhật. Giai đoạn thứ
ba bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ X là giai đoạn trưởng thành của văn học Nhật viết
28

bằng tiếng dân tộc và cũng chính là thời kỳ nổi bật lên vai trò “thống trị” văn hoá
của nữ giới khi hầu hết các tác phẩm văn học là do họ sáng tác. Các tác giả nữ
thời này chủ yếu là những phụ nữ thượng lưu và trung lưu. Giai đoạn thứ tư bắt
đầu vào cuối thế kỷ thứ XI, là giai đoạn cuối của thời Heian. Đó là giai đoạn hòa
bình cuối cùng trước khi chuyển sang thời kỳ đầy tai biến trong lịch sử Nhật
Bản, khi những cuộc chiến tranh liên miên khiến cho xã hội đảo lộn và văn học
không còn phát triển rực rỡ như trước.
1.2.1. Sự trỗi dậy của các nhà văn nữ
Như trên đã nói, giai đoạn thứ ba của văn học thời Heian là thời kỳ dấu ấn
tính nữ đã phóng chiếu vào văn học đậm nét. Đầu tiên phải kể đến cuốn Kagero
nikki (nikki là thể loại nhật ký, Kagero nghĩa là con phù du, nên tác phẩm này
còn có thể dịch là “Nhật ký con phù du” hay “Phù du nhật ký” vì cuốn sách nói
về sự mong manh, ngắn ngủi trong hạnh phúc của con người giống như cuộc đời
của con phù du) được coi là tác phẩm đầu tiên viết dưới dạng nhật ký của dòng
văn học nữ lưu. Phù du nhật ký được xem là chân dung tự họa rất tài tình về tâm
hồn của một phụ nữ khả ái vào thế kỷ thứ X. Sau đó, nhật ký trở thành thể loại
văn học phổ biến trong nữ giới với một loạt tác phẩm ra đời như: Izumi shikibu
nikki (Nhật ký Izumi Shikibu), Murasaki shikibu nikki (Nhật ký Murasaki
Shikibu), Sarashina nikki (Nhật ký Sarashina.v.v...
Nhà văn lớn nhất của thời đại này và là một trong những tác giả lớn nhất
của nền văn học Nhật Bản phải nói đến tác giả của Genji monogatari (“Genji vật
ngữ”-Truyện Genji hay Truyện kể Genji) là Murasaki Shikibu, một cung nữ
thuộc dòng dõi quý tộc nổi tiếng Fujiwara, con gái của một đại thần trong triều
vua lúc bấy giờ. Người ta chưa rõ Genji Monogatari được sáng tác vào năm nào,
có thể vào khoảng từ năm 1004 đến năm 1012 và được xem là cuốn tiểu thuyết
29

đầu tiên trên thế giới. Trong cuốn tiểu thuyết này, cuộc sống cung đình, những
mối quan hệ xã hội cũng như tình cảm riêng tư của các nhân vật đều được mô tả
hết sức kỹ càng và tinh tế. Genji monogatari không chỉ có ý nghĩa là cuốn tiểu
thuyết đầu tiên, mà còn có vai trò ảnh hưởng không nhỏ đến văn học Nhật nói
riêng và văn hoá Nhật nói chung. Từ đây, một loạt tác phẩm khác ra đời, như
Mitsumi chu nagon monogatari (Truyện quan tham nghị “bờ đê” Tsutsumi),
Yoru no Nezame (Nửa đêm thức giấc), Hahamatsu chu nagon monogatari
(Truyện quan tham nghị Hamamatsu), Sagoromo monogatari (Truyện tướng
Sagoromo). Dù trở thành nguồn cảm hứng bất tận của rất nhiều văn nghệ sĩ Nhật
Bản mọi thời đại nhưng chưa tác phẩm nào có thể sánh nổi với Truyện kể Genji.
Một nữ văn sĩ vĩ đại khác của thời Heian là Sei Shonagon mà tên tuổi gắn
liền với thể tuỳ bút đến nay vẫn được các nhà văn Nhật hết sức ưa chuộng. Tác
phẩm chính của Shonagon là Makura no Soshi (“Chẩm thảo tử”, hay còn gọi là
“Sách gối đầu”), được coi là cuốn tùy bút đầu tiên của Nhật và thường được đặt
bên cạnh Genji monogatari như hai đỉnh cao trong văn học thời Heian dù về
nhiều phương diện chúng rất khác nhau. Shonagon cũng là một cung nữ và là
con gái của nhà thơ nổi tiếng Kyorarano Motozuke. Tương truyền, vì thời đó
giấy rất hiếm, Shonagon phải giả vờ xin Hoàng Hậu về làm gối nhưng sau đó
dùng để ghi chép những tâm sự thầm kín của mình. Và nó đã trở thành chiếc gối
nổi tiếng nhất trong lịch sử. Hoàn thành khoảng năm 1001, Makura no soshi là
một cuốn sách dài chia làm 3 phần: phần một nói về cái đẹp của vạn vật; phần
hai là phần tùy bút, trong đó tác giả ghi lại những ý kiến, suy nghĩ, kinh nghiệm
của bản thân mình về thế giới xung quanh, và phần thứ ba là nhật ký.
Bên cạnh đấy, ảnh hưởng của các nhà văn nữ đến một số tác phẩm khác là
không nhỏ. Chẳng hạn với Eiga monogatari (“Truyện vinh hoa” gồm hai phần,
30

40 tập) được xem là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Nhật. Nội dung của
cuốn sách này là các sự kiện lịch sử từ thời Thiên hoàng Uda (năm 900) đến thời
Thiên hoàng Horikawa (năm 1090), có nghĩa là 15 triều đại vua (1100 năm). Các
nhà nghiên cứu cho rằng những sự kiện lịch sử trong tác phẩm này được dựa vào
các tác phẩm đã ra đời trước nó, trong đó có những ghi chép của các tác giả nữ,
nhất là những ghi chép trong các cuốn nhật ký của họ.
Trong thể loại thơ, (cụ thể là tanka - thể loại được sáng tác nhiều nhất trong
thời Heian) từ Vạn diệp tập (Manyoshu) của Nara đến Cổ kim tập (Kokinshu) của
Heian, tanka là kết tinh vẻ đẹp tính nữ của văn chương Heian và là thể thơ mẫu
mực đã trở thành cổ điển của nền văn học Phù Tang. Tanka (hay waka: đoản ca,
hòa ca) vốn có nguồn gốc là một thể thơ truyền thống của Nhật Bản, được ghi
chép vào thời Nara. Đội ngũ sáng tác của tanka khá đa dạng nhưng chủ yếu là
tầng lớp quý tộc cung đình Heian, không phân biệt nam hay nữ. Tuy nhiên, nổi
bật trong đội ngũ sáng tác thơ của phái nữ thời kỳ này trong Kokinshu là
Komachi và Ise. Nổi danh về sắc đẹp, tài thơ và cuộc đời lãng mạn, Komachi
hầu như trở thành một nhân vật hư ảo. Qua những tác phẩm của Komachi, người
ta thấy nàng như một hình bóng u sầu lang thang qua bao nhiêu thế kỷ, như một
nhà thơ của tàn phai và hư ảo. Nhưng thơ ca Komachi, “bằng trái tim đã tình cùa
nó, đã hồi sinh qua từng thế hệ, ngay trong lòng hư ảo, tàn phai” [3,77]. Còn Ise
vốn là cung phi của Thiên hoàng Uda. Nàng cũng để lại cho Heian những vần
thơ đầy nồng nàn và nữ tính.
Như vậy có thể nói rằng, trong thời Heian, các nhà văn nữ đã đóng vai trò
chủ chốt trong việc sáng tạo nên một nền văn học độc đáo mà nhiều yếu tố của
nó trở thành nền tảng của văn học và văn hóa dân tộc. Trong khi các đấng mày
râu say sưa với chữ Hán thì những người phụ nữ Nhật Bản đã rất thành thạo chữ
31

kana và sáng tạo nên những tác phẩm nổi tiếng bằng chữ viết của chính dân tộc
mình. Điều đó không những khiến cho văn học mà chữ viết của Nhật Bản cũng
phát triển hơn. Một trong những lý do khiến những người phụ nữ giai đoạn này
phát huy được năng lực của mình và để lại những dấu ấn sắc nét như vậy trong
văn học Nhật là họ được tự do, bình đẳng và trọng dụng, điều hiếm có trong các
xã hội phong kiến khác. Chính vì thế, họ đã tạo nên một vẻ đẹp vô cùng tươi
mát, phóng khoáng mà hết sức thanh tao cho văn học Phù Tang.
1.2.2. Những cảm hứng sáng tạo nổi bật
Chính dấu ấn tính nữ phóng chiếu vào văn học đậm nét đã tạo nên chất trữ
tình đằm thắm rất độc đáo, tinh tế điển hình của văn học Heian nói riêng, văn
học Nhật Bản nói chung. Dấu ấn tính nữ đã có trong những truyền thuyết, huyền
thoại từ ngàn xưa và bàng bạc trong nền thơ ca cổ điển thời Nara. Nhưng đến
dòng văn học nữ lưu thời Heian đã thực sự ghi dấu ấn và ảnh hưởng sâu sắc
trong việc định hướng cảm hứng chủ đạo cho văn học Nhật Bản thời kỳ này: đó
là dòng văn học sắc tình và tính nữ [69].
Sắc tình được xem là một trong những đặc điểm của truyền thống văn hóa
và văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến hiện đại. Nói sắc tình nghĩa là nói đến tình
yêu mang yếu tố nhục cảm. Từ sắc tình mới có sắc dục. Tất cả đều được đặt
trong quan niệm thẩm mỹ của người Nhật, bởi thiên hướng, bản chất cố hữu của
họ là luôn nhìn tất cả sự vật bằng con mắt của nhà nghệ sĩ. Tình dục trong tác
phẩm văn chương cũng không nằm ngoài lăng kính ấy. Thuật ngữ sắc tình hay
sắc dục đã nói lên được tính chất cốt lõi của đề tài nhạy cảm này trong văn học
Phù Tang. Yếu tố sắc dục được thể hiện khá táo bạo trong thời kỳ này với kiệt
tác Truyện kể Genji của nữ sĩ Murasaki. Đây là tác phẩm viết về tầng lớp quý tộc
phong kiến Heian với những biểu hiện của sắc dục rất đậm nét. Trong Truyện kể
32

Genji, có khá nhiều đoạn miêu tả cảnh ái ân nam nữ. Nhân vật chính là hoàng tử
hào hoa, đa tình và đa mang Genji đã có quan hệ luyến ái với nhiều người nhưng
chàng chưa từng bỏ rơi cô gái nào cho dẫu chỉ gần gũi thoáng chốc. Chính vì
vậy, Genji nổi tiếng như một người tình xuất chúng mà cho đến ngày nay, chàng
vẫn là một biểu tượng sắc tình trong văn học Nhật Bản. Mặc dù tình yêu và tình
dục là hai chủ đề chính của Truyện kể Genji, song tác phẩm không quá trần tục,
mà được tác giả miêu tả một cách rất tinh tế vừa đủ để độc giả cảm nhận.
Bên cạnh đấy, các nhà thơ nữ tài sắc của thời kỳ Heian như: Komachi,
Izumi, Ise, Sakanoeno Iratsume... cũng đã viết nên những bài tanka tình yêu
tuyệt đẹp. Đó là tình yêu đam mê, tận hiến và giàu hi sinh. Từ những cảm xúc
nhẹ nhàng, man mác của tình yêu chớm nở, đến nỗi nhớ nhung khắc khoải khi
phải chia xa, hay những sắc diện tình yêu thiết tha, mãnh liệt… đều được diễn tả
một cách chân thực và tinh tế đã tạo nên điểm sáng nhất của tính nữ trong văn
học Heian.
Tuy nhiên, dù mang dấu ấn sắc tình hay tính nữ, đúng như đặc trưng mỹ
cảm của văn hóa Heian là tôn thờ cái đẹp, là cảm thức sâu xa về kiếp phù du ở
trần thế, thì đích hướng tới của văn chương Heian vẫn là cái đẹp, nhất là cái đẹp
mong manh, dễ vỡ, dễ tàn phai. Nhân vật chính của Truyện kể Genji- hoàng tử
Genji là người suốt đời tìm kiếm cái đẹp. Chàng luôn bị cuốn hút bởi vẻ đẹp ở
những người phụ nữ và say sưa tìm kiếm, chinh phục những bông hoa lạ. Mặt
khác, Genji lại có vẻ đẹp vô song của một “hoàng tử ánh sáng” không chỉ hình
thức mà sự mẫn tiệp, tài năng trong các lĩnh vực từ âm nhạc, múa cổ truyền tới
các bài thơ của chàng khiến cho những người xung quanh phải choáng ngợp vì
ngưỡng mộ. Vì lẽ đó, Genji trở thành một hình tượng người đàn ông ''hoàn hảo'',
33

một nhân vật hoàn thiện, một quan niệm về cái đẹp hoàn mỹ và là biểu tượng
cho sự kiếm tìm cái đẹp hoàn mỹ dù chỉ là phù du.
Các nhà thơ tanka cũng để lại những nốt nhạc lòng về tình yêu và nhân thế
giữa cõi phù sinh ngắn ngủi. Lấy tình yêu làm cứu cánh cho cuộc đời, thơ Tanka
Heian cũng đã chạm vào những góc khuất tình cảm riêng tư, sâu kín nhất của
con người. Từ “Phù du nhật ký” cho đến “Nhật ký Izumi” đều tràn đầy niềm bi
cảm aware. Ngay cả tùy bút “Sách gối đầu” (Makura no soshi) của Sei
Shonagon dù cảm thức chủ đạo là Okashi (cảm thức hóm hỉnh, hài hước và nhạy
cảm trước những gì kỳ thú và nghịch dị) thì dường như thấp thoáng đằng sau cái
“tiếu” (okashi) ấy vẫn là cái “ai” (aware) để phô diễn tấn trò đời đam mê, điên rồ
và phù phiếm. Chính vì vậy, dù thuộc thể loại nào từ tùy bút (Zuihitsu), nhật ký
(nikki), thơ ca (cụ thể là Tanka) cho đến truyện (vật ngữ- Monogatari), dù cảm
hứng chủ đạo là sắc tính hay tính nữ cũng đều là những thức cảm aware tinh tế
về thiên nhiên, về nhân thế và về cái đẹp.

1.2.3. Những thành tựu tiêu biểu


1.2.3.1.Thơ ca
Chính quyền Heian thời đó đặc biệt khuyến khích việc làm thơ. Từ đầu thế
kỷ thứ X, triều đình đã cho xuất bản một loạt tập thơ viết bằng tiếng Nhật (chữ
Kana). Tập quan trọng nhất là cuốn đầu tiên: Kokinshu (Cổ Kim tập, tên đầy đủ
là Kokinwakashu-Cổ kim hòa ca tập ) hoàn tất năm 905 do thi sĩ Ki no Tsurayuki
chủ biên theo sắc lệnh của triều đình. Kokinshu gồm 1.111 bài thơ, ngoại trừ 4
bài sedoka và 5 bài choka, tất cả đều là thơ tanka và được chia làm 20 tập. Bốn
mùa, thiên nhiên là chủ đề của sáu tập đầu tiên, tình yêu là chủ đề của năm tập
khác. Những tập còn lại gồm các chủ đề hạnh phúc, chia li, bi ca, du hành. Nếu
34

như ở Manyoshu có năm nhà thơ được tôn xưng là Manyo no Gotaika (Vạn diệp
ngũ đại gia) thì ở Kokinshu có sáu thi sĩ cũng được tôn xưng là sáu thiên tài
Rokkasen (Lục ca tiên) gồm: Henjo (810-890), Narihira (828-880), Yasuhide
(Thế kỷ thứ IX), Kisen, Kuronushi(Thế kỷ thứ IX) và Komachi (834-880). Ngoài
Kokinshu còn một số hợp tuyển thơ ca khác nữa. Tất cả đều được biên soạn theo
lệnh triều đình.
1.2.3.2.Các tác phẩm vật ngữ (Monogatari)
Chữ Monogatari (vật ngữ) như trên đã nói có nghĩa đơn giản là “Truyện”
bất kể thể loại truyện nào từ truyện thần tiên đến truyện lịch sử, từ truyện ngắn
đến tiểu thuyết. Nguồn gốc của Monogatari chưa thể xác định nhưng sớm nhất
thuộc thể loại này còn lại là Taketori Monogatari (Trúc thủ vật ngữ, tức Truyện
người đẵn tre) viết về nàng Kaguya Hime nên còn được gọi là Kaguya Hime -
Tiểu thư ánh trăng. Cho đến tận bây giờ, Tiểu thư ánh trăng vẫn được ca ngợi
như là sự tôn thờ đối với cái đẹp, đặc biệt là cái đẹp cao nhã, trinh bạch. Ít có tác
phẩm Monogatari nào vừa ngắn gọn lại vừa giàu ý nghĩa đến thế trong văn học
cổ điển Nhật Bản.
Cuối thế kỷ thứ X nổi lên thể loại văn chương kết hợp truyện và thơ gọi là
Uta Monogatari (Ca vật ngữ). Tác phẩm thành công nhất thuộc thể loại này là
Ise Monogatari (Truyện kể xứ Ise). Loại tác phẩm này bao gồm nhiều mẩu
chuyện được xâu chuỗi quanh một chủ đề hay nhân vật nào đó. Truyện kể xứ Ise
gồm 43 đoạn, mỗi đoạn đều có một hay hai bài thơ và phần tự sự văn xuôi phù
hợp với ý thơ. Ở Ise Monogatari ngay cả phần văn xuôi cũng giàu chất thơ. Do
vậy, đây là một thành tựu đáng kể của văn học Heian.
Đặc biệt, tập truyện ngắn (đúng theo nghĩa truyện ngắn mà ta hiểu ngày
nay) gồm mười truyện ngắn đã xuất hiện vào thế kỷ XI ở Nhật có tiêu đề là
35

Tsutsumi chunagon monogatari (tức Truyện quan tham nghị “bờ đê” Tsutsumi).
Tất cả đều thoát li không khí truyện cổ hay thần kỳ mà mang màu sắc hiện thực,
viết về đời sống thường ngày với giọng điệu trào lộng. Trong đó, độc đáo hơn cả
có lẽ là truyện Mushi mezuru himegimi (Trùng ái cơ quân, tức Tiểu thư sâu bọ).
Từ Tiểu thư ánh trăng đến Tiểu thư sâu bọ là một bước tiến vượt trội của văn
học Heian. Bởi Tiểu thư ánh trăng dù đã là tác phẩm văn học nhưng vẫn là
truyện cổ tích. Trong khi đó Tiểu thư sâu bọ đã là một truyện ngắn hiện thực
thực sự.
Tuy nhiên, tác phẩm văn xuôi vĩ đại nhất của văn học Nhật Bản chính là
Genji monogatari (Truyện kể Genji) ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XI được xem
là tiểu thuyết tâm lí đầu tiên trên thế giới. Sự thành công và vai trò ảnh hưởng
của Genji monogatari đến văn học cũng như văn hóa Nhật sau này đến mức
ngày nay người ta vẫn dành cho nó những lời tôn kính nhất, những trang viết
trang trọng nhất. Có thể nói, với Truyện kể Genji và Tiểu thư sâu bọ, văn học
Nhật dường như “phóng một bước đi kỳ diệu, chưa từng có, mới mẻ và hiện đại”
Và văn chương Heian thực sự đã “đạt đến đỉnh cao của thiên tài” [3,99].
1.2.3.3. Tùy bút và Nhật ký
Một trong những hiện tượng đáng chú ý nhất của văn học Heian là sự xuất
hiện của các thể loại ghi chép ấn tượng cá nhân: nhật ký và tùy bút (nikki và
zuihitsu). Các thể loại này không chỉ đạt được những thành tựu to lớn trong thời
đại quý tộc Heian, mà còn phát triển về sau với nhiều kiệt tác ảnh hưởng đến cả
thời hiện đại.
Nhắc đến tùy bút cổ điển, phải nói đến Makura no soshi (tức Chẩm thảo
tử- Sách gối đầu) của nữ sĩ Sei Shonagon. Như trên đã nói, Makura no soshi
thường được đặt cạnh Genji monogatari như hai kiệt tác, hai đỉnh cao của văn
36

học Heian. Tác phẩm được xem là mở đầu cho thể loại mới gọi là zuihitsu (tùy
bút) trong văn học Nhật. Phải nói rằng, đôi mắt sắc sảo của Sei Shonagon hầu
như không bỏ qua bất cứ điều gì khi nhìn ra thế giới xung quanh. Từ đời sống
gia đình, xã hội đến thiên nhiên. Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Từ những điều
đáng yêu đến đáng ghét v.v…đều được nàng quan sát và thể hiện một cách sinh
động, sắc sảo. Đặc trưng nổi bật trong tác phẩm Sei Shonagon là cảm thức
Okashi (cảm thức hóm hỉnh, hài hước và nhạy cảm trước những gì kỳ thú và
nghịch dị). Sự hóm hỉnh của Sei Shonagon thường có tính chất trào phúng hoặc
biếm họa tạo nên nhiều bất ngờ, thú vị và khác biệt so với các tác phẩm của các
nữ sĩ thời bấy giờ.
Nhật ký thời Heian có thể chia làm hai loại: Thứ nhất, là những sáng tác có
chung một đề tài đi sâu vào những kinh nghiệm cá nhân; thứ hai là các cuốn nhật
ký không theo một đề tài cố định nào mà trình bày các biến cố, sự kiện được
quan sát mỗi ngày. Nổi bật nhất trong thể loại nhật ký thời kỳ này là Kagero
nikki (Phù du nhật ký), Izumi nikki (Nhật ký Izumi) và Murasaki Shikibu nikki
(Nhật ký Murasaki).
Kagero nikki (974) thuộc về một phụ nữ mà người ta chỉ biết nàng là vợ của
hoàng thân Kaneie gồm 3 tập kể lại giản dị và chân thành tình yêu của nàng với
Kaneie. Tập nhật ký đã diễn tả hết sức sinh động tâm lý của người phụ nữ trong
tình yêu với các cung bậc tình cảm phong phú, phức tạp như hạnh phúc, ghen
tuông, cô đơn, buồn khổ…Về phương diện này, ngoài Truyện kể Genji, Kagero
nikki không có đối thủ. Và sau Kagero nikki, nhật ký trở thành thể loại văn học
phổ biến trong nữ giới. Còn Izumi được xưng tụng là nhà thơ nữ thiên tài nhất
của Nhật Bản. Theo như ta được biết, Izumi nikki (1003) là tác phẩm văn xuôi
độc nhất của nàng. Tập nhật ký là một tiểu thuyết ngắn về tình yêu nồng nàn,
37

cuồng nhiệt và đam mê như chính bản tính mãnh liệt và độc đáo của Izumi. Với
Murasaki, bên cạnh Truyện kể Genji, nàng còn để lại một kiệt tác Murasaki
Shikibu nikki (1010). Cuốn nhật ký của nàng quý giá ở chỗ nó không chỉ là
nguồn tư liệu độc nhất về cuộc đời nữ văn hào Murasaki do chính nàng viết ra,
mà nó còn là bức tranh sinh động về cuộc sống gia đình hoàng gia vào thời hưng
thịnh nhất.
1.3. Murasaki - hiện tượng kiệt xuất của văn học Heian
1.3.1. Cuộc đời
Murasaki Shikibu (978?-1016?) là biệt hiệu của một nữ văn sĩ cung đình
thời Heian Nhật Bản, tác giả của kiệt tác Truyện kể Genji, cuốn tiểu thuyết được
cho là theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, viết bằng tiếng Nhật vào
khoảng năm 1000 đến 1012. Cái tên Murasaki Shikibu chỉ là biệt hiệu. Mặc dù
các học giả đã dày công nghiên cứu nhưng không ai biết tên thực của Murasaki
Shikibu là gì và nàng sinh ra ở đâu. Chỉ biết nàng thuộc dòng họ quý tộc lừng
danh Fujiwara. Điều đó cũng phổ biến đối với nhiều nữ sĩ cung đình Nhật Bản.
Bởi ở nước Nhật thời Heian, việc nêu tên tuổi các phu nhân thuộc gia đình quyền
quý bị coi là điều không đứng đắn, chỉ có ngoại lệ lạ lùng là tên cung phi của vua
và các quận chúa thuộc hoàng gia thì được cho phép. Biệt hiệu Shikibu chỉ một
tước vị mà nàng thừa hưởng của cha mình, và Murasaki có thể xuất phát từ tên
của một trong những nhân vật chính trong cuốn Truyện kể Genji.
Sử sách không ghi chép nữ sĩ sinh mất vào năm nào nhưng người ta suy
định khoảng thời gian giữa 978 đến 1016. Murasaki Shikibu thuộc cành thứ của
dòng họ lớn Fujiwara trị vì đất nước trong suốt phần lớn thời Heian. Tuy nhiên
khi Murasaki Shikibu mới ra đời chi họ của nàng bị tụt xuống hạng thứ trong
giới quý tộc cung đình. Không ai biết gì nhiều về thời thơ ấu của Murasaki ngoài
38

những điều nàng tự viết trong nhật ký của mình. Trong lời mào đầu của cuốn
Nhật ký Murasaki Shikibu (Murasaki Shikibu nikki) mô tả các biến cố triều đình
từ cuối 1008 đến đầu 1010 cho chúng ta biết nàng sinh ra trong một gia đình nổi
tiếng thi thư. Cha nàng, ông Fujiwara no Tametoki là một học giả uyên bác, từng
dạy học cho thiên hoàng Kazan lúc còn là thái tử, nhưng lại có địa vị khiêm
nhường ở thủ đô và đã hai lần làm tỉnh trưởng Echizen. Ông Tametoki còn rất
giỏi về thơ chữ Hán và thơ quốc âm. Mẹ mất sớm lúc Murasaki lên bốn, nhờ cha
chăm lo nên tuy là nhi nữ nhưng nàng có học vấn sâu rộng. Tametoki thường
than phiền nàng không phải là con trai, nhất là sau khi hai người chị và em của
nàng chết yểu. Ảnh hưởng của cha đối với nàng là rất lớn nên nàng có sức quan
sát bén nhạy vừa từ tâm thế phụ nữ lại vừa từ tâm thế nam nhi được thể hiện khá
rõ nét trong Truyện kể Genji.
Murasaki vào triều hầu hạ hoàng hậu Akiko, con gái của quan tể tướng
Michinaga, trong cung điện Fujitsubo thời Thiên hoàng Ichijo (986-1011) trong
khoảng giữa thập niên đầu của thế kỷ XI. Khi Thiên hoàng Ichijo băng hà,
Murasaki Shikibu còn ở lại trong cung phục vụ hoàng hậu Akiko hai năm tiếp
theo. Mặc dù có một trí tuệ khác thường, Murasaki Shikibu đã phải tiếp thu tất cả
những kiến thức văn hóa rộng lớn đương thời mà người thiếu phụ này truyền
cho, từ lịch sử Trung Hoa, thơ ca trữ tình Trung Hoa và Nhật Bản cho đến các
trước tác triết học Khổng giáo và Phật giáo. Khoảng năm 998 hoặc năm 999,
Murasaki Shikibu kết hôn với người anh họ Nobutaka. Đó là cuộc hôn nhân hạnh
phúc và nàng sinh hạ được một con gái vào năm 1000, rồi trở thành góa bụa năm
1001. Chịu nhiều đau khổ sâu sắc trong đời tư nên Murasaki Shikibu sống trầm
ngâm và dồn sinh lực của đời mình vào việc sáng tạo nghệ thuật. Chính vì vậy,
39

nàng đã gặt hái được nhiều thành công trong cả âm nhạc, thơ ca lẫn hội họa, và
đặc biệt là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Truyện kể Genji.
1.3.2. Văn nghiệp
Murasaki viết tiểu thuyết và nhật ký trong triều đại của Thiên hoàng Ichijo.
Thiên hoàng có hai hoàng hậu: Sadako và Akiko, sống ở hai cung điện biệt lập,
và dưới trướng mỗi người đều có những nữ quan tài hoa. Nếu trong cung
Kokiden của hoàng hậu Sadako tự hào với nữ sĩ Sei Shonagon, tác giả tập tùy
bút lừng danh Makura no sohsi (Chẩm thảo tử), tức Sách gối đầu. Thì trong
cung Fujitsubu, niềm tự hào của hoàng hậu Akiko là Murasaki Shikibu với
Truyện kể Genji cũng lừng lẫy danh tiếng. Sự nghiệp sáng tác của Murasaki
Shikibu tuy ngắn ngủi, số lượng tác phẩm cũng không đồ sộ, nhưng những gì mà
nàng để lại cho văn học Phù Tang không chỉ khiến cho thời đại nàng đã sống mà
cả hậu thế mai sau vẫn phải nghiêng mình nể phục.
Sử sách không ghi chép lại Murasaki viết Truyện kể Genji vào năm nào.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng, sự nở rộ của thể loại nhật ký vào thế kỷ thứ
X dường như là yếu tố tạo cảm hứng cho Murasaki Shikibu viết Truyện kể Genji
bởi đấy là những thể loại ít nhiều bộc lộ được tâm trạng và bản tính người chấp
bút trên trang viết. Truyện được viết bằng chữ kana, theo thể loại monogatari
(truyện) cổ điển đã có lịch sử phát triển từ 200 năm trước đó của Nhật Bản với
54 chương và được đánh giá là ‘‘một kiệt tác đứng vào hàng lớn nhất của văn
xuôi cổ điển Nhật Bản cũng như văn xuôi nhân loại’’ [83,1020].
Ngoài Truyện kể Genji, Murasaki Shikibu còn để lại một tập nhật ký về đời
riêng, cuốn Murasaki Shikibu nikki, mà tổng hợp trong đó nhiều thể loại văn học
cổ điển được người viết sử dụng đan xen. Tập nhật ký đã vẽ ra nhiều tính cách
sắc nét của những người cùng thời. Bằng sự tài tình của một cây bút hội họa đặc
40

sắc, Murasaki khắc họa tâm lý cũng như miêu tả ngoại hình nhân vật một cách
sống động cho thấy những nhận thức sâu sắc và tinh tế của nữ sĩ về con người.
Ngoài ra, nàng còn để lại nhiều bài thơ theo thể Renga (liên ca) được tuyển chọn
trong một hợp tuyển thơ văn cổ cùng hàng trăm bài thơ đối đáp, ngâm vịnh trong
cuốn Truyện kể Genji đến nay vẫn còn được lưu giữ.
1.3.3. Kiệt tác Truyện kể Genji
Truyện kể Genji xoay quanh hình tượng nhân vật hoàng tử Genji trong
phần chính và Kaoru- người con trai trên danh nghĩa của Genji trong phần Uji
thập thiếp cùng mối quan hệ của họ với những người phụ nữ. Đây là tác phẩm
mà theo N. Konrad thuộc một trong những truyện “lớn về dung lượng, phức tạp
về nội dung mà hết sức quyến rũ về mặt hình thức trong lịch sử văn học thế giới”
[39,175] và được xem là tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại.
Nghĩa là sớm hơn rất nhiều so với sự ra đời của tiểu thuyết ở châu Âu với tác
phẩm Đôn Kihôtê của Tây Ban Nha và Hồng Lâu Mộng của Trung Quốc vào thế
kỷ XVI. Mặc dù bản cổ đã mất và bản còn biết ngày nay có niên đại thuộc thời
Kamakura (200 năm sau khi tác phẩm ra đời) nhưng nghiên cứu mới nhất từ giới
học giả Nhật Bản vẫn cho thấy Truyện kể Genji là công trình của một người duy
nhất, Murasaki Shikibu.
Theo N.Konrad, [39,175-180] Truyện kể Genji gồm 2 phần bao quát thời
gian kéo dài ba phần tư thế kỷ. Phần chính khoảng 44 chương với 41 chương
đầu tiên đề cập đến thân phận và những cuộc phiêu lưu tình ái trong cung đình
của hoàng tử Genji, từ sự ra đời của cho đến khi chàng đã 52 tuổi. Ba chương
sau đó, viết về những sự kiện xảy ra sau khi Genji đã chết. 10 chương còn lại
được gọi bằng tên Uji thập thiếp (Uji jujo), lấy bối cảnh ngoài kinh đô là miền
Uji. Các chương này tập trung viết về người con trai trên danh nghĩa của Genji
41

tên là Kaoru và cháu ngoại của Genji là hoàng tử Niou. Cũng có cách cấu trúc
tác phẩm thành ba phần gồm 33 chương đầu tập trung sự kiện trong thế kỷ 10,
nhân vật hoàng tử Genji được lý tưởng hóa, mặc dù có thất bại nhưng sự nghiệp
của chàng chủ yếu là một câu chuyện của sự thành công. Từ chương thứ 34 trở
đi cho đến hết chương 41, cho thấy một hình ảnh Genji khác biệt. Bóng tối từ
đây đã bao trùm lên cuộc sống của Genji. Sau 3 chương chuyển tiếp đến các
chương Uji, cốt truyện đã đi theo hướng phát triển tính chất bi quan, không gian
chuyển từ thủ đô tới làng Uji và tính cách cũng như hành động nhân vật trở nên
mờ nhạt.
Đầu thế kỷ XX, nhiều nhà văn, dịch giả Nhật Bản đã dày công dịch
Truyện kể Genji từ tiếng Nhật cổ ra kim văn, trong đó có bản của văn hào
Tanizaki Jun’ichiro và nữ sĩ Setouchi Jakucho. Bản thông dụng nhất có lẽ là bản
khổ bỏ túi của nhà xuất bản Kodansha năm 1978 gồm 7 cuốn, tổng cộng 3500
trang khổ A6 với cỡ chữ rất nhỏ, do Giáo sư Imaizumi Tadayoshi (1910-1976)
dịch toàn văn [75]. Truyện kể Genji cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế
giới nhờ nỗ lực của các dịch giả như Arthur Waley (Anh), Edward Seidensticker
(Mỹ), René Sieffert (Pháp) v.v. Bản dịch tiếng Anh Truyện kể Genji chủ yếu dựa
vào văn bản trong loạt truyện Nikon koten bungaku taikei gồm các tác phẩm cổ
điển Nhật Bản do Iwanami Tokuhei xuất bản. Người biên tập là giáo sư
Yamajishi Tokuhei đã sử dụng một bản thảo chép tay thời Muromachi trong
Aobyoshi (sách xanh) xuất phát từ công trình của Fujiwara Teika, một nhà thơ và
học giả lớn thế kỷ thứ XII và đầu thế kỷ XIII. Bản dịch tiếng Việt Truyện kể
Genji của Murasaki Shikibu do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội in vào năm 1991
tại Hà Nội. Đây là bản dịch không đề tên dịch giả và được dịch lại từ bản tiếng
42

Anh. Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Đức Diệu; biên tập: Nguyễn Cừ; vẽ
bìa: Minh Phương.
Là một sáng tác được coi là đỉnh cao của văn xuôi Nhật Bản mọi thời đại,
Truyện kể Genji có vị trí đặc biệt trong văn học thời kỳ Heian nói riêng và dòng
chảy văn học Nhật Bản nói chung. Bởi kể từ khi xuất hiện Genji monogatari,
văn học Nhật Bản dường như luôn hướng đến nó như một sự quy chiếu chuẩn
mực. Có thể tìm thấy sự ảnh hưởng đó trong một số tiểu thuyết lịch sử như
Truyện tướng Sagoromo (Sagoromo monogatari) miêu tả chuyện tình ái của võ
quan Sagoromo Taisho; Truyện vinh hoa (Eiga monogatari) nói về dòng họ
Fujiwara; tiểu thuyết Một đời trai đắm sắc (Koshoku ichidai Otoko) của Ihara
Saikaku (1642-1693); Genji giả, Murasaki ruộng (Nise Murasaki Inaka Genji)
của Ryutei Tanehiko (1783-1842) mô phỏng Truyện kể Genji với những nhân vật
đóng vai quê mùa v.v. Ngay cả các nhà văn cận kim và hiện kim hàng đầu như
Higuchi Ichiyo (1872-1896), Akutagawa Ryunosuke (1892-1927), Tanizaki
Jun’ichiro (1886-1965) đều ảnh hưởng không nhỏ cách diễn tả và đề tài của
Genji trong tác phẩm của mình. Đặc biệt, văn hào Nhật Bản đầu tiên nhận giải
Nobel Văn học Yasunari Kawabata (1899-1972) là người chịu ảnh hưởng sâu
sắc niềm bi cảm aware của Truyện kể Genji, trở thành một phần của hệ thống mỹ
học Kawabata Yasunari thể hiện trong rất nhiều sáng tác của ông [6]. Có thể
thấy, sự ảnh hưởng và lan tỏa của Truyện kể Genji được coi là rất lớn thể hiện
trên nhiều phương diện trong những sáng tác từ hậu kỳ Heian đến nay từ văn học
đến sân khấu như: thi ca (các thể thơ waka); kịch nghệ (các bài ballad hay dao
khúc tuồng Nō). Ngay cả nhiều họa sĩ sáng tác từ nghệ thuật ứng dụng (tranh
thủy mạc, tranh cuộn) cho đến nghệ thuật bài trí vườn cảnh… đều tìm thấy trong
Genji cội nguồn của cảm hứng về cái đẹp.
43

Chương 2
VĂN HOÁ NHẬT TRUYỀN THỐNG QUA THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG
TRONG TRUYỆN KỂ GENJI

2.1. Hình tượng nhân vật


2.1.1. Hệ thống nhân vật trong Truyện kể Genji
Có thể nói, thành công lớn nhất của Muasaki là đã sáng tạo nên một thế
giới nhân vật sinh động, phong phú và đặc sắc. Khác với những nhân vật anh
44

hùng trong sử thi hay nhân vật lý tưởng thần thánh, siêu thực trong truyện hoang
đường thời cổ, nhân vật trong Truyện kể Genji có đời sống tình cảm, tâm lý, tính
cách và hành động như những con người mà ta vẫn tiếp xúc trong cuộc sống
hằng ngày. Họ đam mê ái tình và tranh giành quyền lực, họ xúc động trước cái
đẹp và ghen tuông trong tình yêu.v.v.... Nhờ vậy, tuy truyện có dung lượng lớn
với hệ thống nhân vật phức tạp nhưng khi khép lại trang sách, người đọc vẫn có
thể hình dung được nét tính cách từng nhân vật một cách rõ ràng.
2.1.1.1.Các nhân vật chính trong Truyện kể Genji
Truyện kể Genji có khoảng hơn 400 nhân vật, trong đó trên 40 nhân vật
chính lần lượt xuất hiện trong một khoảng thời gian 47 năm của 4 đời thiên
hoàng trị vì. Đó là các nhân vật:
1. Hoàng hậu Akashi: (Akashi-hina) hay “quận chúa Akashi”, con gái của
Genji với nàng Akashi. Vợ vua đương quyền vào cuối tác phẩm.
2. Phu nhân Akashi: mẹ của hoàng hậu Akashi
3. Akikonomu: con gái của hoàng tử kế vị quá cố với nàng Rokujo, vợ của
vua Reisen, chị em họ với Genji và Asagao.
4. Aoi: con quan tể tướng, vợ đầu của Genji và là mẹ của Yugini.
5. Asagao hay Hoa Bìm Bìm: chị em họ với Genji.
6. Công chúa Hai: có hai người cùng mang biệt hiệu: 1con gái của vua
Suzaku và vợ của Kashiwaki; 2con gái của vua đương quyền ở cuối truyện và là
vợ của Kaoru.
7. Công chúa Ba hay “công chúa San-no-miya” (Onnasan): con gái của
vua Suzaku, vợ của Genji và là mẹ của Kaoru.
45

8. Fujitsubo: con gái hoàng đế cũ, vợ của cha Genji và là mẹ của vua
Reidei.
9. Hikaru Genji (Genji sáng chói), hoàng tử-nhân vật chính
10. Higekuro: con một quan Hữu thừa tướng, chồng người chị Murasaki
và Tamakatsura, và là cậu của vua đương quyền ở cuối truyện.
11. Hoàng tử thứ Tám hay “hoàng thân Hachi”: anh Genji và là cha của
các quận chúa Uji, Oigimi, Nakanokimi, Ukifune.
12. Hoàng tử Niou: con vua đương quyền với hoàng hậu Akashi.
13. Hyobu: hoàng thân, anh em với Fujitsubo và cha của Murasaki.
14. Kaoru: con của Genji, nhưng thực ra là con của Kashiwaki và San-no-
miya.
15. Kashiwaki: con của To no Chujo và là cha của Kaoru
16. Kobai: em của Kashiwaki.
17. Thái hậu Kokiden: vợ của vua cha Genji.
18. Koremitsu: bộ hạ thân tín của Genji.
19. Kumoinokari: con gái To no Chujo, vợ của Yugiri.
20. Makibashira: coi gái Higekuro, vợ của Hotaru và Kobai.
21. Murasaki: con gái Hoàng thân Hyobu, cháu Fujitsubo.
22. Nàng Lốt Ve hay Utsusumi: vợ một tỉnh trưởng Iyo, là người thiếp của
Genji, ở tại dinh Nijo.
23. Oborodukiyo: em gái Kokiden.
24. Oigimi: con gái của Hoàng tử Tám.
25. Omi: con gái bị thất lạc của To no Chujo.
26. Omiya: quận chúa, là bà cô và mẹ vợ của Genji.
46

27. Ono: ni cô, là người bảo trợ của Ukifune.


28. Phu nhân Hoa Cam hay Hana Chiru Sato: chị người thiếp của cha
Genji, được ở dinh Rokujo, khu Đông Bắc.
29. Phu nhân Hoa Phấn hay “Yugao”: một người phụ nữ dòng dõi thấp
kém, lúc đầu là người tình của To no Chujo, sau đó quan hệ với Genji, là mẹ của
Tamakatsura.
30. Phu nhân Rokujo: vợ góa của một hoàng tử kế vị quá cố cậu của
Genji, là mẹ của Akikonomu.
31. Phu nhân Hoa Rum hay nàng Suetsumuhana: có dòng dõi hoàng gia
nhưng bị thất thế, ở dinh Nujo.
32. Quan Tả thừa tướng: chồng quận chúa Omiya, cha của Aoi và To no
Chujo.
33. Quan Hữu thừa tướng: cha của Kokiden và Oborodukiyo, ông ngoại
vua Suzaku.
34. Rokumokimi: con gái Yugiri, vợ Nion.
35. Tamakatsura: con gái To no Chujo với nàng Hoa Phấn.
36. To no Chujo: em quan Tả thừa tướng, là cha của Kashiwaki, Kobai,
Kumoinokari,Tamakatsura và nàng Omi, là bạn của Genji.
37. Ukifune: con gái vợ chính thức của Hoàng tử Tám.
38. Ukon: người hầu của Ukufune.
39. Vua, gồm các vị vua và cựu hoàng: 1vua cha Genji (chương 1); 2vua
Suzaku, anh của Genji nối ngôi cha (đầu chương 9) và thoái vị (chương 14); 3vua
Reisen, về danh nghĩa là em Genji nhưng thực ra là con của chàng với mẹ kế
47

Fujitsubo, nối ngôi (chương 14) và thoái vị (chương 35); 4một người con vua
Suzaku nối ngôi (chương 35) và trị vì cho đến hết câu chuyện.
40. Yokawa: hòa thượng em của ni cô Ono.
2.1.1.2. Những người phụ nữ trong cuộc đời Genji
Genji là nhân vật chính của tác phẩm nhưng những người phụ nữ mới là
“nhân vật trung tâm” của câu chuyện kể. Trước tiên là Kiritsubo, nàng cung nhân
bạc mệnh, người mẹ của chàng. Sau đó, từ chương 2 (Hahakigi - Cây đậu chổi)
trở đi, những người phụ nữ đã lần lượt xuất hiện, mỗi người một vẻ (vì quá nhiều,
xin chỉ đề cập một số nhân vật có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời Genji cũng như cảm hứng
chủ đạo của truyện kể). Gồm:

Tên Liên hệ với Genji Mẫu Người


1. Kiritsubo-Kôi Mẹ Dịu hiền, bạc mệnh
Fujitsubo Mẹ kế, người yêu (mối Đẹp, nhu mì, đam mê
2.
tình tội lỗi)
3. Aoi no Ue Vợ đầu tiên Đẹp, lạnh lùng
4. Rokujô Người tình Đẹp, trải nghiệm
Murasaki no Ue Vợ sau (không chính Đẹp, trong trắng, bao
5.
thất) dung
6. Suetsumu-hana Người tình Không đẹp, dễ thương
Oborozukiyo Người tình Đẹp nhục thể, phóng
7.
túng, thích nếm trải
8. Utsuzemi Người tình Yêu nhưng chạy trốn
Akashi no Ue Vợ sau (kết hôn lúc Đẹp cao kỳ, nhưng dạt
9. Genji bị đi đày) dào tình cảm và nhục
cảm
10. Yugao Người yêu hụt Đẹp, u sầu, ma quái
48

Asagao Tình yêu cao thượng, Đẹp, đa tài


11.
sâu đậm
Hanachirisato Người tình Hiền hòa, tin cậy, có thể
12.
tâm sự
13. Onna San Người vợ tứ hôn Đẹp, bị bỏ bê. Ngoại tình
Tamakazura Con gái nuôi Tài sắc, khôn ngoan. Từ
14.
khước tình yêu của Genji

Những người đàn bà này đến rồi đi trong cuộc đời Genji, phảng phất như
những cánh hoa anh đào nhưng để lại những ấn tượng sâu sắc trong độc giả.
Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết ở phần sau.
2.1.2. Vẻ đẹp của ngoại hình nhân vật nhìn từ văn hoá Nhật
2.1.2.1. Vẻ đẹp mong manh
Nhật Bản là một đảo quốc với hơn 3700 hòn đảo, phần lớn trong số đó
thuộc vùng ôn đới gió mùa, nguồn nước dồi dào, thảm thực vật phong phú, bốn
mùa biến đổi sinh động. Nhật Bản được bao quanh bởi biển, địa hình bờ biển tạo
ra những cảnh sắc thay đổi phong phú và tuyệt đẹp. Thiên nhiên ban tặng cho
Nhật Bản nhiều vẻ đẹp diệu kỳ, nhưng đồng thời cũng mang đến cho đất nước
này nhiều thảm họa thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần... Có lẽ vậy mà
hơn bất cứ dân tộc nào, người Nhật cảm nhận rất sâu sắc về sự mong manh, hư
ảo của cái đẹp, của kiếp người phù du. Như hoa anh đào vừa chớm nở, còn căng
tràn sức sống mà phút chốc bỗng lụi tàn, tan biến. Những người đàn bà đi qua
cuộc đời Genji như hiện thân cho vẻ đẹp toàn bích mà Genji suốt đời tìm kiếm
không mệt mỏi, bản thân chàng cũng là một biểu tượng cho cái đẹp hoàn mĩ mà
con người vẫn ao ước. Nhưng càng đi tìm, cái đẹp càng không dễ nắm bắt, càng
49

mong manh và dễ tàn phai như vẻ đẹp mong manh của hoa anh đào nơi xử sở
Phù Tang này.
Chân dung những người phụ nữ có quan hệ nồng thắm với Genji ở những
hoàn cảnh rất khác nhau hiện lên mỗi người một vẻ. Fujitsubo là người phụ nữ
đẹp đầy nữ tính, rất nhu mì mà cũng đầy đam mê. Vẻ đẹp của nàng được sánh
ngang cùng Genji. Nếu Genji là “chàng Hào Quang”, là “hoàng tử ánh sáng” thì
Fujitsubo cũng trở thành “nàng Vầng dương xán lạn”. Fujitsubo vừa có vẻ đẹp
dịu hiền của một người vợ, người mẹ lại vừa có sự đam mê, quyến rũ của một
người tình. Genji đã tìm thấy hình bóng người mẹ, tình yêu của người mẹ đã mất
trong Fujitsubo. Tình yêu với Fujitsubo vì thế trước hết như tình yêu của một
đứa trẻ vốn thiếu thốn tình thương của mẹ như chàng. Và rồi, chính sự quyến rũ
“của một vẻ đẹp thần tiên” ở Fujitsubo đã khiến trái tim chàng khao khát cháy
bỏng. Đối với Genji, nàng là cả một sự quyến rũ đê mê mà chàng không thể
cưỡng lại được. Có lẽ vậy mà với Fujitsubo, dù là người tình tội lỗi, nhưng là
người đàn bà đã để lại mối tình sâu nặng nhất trong cuộc đời chàng. Nhưng rồi
cuối cùng, Fujitsubo đã quyết định khép lại cuộc đời mình bằng cách chọn con
đường lui vào cõi Phật giữa độ xuân sắc. Khép lại tình yêu mãnh liệt mà tội lỗi
với những ám ảnh dày vò của quá khứ lẫn hiện tại, khép lại tất cả phù du mộng
ảo của cõi hồng trần. Nàng chết khi 37 tuổi.
Với Aoi, người vợ đầu của Genji lại đẹp đài các nhưng lạnh lùng đến khó
hiểu. Nàng là một phụ nữ kiêu hãnh và hoàn hảo đến ngay cả Genji cũng có lúc
phải tự hỏi: “ở con người hoàn hảo đó, chàng tìm đâu ra một thiếu sót”. Dù vây
quanh Genji có biết bao mỹ nữ say mê, khao khát ngay cả những người không
liên quan đến Genji cũng bị lôi cuốn về phía chàng. Và những ai đã từng, dù
ngắn ngủi “phơi mình trong vẻ đẹp lộng lẫy của chàng cũng đều tùy theo địa vị
50

của mình, vương vất ý muốn đưa con gái của mình làm kẻ hầu cho chàng”.
Nhưng Aoi lại chưa bao giờ tỏ ra đằm thắm hoặc yêu thương chồng. Có lẽ là con
gái độc nhất của một quận chúa với một quan đại thần, sự kiêu kỳ và đài các của
nàng đã làm “lu mờ các bậc quyền quý khác, cho nên nàng không sẵn sàng tha
thứ một khiếm khuyết nhỏ nhoi” huống chi là những chuyện nhăng nhít của
chồng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lạnh nhạt đó. Cuối cùng,
nàng đã bị “hồn ma sống” Rokujo tấn công vì sự ghen tuông mù quáng và chết
khi sinh hạ con trai. Để lại cho Genji niềm day dứt hối tiếc muôn vàn sâu nặng
khi nghĩ đến những năm tháng họ đã sống cùng nhau. Chàng đã không hiểu
những nỗi niềm riêng tây của vợ khi tự buông thả vào những chuyện ong bướm
dại dột mà chắc chắn một chuyện nhỏ nhất cũng khiến một người như Aoi tức
giận. Chàng đã để cho nàng ra đi và vĩnh viễn mang theo sự oán hận về bên kia
cõi phù thế.
Không đam mê quyến rũ như Fujitsubo và kiêu kỳ như Aoi, đúng như cái
tên của mình, Murasaki đẹp ngây thơ, trong trắng đến thuần khiết. Nếu ở
Fujitsubo Genji bắt gặp hình ảnh và tình yêu thương của người mẹ mà chàng
khao khát, thì ở Murasaki chàng lại bắt gặp hình ảnh của Fujitsubo- người đàn bà
có tình yêu tội lỗi mà vô cùng sâu nặng đối với chàng. Sự lặp lại ấy như một
motif người mẹ trong người tình của Genji monogatari càng khiến cuộc đời
chàng “hoàng tử anh sáng” luẩn quẩn trong vòng tròn tình ái do chính chàng tạo
ra. Genji đã quyết tâm bao bọc, nuôi dạy Murasaki trở thành vợ mình ngay từ lần
gặp đầu tiên. Tình yêu của Murasaki dành cho Genji cũng nồng nàn, sâu lắng
nhưng có cả sự bao dung, độ lượng của một người mẹ trước những lỗi lầm ong
bướm của chàng, mặc dù nàng chỉ là vợ không chính thất. Có lẽ tình yêu với sự
thấu hiểu, sẻ chia và độ lượng ấy mà sau khi mất đi, Murasaki đã để lại cho
51

Genji một khoảng trống với nỗi buồn và mất mát lớn lao không gì có thể bù đắp.
Cũng từ đấy, Genji quyết định xa lánh người đời đi tu và mất khi 52 tuổi.
Ngược lại với Murasaki, phu nhân Rokujo lại mang vẻ đẹp của sự trải
nghiệm đầy mê đắm của người đàn bà “một con”. Rokujo lớn hơn Genji 7 tuổi,
mối tình “tạm thời” của Genji khi chàng không được thoả mãn trong tình yêu với
Fujitsubo. Nàng là vợ góa của một vị Đông cung và đã có một con gái (người
phụ nữ sau này cũng khiến trái tim đa tình của Genji xao xuyến). Vẻ đẹp của
Rokujo không chỉ ở hình thức bên ngoài như bao cô gái khác mà toát lên ở sự
trải nghiệm, quý phái của một bậc mệnh phụ phu nhân bởi nàng là người học vấn
cao và rất tự tôn. Chính vì vậy, Rokujo luôn thấy khổ sở vì bị người đời xem
mình chỉ là một trong những tình nhân “qua đường” của Genji nhưng vì quá yêu
chàng nên không thể dứt bỏ. Khi nhận ra mình không còn được Genji quan tâm
nữa, Rokujo đau khổ và thầm ghen với những người phụ nữ gần gũi với chàng.
Tình cảm ghen tuông của nàng là một thứ năng lượng đặc biệt, trở thành một
kiểu “hồn ma sống” thoát ra từ bản thân nàng trong lúc ngủ để tìm đến ám hại
tình địch. Với chi tiết “hồn ma sống” này, Murasaki đã xây dựng được một hình
tượng nhân vật Rokujo đặc sắc, không thể nhầm lẫn trong thế giới phụ nữ như
một vườn hoa muôn hồng nghìn tía của cuộc đời Genji. Nhưng cuối cùng,
Rokujo cũng lâm bệnh rồi kết thúc những tháng ngày giày vò khổ sở của đời
mình bằng cái chết và gửi con gái lại cho Genji nuôi dạy.
Một người phụ nữ góp phần quan trọng tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời
Genji nữa là Oborozukiyo-em gái hoàng hậu Kokiden- thuộc phe địch thủ trên
chính trường của Genji. Nàng đã được gia đình dàn xếp để trở thành hoàng phi
của Đông Cung (sau thành thiên hoàng Suzaku, người anh em khác mẹ của
Genji). Oborozukiyo có vẻ đẹp đầy nhục thể và là mẫu người đàn bà phóng túng,
52

lẳng lơ, thích nếm mùi đời. Chính vì vậy, gặp Genji lần đầu tiên trong một buổi
yến tiệc thưởng hoa anh đào Oborozukiyo đã không nén nổi xuân tình. Nàng
không đếm xỉa đến ý kiến của chị mình, mà cứ yêu kẻ địch là Genji. Thiên hoàng
Suzaku vốn hiền lành, nhu nhược nên lại thích sự dạn dĩ, mạnh mẽ, có cá tính
của nàng. Oborozukiyo và Genji ngày càng bất chấp, không những tìm cách gặp
nhau trong cung mà luôn cả mỗi khi nàng có dịp về thăm cha ở phủ quan Hữu
Đại Thần, người lúc ấy đã nắm trọn quyền bính trong triều. Mối tình ngang
ngược này Genji đã phải trả giá đắt là bị lưu đày ở Suma. Nhưng rồi cuối cùng,
khi thiên hoàng Suzaku nhường ngôi và đi tu, Oborozukiyo đã bị bỏ rơi và sau
đó cũng vào chùa tu sau một đời ngụp lặn trong bể tình để lại cho Genji ít nhiều
luyến tiếc.
Không thể kể hết những mỹ nữ đi qua cuộc đời tình ái của Genji, mỗi
người đều toát lên vẻ đẹp riêng, một làn hương riêng. Họ xuất hiện trong cuộc
đời Genji khi đang độ xuân tràn, khoảng thời gian đẹp nhất của người con gái.
Có hai cách họ ra đi khỏi cuộc đời là lui vào cõi Phật hoặc tìm đến cái chết.
Murasaki đã sáng tạo nên những người phụ nữ tuyệt vời trong cuộc đời ông
hoàng tình ái Genji, những cô gái mà ta có thể gọi theo lời Tagore “nửa là đàn
bà, nửa là giấc mộng” [7,121]. Họ là hiện thân cho cái đẹp và quan niệm về cái
đẹp mong manh, hư ảo của mỹ học Nhật Bản. Nó chi phối toàn bộ hình tượng
nghệ thuật của Truyện kể Genji, tạo nên cái đẹp não lòng (mono no aware) của
thế giới ấy, cái thế giới chỉ hiện ra một lần và không bao giờ trở lại. Như thể đó
chính là giấc mộng. Nó thích cái chết và tuổi trẻ hơn là sự héo hon già cỗi. Hay
chính Murasaki, sống giữa thế giới thanh lịch của kinh thành Heian, lại chảy
trong mình dòng máu mang đặc trưng trong cốt cách dân tộc Nhật là tinh thần
tôn thờ cái đẹp đã không nỡ để nhân vật của mình phải tàn lụi, héo hon?
53

Trong quan niệm thẩm mĩ của người Nhật, cái đẹp có thể tồn tại thoáng
qua trong khoảnh khắc dù ngắn ngủi nhưng vẫn đủ sức toả sáng. Như loài hoa
anh đào tuyệt đẹp được coi là biểu tượng của một Nhật Bản sau những đau
thương, mất mát của thảm họa thiên nhiên vẫn vững vàng vươn lên toả sắc đã trở
thành một nét văn hóa truyền thống của xứ sở mặt trời mọc. Vì vậy, đối với
người Nhật, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là
nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du bởi đây là một loài hoa vô cùng đặc biệt vì khi
hoa rơi cũng là lúc sắc hoa tươi thắm nhất. Và trong Truyện kể Genji, nhiều cô
gái thanh xuân như những bông hoa rực rỡ trên bức tranh cuộn vĩ đại của
Murasaki Shikibu đều bị bôi xóa khi đang ở độ căng tràn sức sống. Có lẽ thế mà
khi đọc xong toàn bộ tác phẩm, ta nhớ về họ như nhớ về tuổi trẻ, về cái đẹp. Họ
không tàn tạ dù sự tồn tại của họ là rất mong manh.
2.1.2.2. Vẻ đẹp phục trang
Đầu tiên là trang phục của giới quý tộc hay còn gọi là Juni-hitoe, có nghĩa
là 12 lớp, một loại trang phục đậm đà lịch sử nước Nhật bấy giờ. Màu sắc và hoa
văn những lớp áo nói lên nhiều điều như các mùa trong năm hay vai vế, sự cai
quản, đức hạnh của người mặc, nhưng trên hết (theo tinh thần Shinto giáo) chúng
phản ánh sức mạnh những nguyên tố trên trái đất (đất, nước, không khí, lửa) mà
con người xem như là sức mạnh tâm linh của tạo hóa. Chính vì vậy, màu sắc và
chất liệu từng lớp một được lựa chọn hết sức kỹ càng, sự phối màu giữa các lớp
cũng quan trọng. Trang phục của nam giới cũng gần giống của nữ, tuy nhiên
được may kèm với một quần chẽn bên trong. Trang phục của các bé trai thời
Heian cũng rất đẹp được gọi là kazami. Khi các bé trai chưa làm lễ trưởng thành
thì thường để tóc dài và buộc lên. Đến tuổi trưởng thành thì phải cắt tóc để làm
lễ và đội mũ lông chim. Điều này cũng được đề cập trong chương 1 của Truyện
54

kể Genji: "... đến mười hai tuổi, chú đã phải thành thạo các bài học vỡ lòng về
các nghi lễ, và chú được nhận chiếc mũ của người thanh niên. (...) Khi những lọn
tóc xinh đẹp của chú rơi xuống, nhà vua vị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ nhung vô
vọng...".
Một điều rất dễ nhận ra là các nhân vật trong Truyện kể Genji luôn miệt
mài trong thế giới của ý thức cái đẹp, ý thức thẩm mỹ. Thơ ca hoặc phục trang,
cử chỉ hoặc lễ nghi.v.v... những nét sinh hoạt văn hóa mang đặc trưng của quý
tộc Heian được nhắc đến thường xuyên hơn là những mưu đồ tranh giành quyền
lực. Và nói đến văn hóa Heian là người ta không thể không nghĩ tới juni-hitoe.
Điển hình cho vẻ đẹp của juni-hitoe được Murasaki Shikibu phóng tác qua nhân
vật Genji. Hikaru Genji có vẻ đẹp vô song của một “hoàng tử ánh sáng” khiến
những người xung quanh phải choáng ngợp vì ngưỡng mộ. Từng cử chỉ, dáng
điệu của chàng được miêu tả là dịu dàng quyến rũ đến mức “khiến quỷ sứ cũng
không thể cưỡng lại chàng”. Mọi thứ ở Genji đều đạt đến sự tinh tế kể cả trong
lựa chọn phục trang cho mình. Chàng luôn xuất hiện với những bộ phục trang
quyến rũ dù là phục trang lễ nghi: "Chàng bận một chiếc áo dài mỏng bằng lụa
Trung Hoa có kẻ đỏ, và phía trong, một chiếc áo đuôi dài đỏ thẫm (...). Ở gần
chàng, các bông hoa bị mất đi vẻ thắm tươi rực rỡ" (Chương 8: Hội mừng hoa
anh đào); của thường ngày: "...thấy bạn đến, chàng vuốt nhẹ quần áo, một chiếc
áo lót màu đỏ bóng loáng dưới một chiếc áo dài màu sẫm hơn màu áo của To no
Chujo” (Chương 9: Cây cam quý); của du khách: "Tuy cải trang thành quần áo
vải thô, chàng vẫn quá xinh đẹp nên không khỏi thu hút sự chú ý"; hay thậm chí
tang phục: "Chiếc áo tang màu xám rất hợp với chàng và có vẻ khiến chàng đáng
thương hơn những người khác" (Chương 10: Cây linh thiêng).v.v... đều có nét
55

quyến rũ lạ thường khiến Genji hiện lên là một chính trị gia đầy thanh lịch, hào
hoa và đời thường hơn là những người anh hùng lý tưởng kinh bang tế thế.
Đặc biệt, vẻ đẹp của phục trang còn gắn với các yếu tố tự nhiên và "mùa":
"Người hầu của Genji đông vô kể, áo của họ màu sẫm và màu sáng nom như các
lá cây thích và hoa anh đào nổi bật giữa màu xanh đậm của các vườn thông xung
quanh" (Chương 14: Phao trên eo biển). "Mọi thứ chuẩn bị để đón mùa thu đều
tươi mát và sáng loáng; các nữ tì trẻ và các cô bé đều xinh đẹp trong bộ áo quần
mùa thu" (Chương 9: Cây cam quý). "Cô đẹp mê hồn trong chiếc áo choàng
không tay, màu trắng, sọc đỏ" (Chương 6: Hoa rum).v.v... Murasaki Shikibu đã
không bỏ qua bất cứ chi tiết nào có thể tôn lên vẻ đẹp phục trang của nhân vật từ
bậc quý nhân, quân tử cho đến những người hầu.
Bên cạnh đấy, một trong những nét độc đáo tạo nên vẻ đẹp phục trang của
các nhân vật trong truyện chính là hương thơm. "Mùi nước hoa ngào ngạt từ
quần áo chàng tỏa ra như đám mây" (Chương 2: Cây đậu chổi). "Mùi hoa dịu
dàng phảng phất trong không khí, hòa vào mùi hương thơm ngào ngạt từ bàn thờ
và mùi thơm đặc biệt từ các áo dài của Genji, tất cả quyện vào nhau tạo nên một
mùi hương đặc biệt" (Chương 5: Hoa cỏ ngọc). "Chàng bắt được mùi hương
thoang thoảng dễ chịu, và tiến sột soạt êm nhẹ khi các nữ tì thúc giục nàng đi ra"
(Chương 6: Hoa rum). "Qua mùi hương thơm nàng nhận ra chàng ngay lập tức"
(Chương 10: Cây linh thiêng).v.v... cho thấy quý tộc Heian rất tinh tế và sành sỏi
về kiến thức văn hoá và khả năng cảm thụ cái đẹp. Ngay cả phục trang đối với
họ cũng trở thành nghệ thuật để thưởng thức. Rõ ràng, ngòi bút của Murasaki có
nét đặc sắc của một cây bút hội họa trong việc miêu tả ngoại hình nhân vật. Từ
vẻ mặt, hành động đến phục trang không bằng những cách ngôn và sự cường
56

điệu, mà chỉ cần "điểm nét", "chấm phá" hết sức chân thật cho thấy những nhận
thức sâu sắc và tinh tế về con người của nhà văn.
2.1.2.3. Vẻ đẹp gắn với “Hương đạo”
Với “tín ngưỡng” tôn sùng cái đẹp, hầu như người Nhật luôn xem vạn vật
dưới góc nhìn của quan niệm thẩm mỹ của người nghệ sĩ, họ nâng tất cả thành
“Đạo” trong loại hình văn hóa truyền thống của nước mình: “Trà đạo”, “Kiếm
đạo”, “Hoa đạo”, “Hương đạo”... Trong đó, “Hương đạo” là hình thức thưởng
thức mùi hương được đốt lên từ một nhánh gỗ thơm, đã là một nét đặc sắc của
văn hóa Phù Tang.
Ảnh hưởng từ tư tưởng Thần đạo, người Nhật lại nhìn cái đẹp như một
kinh nghiệm của trái tim và tâm hồn, tức cái đẹp là một ý niệm chủ quan hơn là
một kinh nghiệm khách quan, là một trạng thái tồn tại ẩn giấu bên trong (tâm
hồn con người) hơn là bên ngoài. Cùng với đó, thiên nhiên ở Nhật tuy hung bạo
nhưng cũng tuyệt đẹp và dịu dàng, tinh tế. Nơi đây được xem như “cửa hàng của
thời tiết” trưng bày mọi sản phẩm qua những biến đổi tinh vi của bốn mùa mà
theo Nhật Chiêu thì “hình ảnh một cành tre phủ đầy tuyết đủ nói nên tính chất
tổng hợp của thời tiết xứ này”.[7,5]. Chính những điều kiện về thiên nhiên cùng
sự ảnh hưởng của tinh thần Shinto đã tạo cho dân tộc Nhật một cảm thức đặc biệt
tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên qua hình sắc, âm thanh, mùi vị… Và một
trong những yếu tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho Genji monogatari chính là
cách đặt tên các chương hồi cũng như tên nhân vật trong tác phẩm của Murasaki
mang đậm cảm quan mỹ học Heian và văn hóa Nhật. Đó là một thế giới thiên
nhiên đầy hương thơm và màu sắc gợi lên chút gì vừa lãng mạn, tinh tế vừa nữ
tính. Tạo cho người đọc cảm giác thưởng thức lạ lẫm, thú vị khi dường như mỗi
chương trong truyện và mỗi nhân vật đều gắn với một vị hương. Chẳng phải vậy
57

mà về sau, hình thức thưởng mùi hương trở thành một trò chơi đoán mùi hương
rất thú vị gọi là “Genjiko” trong nghệ thuật “Hương đạo” Nhật Bản chính là
được xuất phát từ Truyện kể Genji này. Mỗi câu trả lời của trò chơi tương ứng
với tên của một chương trong Truyện kể Genji gồm 52 đáp án, (trừ chương đầu
tiên và chương cuối cùng). “Genjiko” được đánh giá là trò tiêu khiển thú vị trong
thế giới văn hóa cung đình Phù Tang và hiện nay, trò chơi này vẫn được gìn giữ
và phát triển trong xã hội hiện đại. Ta hãy khám phá vẻ đẹp gắn với từng vị
hương của nét văn hóa độc đáo này qua cách đặt tên một số nhân vật (đồng thời
cũng là tên chương trong tác phẩm):
Chương Tên chương Tên nhân vật
4 Cây Hoa Phấn Yugao
5 Hoa Cỏ Ngọc Waka Murasaki
6 Hoa Rum Suetsumuhana
9 Cây cam quý Aoi
11 Hoa Cam Hana Chiru Sato
13 Akashi (hòn đá sáng) Akashi
20 Cây bìm bìm hoa tía Asagao
26 Hoa Cẩm Chướng dại Tamakazura
36 Cây sồi Kashiwagi
39 Sương đêm Yūgiri
42 Hoàng tử ướp hương Niou
43 Cây mận đỏ Kobai
58

Những người tình của Genji mỗi cái tên đều gắn liền với một hiện tượng
thiên nhiên hay một loài hoa, loài cây cùng mùi hương rất riêng biệt. Người tình
bí mật Yugao gắn với vị hương của Cây hoa phấn được đề cập ở chương 4 là
người con gái thuộc dòng dõi thấp kém (con gái một đại úy vệ binh) dịu hiền,
phảng phất vẻ liêu trai mà Genji gặp lúc đến thăm bệnh người nhũ mẫu. Hoa
phấn là một loài hoa có cánh mỏng manh màu tím, hồng hoặc trắng rất thơm
nhất là về đêm. Yugao được gắn với cái tên của loài hoa phảng phất nét hương
mỏng manh, yếu ớt như chính cuộc đời nàng. Một trong hai người con gái có
mối tình sâu nặng và ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc đời Genji là Waka
Murasaki. Murasaki đọc theo âm Hán Việt là "tử", có nghĩa là "màu tím". Chính
vì vậy, cái tên Murasaki bắt nguồn từ một loài cỏ màu tím. Cây Murasaki là loài
cây bản địa và đặc hữu của Nhật Bản có những chùm quả nhỏ màu tím như
những viên châu. Chương thứ 5 của Truyện kể Genji là chương Waka Murasaki,
nghĩa là Hoa cỏ ngọc hay Hoa tím non. Murasaki là con gái Hoàng thân Hyobu,
là cháu và giống hệt Fujitsubo. Loài hoa mà nàng mang tên đẹp như chính con
người nàng- trong sáng, thuần khiết đến mơ màng và sâu thẳm. Chính vẻ đẹp
vượt lên trên thế tục ấy cùng với sự bao dung, độ lượng trong tình yêu của
Murasaki mà dù trái tim đa tình của Genji có “loạn nhịp” trước bất cứ cô gái đẹp
nào vẫn trở về bên nàng như một chốn bình yên trong cuộc đời. Năm Genji 18,
có quen biết thoáng qua với người con gái chơi đàn cầm Suetsumuhana (Mạt
trích hoa nghĩa là Hoa Rum) - một công nương mồ côi, thất thế và kém nhan sắc
sống ẩn dật ở dinh Nujo. Hoa rum thường có màu trắng tinh khiết hoặc vàng,
hồng, đỏ được tượng trưng cho cảm nhận sâu sắc về tình yêu. Dù thất vọng về
nhan sắc của nàng, nhưng Genj vẫn nhìn thấy ở Suetsumuhana nét dễ thương mà
quan tâm, yêu mến; vẫn dành cho nàng một chỗ trong trái tim mình. Tình yêu
59

của Hoa Rum dành cho Genji vì thế lặng lẽ mà sâu sắc; không đòi hỏi, không
than trách mà nghẹn ngào đầy lòng biết ơn. Có lẽ chính sự thấm nhuần tư tưởng
mỹ học quý tộc Heian mà với Murasaki Shikibu không có loài hoa nào là không
đẹp dù đã có lúc nó từng bị người đời bỏ quên như Suetsumuhana.
Ngoài ra còn rất nhiều cái tên được nhắc đến như: Asagao tức Hoa Bìm
Bìm. Còn có cái tên rất thơ mộng là Triêu nhan hay Hoa Khiên Ngưu, một loại
hoa giây leo có đủ màu tím, hồng hay trắng đầy hấp dẫn và tượng trưng cho mùa
hè. Hoa bìm bìm khi nở trông như một chiếc kèn xinh xắn, với người Nhật, đó là
loài hoa của vẻ đẹp tuyệt diệu bởi hoa bìm bìm nói lên con người luôn biết
nhường nhịn, khiêm tốn và biết hi sinh. Và hoa cũng là tên người con gái có mối
liên hệ lâu bền với Genji, không phải là liên hệ nhục thể mà là liên hệ tinh thần.
Nó gần như là một tình yêu cao thượng, yêu trong lí trí và có lẽ nàng là người
tình duy nhất gắn bó với Genji bằng tinh thần chứ không phải nhục cảm (tuy
thực sự Genji không muốn vậy).
Có thể nói, cuộc sống cung đình cùng với sự ảnh hưởng sâu sắc của mỹ
học quý tộc Heian được soi rọi dưới cái nhìn nữ tính đầy lãng mạn tinh tế,
Murasaki Shikibu đã mở ra một thế giới cỏ hoa và thiên nhiên rực rỡ đầy hương
thơm và màu sắc qua từng cái tên nhân vật. Đó không phải là vẻ đẹp của những
“khuôn vàng thước ngọc” như văn học cổ điển Trung Hoa. Mà là vẻ đẹp “lôi
cuốn người ta đi vào cuộc sống, gắn bó với cuộc sống” [3,119]. Chính vì thế các
nhà phê bình đã ví Genji monogatari như một bức tranh cuộn về thời Heian, nó
mở dần cho ta thấy thiên nhiên diễm lệ và xã hội thanh lịch của một thời đại. Với
cách đặt tên nhân vật hết sức độc đáo này, nàng Murasaki Shikibu đã tạo nên
hương vị riêng cho tác phẩm của mình mà nhà nghiên cứu Nhật Chiêu gọi là
“hương vị của những mùa tình ái” [3,119]. Có lẽ vậy mà dù khối lượng nội dung
60

đồ sộ và hệ thống nhân vật khá phong phú và phức tạp, nhưng khi khép trang
sách lại, người đọc vẫn không thể nhầm lẫn một Yugao mỏng manh, một
Murasaki thuần khiết, bao dung hay một Aoi lạnh lùng, kiêu hãnh…Bởi tất cả
đều có đều là hiện thân cho cái đẹp của cuộc đời, của một thời đại.
Đặc biệt, ở nhân vật chính của truyện-hoàng tử Genji luôn toát lên vẻ độc
đáo, không thể lẫn lộn mà mỗi khi chàng xuất hiện, dù chưa nhìn thấy bóng dáng
chàng người ta vẫn dễ dàng nhận ra. Ấy là bởi “hương thơm”, là mùi hương
nước hoa của riêng chàng mà bất kỳ ai đã tiếp xúc một lần cũng không thể quên.
Như trên đã nói, một trong những nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản bên
cạnh “Trà đạo”, “Kiếm đạo”, "Hoa đạo" là “Hương đạo”. Việc sử dụng loại gỗ
tỏa ra hương trầm được tán thành bột để làm các túi thơm cho vào người làm
thơm y phục hoặc để trong phòng tẩy sạch không khí làm thơm nhà rất phổ biến
trong thời Heian, nhất là trong giới quý tộc. Có thể thấy rõ điều đó trong chương
32- Umagae (Một cành mận) qua cuộc thi pha hương thơm và công chúa Asagao
có gửi mẫu hương treo trên một cành mơ đến dự thi. Dường như với con người
Heian, việc tạo cho mình nét hương thơm quyến rũ cũng là một phần thể hiện
“đẳng cấp” của mình, sự am tường của mình về thưởng thức cái đẹp. Với Genji,
chàng không chỉ biết “tận dụng” lợi thế ngoại hình, sự “ga lăng” đầy trải nghiệm
của mình để chinh phục những bông hoa đẹp. Mà còn biết “chế tác” một thứ
hương thơm đặc biệt để quyến rũ các mỹ nhân (từ những cô gái trẻ cho đến bậc
mệnh phụ phu nhân). Mùi nước hoa ngào ngạt từ quần áo Genji tỏa ra "như đám
mây khói" nói cho người ta biết chàng là ai. Chỉ cần một cử chỉ rất nhẹ nhàng
của chàng như khi chàng đưa tay gạt nước mắt thì mùi thơm từ ống tay áo của
chàng cũng tỏa ra khắp căn phòng, thậm chí là thấm sang cả người tiếp xúc với
chàng. Bất cứ nơi nào chàng đi qua cũng để lại mùi hương phảng phất khiến
61

người ở lại vương vấn: “Các hình bóng ẩn hiện trong ánh trăng, mùi hương thơm
chàng để lại phảng phất phía sau khiến cho bọn nữ tỳ phải bàng hoàng, ngơ
ngẩn” (Chương 10:Cây linh thiêng).
Hương thơm từ trang phục của nhân vật còn hòa quyện vào không gian tạo
nên nét hương quyết rũ¸ rất độc đáo của Truyện kể Genji. Dường như với con
người Heian, cái đẹp không chỉ là cái mắt thường có thể nhìn thấy, nắm bắt
được, mà còn ở cả chiều sâu cảm nhận và thưởng thức. Chính vì vậy, vẻ đẹp của
con người trong quan niệm mỹ học Heian bên cạnh hình dáng bên ngoài thuần
túy như: khuôn mặt, mái tóc, phục trang... còn ở cả những làn hương. Đó là
hương thơm từ áo quần đến đồ vật, không gian. “Mùi hoa dịu dàng phảng phất
trong không khí, hòa vào mùi hương thơm ngào ngạt từ bàn thờ và mùi thơm đặc
biệt từ các áo dài của Genji, tất cả quyện vào nhau tạo nên một mùi hương đặc
biệt” (Chương 2:Cây Đậu chổi). Thậm chí, “Mùi thơm bí ẩn của “hương đen”
luồn qua các bức rèm, hòa vào mùi hương thoang thoảng trên bàn thơ và mùi
nước hoa của chính Genji, tất cả đã đưa ý nghĩ của con người trôi về cõi cực lạc”
(Chương 10: Cây linh thiêng) như một sự bí ẩn kỳ lạ.
Dường như ở bất kỳ nơi đâu trong tác phẩm ta cũng bắt gặp những làn
hương kỳ lạ như thế. Mùi hương lơ lửng trên không, sột soạt qua những tà áo
lụa, thoang thoảng trong những căn phòng, phảng phất từ những bức thư tình và
ngào ngạt ở cuộc thi pha hương thơm đầy quyến rũ và huyền ảo. Ngay cả cô gái
sống ẩn dật trong sự nghèo khổ, túng thiếu- Suetsumuhana (Hoa Rum), Murasaki
Shikibu vẫn không quên tạo cho nàng một nét hương quyến rũ: “Chàng bắt được
mùi hương thoang thoảng, dễ chịu và tiếng sột soạt êm nhẹ khi các nữ tì thúc
giục nàng ra đi. Nom họ thanh thản, khoan thai như để khiến chàng tin rằng
chàng nhắm đúng người đúng của” (Chương 6: Suetsumuhana: Hoa Rum). Đọc
62

Genji monogatari khiến ta có cảm giác dường như mỗi con người sống trong thế
giới ấy đều trở thành nghệ sĩ khi thưởng thức cái đẹp. Không phải cái đẹp tuyệt
đích mông lung. Mà là cái đẹp rất đời, rất gần với cuộc sống, rất yêu cuộc sống.
Nét độc đáo này đã thể hiện một phong thái rất thanh lịch, tao nhã mà vô cùng
cao quý của con người Heian.
2.1.3. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật nhìn từ văn hoá Nhật
2.1.3.1. Khát vọng tình yêu, tình dục
Trong phần lớn các tác phẩm văn học từ trước đến nay của Nhật tính chất
trữ tình và cảm tính rất mạnh mẽ. Trữ tình là một khái niệm đối lập với tự sự,
văn học Nhật Bản hầu như không xuất hiện các tác phẩm thuộc thể loại sử thi
anh hùng. Còn cảm tính là khái niệm đối lập với lý trí, trong văn học Nhật, các
biểu đạt mang đậm chất cảm tính chủ quan được đề cao hơn các cấu trúc mang
tính lý trí, logic. Từ đó, có thể nhận định rằng khuynh hướng coi trọng các giá trị
mỹ học mạnh hơn tính luân lý [49] đã tạo nên chất trữ tình đằm thắm, tinh tế
điển hình của văn học Nhật Bản. Tình yêu trong văn học Nhật cũng có nét gì đó
rất “nữ tính”, “đa sầu đa cảm”. Vì vậy, khác với tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
thường thiên về miêu tả hành động, ngợi ca những phẩm chất “nhân, lễ, nghĩa,
trí, tín” của con người (kể cả trong tình yêu), Genji monogatari lại lặng lẽ đi vào
lòng người bởi vẻ đẹp thâm trầm của tâm hồn Nhật.
Toàn bộ Truyện kể Genji từ phần đầu cho đến phần Uji thập thiếp đều tập
trung miêu tả tình yêu. Nhiều người đã ví đó là một “bách khoa toàn thư về tình
yêu” [7,121] khi mỗi nhân vật ở đây đều trở thành những người tình. Dưới ngòi
bút biến hoá của Murasaki Shikibu, những người tình đã trở thành các nhân vật
chính của cuộc đời, của thời đại đa tình mà nàng vẫn nhìn ngắm bằng đôi mắt
sắc sảo và mơ mộng. Nàng đã sáng tạo nên những người tình tuyệt vời trong
63

cuộc đời hoàng tử Genji, những cô gái “nửa là đàn bà, nửa là giấc mộng”
[7,122]. Với bút pháp tinh tế và nghệ thuật miêu tả tâm lí tuyệt vời, những cảm
xúc tinh vi, những nỗi niềm sâu kín của tình yêu được soi chiếu trong một góc độ
mới lạ: sự bao dung độ lượng vươn tới hoàn mỹ mà Genji là trung tâm.
Bàn về nhân vật Genji, Nhật Chiêu viết: “Chàng hào hoa và trân trọng tình
yêu, trân trọng người phụ nữ. Mọi hành động của chàng vừa quyến rũ mà đầy
chất người, một tính chất thuộc về tâm hồn, trái tim mà vẫn không xa rời nhục
thể. Genji không phải là một anh hùng sử thi, không phải là một kẻ phiêu lưu,
không phải là một quân tử bốc mùi sách vở, không phải một nhân vật bi kịch.
Genji là một người tình. Những mối tình của Genji thường đượm buồn trong vẻ
đẹp cao thượng” [3,123-124]. Đúng vậy, tính cách Genji hào hoa, đầy vị tha,
không lừa đảo và không thủ đoạn, không phân biệt sang hèn và địa vị. Chàng
yêu chỉ vì yêu. Phụ nữ vì thế không thể không yêu chàng. Và khi đã có quan hệ
yêu đương với ai chàng không trốn tránh trách nhiệm, sẵn sàng cưu mang bảo vệ
người mình yêu cho dù là cô gái không cùng giai cấp với mình. Genji cũng là
một con người độ lượng và biết tha thứ trong tình yêu. Chính lòng độ lượng ấy
đã đặt Genji lên vị trí cao hơn những đàn ông đa tình khác. Trong một cuốn nhật
ký gọi là “Sarashina nikki” của một tiểu thư nhà Fujiwara thế kỉ XI, tác giả
thường bày tỏ lòng tôn sùng đối với Truyện kể Genji và vị hoàng tử đa tình sáng
chói ấy, rồi tự hỏi: “Một người đàn ông như Genji có thể nào có thực trong cõi
thế gian này?” [7,125]. Tình yêu và sự chân thành đối với cái đẹp, với nữ giới ở
Genji đã làm cho chàng khác với hình mẫu những chàng trai hào hoa nhưng bạc
bẽo mà trở thành một người tình lí tưởng. Đó là thành công của Murasaki
Shikibu. Thay vì miêu tả một ông hoàng quý phái hưởng thụ những người đẹp
vây quanh mình như một lẽ đương nhiên, hoặc miêu tả một người đàn ông thô lỗ
64

tầm thường với tính cách trăng hoa và những cuộc tình tội lỗi, nàng đã xây dựng
nên hình ảnh một vị hoàng tử với những cuộc hành trình đầy đam mê đi tìm cái
đẹp. Như chính mắt nhìn mộng mơ của nàng. Như chính cảm thức mỹ học của
thời đại nàng.
Bên cạnh Genji là nàng Murasaki - người con gái duy nhất gần như có
được tình yêu trọn vẹn của Genji. Đúng như cái tên của nàng - Hoa cỏ ngọc hay
Nhành cỏ tím kỳ diệu (cách gọi của Nhật Chiêu, tên nhân vật trùng với tên tác
giả) [7,119], Murasaki đẹp trong trắng, ngây thơ đến thuần khiết và cực kỳ thông
minh. Nàng sống thiên về nội tâm, luôn biết chịu đựng, chia sẻ và thông cảm vì
trái tim đa tình của chồng. Tình yêu của nàng đối với Genji chung thủy một lòng
cho dù Genji không thôi “đuổi hình bắt bóng” với các cô gái khác. Nàng còn là
một con người vị tha, chỉ biết nghĩ cho chồng. Suốt đời chăm sóc con riêng của
chồng nhưng khi mất đi ở tuổi xấp xỉ 40, nàng không có một đứa con nào là của
riêng mình. Nàng cũng gây được nhiều thiện cảm với những người tình của
Genji. Có thể nói, tình yêu của nàng dành cho Genji vừa có niềm đam mê mãnh
liệt của một người tình; vừa có sự sâu sắc, thủy chung, hi sinh của một người vợ;
lại vừa có sự bao dung, vị tha của người mẹ. Điều đó đã khiến trái tim đa tình
của Genji dù bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của những bông hoa lạ nơi đâu, cuối cùng
vẫn trở về bên nàng như một chỗ dựa bình yên cho cuộc đời. Nhờ đó, Murasaki
là người phụ nữ duy nhất đã gần như có trọn tình yêu của Genji. Và nếu Genji là
người tình lý tưởng mà các cô gái mơ ước thì Murasaki cũng là một phụ nữ tuyệt
vời để các chàng trai mong đợi. Sau cái chết của nàng thì sự tồn tại của Genji chỉ
còn là đau khổ và nuối tiếc.
Có thể nói, Genji và Murasaki là hai nhân vật trung tâm, nổi bật về cả tính
cách lẫn tâm hồn, hiện thân cho khát vọng về một tình yêu bao dung, độ lượng
65

vươn tới sự hoàn mỹ, mẫn tiệp - những khát vọng mà ngàn đời nay con người
không thôi tìm kiếm. Genji và Murasaki là những nhân vật hoàn mỹ đã trở thành
những người tình hoàn mỹ trong tình yêu, là biểu tượng cái đẹp của con người
thời đại Heian: cái đẹp không chỉ ở thế giới bên ngoài, hữu hình mà còn là thế
giới bên trong, vô hình. Bằng cái nhìn rất đẹp, rất tinh tế về tình yêu, Genji
monogatari là một trong các tác phẩm cổ điển hiếm hoi đã cố gắng phát hiện cái
thế giới bên trong ấy, thế giới mênh mông sâu thẳm của cảm thức, tâm thức của
con người. Ta cũng có thể thấy rõ sự tiếp nối của quan niệm này như trở thành
một cảm thức truyền thống của mỹ học Nhật Bản qua các tác phẩm của các nhà
văn hiện đại sau này như Kawabata Yasunari, Haruki Murakami.v.v…
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, ở mỗi con người, khi những ham muốn
được tích tụ trong vô thức ngày này qua ngày khác sẽ trở thành ẩn ức. Mà đã có
ẩn ức thì phải có giải toả. Và một trong những ẩn ức lớn nhất, mang xung năng
rất mạnh trong mỗi con người, đó chính là ẩn ức tình dục. Trong chương mở đầu
cuốn Bản chất đạo Thiên Chúa giáo, L.Phoiơbắc khi bàn về bản chất chung của
con người đã cho rằng: “Con người hoàn thiện có sức mạnh của tư duy, sức
mạnh của ý chí và sức mạnh của tình cảm. Sức mạnh của tư duy- sự nhận thức,
sức mạnh của ý chí - năng lực của tính cách, sức mạnh của tình cảm - tình yêu”.
Từ đó ông đi đến nhận định: “Con người tồn tại để nhận thức, yêu thương và
ham muốn…” [60,32]. Mỗi nhân vật trong Genji monogatari là những con người
đã “tồn tại” như thế. Nhận thức, yêu thương và ham muốn như bản chất vốn có
của con người với những ẩn ức sâu thẳm. Một điều có thể dễ dàng nhận ra, trong
suốt cuộc đời mình, Genji đi tìm bóng hình một người mẹ trong mọi người tình.
Chàng luôn khao khát sống lại tuổi ấu thơ sớm mồ côi mẹ. Những nhân vật
“người tình mẫu thân” vừa giúp chàng thoả mãn ái dục của chàng trai trưởng
66

thành vừa trở lại tuổi thơ. Giới phê bình Nhật gọi đó là “phức cảm Genji” (Genji
complex). "Phức cảm Genji" chẳng phải là nét riêng của Genji, tâm lí học gọi đó
là hiện tượng tâm sinh lý phổ biến trong nam giới đã được nữ sĩ Murasaki thể
hiện thật sinh động, tự nhiên trong tiểu thuyết từ ngàn năm trước. Những cuộc
tình ái phiêu lưu vô tận của Genji trong Genji monogatari thật khó được chấp
nhận theo quan điểm Nho giáo và Phật giáo nhất là trong xã hội truyền thống
phương Đông. Nhưng nhà phê bình nổi tiếng Motoori Norinaga (1730-1801)
nhận xét: “Tiểu thuyết không giống Phật giáo dạy con người đạt ngộ theo con
đường chính đạo, cũng không giống Nho giáo dạy con người tề gia trị quốc. Tiểu
thuyết đơn giản chỉ là câu chuyện về nhân thế, không chú tâm vào vấn đề thiện
ác mà chỉ gắn bó với những ai hiểu biết niềm bi cảm nhân sinh. Mục đích của
tiểu thuyết Genji, có thể nói, giống như một người vì yêu hoa sen nên phải gom
cả bùn lầy để vun trồng hoa đó. Chất bùn ô trọc của những tình yêu bất chính
trong Genji không đưa ra làm gương mà để vun trồng cho loài hoa của niềm bi
cảm nhân sinh”. [7, 123]. Thật vậy, trái tim đa tình của Genji đã say mê, yêu
thương và ham muốn với rất nhiều phụ nữ trong đó là mối tình tha thiết say đắm
nhất với người mẹ kế Fusisubo. Cốt lõi của “phức cảm Genji”, của hiện tượng
tâm lí phức tạp này là một khát vọng “lưỡng tính” [78]. Chàng tìm kiếm tình yêu
thương vĩnh cửu của người mẹ trong hình ảnh những người tình. Bản chất tình
cảm của Genji đối với người mẹ kế Fujitsubo là một điển hình như vậy. Đó là
tình mẫu tử thiêng liêng cao quý hay là tình yêu nam nữ quyến rũ và đầy đam mê
nhục thể đều khó tách bạch. Cả hai điều đó dường như hòa trộn không phân biệt
trong “phức cảm Genji”. Genji yêu mẹ kế ở độ tuổi thiếu niên (khoảng 15, 16
tuổi), ngay từ lần đầu tiên nghe kể về nàng: “Genji không thể nhớ khuôn mặt của
mẹ, nhưng nghe lời người cung nữ lần đầu tiên nói về Fujitsubo với nhà vua, cậu
67

thấy xúc động đến tận đáy lòng khi hay biết nàng giống mẹ cậu như tạc. (…)
Tình yêu thương của Genji đối với thứ phi mỗi ngày càng đậm, và thậm chí mỗi
lần nhắc đến một bông hoa tầm thường nhất hoặc một chiếc lá nhuốm vàng cũng
trở thành một dịp để chàng biểu thị tình cảm đó” (Chương 1: triều đình
Paulownia). Kết quả là chàng đã có một đứa con với mẹ kế. Sau này, ta lại phảng
phất bắt gặp tình yêu ấy trong mối tình của chàng với Murasaki (vì nàng chính là
hình ảnh của Fujitsubo). Chàng cũng tiến gần đến với Tamazakura vì nàng là
hiện thân của Yugao - mẹ nàng và là người yêu cũ của Genji... Suốt hơn hai
nghìn trang sách người đọc luôn được trải nghiệm với đủ mọi cung bậc yêu
thương, hờn giận, ghen tuông, tưởng nhớ, giấu diếm, sầu muộn, luyến tiếc... của
những số phận chìm nổi trên dòng sông tình ái. Một thế giới đa tình và đa đoan.
Ở đấy, con người cứ luẩn quẩn trong vòng tròn tình ái với những quan hệ gian
díu, đan chồng nhiều khi đi ngược lại những điều cấm kị của tôn giáo và luân lí.
Ở đấy, con người tồn tại dường như chỉ để yêu đương với những ham muốn nhục
dục đầy ẩn ức. Song, tình dục ở đây được miêu tả không phải như một niềm
hoan lạc, càng không thể là dục vọng thấp hèn, mà như một thứ đam mê đầy ẩn
ức và khổ nạn của con người. Phải chăng đó là cách nhìn của mỹ học Heian hay
Phật giáo Đại thừa? Dù là cách nhìn nào thì những nhân vật “người tình mẫu
thân” trong “phức cảm Genji” chính là hiện thân của những ẩn ức tình dục trong
mỗi con người đã trở thành cảm thức truyền thống của văn hóa, văn học Nhật
Bản. Lí giải cho hiện tượng này, có thể đưa ra một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của nền văn hoá Nhật Bản, đó là nền văn
hoá tuân theo tự nhiên, thuận theo tự nhiên mà nguồn gốc sâu xa của bản chất
này bắt nguồn từ ảnh hưởng của đạo Shinto. Đó là nền văn hóa sắc tình“thiên về
tình cảm và cái đẹp” [3,7]. Với tính chất này, văn học Nhật Bản luôn đặt yếu tố
68

tình cảm lên hàng đầu và không bao giờ đi chệch con đường ấy. Đạo đức chỉ là
yếu tố thứ yếu sau tình cảm. Văn hóa, văn học Nhật Bản không xem xét các vấn
đề dưới góc độ đạo đức, kể cả đời sống tình dục của cá nhân: “Đời sống tình dục
cá nhân trong lịch sử văn hóa Nhật Bản hầu như chưa bao giờ được đưa ra phán
xét dưới quan niệm đạo đức”[ 17] và tình dục cũng được xem là một trong những
nét đẹp tự nhiên của đời sống con người. Từ bộ huyền sử Kojiki, cho đến Truyện
kể Genji những “ẩn ức tình dục” trong mỗi con người đã được văn chương Phù
Tang vén mở. Như vậy, văn học Nhật ngay từ khởi thủy, đã chấp nhận yếu tố
tình dục như một trong những nhu cầu bức thiết của con người cũng như nhu cầu
về cái đẹp. “Phức cảm Genji”, những ẩn ức tình dục thuần khiết qua hình tượng
“người nữ vĩnh cửu” được xây dựng từ đặc trưng văn học sắc tình này.
Thứ hai, xét trên phương diện tâm lí, tính cách dân tộc [78], Takeo Doi -
tiến sĩ tâm lí học trong Giải phẫu sự phụ thuộc [10,218] đã rất thuyết phục khi lí
giải những đặc điểm tâm lí phức tạp và “khó hiểu” của người Nhật. Ở công trình
này, Takeo Doi gọi “phức cảm Genji” mà ta đã bàn đến bằng thuật ngữ “Amae”
và coi đó là chìa khóa mở cửa thế giới tâm hồn của người Nhật: “Amae trước hết
và chủ yếu là một cảm xúc, một cảm xúc có cùng bản chất với một xung năng và
có gì đó mang tính bản năng ở cơ sở của nó (…), “là khao khát của đứa con mới
sinh được gần gũi mẹ nó, và theo nghĩa rộng hơn, ham muốn chối bỏ việc xa lìa
là phần không tránh khỏi của nhân sinh” [10, 221]. Theo Doi Amae “không phải
là một cảm xúc được trải nghiệm mà là một ước mong ẩn giấu”. Đây là cảm xúc
có tính phổ quát chung cho toàn nhân loại: “Gốc rễ của những tình cảm amae
dường như có cái gì đó mang tính bản năng chung cho cả nhân loại” [10, 222].
Doi còn giải thích thêm: “Amae tồn tại ngay cả trong xã hội phương Tây mà
không được cảm nhận rõ rệt một cách ý thức đúng như nó là” [10, 96-97] và ông
69

cho rằng sở dĩ không “cảm nhận một cách rõ rệt” như vậy vì người phương Tây
không có “từ” để gọi tên nó như là từ “Amae” trong ngôn ngữ của người Nhật.
Như vậy, với đặc trưng tâm lí “Amae”, người Nhật chấp nhận một cách tự nhiên
những xúc cảm kiểu như “phức cảm Genji”. Có lẽ vì vậy, trong khi người
phương Tây có chiều hướng nghĩ về cảm giác tội lỗi (“mặc cảm Eudipe”) thì
cảm giác tội lỗi ở người Nhật (Genji) lại khá mờ nhạt.
Thứ ba, điều kiện tự nhiên cùng đặc điểm khí hậu cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến hiện tượng tâm lý trên của người Nhật. Ta biết rằng, Nhật Bản là một
nước có địa hình phức tạp đã tạo cho thiên nhiên nơi đây những cảnh sắc phong
phú và tuyệt đẹp, nhưng đồng thời cũng gánh chịu khá nhiều thảm hoạ từ thiên
nhiên như động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố... Cái chết xảy ra bất cứ lúc nào.
Con người thường xuyên phải đối mặt với cái chết nên người ta hiểu giá trị của
sự sống hơn bao giờ hết. Chính điều này đã hình thành nên trong quan niệm sống
của người Nhật là phải tận hưởng, tận hiến như bản chất vốn có của con người
"tồn tại để nhận thức, yêu thương và ham muốn" (Phoiơbắc, sđd). Và họ đã chấp
nhận yếu tố tình dục như một giá trị của sự sống như chính nhu cầu thưởng thức
cái đẹp trong đời sống văn hoá truyền thống của mình.
Từ Genji monogatari, “phức cảm Genji” trở thành một kiểu xúc cảm
mang tính “cổ mẫu” của văn học Nhật [78]. Các nhà văn lớn của Nhật Bản sau
này như Kawabata (Xứ tuyết; Ngàn cánh hạc), Tansizaki (Cầu mộng)… và đến
Haruki Murakami (Kafka bên bờ biển) đều đề cập đến kiểu “phức cảm” này. Nó
có thể được lí giải từ góc độ “cội rễ” của văn hóa Nhật Bản xuất phát từ tín
ngưỡng thờ Mẫu. Người Nhật tôn thờ nữ thần Mặt trời và coi đây là người mẹ
đầu tiên của dân tộc. Chính sự gần gũi, dịu dàng của người phụ nữ đã làm cho
người đàn ông cảm thấy họ giống với hình ảnh người mẹ trong tiềm thức. Người
70

mẹ chính là “người nữ vĩnh cửu” trong tâm thức của người Nhật và cả người
phương Đông. Chính vì vậy, nếu hình ảnh người mẹ nằm ở tầng sâu nhất của
tiềm thức phương Đông, trong khi đó “cơ sở của những lối tư duy và cảm nhận
của người phương Tây có người cha”. Thiền giả Nhật Bản Suzuki Daisetsu đã
nói: “Người mẹ ôm lấy mọi thứ trong một tình yêu vô điều kiện, không có vấn
đề đúng, sai...Tình yêu ở phương Tây luôn chứa đựng một cái bã của quyền lực.
Tình yêu ở phương Đông thì ôm lấy tất cả” [10,99].
Như vậy, phức cảm “người tình - người mẹ” với những ẩn ức tình dục
thuần khiết qua hình tượng “người nữ vĩnh cửu” đã được đặt ra và lí giải trong
cảm quan của người Nhật về một thế giới tôn thờ cái đẹp, ngay cả khi viết về
tình dục. Nó không chỉ là cái thế giới bên ngoài, hữu hình mà còn là thế giới bên
trong, vô hình đầy ẩn ức. Genji monogatari là một trong những tác phẩm cổ điển
hiếm hoi cố gắng phát hiện cái thế giới ẩn ức mênh mông sâu thẳm ấy của cảm
thức, tâm thức trong mỗi con người.
2.1.3.2. Nỗi cô đơn
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của Monogatari - hình thức truyện kể
trong văn xuôi Nhật Bản, thì Genji monogatari đã thể hiện sự phát triển đột biến
về trình độ tư duy nghệ thuật và được xem cuốn "tiểu thuyết tâm lí đầu tiên trên
thế giới" [3,111]. Bởi ở đấy người đọc không chỉ có hình dung tổng quát về
những hỉ, nộ, ái, ố ở đời; mà quan trọng hơn, nó mở ra một thế giới cảm xúc đầy
biến động sâu lắng, phức tạp về tình yêu, về nỗi cô đơn như một nỗi ám ảnh của
con người.
Erich Fromm (1900 – 1980) - nhà Phân tâm học Mỹ trong tác phẩm Chạy
trốn khỏi tự do (Escape from freedom, 1941) đã đặt vấn đề cô đơn như là bản
chất của con người. Cá nhân là riêng tư, cá thể, không trộn lẫn với ai. Mỗi cá
71

nhân là một tiểu vũ trụ bí ẩn. Không ai hoàn toàn hiểu nó, và bản thân nó cũng
không thể hiểu được người khác dù luôn có ý thức muốn được hiểu và hiểu
được. Nhu cầu hiểu và được hiểu này thể hiện qua nhu cầu giao tiếp, tự thể hiện,
nhu cầu nhập cuộc với xã hội để tồn tại. Nhưng trong quá trình nhập cuộc, dấn
thân, con người luôn phải "dịch chuyển" từ môi trường quen thuộc sang môi
trường xa lạ để tương thông với tha nhân, để hóa giải sự cô đơn, cô độc bằng
cách hợp nhất với người khác. Và theo E.Fromm, con đường hữu hiệu nhất là
tình yêu. Triết gia hiện sinh Kierkegaard cũng đã viết: “Nơi nào có tình yêu, nơi
đó hết cô đơn” [15,135].. Genji monogatari được xem là "một bách khoa toàn
thư về tình yêu" nhưng cuộc đời các nhân vật trong truyện dường như mãi là một
cuộc tìm kiếm một ý nghĩa đích thực giữa thế giới yêu đương trần tục ấy? Họ
vẫn nói chuyện, yêu đương, chung đụng, sẻ chia và thông cảm cho nhau. Nhưng
tất cả đều rất cô đơn. Họ cô đơn trong không - thời gian, cô đơn với chính mình,
họ cô đơn trong khát vọng về một tình yêu vĩnh viễn và sự hài hòa tuyệt đối giữa
tinh thần và thể xác... Để rồi cuối cùng kẻ thì tìm về lánh mình nơi cõi Phật rời
xa cuộc đời phù thế, người thì tìm đến cái chết hoặc phải chấp nhận cái chết như
một sự an bài của số phận. Chủ đề tình yêu vì thế đan bện chặt chẽ với chủ đề về
sự cô đơn trong Truyện kể Genji.
Genji là một minh chứng thấu triệt cho nỗi cô đơn của con người. Dù tính
cách hào hoa, độ lượng, và luôn đắm chìm trong những cuộc phiêu lưu tình ái vô
tận, nhưng Genji là một nhân vật mang trong mình "nỗi buồn bi thiết của hiện
hữu" [7,123] bởi bao nhiêu "thành quả" của chàng trước kia trong cuộc tìm kiếm
chinh phục những bông hoa lạ là bấy nhiêu sự chết đi trong sầu muộn hay đau
khổ của những người mà chàng bảo là chàng yêu. Những ái tình dở dang đó là
những thiên tình sử buồn đau và cũng là những nỗi đoạn trường mà chàng thấm
72

thía nhất trong đời mình. Mối tình đầu sâu đậm của chàng với người mẹ kế
Fujitsubo là một thứ tình yêu tội lỗi, trái với lẽ thường. Nhất là khi họ có con
riêng. Tình yêu tội lỗi ấy đã dày vò Fujitsubo và nàng đã xuống tóc đi tu sau khi
vua Kiritsubo mất không bao lâu và nàng chết ở tuổi 37 trong sầu khổ. Từ
chương 35 trở đi sự đau buồn bắt đầu gặm nhấm khiến Genji luôn hồi tưởng về
quá khứ tội lỗi. Cú sốc khi Murasaki mất mới thật sự làm Genji ngã quỵ. Người
phụ nữ mà chàng cho là gần như lý tưởng đã làm tròn bổn phận của một người
vợ và mọi trách nhiệm mà chàng đã giao. Cho đến lúc chết nàng vẫn còn lo nghĩ
cho chàng, cho những người mà nàng yêu quý. Nàng là một con người tuyệt vời
có đầy đủ đức tính của một người phụ nữ mà mọi người đàn ông đều mơ tới.
Những tưởng rằng một người như thế sẽ níu giữ được trái tim đa tình của Genji
thôi rung động. Nhưng không, tình yêu của chàng chia đều cho tất cả những
công nương sống quanh chàng. Genji vẫn mải miết chạy theo những mối tình
ong bướm. Cuối cùng, Murasaki qua đời trong tuyệt vọng vì bị bội bạc và cô
đơn. Một đời đam mê ái tình không lúc nào bên cạnh Genji không có một bóng
hồng tươi mát, nhưng chỉ một Murasaki là người luôn bao dung, chia sẻ cùng
chàng. Cái chết của nàng để lại khoảng trống cô đơn không gì bù đắp trong
Genji. Cuối cùng chàng quyết định đốt bỏ mọi kỷ niệm về Murasaki xinh đẹp và
đi tu rồi không bao lâu thì qua đời.
Các nhân vật trong Genji monogatari khi yêu luôn có một khát vọng cháy
bỏng về một tình yêu vĩnh cửu và sẵn sàng tận hiến, cháy hết mình cho tình yêu
đó. Nhưng càng yêu, họ càng chìm trong đau khổ. Càng tận hiến càng cảm thấy
cô đơn. Tình yêu, tình dục dường như chỉ là nơi “tạm trú” của những tâm hồn cô
đơn trong tuyệt vọng. Các nhân vật lại đi tìm cho mình một lối thoát: cái chết
hoặc đi tu. Kết thúc tác phẩm, biết bao con người của niềm đam mê khao khát tự
73

đoạn tuyệt với thế giới hồng trần để nương nhờ cửa Phật hoặc cái chết ngay ở độ
xuân xanh. Cái khó khăn nhất trong cuộc đời một con người là vượt qua chính
mình. Nhân vật của Genji monogatari không vượt thoát khỏi nỗi cô đơn. Hay
chính Murasaki Shikibu bằng sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế của mình đã nhìn ra
trong cuộc sống, sinh hoạt quá ư nhàn rỗi và dư thừa của cung đình Nhật Bản
thời Heian ấy những khoảng trống, những vực sâu thăm thẳm không thể che lấp
trong tâm hồn mỗi con người.
2.1.3.3. Niềm bi cảm Aware
Như Chương 1 chúng tôi đã đề cập, Aware là một trong những phạm trù
quan trọng của mỹ học Nhật Bản. Ngay từ thuở bình minh của văn học xứ Phù
Tang, aware đã được thể hiện phảng phất trong các tác phẩm cổ đại dưới dạng
những xúc cảm nguyên sơ, hồn nhiên, chân thành. Bắt đầu từ thời Heian, cùng
với sự phổ biến triết lí vô thường của nhà Phật, nội hàm khái niệm aware trở
thành “nỗi buồn dịu dàng trước sự mong manh, phù du của cái Đẹp”, “là một
niềm bi cảm trước mọi vẻ đẹp não lòng của thiên nhiên và nhân thế” [3,121]. Tư
tưởng Phật giáo trở thành cốt lõi triết lý của Truyện kể Genji càng làm cho cảm
thức aware thấm đẫm nỗi bi ai. Luân lý của truyện là cuộc đời bèo bọt, vinh hoa
chỉ thoáng qua và gieo nhân ắt gặt quả. Các nhân vật trong truyện đàn ông hay
đàn bà phần lớn đều thí phát qui y hoặc tìm đến cái chết được xem như là một
cách giải quyết vấn đề cho chính bản thân, cho người xung quanh và cho cả
chính tác giả. Đặc biệt là những người đàn bà dính dáng tới cuộc đời Genji. Hoặc
gọt tóc làm ni, hoặc chết trẻ đã trở thành nỗi ám ảnh về sự phù du của kiếp
người.
Genji là nhân vật thể hiện tập trung nhất triết lí Phật giáo trong niềm bi
cảm Aware. Tuy là hoàng tử yêu quý nhất của hoàng đế Kiritsubo, mặt đẹp như
74

ngọc, tư chất thông minh nhưng do địa vị trong cung của mẫu thân chàng kém
cỏi, nên chàng bị đổi thành họ Genji làm phận thần hạ theo tập tục đương thời.
Phần đầu của truyện (từ chương 1 đến chương 33), tuy miêu tả thời thanh xuân
phong phú của Genji, nhưng không thể không nhận thấy sự bi ai và khổ não của
nhân vật do xuất thân trong xã hội quý tộc được tạo thành bởi nhiều trật tự và
quy định thân phận. Chính nỗi khát khao tình mẫu tử từ thuở nhỏ của cậu bé
"hoàng từ ánh sáng" mồ côi đã trở thành "ẩn ức" trong Genji nên suốt đời chàng
tìm kiếm hình bóng "người mẹ trong người tình". Kết quả của mối tình tội lỗi,
oan trái với "mẹ kế" Fujisubo đã sinh hạ cho chàng một người con trai (sau là
thiên hoàng Reizei) là nghiệp báo cho cuộc đời chàng sau này.
Tới phần hai, sự khổ não của con người càng được nâng lên, đó là cuộc
sống đầy ưu sầu và hối tiếc của Genji về những lỗi lầm trong quá khứ như một
báo ứng: sự phản bội của người vợ (Onasan) mà kết quả là nàng cũng có một cậu
con trai giống hệt người tình. Gieo nhân ắt gặt quả. Một lần nữa cảm giác tội lỗi
lại giày vò Genji. Chàng không thể thổ lộ nỗi đau khổ ấy cho ai bởi chàng đã
từng là người trong cuộc. Và sự thật lại được che giấu. Chàng đã phản bội tình
yêu thương của vua cha dành cho mình bằng một tình yêu trái luân thường đạo
lý. Giờ đây chàng lại đứng vào vị trí của người bị những người mình yêu thương
phản bội. Đau đớn hơn là chàng lại biết rất rõ tội lỗi ấy nhưng không thể làm gì
được càng khiến cảm giác tội lỗi ngày một giày vò hơn. Không chỉ ở nhân vật
chính Genji mà rất nhiều nhân vật khác, nhất là những người phụ nữ cũng có số
phận éo le với cuộc đời đầy bế tắc. Trong suốt 54 chương của tác phẩm, có tới
12 chương nói đến việc xuất gia của các nhân vật và khoảng 10 chương nói về
cái chết khiến bầu không khí trong truyện thấm đượm nỗi sầu bi. Dù họ được
sinh ra trong tầng lớp quý tộc cao sang, cuối cùng vẫn tìm đến con đường tu
75

hành hoặc cái chết để tự giải thoát bản thân khỏi hỉ, nộ, ái, ố của đời thường.
Nàng Fujistubo xuống tóc đi tu để giải thoát khỏi mối tình ngang trái với Genji
(chương 10). Nàng Utsusemi xuất gia để tránh sự ve vãn từ con trai riêng của
người chồng quá cố (chương 16). Nàng Onasan chọn con đường tu hành nhằm
giải thoát mình khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt với Genji đã đẩy nàng vào sự lầm lạc
ngoại tình tội lỗi (chương 36). Người vợ yêu quý của Genji, nàng Murasaki, luôn
bất an vì bản tính đào hoa của chồng mình đã bày tỏ nguyện vọng xuất gia,
nhưng không được Genji chấp nhận (chương 40). Sau khi Murasaki qua đời,
Genji nhận ra nàng chính là người mình cần nhất, chàng ân hận vì đã làm nàng
buồn khổ bao năm bởi những mối tình phù phiếm của mình và cũng đã chọn con
đường tu hành vào những năm cuối đời (chương 41). Đến phần hai (còn gọi là
“Uji thập thiếp”), nàng Ukifune sau bao nhiêu đau khổ và đấu tranh nội tâm với
cuộc tình tay ba giữa nàng và hai chàng trai Kaoru và Niou, đã dốc lòng quy y
cửa Phật tự khép mình trước thế giới và chính thức khép lại thiên tiểu thuyết
diễm tình Genji...
Có thể nói, cuộc đời và số phận của các nhân vật trong Genji monogatari
đã để lại một nỗi buồn dài với bao suy ngẫm về hỉ, nộ, ái, ố của kiếp người bèo
bọt. Một nỗi buồn mênh mang bao trùm mà nguyên do cơ bản là nỗi cô đơn khôn
cùng xâm chiếm cả tâm hồn vốn rất nhạy cảm của các nhân vật. Họ đã không thể
vượt qua nỗi cô đơn ấy, không thể vượt qua chính mình. Tác phẩm vì thế trĩu
nặng nỗi bi ai (aware) vốn thấm nhuần trong triết lí nhân sinh của người Nhật,
thậm chí là sinh mệnh và cốt tủy của văn hóa Nhật, mà gắn với nó là niềm bi
cảm trước sự vô thường của cái đẹp.
Vô thường là một trong ba nguyên lý căn bản (tam pháp ấn) của Phật giáo
(vô thường, vô ngã và niết - bàn tịch tịnh). Vô thường, tiếng Phạn là Anitya, hàm
76

nghĩa sự biến đổi, thay đổi, không cố định. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ hạt cát,
đến trăng sao, đều phải biến chuyển không ngừng nên gọi là Vô thường. Tính
chất phù du, chóng tàn của mọi hiện tượng trong đời sống đó được người Nhật
thể hiện trong ý niệm mono no aware. Số phận các mỹ nhân trong tác phẩm của
Murasaki Shikibu là một minh chứng cho cái đẹp tồn tại trên cõi đời này là vô
thường. Một Fujitsubo đẹp dịu hiền đầy nữ tính, rất nhu mì thì lại có một Aoi đài
các đến lạnh lùng. Nếu Rokujo quyến rũ với kinh nghiệm của "người đàn bà một
con" thì Murasaki ngây thơ, trong trắng còn Yugao lại phảng phất nét liêu trai.
Nếu Oborozukiyo đầy nhục thể thì Akashi đẹp một cách cao đạo, còn Asagao lại
đa tài… Mỗi người một vẻ, họ đẹp toàn vẹn từ ngoại hình đến tài năng. Cả cuộc
đời Genji say mê, kiếm tìm và chinh phục những bông hoa ấy như một sự thoả
mãn nhu cầu khám phá cái đẹp. Họ xuất hiện trong cuộc đời Genji khi đang độ
xuân tràn, rồi đột nhiên tàn lụi như những bông hoa anh đào căng tràn nhựa sống
bỗng chốc bị cơn gió thoảng qua dập vùi. Như con thuyền mỏng manh nổi trôi
vô định, phù du giữa biển đau thương bị kéo theo bởi bánh xe sinh tử của chốn
hồng trần, họ cứ lần lượt xuất hiện rồi lần lượt bị bôi xóa khỏi "bức tranh cuộn"
của Murasaki Shikibu. Có hai cách họ lựa chọn ra đi khỏi cuộc đời là lui vào cõi
Phật hoặc tìm đến cái chết (mục 2.1.2.1). Kết cục của số phận những người phụ
nữ ấy để lại sự tiếc nuối, bừng ngộ, rưng rưng cảm xúc về nỗi buồn của mất mát,
bi thương trong Genji về sự vô thường của cái đẹp. Cái đẹp bất tử, nhưng hiện
thân của cái đẹp chỉ là phù du. Vì thế Murasaki Shikibu thường để cho nhân vật
của mình, nhất là nhân vật nữ yểu mệnh để họ mãi mãi tồn tại trong tâm trí
người đọc như là biểu tượng của sắc đẹp và tuổi thanh xuân, cho hiện thân chớp
bóng vô thường của cái đẹp thấm đẫm trong cảm xúc aware. Nhật Chiêu trong
Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868 đã thống kê chữ aware được lặp lại hơn
77

một ngàn lần trong tác phẩm, "chính xác là 1044 lần" [3,120]. Nhiều thế kỷ sau,
cảm xúc aware vẫn thấm đẫm trong các sáng tác của các nhà văn hiện đại như
Kawabata, Murakami.v.v....
Cảm xúc về nỗi buồn trước thực tại suy cho cùng nền văn chương nào
cũng có. Nhưng hiếm có nền văn chương nào đẩy cảm xúc ấy lên thành một
thuật ngữ thi học; thành công cụ khám phá; thành tố chất vẻ đẹp của nghệ thuật
và trở thành một cảm thức mà giá trị của nó sánh ngang với một hiện tượng điển
cố siêu việt như văn học Phù Tang. Nó không chỉ thể hiện trong tình cảm đối với
con người mà cả với thiên nhiên. Trong tác phẩm, thiên nhiên thường được dùng
để biểu trưng cho số phận con người. Cho nên, nếu bắt gặp hình ảnh thiên nhiên
ấy, thì mọi cảm xúc của con người được bộc lộ, giãi bày. Khi tâm trạng con
người đang khổ đau, thiên nhiên tan tác, chia lìa. Thiên nhiên ở đây dường như
cũng trở thành một nhân vật thấm đẫm niềm bi cảm aware. Điểm đặc biệt của
Genji monogatari là tác phẩm có rất nhiều cuộc chia li. Các cuộc chia li hầu như
đều gắn liền với những mối tình của Genji, cho nên sự chia li dù chỉ là tạm thời
hay vĩnh viễn cũng đều nhuốm đầy tâm trạng. Và cuộc chia li nào cũng mang lại
nỗi buồn khôn tả thấm đẫm lên cảnh vật thiên nhiên. Nhà văn luôn mượn thiên
nhiên nói lên trạng thái của lòng người. Trong số đó, lần chia tay giữa Genji và
Rokujo được xem là đẹp và lưu luyến nhất (Chương 10: Cây linh thiêng). Khung
cảnh tiễn biệt diễn ra trong sắc thu phai, ánh trăng tàn nhạt nhoà trong ánh sáng
ban mai, tiếng dế than khóc nỉ non khiến những kẻ đa tình càng thêm sầu thảm:
"Hoa mùa thu đã tàn lụi, côn trùng vo ve trong những bụi rậm hiu hắt. Gió vi vu
qua các rặng thông mang tới văng vẳng những khúc nhạc mê li", "Một ngọn gió
lạnh thổi qua, một chú dế thông có vẻ như nhận ra đã đến lúc cất tiếng. Chú cất
lên một điệu nhạc nỉ non mà một kẻ đa tình được may mắn không thể bưng tai
78

làm ngơ...". Âm thanh mùa thu khuấy động không khí thanh tịnh, êm ả, chóng
vánh, chứa chất sầu bi của buổi li biệt. Trong khoảng thời gian Genji chuẩn bị đi
đày ở Suma, chàng không quên chia tay các tình nhân của mình, nhất là đối với
Murasaki. Thiên nhiên hiện ra trong giây phút đó thật buồn, gió xuân cũng thở
than, sầu muôn nẻo. Lúc chàng đến viếng mộ cha để tiễn biệt, thiên nhiên bỗng
"trở mình" một cách ký bí: "Cỏ mọc rậm rạp trên lỗi mòn dẫn tới mộ. Sương như
tụ lại nặng nề hơn dưới bước chân đi. Trăng đã lấp sau một đám mây và vườn
cây nom tối sầm khủng khiếp (...) chàng thấy rùng mình ớn lạnh..." (Chương 12:
Suma). Chia tay để ra đi thật là khó khăn nhưng khi trở về chia tay với người ở
lại càng khó hơn gấp bội. Mối tình chóng vánh ở chốn lưu đày làm cho Genji
càng ảo não nên nỗi buồn chia li vùi vào con sóng đại dương. Còn Akashi và mẹ
chia tay quê nhà, người thân để lên chốn kinh thành thì “Mùa thu buồn man mác.
Gió mùa thu lạnh lẽo và côn trùng mùa thu ồn ã, nỉ non khi ngày đã rạng sáng và
cũng là ngày li biệt.” Hầu như các cuộc chia tay được khoác lên tấm áo tâm trạng
bi thương hơn là niềm hi vọng ngày hội ngộ. Có một điều dễ dàng nhận ra là hầu
như các cuộc chia li đều gắn với mùa thu. Phải chăng vì đó là mùa của tàn phai,
chia lìa, tan tác của cảnh vật để chuẩn bị cho một sự chuyển sắc mới nên tất cả
vẫn còn niềm luyến lưu, mong ngóng, đợi chờ và hi vọng. Còn sự ra đi để đến
với cái chết mới khủng khiếp. Thiên nhiên cũng lên cơn cuồng phong, bão tố.
Có thể nói, đến Genji Monogatari yếu tố aware mới có một không gian
nghệ thuật đích thực để được hiện nguyên hình và tạo nên một nguồn cảm hứng
lớn lao cho các thế hệ độc giả. Nói khác đi, mono no aware đã được đọc như một
giá trị chung của cộng đồng những tác gia Nhật Bản thời trung đại cũng như của
cộng đồng thưởng thức văn học từ thời Heian đến nay. Nó minh chứng cho độ
"chín" về chiều sâu tâm hồn của người Nhật trong khả năng thấm nhuần bản chất
79

sinh tử ở mọi phương diện của đời sống. Chính vì vậy cho đến tận bây giờ,
người ta vẫn khó mà đoán định được rằng Genji Monogatari vĩ đại vì "linh hồn"
aware đã tràn ngập sẵn trong nó, hay vì chính nó đã tạo sinh một "linh hồn"
aware đầy đặn cho văn chương và nghệ thuật Phù Tang?
2.2. Hình tượng không gian, thời gian trong Truyện kể Genji nhìn từ
văn hoá Nhật
2.2.1. Hình tượng không gian
2.2.1.1. Không gian văn hoá cung đình
Văn hóa cung đình Heian chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Trung Quốc
mà trước hết là chữ viết rồi đến Phật giáo, sau đó là phong tục, tập quán, văn
học, đặc biệt là văn hóa đời Đường. Về cơ bản không gian văn hóa cung đình
Heian vừa chịu ảnh hưởng văn hóa Phật giáo, vừa chịu ảnh hưởng văn hóa Sinto
giáo hay còn gọi là Thần đạo. Đây là hai tôn giáo có vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần giới quý tộc Heian.
Nếu cho rằng: “Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế
giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình ở trong đó”
[71,152] thì rõ ràng không gian Truyện kể Genji trước hết là không gian của cuộc
sống quý tộc với những phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hóa gắn bó
thiêng liêng với đời sống quý tộc thời Heian. Không gian nơi đây đưa người đọc
chiêm ngưỡng một cuộc sống thần tiên, nơi đó con người chỉ nghĩ tới việc
thưởng thức, hưởng thụ mọi cái đẹp trong cuộc sống thư thái, bình yên, cao sang
phú quý: “Thời tiết êm ả và thú vị Nijo không thiếu thứ gì, và nó được tô điểm
và trang bị lại để đón những ngày lễ. Ngày mồng bảy khách đến chúc mừng
nườm nượp, những bậc quyền quý, những vị lỗi lạc, cả những trang phong lưu
công tử- tất cả tạo nên bức tranh của sự giàu sang phú quý” (chương 23:Chim
80

chích đầu xuân). “Chàng thấy thích căn phòng này với những tấm thảm bằng
gấm Trung Hoa hay Triều Tiên” (chương 39:Sương đêm). "Dĩ nhiên, nhà vua
ban lệnh tổ chức buổi hòa nhạc một cách rất chu đáo. "Chim chích mùa xuân",
bài ca được biểu diễn vào lúc mặt trời lặn, tao nhã, khác thường. Nhớ lại cái dạo
có cuộc du ngoạn mùa thu và Genji đã múa như thế nào, thái tử kế vị bèn đưa
cho chàng một chùm nụ hoa để chàng cài lên mũ rồi ép chàng phải múa khiến
chàng không thể từ chối được. (...), ống tay áo của chàng phất phơ nhẹ nhàng
qua những động tác khó ai bì kịp. Quan tả thừa tướng mắt đẫm lệ quên mỗi giận
đối với chàng rể phóng túng" (chương 8: Hội mừng hoa anh đào). Ở đó, họ chỉ
quan tâm tới việc rèn giũa tài năng của mình, chăm chút tỉ mỉ nghệ thuật, nhìn
ngắm vẻ đẹp thiên nhiên, và hòa cùng với chúng để sống và chia sẻ. Xuyên suốt
tác phẩm là một cuộc sống tràn đầy cảm xúc, giàu tình yêu, tình yêu thiên nhiên
tình yêu con người… cung đình Heian lúc nào cũng ngập tràn thi ca nhạc họa và
thưởng thức cái đẹp ở mọi lĩnh vực, mọi nơi. Hầu như tất cả mọi nhân vật trong
Truyện kể Genji từ bậc vương tôn công tử hay quý nhân, công nương khuê các
cho đến những kẻ hầu người hạ đều biết chơi đàn: đàn koto, đàn Trung Hoa, đàn
Nhật Bản, đàn ba dây, đàn luýt… và biết làm thơ thể hiện tài năng và vẻ đẹp
riêng của mình: “Thông thường thì các công nương trẻ, tuy không tế nhị cho
lắm, nhưng khi mùa rồi lại mùa qua cũng thỉnh thoảng họ cũng tìm thứ giải trí
bằng cách trao đổi thư từ và thơ văn với những người bậc tài trí hoặc những
người đồng thanh đồng khí” (Chương 15: Mảnh ngải tây). Họ trích thơ của các
tác gia lừng danh thời nhà Đường như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Vương Duy đặc biệt là
Bạch Cư Dị … để diễn tả tình cảm của mình. Họ làm thơ để trao gửi tình cảm, tự
tình với nhau: "Sương mù buổi tối chưa tan/Bây giờ mưa tới tối thêm sương
mù"- "Nơi đây đợi trăng đêm mờ/Nỗi lòng u uất, không chờ sẻ chia"-cuộc trao
81

đổi giữa Genji và nàng Suetsumuhana (Chương 6: Hoa Rum).v.v... Dường như
mỗi con người nơi đây đều trở thành một nghệ sĩ trong thưởng thức nghệ thuật
và cuộc sống. Cách ứng xử cũng rất cung đình, thể hiện sự quý phái và lịch
thiệp, tinh tế và tao nhã ở thời kì này “Quan thừa tướng tới gặp chàng. Nom thấy
Genji ăn mặc lôi thôi, ông đứng phía sau tấm rèm mà ngỏ lời thăm hỏi” (Chương
2: Cây đậu chổi). Murasaki là cô gái dành được nhiều tình cảm của Genji nhất
không chỉ bởi nàng có vẻ đẹp giống quá khứ mà còn là vì cách cư xử rất khôn
khéo. Mặc dù Genji đưa các cô gái về nhà mình, nhưng Murasaki đều đối xử tốt
với tất cả tình địch. Thậm chí hết mực yêu thương, chăm sóc con riêng của
chồng với tình địch.
Trong không gian văn hóa cung đình Heian còn có không gian phòng
khuê, nơi các cô gái “giấu mình” và cũng là không gian tình yêu. Đó là nơi mà
các cô gái không được bước chân ra ngoài, nếu tiếp ai sẽ được chắn ngang bằng
một cái rèm, không để khách thấy mặt. Không gian khuê phòng ở đây mô tả một
không gian tình yêu của Genji với những người tình của chàng. “Phía trong một
bức mành đã được căng ra, và trong ánh sáng tù mù, chàng có thể nhận rõ cái
rương hòm Trung Hoa và các đồ trang sức khác bày biện hơi lộn xộn” (với nàng
Lốt ve) (Chương 3: Lốt ve). “Ở trong căn nhà hẻo lánh, nàng sợ tối nên chàng
vén các bức mành ở hàng hiên lên và họ nằm sát bên nhau” (Chương 4: Cây hoa
phấn) (với nàng Hoa phấn). Hay căn phòng của cô gái hoa Rum “nhiều khung
rèm cũ kĩ có lẽ đã đứng nguyên chỗ trong nhiều năm. Cảnh tượng chẳng hứa hẹn
gì cho lắm. Năm hay sáu nữ tì, lễ phép ngồi cạnh cô chủ một quãng đang ăn cơm
chiều, một bữa cơm nghèo nàn khiến chàng muốn quay mặt đi” (Chương 6: Hoa
rum)… Không gian khuê phòng còn là nơi cất giấu cuộc tình của Genji với các
82

cô gái. Tuy không được đề cập nhiều nhưng chính là không gian mà Genji thể
hiện tình yêu và được đền đáp tình yêu.
Có thế thấy, không gian văn hóa cung đình Heian là không gian kết hợp
hài hòa giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa bản địa. Ở đó thể hiện tâm hồn tinh
tế, yêu cái đẹp, biết làm ra cái đẹp và cảm thụ cái đẹp của giới quý tộc Heian.
Thời kì Heian, vì vậy được xem là đã "đặt nền móng cho truyền thống vẻ đẹp
Nhật Bản” [33,62].
2.2.1.2. Không gian thiên nhiên
Như một cô gái đẹp, quần đảo Phù Tang nằm duỗi mình, gối đầu lên sóng
nước cận Bắc Cực và thả chân vào giữa biển nhiệt đới, một bên là biển Nhật
Bản, một bên là Thái Bình Dương. Đó là một thiên nhiên dù rất hung bạo với
động đất, núi lửa, sóng thần… nhưng tuyệt đẹp, dịu dàng, tinh tế thay đổi độc
đáo theo sự tuần hoàn của bốn mùa trong năm. Nó là "một “cửa hàng của thời
tiết” trưng bày mọi sản phẩm qua những biến đổi tinh vi của bốn mùa" [7,5].
Những điều ấy đã tạo cho dân tộc Nhật Bản một cảm thức đặc biệt tinh tế trước
những vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong bài thuyết trình tại hội thảo Văn học Nhật
Bản do Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh vào
tháng 9 năm 2009, giáo sư Numano Mitsuyoshi cũng khẳng định một trong
những đặc trưng nổi bật của văn học Nhật Bản là "Tự nhiên và bốn mùa" [49].
Như vậy, các điều kiện địa lý của Nhật Bản cùng với tự nhiên đa dạng do các
điều kiện đó mang lại đã ảnh hưởng không nhỏ tới văn học Nhật Bản. Đồng thời,
rèn đúc cho con người nơi đây lòng tôn trọng tự nhiên, tình yêu thiên nhiên và
ước vọng sống hài hòa với tự nhiên.
Đọc Genji monogatari dường như ta được thưởng thức đầy đủ mọi "sản
phẩm" của "cửa hàng thời tiết" ấy với bốn mùa xuất hiện một cách hết sức sống
83

động. Trong quan niệm thẩm mĩ của người Nhật cái đẹp không chỉ bao gồm cái
buồn mà còn bởi sự mỏng manh, nhỏ bé. Có thể cái đẹp là một bông hoa điểm
xuyết đủ để nói lên hương sắc của một rừng hoa chứ không hẳn là cả một vườn
hoa đua nhau khoe sắc. Đẹp trong cái giản dị và tinh tế, sang trọng và quý phái,
nhạt nhoà và mộng mơ… Bức tranh về thiên nhiên bốn mùa của Murasaki
Shikibu được phác họa trong Genji monogatari chỉ qua một vài nét chấm phá
tinh tế. Dù chỉ một bông hoa, một ánh trăng le lói, một tiếng côn trùng hay bông
tuyết.v.v... tác giả vẫn có thể khơi gợi những biến chuyển cả một mùa thu dịu
dàng, mùa đông u ám, mùa hạ êm đềm hay mùa xuân tươi sáng. Khung cảnh
sinh hoạt của con người nơi đây, thay đổi theo thời tiết. Hết sáng rồi chiều, xuân
qua hè đến, năm cũ bước qua năm mới. Tất cả đều nói lên tình yêu thiên nhiên
đầy say mê của con người Phù Tang. Người ta nhộn nhịp tổ chức các cuộc vui
chơi, lễ hội. Khi rộng ràng: “Cuối tháng mười hai, hội mừng hoa anh đào diễn ra
trong Phòng đại khánh tiết…. Hôm đó ngày đẹp, trời trong xanh, chim hót líu lo.
Là những người thông hiểu thơ ca Trung Quốc, các hoàng thân, các quan đại
thần cùng những vị khác, rút thăm để lấy đề tài và vần của bài thơ mà họ phải
làm” (Chương 8: Hội mừng hoa anh đào); lúc phảng phất mong manh: "Trong
ánh bình minh le lói, trăng rất đẹp, hoa anh đào đã qua thời kỳ nở rộ. Mọi vật
nhòa đi trong sương mù nhẹ, buồn hơn và gây cảm khái hơn một đêm thu"
(Chương 12: Suma) và mờ ảo: "Các khu rừng lùi dần trong màn sương mù mùa
xuân" (Chương 5: Hoa cỏ ngọc). Mùa hạ đến mọi vật được tắm mát bởi những
cơn mưa tháng sáu và rả rích tiếng côn trùng. "Mùa mưa tới. Những tâm tư của
chàng phiêu diêu trôi về nơ thành đô xa xôi"; "bầu trời ban đêm đẹp thanh thản
(...) tiếng hát của côn trùng ri rỉ..." (Chương 4: Cây hoa phấn). Mùa thu xuất hiện
84

là lúc "Các khóm cúc đang độ đơm bông, tuy có bị sương giá khẽ động tới, và
các lá đỏ rung rinh duyên dáng trong gió mùa thu" (Chương 2: Cây đậu chổi). ..
Đi vào thế giới Truyện kể Genji, ta như lạc vào một không gian diễm tình
và quyến rũ của thiên nhiên bốn mùa với đầy đủ với những hình ảnh rất đặc
trưng của xứ sở Phù Tang như: tuyết, trăng, hoa anh đào, tiếng côn trùng…Vẻ
đẹp của thiên nhiên hiện lên “như nó là” và “thiên nhiên đích thực là thiên
nhiên” [81] bình dị, hồn nhiên trong cái trong trẻo và nguyên sơ của nó. Tình
yêu thiên nhiên của người Nhật không chỉ thể hiện qua nhu cầu tìm đến với thiên
nhiên mà còn trong mong muốn mang thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày. Đó
là cuộc sống hòa hợp với tự nhiên. Người Nhật Bản “sống trong thiên nhiên và
thiên nhiên sống trong họ trong một mối giao tình và hòa điệu thâm sâu” [7,13].
Thiên nhiên và con người dường như là hình và bóng của nhau, soi chiếu cho
nhau. Trong Truyện kể Genji, hầu hết các dinh thự, những dãy nhà đều được bao
phủ bởi vườn cây tươi mát mà ở đấy con người có thể dễ dàng cảm nhận được sự
luân chuyển của đất trời, của thiên nhiên: “Chàng đã tránh những lối trồng cây
lòe loẹt ở khu đông bắc, nhưng những cây cẩm chướng dại được chọn lọc nhất,
đang trỗi lên trong ánh sáng buổi chiều phía dưới những bờ giậu kiểu Trung Hoa
và Nhật Bản, thấp mà thanh nhã” (Chương 30: Hoa cúc sao). Không những vậy,
thiên nhiên còn hòa nhập trong từng bài thơ để nhân vật bộc lộ tâm trạng:
"Sương mù nằm giữa chúng ta/Thiếp đây tưởng thấy trăng tà sau mây", "Trăng
thu vẫn trăng thu xưa/Ác nghiệt chi bấy sương mù che trăng" (Đối đáp giữa
Genji và Fujitsubo Chương 10); hay bày tỏ nỗi niềm và ví von tình tứ: "Mặt hoa
rạng rỡ sương chiều/ Nhưng em choáng ngợp ánh chiều hòa tan" (Yugao họa lại
thơ Genji, chương 4), "Cánh ve mỏng đẫm sương mai/ Sương tan trong lá, lệ ai
tan cùng" ( nàng "Lốt ve" họa lại thơ Genji, chương 3)... Đi vào trang phục:
85

"Người hầu của Genji đông vô kể, áo của họ màu sẫm và màu sáng nom như các
lá cây thích và hoa anh đào nổi bật giữa màu xanh đậm của các vườn thông xung
quanh" (Chương 14: Phao trên eo biển); "Mọi thứ chuẩn bị để đón mùa thu đều
tươi mát và sáng loáng; các nữ tì trẻ và các cô bé đều xinh đẹp trong bộ áo quần
mùa thu" (Chương 9: Cây cam quý). Và cả những thói quen sử dụng vật dụng
thường ngày: "Có một lá thư đưa tới; thư viết trên giấy xanh xám, buộc vào một
nụ hoa cúc hé mở" (Chương 9: Cây cam quý. Dường như thiên nhiên đã thấm
sâu trong nếp nghĩ và hòa quện vào từng huyết mạch của con người Phù Tang.
Họ luôn tìm đến thiên nhiên và tìm thấy ở thiên nhiên một cảm xúc tràn đầy
trong nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Nó không đơn thuần chỉ là hoa hay cây cỏ, là
ánh trăng hay hạt mưa, là tiếng côn trùng rỉ rả hay tiếng chuông thánh thót rung
sương mù... Nó còn là cả chiều sâu của tinh thần Nhật Bản.
Không gian thiên nhiên phong phú này đã điểm tô cho không gian văn hóa
cung đình Heian thêm độc đáo và hấp dẫn. Nói khác đi, bên cạnh những yếu tố
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, không gian thiên nhiên đã tô đậm "chất bản
địa" cho văn hóa Heian để tạo nên một không gian văn hóa cung đình phong phú
mà khó có thời kì nào vượt qua được. Chính vì vậy, dù là những bài thơ được
chép vay mượn từ Trung Hoa, những dòng thư dù được viết bằng chữ và mực
trên giấy lụa Trung Hoa thì các trang phong lưu công tử ở đây vẫn không quên
buộc vào đó một cành cây linh thiêng "mà từ đó các sợi dây nghi thức rủ xuống
phất phơ" hay đính kèm theo những bông hoa tinh tế rất "Nhật Bản". Với Genji
monogatari, thiên nhiên đã trở thành một hình tượng không thể thiếu để phác
thêm một nét đầy đặn cho bức tranh cuộn về văn hóa Heian.
2.2.1.3. Không gian tâm tưởng
86

Genji monogatari được đánh giá là cuốn tiểu thuyết tâm lí đầu tiên trên
thế giới một phần chính là bởi thành công của Murasaki Shikibu trong việc đi
sâu khám phá, phân tích đời sống tâm lý nhân vật và tạo dựng nên một không
gian tâm tưởng sinh động phong phú, đặc sắc cho tác phẩm. Đó không phải là
những xung đột cao trào khiến con người phải đấu tranh nội tâm gay gắt. Ngược
lại, đời sống tâm lí, nét tính cách với niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời riêng của
mỗi con người sống ở thời đại tác giả hiện ra trong sự kết hợp hài hòa với thiên
nhiên không những đã làm cho mỗi nhân vật trong tác phẩm có một diện mạo
riêng "thuần túy Nhật Bản"; mà hơn thế, còn đi vào lòng người những xúc cảm
khó quên về cuộc sống, sinh hoạt con người cung đình Heian.
Trước hết đó là những khoảnh khắc tĩnh lặng của nhân vật lắng nghe từng
nhịp đập, hơi thở của thiên nhiên. Trong giây phút ấy, những buồn vui nhân thế,
những ẩn ức từ cõi thẳm sâu như được hiện hình phảng phất qua thiên nhiên.
Không gian ngoại cảnh ở đây thường được khúc xạ qua thế giới nội tâm của
nhân vật, là cái cớ để mở rộng cảm xúc gợi lên những suy nghĩ bên trong tâm
hồn. Không có kịch tính, càng không có sự xung đột đấu tranh gay gắt, không
gian tâm tưởng được lột tả chỉ là những cảm thức say mê, mơ mộng, tưởng nhớ:
"Lúc này là ngày đầu của mùa đông. Mưa rơi lạnh lẽo như đánh dấu ngày li biệt,
bầu trời âm u buồn bã. Suốt ngày chàng trầm ngâm suy nghĩ. (...) Hai nàng giờ
đã đi đâu/Mùa thu chấm dứt rầu rầu lòng ta" (Chương 4: Cây hoa phấn); hoặc u
buồn, xao xuyến: "Mùa thu đến, chàng chìm đắm trong những ý nghĩ êm ả, thậm
chí chàng tha thiết nhớ đến cả cái thớt hồ vải, nhớ đến cái tiếng thình thịch từng
quấy rối giấc ngủ của chàng" (Chương 6: Hoa rum). Hay là lúc nhân vật trở về
đối diện với mình, sống thật với cảm xúc của chính mình: "Tuy ban đêm chàng
suy nghĩ về sự phù du mộng ảo của việc đời, nhưng đến lúc rạng đông thì chàng
87

vẫn tơ tưởng đến người phụ nữ quá tàn nhẫn đối với chàng" (Chương 10: Cây
linh thiêng). Tất cả đều được Murasaki Shikibu nắm bắt rất nhanh nhạy dù chỉ từ
những ý nghĩ thoáng qua, thậm chí chỉ là một cử chỉ, một ánh mắt của nhân vật:
"Genji cảm thấy mặt mình biến sắc vì cả thẹn. Cùng một lúc chàng vừa sợ, vừa
kinh hãi mang mặc cảm phạm tội đối với hoàng đế, vừa rộn ràng sung sướng vì
thấy hoàng nam xinh xắn. Những tình cảm ấy xuất hiện cùng lúc làm chàng
không cầm được nước mắt… Trước cảnh đó, Fujitsubo bồn chồn đến toát mồ hôi
lạnh" (Chương 7: Cuộc du ngoạn mùa thu).
Bên cạnh miêu tả một không gian văn hóa cung đình Heian đầy cao sang
phú quý tràn ngập cảnh vui chơi hưởng thụ, Murasaki Shikibu còn quan tâm đến
không gian đời tư gắn với đời sống tâm lí của mỗi con người dường như hoàn
toàn trái ngược với không gian cung đình ấy. Ở đó, con người dường như là một
thế giới hoàn toàn biệt lập trong cảm xúc và suy nghĩ trước thế giới và trước
chính mình. Họ vui chơi, ca hát, nhảy múa, bình thơ, thả thơ, nhưng tận thẳm sâu
trong tâm hồn lại rất cô đơn. Cô đơn ngay với chính mình. "Ta đang sống trên
đời, nhưng chỉ thấy nỗi thống khổ của ta mênh mông" (Chương 10: Cây linh
thiêng). Cô đơn trước cuộc đời: "Mùa đông đã tới, ngày lại ngày nối theo nhau
cô đơn tuyệt vọng. Người phụ nữ thật sự không còn biết bấu víu vào đâu"
(
Chương 15: Mảnh ngải tây). Nàng Suetsumuhana bị lãng quên không ai giúp
đỡ, sống với nỗi niềm riêng luôn xuất hiện trong không gian lạnh lẽo của mùa
đông. Cái không gian mà nàng sống cũng thật u ám, khu vườn không người
chăm sóc cỏ mọc um tùm chỉ làm nơi hang ổ cho chồn cáo; những con cú ẩn nấp
trong các lùm cây rậm rạp kêu ai oán suốt đêm. Không gian ấy gợi nên một tâm
hồn cô đơn lạc lõng giữa chốn cung đình ồn ào sôi động. Dường như với
88

Murasaki Shikibu Suetsumuhana chính là khoảng lặng sâu thẳm nhất vẫn tồn tại
trong mỗi con người.
2.2.2. Hình tượng thời gian
Trong sáng tác văn học, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong
của hình tượng nghệ thuật và như một hệ quy chiếu mang tính chất ẩn để phản ánh
hiện thực, thể hiện tư duy của tác giả. Phạm trù thời gian nghệ thuật gắn với mỗi
thể loại văn học nhằm cung cấp những cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của
hình tượng văn học. Truyện kể Genji tồn tại nhiều kiểu thời gian nghệ thuật sinh
động và phong phú mà nổi bật là bốn kiểu thời gian sự kiện, thời gian theo mùa,
thời gian dòng ý thức (tâm trạng), thời gian bi cảm… Các kiểu thời gian này đan
xen với nhau tạo thành nhiều lớp thời gian mang giá trị thẩm mỹ cao.
2.2.2.1. Thời gian sự kiện
Trong suốt 54 chương, cuộc đời Genji hầu như chiếm phần lớn nội dung.
Thời gian từ khi nhân vật ra đời cho đến khi trưởng thành và trải qua các mốc sự
kiện quan trọng nhất của cuộc đời qua hàng loạt bức tranh tâm lí sống động, sâu
sắc và bi ai. Một trong những biểu hiện rõ nhất của kiểu thời gian sự kiện trong
tác phẩm là những biến cố xảy ra trong cuộc đời của các nhân vật thường được
tác giả gắn với một khoảnh khắc thời gian và biểu tượng "mùa" nhất định.
Mùa xuân năm mười hai tuổi, Genji được làm lễ trưởng thành. Buổi lễ tổ
chức ban mũ áo cho chàng cũng là buổi hôn lễ theo sự sắp đặt của triều đình giữa
chàng và tiểu thư Aoi. Từ đây, Genji bắt đầu cuộc sống "đồng sàng dị mộng" với
người vợ hơn tuổi và theo đuổi đam mê chinh phục những bông hoa lạ. Bi kịch
của cuộc hôn nhân sắp đặt ấy đẩy lên đỉnh điểm khi Aoi chết vì bị "hồn ma
sống" Rokujo ám hại sau khi sinh hạ một bé trai. Khoảnh khắc ấy là mùa thu
("hạ tuần tháng tám") khi nàng 26 tuổi còn Genji 22. Dù không yêu, nhưng cái
89

chết của Aoi đã bắt đầu "thức tỉnh" trong Genji về sự phù du của cuộc đời.
"Không tài nào ngủ được, chàng thầm thì nói với mình: "Mùa thu, trong bốn
mùa, chọn mùa thu"" (Chương 9: Cây cam quý). Có vẻ những biến cố trong
chuyện tình ái của Genji thường gắn với khoảnh khắc ảm đạm của hai mùa thu
và đông. Chàng gặp người tình bí mật Yugao vào mùa thu ("Mùa thu đã tới") và
người con gái liêu trai ấy cũng kết thúc cuộc đời một cách đầy kỳ bí vào một
đêm trăng mờ mùa thu. Mùa thu thường dễ gợi lên trong lòng người nhiều cảm
xúc về sự chia lìa của sự sống. Vạn vật như bắt đầu khoác cho mình một màu sắc
mới để chuẩn bị cho một kỳ ngủ đông ảm đạm. Mùa đông rét mướt lại thường
khơi gợi sự trống vắng, cô đơn. Tuy nhiên, tác giả vẫn không quên nhấn cho bức
tranh cuộn đầy bi cảm của mình một màu sắc tươi sáng, đó chính là Murasaki
"Hoa cỏ ngọc". Tuy nhiên, với Genji, những biến cố quan trọng trong cuộc đời
chàng dường như lại gắn với khoảnh khắc mùa xuân. Mùa xuân năm mười hai
tuổi chàng được mặc áo trưởng thành và bước vào cuộc sống hôn nhân không
tình yêu. Mùa xuân năm mười tám tuổi chàng gặp Murasaki mồ côi đưa về bảo
bọc sau thành vợ không chính thất nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời
chàng. Mùa xuân năm hai bảy tuổi, chàng bị đi đày ở bờ biển Suma dưới áp lực
của thái hậu Kokiden. Mùa xuân năm bốn tám tuổi, người vợ thứ Onna San của
Genji bị bỏ bê đã sinh Kaoru- kết quả mối tình vụng trộm giữa nàng với
Kashiwagi. Mùa xuân năm năm mốt tuổi, Murasaki qua đời để lại trong Genji
nỗi trống vắng cô đơn không gì bù đắp. Sự kiện này đã đánh gục Genji hoàn
toàn. Ông quyết định phân phát tài sản, đốt thư tín, xa lánh người đời. Số phận
của vị hoàng tử hào hoa một thời ra sao về sau không rõ. Chỉ biết Genji đã chết.
Mỗi bước đi của thiên nhiên ở đây đều ghi lại bao dấu ấn của biến cố cuộc
đời. Điểm đặc biệt của thời gian sự kiện là bao giờ cũng chỉ xuất hiện trong một
90

khoảnh khắc nhất định nhưng lại đánh một dấu mốc quan trọng có thể làm thay
đổi cuộc đời con người hoặc ít nhất gây nên sự đột biến trong cảm xúc, tâm lí
nhân vật. Sự xuất hiện của kiểu thời gian này dễ mang lại sự bất ngờ thú vị lẫn
cảm xúc hụt hẫng, chơi vơi không chỉ với nhân vật mà cả trong người đọc tưởng
như cả một quãng đời, một cuộc đời chỉ được quyết định trong tích tắc. Murasaki
Shikibu đã chọn khoảnh khắc "mùa" để đánh dấu sự kiện làm biến chuyển cuộc
đời nhân vật tạo nên hương vị rất độc đáo cho tác phẩm.
2.2.2.2. Thời gian mùa
Nếu đặc trưng nổi bật của văn học Nhật Bản là "tự nhiên và bốn mùa" thì
thời gian trong Genji monogatari có đủ bốn mùa với những hình ảnh rất đặc
trưng của xứ sở Phù Tang như: tuyết, trăng, cỏ hoa hay tiếng côn trùng... Cũng
như thơ Haiku và những tác phẩm văn chương khác của văn học Nhật Bản, dấu
ấn thời gian theo mùa hiện lên khá rõ trong Truyện kể Genji qua những diễn biến
tâm trạng và sự rung động sâu sắc của nhân vật trước sự thay đổi của cảnh sắc
thiên nhiên. Đó là cảm thức về biến đổi của thời gian qua các mùa như một sự
tuần hoàn luân chuyển của trời đất và tạo hoá mà con người chỉ là một tiểu vũ trụ
bị cuốn hút vào vòng quay đó.
Khởi đầu là mùa xuân, những làn gió ấm áp, dịu dàng bắt đầu thổi về làm
tan hết tuyết giá trên núi cũng là lúc hoa anh đào bung nở khắp nơi. "Bầu trời
bình minh phủ sương dày đặc. Chim cất tiếng hót văng vẳng từ đâu xa. Những
cây trổ hoa và cỏ giăng trải như tấm thảm phía trước mặt chàng. Chàng lấy làm
lạ lùng và thích thú ngắm con nai khi thì dừng lại gặm cỏ lá gần nhà, khi thì lại
lang thang đây đó" (Chương 5: Hoa cỏ ngọc). Người ta lại nhộn nhịp với các lễ
hội vui chơi, ngắm hoa và rộn ràng tổ chức các cuộc trổ tài thi bá thả thơ, hòa
nhạc "bài ca được biểu diễn vào lúc mặt trời lặn, tao nhã khác thường" (Chương
91

8: Hội mừng hoa anh đào). Mùa hạ là mùa của côn trùng và hoa mẫu đơn. Tiếng
côn trùng lẫn với tiếng mưa rả rích trong đêm gợi nhiều cảm xúc "Một buổi tối
mùa hạ mưa rơi êm ả, lúc nỗi buồn chán da diết thấm sâu vào lòng người, To no
Chujo ghé thăm bạn và mang theo nhiều bản sưu tập thi ca Trung Quốc hay nhất.
(...) Chàng lặng lẽ gửi giấy mời tới các tay am hiểu thi ca Trung Quốc ở triều
đình và ở trường cao học. Chàng phân chia họ thành hai nhóm ở bên phải và bên
trái, rồi chàng đưa họ vào cuộc thả thơ", "Đây đó dưới mái hiên, một bông hồng
cô độc đang nở hoa, bình dị mà gây ấn tượng hơn cả một vườn hoa nở rộ vào
mùa xuân hay mùa thu" (Chương 10: Cây linh thiêng). Mùa thu thường được
miêu tả gắn với vẻ đẹp mê hoặc của ánh trăng mờ ảo, lấp lánh ánh bạc "Ánh
trăng tròn vành vạnh lấp lánh rơi qua các khe hở trên mái ngói. Chàng không
quên những nơi như thế này và cảm thấy như bị mê hoặc", "Bầu trời ban đêm
đẹp thanh thản. Các bông hoa phía dưới hàng hiên đã rủ cánh, tiếng hát của côn
trùng ri rỉ, mùa thu đã nhuốm màu sắc lên cây gỗ thích. Cảnh đẹp như tranh vẽ"
(Chương 4: Cây hoa phấn). Vẻ đẹp của những khu vườn mịt mù sương phủ:
"Các cây hoa long đởm và cẩm chướng dại đã hé nụ trong những bụi bờ phủ
sương giá". Thiên nhiên không chỉ xuất hiện ở sự thay đổi của đất trời, mà còn
phảng phất qua những bài thơ mà các nhân vật trao gửi cho nhau: "Hoa cẩm
chướng bên bờ giậu lạnh lẽo/ Nhắc nhở con một mùa thu bỏ lại vời vợi xa"
(Chương 8: Lễ hội hoa anh đào)... Mùa đông, rời bỏ màu xanh, các cánh đồng và
núi non trở nên nâu xám vì các cây cành đều trụi lá, và cỏ thì tàn lụi. Tuyết phủ
trắng những mái nhà, các lối đi. "Chỉ có tuyết phủ trên các ngọn thông là nom có
vẻ ấm áp. (...) Chàng sai một người hầu gạt tuyết phủ trên một cành cam"
(Chương 6: Hoa Rum). Mưa tuyết cùng cái rét thấu xương khiến lòng người
92

thêm tê tái: "Từ trời mưa tuyết tuôn rơi/Trên nhà sầu khổ lòng người ngắm
trông" (Chương 14: Phao trên eo biển)...
Có thể thấy, thiên nhiên qua bốn mùa biểu hiện cho nhịp điệu vũ trụ được
thể hiện sinh động trong tác phẩm. Cứ thế, hết xuân rồi hạ. Hạ tàn lại chuyển
sang thu. Thu úa thì đông lại về, rồi lại sang xuân... Biết bao cảm xúc được khơi
gợi từ bốn mùa luân chuyển ấy. Sự luân chuyển bốn mùa còn phảng phất qua
từng tên các chương của Genji Monogatari như: "Hoa cỏ ngọc" (Chương 5:
Waka), "Chim chích đầu xuân" (Chương 23: Hatsune), “Hồ Điệp” (Chương 24:
Kochô) khi nói về xuân; “Đom đóm” (Chương 25: Hotaru), "Hoa cẩm chướng
dại" (Chương 26: Tokonatsu), "Lửa tuần đêm" (Kagaribi) khi nói về hạ; "Bão tố"
(Chương 28: Nowaki) khi nói về thu và Tuyết dày (Chương 29 Miyuki) khi nói
về đông.v.v... Cảm thức về thời gian luân chuyển theo mùa tràn ngập trong tác
phẩm đã trở thành những khoảng trống vô ngôn. Suốt 54 chương, dường như nhà
văn "thả" cho nhân vật tự cuốn theo vòng quay tuần hoàn của cuộc sống, của đời
người. Trong vòng quay đó, có kẻ dừng sớm, người dừng muộn; kẻ bị cuốn đi
thật nhanh, người lại thảnh thơi chậm rãi nhởn nhơ rong chơi như muốn thưởng
thức trọn vẹn những vẻ đẹp trần thế. Cứ vậy, thời gian như một vòng tròn khép
kín trở đi trở lại theo mùa, theo năm.
Tuy nhiên, cảm thức thời gian "mùa" ở đây không chỉ là sự luân chuyển
các mùa theo quy luật sinh thái. Mà hơn thế, nữ sĩ Murasaki còn quan tâm đến
một tính chất nữa của thời gian: "sự qui hồi của ấn tượng xưa" [3,117]. Thời gian
theo mùa nhưng thời gian cũng không có mùa. Quá khứ vẫn có thể in dấu lên
hiện tại theo cách nào đó. Và hiện tại có thể là hình ảnh khúc xạ của quá khứ
được lặp lại như một sự luân hồi. Nàng Fujitsubo được thiên hoàng yêu thương
vì nàng có những nét tương tự với hoàng hậu quá cố. Genji cũng yêu Fujitsubo
93

vì nàng giống mẹ chàng và sau này gặp lại hình bóng thân thương ban đầu của
nàng ở trong nhân vật Murasaki. Sau này con gái của Yugao-người tình bí mật
nhưng yểu mệnh của Genji là Tamakatsura cũng gợi nhắc Genji nhớ đến người
cũ. Nhân vật Kaoru cũng vậy. Chàng yêu Oigimi. Sau khi nàng qua đời, Kaoru
gặp gỡ Ukifune em gái cùng cha khác mẹ của Oigimi thì tình xưa sống dậy. Cả
ba người: thiên hoàng, Genji và Kaoru đều tìm thấy ở người phụ nữ này hình
bóng người phụ nữ khác. Những tình tiết ấy trở đi trở lại cho ta thấy tính chất
phản hồi của thời gian, của tình yêu và vòng đời. Cuộc sống tiến tới trước nhưng
đồng thời cũng quay về theo mùa, theo tình yêu... Ngày mới đến chứa trong nó
cả ánh sáng cũ. "Mùi hương thơm của cây nguyệt quế theo gió thoảng tới khiến
chàng nghĩ đến buổi hội vui Kamo. (...) bao nhiêu kỷ niệm bỗng dồn về dào dạt"
(Chương 11: Hoa cam). Sau này, Ukifune nhìn thấy cây hồng mận nở hoa bên
mái hiên, màu sắc và hương thơm lại giống như hôm nào. Một thời yêu đương đã
qua được gợi về. Cô lại nhớ đến Niou ngày xưa. Mỗi bước đi của thiên nhiên đều
ghi lại bao dấu ấn của biến cố cuộc đời nên khi bắt gặp lại hình ảnh thiên nhiên ở
hiện tại, con người lại càng thêm suy tư với thời cuộc, tìm kiếm thời gian đã mất
trong niềm hoài vọng ấy. Thời gian theo mùa vì thế còn là mùa của tình yêu và
sự quy hồi của ấn tượng, của cảm xúc.
Ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp cảm thức thời gian ấy ở những vần thơ
tanka cùng thời trong Kokinshu: "Vầng trăng đang đổi thay?/mùa xuân không
còn nữa/đâu những ngày xưa xa..." (Ariwara narihira) [3,74]. "Những bông hoa
đang héo/ những màu sắc đang phai/đi trong tháng ngày/giữa đời vắng vẻ/mưa
dài cơn bay” [3;76,77].v.v... Dường như cảm thức mùa luôn thường trực trong
truyền thống văn học Nhật Bản từ các thể loại tự sự cho đến thơ ca như một biểu
tượng của sự tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Quan sát tinh tế tự nhiên
94

và sự đa cảm tìm thấy niềm thích thú theo thời gian trong những biến chuyển của
thời tiết chính là nét đặc sắc của mỹ học truyền thống Nhật.
2.2.2.3. Thời gian tâm trạng
Với việc đi sâu phân tích tâm lý nhân vật trong sự cuộn chảy của dòng
cảm xúc, thời gian hiện lên không chỉ bằng các chi tiết khắc hoạ hình ảnh của
thiên nhiên, mà còn được khúc xạ qua tâm trạng nhân vật. Biểu hiện rõ nhất của
thời gian tâm trạng trong Genji monogatari là sự đồng hiện thời gian hiện tại và
thời gian quá khứ ở dòng cảm xúc bên trong của nhân vật. Sự xáo trộn về thời
gian các chiều đã làm cho cuộc đời nhân vật trở nên phong phú, sống động hơn
với những cảm xúc đan quyện về kỷ niệm, tình yêu thương, sự hối tiếc và cả
niềm khao khát mong manh.
Với Genji quá khứ luôn đồng hiện ở những hình ảnh hiện tại trong chàng.
Sau cái chết của Aoi, chàng trở về Sanjo, nghĩ đến những năm tháng họ sống bên
nhau, nuối tiếc muôn vàn sâu nặng vì sự buông thả vào những chuyện ong bướm
dại dột mà chắc chắn dù chỉ một chuyện nhỏ nhất cũng khiến Aoi tức giận. Còn
khi Fujitsubo quyết định xuống tóc, Genji đi vào gặp nàng và kìm được nước
mắt chực trào ra, kỉ niệm về những ngày đã qua cứ chen chúc trong tâm trí
chàng. Trước khi quyết định đến Suma, "Những ý nghĩ chập chờn về quá khứ và
tương lai xua đuổi lẫn nhau trong tâm trí chàng". Cũng có khi nhìn ánh trăng thu
lấp ló, nỗi khao khát của chàng thêm da diết khi nhớ lại bài thơ li biệt của
Fujitsubo; rồi lần lượt các kỷ niệm khác hiện về khiến chàng phải quay mặt đi để
giấu nước mắt. Quyết định đi đến gặp Oborozukiyo làm chàng nhớ lại những
tháng ngày đi vụng trộm trước đó. Sau này, khi đến thăm đền Kamo để làm lễ,
trên đường trở về, Genji nhớ lại ngày phu nhân Rokujo bị chặn ở bên ngoài khu
vực làm lễ và gây sự với Aoi. Khi Murasaki chết dù đã nhiều lần chứng kiến cái
95

chết nhưng chưa bao giờ chàng cảm giác cô đơn như bây giờ. Và chàng lại nhớ
đến buổi sáng khi mẹ Yugiri mất…
Với Murasaki, sau khi Genji lên đường đi Suma, còn lại với cô đơn, nàng
luôn giữ bên mình chiếc gương mà chàng đã vừa soi vừa tặng nàng một câu thơ
vĩnh biệt. Cánh cửa chàng đã từng đi qua để tới rồi đi, cây cột bằng gỗ bách ở
bên chỗ ngồi ưa thích của chàng- mọi thứ đều nhắc nhở những kỷ niệm buồn
đau. Tấm gương soi nàng luôn mang theo bên mình cho ta thấy một chiều sâu
bất ngờ của tâm lý và cuộc sống. Nó chứa đựng thời gian và cảm xúc của quá
khứ lẫn hiện tại, của hôm qua và hôm nay. (Biểu tượng này về sau được lặp lại ở
nhiều tác phẩm của Kawabata).
Không những vậy, thời gian tâm trạng còn nhuốm màu cảnh sắc thiên
nhiên được thể hiện đặc biệt sâu sắc nhất ở bờ biển Suma (Chương 12). Trong
cảnh mùa đông khắc nghiệt, tuyết rơi chồng chất, không gian u ám, gió gào giận
dữ. Genji nghĩ đến cái đêm cuối cùng ở với nàng Hoa Phấn. Hay dưới ánh trăng
hạ tuần, với mùi thơm hoa cam thoang thoảng bay, chàng nghĩ đến Murasaki và
người tình vườn cam với biết bao niềm mong nhớ. Vào mùa thu, ánh trăng thu
gợi nhớ những đêm hoà nhạc ở triều đình. Biết bao lần nhìn ánh trăng, Genji
nghĩ về những người mình thương nhớ chắc cũng đang ngắm trăng và nhớ đến
chàng. Khi hoa anh đào nở rộ, nhìn những lùm cây cành lá xanh tươi mờ mờ
trong sương sớm, Genji chợt nhớ rằng mối tình xa xưa với cô em gái Kokiden
cũng trong “bữa tiệc bên vườn hoa đậu tía”. Với Yugiri, nếu mùa xuân của đất
trời rộn rã thì mùa xuân của lòng người thật úa tàn, tan tác. Đó là tâm trạng của
chàng khi chứng kiến cảnh Kashiwagi mất để lại đứa con riêng với công chúa
Ba. Thời gian tâm trạng thường là cảm xúc buồn thương nên thường gắn với
đêm khuya, tiếng côn trùng, trăng, đèn… cùng với đêm là những biểu tượng của
96

buổi chiều, mùa thu, mùa đông… "Một buổi tối cuối tháng tám trăng lên muộn.
Trời đầy sao lấp lánh, gió thở dài qua các rặng thông. Quận chúa đang buồn bã
nói chuyện về những thời đã qua..." (Chương 6: Hoa rum). "Vào một đêm trăng
mờ mùa thu, họ ngồi điểm lại tất cả những chuyện ong bướm (...); rồi cuối cùng
câu chuyện xoay quanh sự phù du của sự đời, khiến họ để rơi những giọt lệ cảm
khái". "Chàng lên đường đi tới điện thờ qua một cánh đồng lau sậy khoác một vẻ
đẹp buồn man mác. Hoa mùa thu đã tàn lụi, côn trùng vo ve trong những bụi rậm
hiu hắt" (Chương 10: Cây linh thiêng).v.v...
Có thể nói, thời gian tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là sự
dàn trải của những câu chuyện tình lãng mạn cùng tất cả những cảm xúc sâu kín
của con người nên chứa chất bao sầu lo và khơi gợi niềm bi cảm nhân thế.
Dường như nỗi sầu khổ ấy cứ miên man trong tâm khảm con người, đong đầy
trong thời gian làm cho quãng đời trôi qua thêm nặng trĩu. Chính những trăn trở
đó được chuyển tải theo thời gian đồng hiện, phiêu diêu trong dòng ý thức nhân
vật đã khéo léo khắc đậm chủ đề chính của tác phẩm một niềm bi cảm nhân sinh.
Murasaki Shikibu đã tỏ ra là một cây bút hội họa xuất sắc không chỉ trong miêu
tả ngoại hình và cảnh vật thiên nhiên mà cả trong khắc họa tâm lý nhân vật.
2.2.2.4. Thời gian bi cảm
Trong Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nhật Chiêu cho rằng, chủ
đề của Genji không phải là định mệnh mà là thời gian. Ở đó, các nhân vật tuy có
quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau nhưng giữa họ luôn bị chi phối bởi thời
gian. Họ đối diện với thời gian, trôi theo dòng trôi của thời gian và "thầm thì với
những gương mặt biến đổi của nó". Ngày theo ngày, mùa theo mùa, thời gian
"cuốn đi những vinh quang, hạnh phúc, những mối tình, những cô gái thanh
xuân..." [sđd.tr.116].
97

Số phận nhân vật trong Truyện kể Genji dường như không phải được đặt
trong mối quan hệ với những trầm luân của cuộc đời, mà là với thời gian. Đó là
thời gian của tất cả mọi cảm xúc của con người: nhớ thương, u buồn, ghen tuông,
mất mát, sầu khổ và tiếc nuối. Nó mang đến cho cuộc đời những khoảnh khắc
thật đẹp rồi bỗng chốc vụt tan biến. Murasaki Shikibu đã khéo léo sử dụng yếu tố
thời gian để dẫn dắt câu chuyện như khi đem cái bóng của quá khứ trùm lên cuộc
sống hiện tại của các nhân vật. Thời gian là nỗi ám ảnh in trên nét người: hoàng
đế Kiritsubo yêu Fujitsubo vì nàng giống người vợ mệnh yểu của mình, Genji
cũng yêu nàng vì nàng giống mẹ chàng. Genji bị Murasaki no Ue thu hút vì nàng
là hình ảnh của Fujitsubo. Chàng ta lại tiến gần đến với Tamazakura vì nàng là
hiện thân của Yugao-mẹ nàng và người yêu cũ của Genji. Kaoru yêu Ogimi nên
đến khi gặp cô em khác mẹ Ukifune của nàng thì lại yêu luôn.... Những mối tình
vượt không gian, thời gian cứ xen chồng lẫn nhau và thông qua các “ đại diện ”
như thế cho ta thấy quá khứ và hiện tại như không còn khoảng cách và con người
cứ đi - về giữa hai chiều không-thời gian ấy, sống và yêu giữa hai bờ mộng-thực
ấy. Ukifune nhìn màu sắc và hương thơm cây hồng mận nở hoa bên mái hiên,
một thời yêu đương đã qua được gợi về. Cô lại nhớ đến Niou ngày xưa (Chương
53: Sách kinh). Quá khứ vẫn trĩu nặng ở hiện tại và dự cảm trong tương lai như
một nỗi ám ảnh khiến người ta có cảm giác thời gian không ngừng trôi nhưng
thời gian cũng như ngưng đọng lại. Murasaki Shikibu đã đặt nhân vật mình vào
giữa các chiều thời gian, chìm đắm trong cảm xúc u buồn, xao xuyến, tiếc
thương. Con người nơi đây vì thế dường như luôn "Đi tìm thời gian đã mất",
luôn có một niềm bi cảm đặc biệt với thời gian.
Thời gian bi cảm còn gắn liền với nỗi mất mát, sự suy tàn và cái chết thấm
đẫm niềm bi cảm mono no aware. Sự huỷ diệt của thời gian được biểu hiện rõ
98

nhất trong những cái chết yểu mệnh của các mỹ nhân: Aoi, Yugao, Rokujo,
Fujitsubo, Onnasan, Murasaki, Ogimi... Có nhiều cách để nhà văn thể hiện sự
biến đổi, tàn phá của thời gian. Kẻ nhận ra trên nét người, người đi tìm trong
cảnh sắc thiên nhiên, người nhận thấy ở biết bao sự vật đổi sao rời... Murasaki
Shikibu lại lựa chọn cái chết. Văn học thế giới xưa nay không thôi đề cập đến cái
chết như một vấn đề mang tính nhân sinh của toàn nhân loại. Nhưng có lẽ, chưa
ở đâu như trong Genji monogatari, cái chết lại trở thành nỗi ám ảnh con người
đến thế. Cái đẹp chỉ có hai sự lựa chọn hoặc là cái chết, hoặc là tự cắt lìa cuộc
đời mình khỏi thế giới trần tục bằng con đường tìm về lánh mình nơi cõi Phật.
Phải chăng vì cái chết ở đây được đặt trong mối quan hệ trực tiếp với thời gian?
Trước sự hủy diệt của thời gian? Các nhân vật trong tác phẩm cứ đến rồi đi
nhường chỗ cho nhân vật khác và sợi dây xuyên suốt dẫn dắt giữa họ là thời
gian. “Thời gian trong bi cảm của Murasaki thường bôi xoá các nhân vật của
nàng, để lại khoảng trống trên bức tranh cuộn của định mệnh, hơn là kéo lê cuộc
đời của họ vào già. Đó là một thời gian nữ tính, nó thích cái chết của tuổi trẻ hơn
là sự héo hắt già cỗi. Có lẽ chính vì vậy mà Murasaki đặt hai chàng trẻ tuổi
Kaoru và Niou vào khoảng trống mà Genji để lại"[3,118]. Nàng không bằng lòng
kết thúc tác phẩm với cái chết của Genji. Nàng muốn một lần nữa, tuổi trẻ và
tình yêu lại cháy sáng. Câu chuyện của nàng chỉ thực sự chấm dứt trong nỗi
tuyệt vọng của cậu bé bị người chị xinh đẹp quy y từ chối cho gặp mặt (Chương
54). Cái đẹp tự khép mình trước thế giới trước khi nó tự băng hoại.
Rõ ràng, thời gian ở đây luôn gắn liền với nỗi mất mát, với niềm bi cảm.
Gần cuối tác phẩm, khi nhân vật Kaoru nghĩ về số phận đã ràng buộc mình với
ba chị em Uji chàng nhìn thấy một con phù du bay ngang lối đi của mình, từ
trong tâm hồn chàng một bài thơ nảy sinh: "Ta bắt được em rồi/Phù du ơi phù
99

du/Nhưng em biến đi đâu/Hay em chưa từng có/Trong tay ta bao giờ?" (Chương
54: Chiếc cầu mộng mơ bồng bềnh). Một lần nữa, con người lại chơi vơi đi tìm
thời gian đã mất giữa cuộc đời phù du. Murasaki bằng nhạy cảm tinh tế và tài
năng của mình đã gọi nó thành tên. Nếu mỗi kiệt tác được xem như có một làn
hương riêng thì với Genji monogatari, đó chính là hương vị của "mùa tình ái"
(chữ dùng của Nhật Chiêu). Dù hương vị ấy luôn chứa chan một nỗi buồn, một
niềm bi cảm.

Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN KỂ GENJI ĐỐI VỚI MỘT SỐ
100

HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC NHẬT BẢN

3.1. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đến kịch Nô (Noh)


3.1.1. Vài nét về kịch Nô
Kịch Nô (hay tuồng Nô) cùng với kyôgen là hai hình thức nghệ thuật sân
khấu cơ bản của Nhật vì chúng không những là điểm khởi hành của lịch sử nghệ
thuật tuồng Nhật Bản mà còn ảnh hưởng đến các hình thức nghệ thuật khác. Nô
theo Nhật Chiêu, đọc theo âm Hán Việt là “Năng”, có nghĩa là tài năng. Đó là
tên sau này, chứ ban đầu nó được mọi người gọi là sarugaku (viên nhạc), tức
“nhạc của khỉ” (chữ dùng của Nhật Chiêu), [7,103] một loại ca múa dân gian có
nhiều yếu tố hài với tính hoạt kê và cung cách táo bạo. Kịch Nô phát triển đến
mô hình nghệ thuật như ngày nay từ thế kỉ XIV và XV, dưới sự lãnh đạo của
người biểu diễn, nhà soạn kịch thiên tài Kannami (1333-1384) và con trai ông,
Zeami (1363-1443). Những gì người cha sáng tạo, người con đẩy đến tuyệt đỉnh.
Dưới bàn tay thiên tài của Zeami, Nô thật sự bùng nở huy hoàng. Tuồng Nô của
Zeami đi tìm cái đẹp trên sân khấu mà ông gọi là hana-hoa [3,202] và cái sâu sắc
mà ông gọi là yugen (u huyền). Chúng ta có thể nhận thấy rằng, cốt lõi của yugen
là vẻ đẹp và sự dịu dàng, tịch lặng và tao nhã đã khiến cho yugen có phong thái
riêng. Zeami đã mang đến cho từ này ý nghĩa là một nguyên tắc thẩm mỹ cơ bản
của Nô. Trong nghệ thuật Nô, sự biểu hiện của yugen là quan trọng hàng đầu.
Các diễn viên phải làm sao lóe lên trong khoảnh khắc cái đẹp trong lối diễn xuất
(jibun no hana) và chủ trương cái đẹp càng cất giấu thì càng đẹp (hisureba
hana). Đặc biệt, dưới ảnh hưởng của Thiền tông, mọi vận động trên sân khấu Nô
dường như không phát ra ngoài mà hướng vào trong. Hành động trong bất động
là một phong cách diễn xuất hầu như đặc thù của sân khấu Nô. Theo Zeami,
101

“Đôi khi khán giả Nô cho biết những khoảnh khắc bất động rất thú vị. Đây là
một trong các nghệ thuật bí ẩn của diễn viên”. Sự bất động ấy mang chứa “nội
lực” của người diễn viên. "Tiết chế hành động đến mức độ tối thiểu mà vẫn tạo
được hiệu quả sân khấu tối đa, đó là phong cách Nô" (dẫn theo Nhật Chiêu),
[7,105]. Về ngôn từ của Nô cũng thế. Phải cô đọng trong chất thơ, được tiết giảm
đến tối thiểu nhưng cũng phải tạo được một hiệu quả thi ca gần như tối đa. Công
lao của cha con Zeami là đưa Nô từ một hình thức văn hóa đại chúng (tục) lên
hàng nghệ thuật (nhã) qua một quá trình chắt lọc, thêm bớt lâu dài.
Vào thời kỳ Edo (1603-1868), kịch Nô trở thành một bộ môn nghệ thuật
biểu diễn chính thức của chính phủ quân sự. Các quan chức cao cấp quân đội
phong kiến trên khắp đất nước Nhật Bản đã ủng hộ cho những đoàn kịch và
nhiều người đã học và tham gia biểu diễn bộ môn nghệ thuật này. Với những cải
cách về xã hội thời kỳ Meiji (1868-1912), kịch Nô mất sự bảo trợ về tinh thần và
buộc phải tự chèo chống. Nô gần như lụi tàn, chỉ còn một số diễn viên tái hợp
thành những nhóm mới, tìm các nhà tài trợ tư và bắt đầu dạy bộ môn nghệ thuật
này cho những nghệ sĩ không chuyên. Trải qua bao nhiêu biến cố chính trị và xã
hội, kịch Nô đã dần dần được củng cố và lại bắt đầu trở nên thịnh hành cho đến
ngày nay.
3.1.2. Dấu vết của Truyện kể Genji ở kịch Nô
Mặc dù Nô là một vở tuồng, mục đích của nó là để được xem (trình diễn, y
trang, vũ, phông cảnh, đạo cụ) và nghe (ca hát, nói lối, đàn phách, kèn trống) chứ
không phải để đọc. Tuy nhiên, kịch bản Nô lại là một tác phẩm văn học rất đáng
thưởng ngoạn bởi nó gắn liền với tiểu thuyết, thi ca, tôn giáo, triết học. Điều đó
cho thấy văn học có vai trò quan trọng trong việc sáng tác tuồng tích và ca từ của
Nô. Cốt truyện của Nô có thể bắt nguồn từ các tác phẩm văn chương Trung Quốc
102

như Trường Hận Ca (806) hay Nhật Bản như Truyện Ise (đầu thế kỷ X) Truyện
Genji (đầu thế kỷ XI), Truyện Heike (đầu thế kỷ XIII, XIV).v.v.... Trong đó, dấu
ấn Truyện kể Genji thể hiện đậm nét nhất ở vở Aoi no Ue (Công nương Hoa Quì)
cổ điển theo Zeami (?) và Aoi no Ue cận đại theo Mishima. Ở đấy, ta có thể
thưởng thức giá trị của một áng văn chương súc tích. Nữ sĩ Shirasu
Masako, người theo đuổi Nô từ thời thơ ấu và suốt đời phấn đấu gìn giữ di sản
nghệ thuật nước nhà đã xem Nô như là nơi kết tụ tất cả tinh hoa của ngôn ngữ
Nhật Bản từ trước đến nay [46,236].
Aoi no Ue (Công nương Hoa Quì) bắt nguồn từ chương thứ 9 nhan đề Aoi
(Quì) của Truyện kể Genji. Trong Truyện kể Genji, chương Aoi có năm nhân vật
chính: Hoàng tử Genji (lúc đó khoảng 22-23 tuổi), công nương Aoi, chính thất
của chàng (26- 27 tuổi), phu nhân Rokujô (29- 30 tuổi), công nương Murasaki no
Ue (lúc đó còn ở tuổi chanh cốm 14- 15), sau cùng là cung nhân nội thị Naishi,
một người đàn bà lớn tuổi (khoảng hơn 50) đã có chồng nhưng còn lẳng lơ
quyến rũ Genji. Tuy nhiên trong tuồng Công nương Hoa Quì lại tuyệt nhiên
không thấy một ai trong họ xuất hiện. Ngay Aoi cũng không lên sân khấu. Nàng
chỉ được tượng trưng bằng một tấm áo lụa. Còn Rokujô, người mang mặt nạ quỉ
đứng trước khán giả, là biểu tượng của lòng oán hờn riêng một mình nàng nhưng
cũng có thể là tượng trưng cho địa ngục của sự ghen tuông trong tâm hồn Aoi
nói riêng và của loài người nói chung.
Cha của Genji là Hoàng đế Kiritsubo băng hà, truyền ngôi cho người anh
khác mẹ của chàng, Suzaku (hay Shujaku, cả hai đều là nhân vật tưởng tượng).
Suzaku lại lập đứa con rơi giữa Genji và Hoàng phi Fujitsubo (vai mẹ kế của
chàng và cũng là người con gái trẻ mà chàng có một mối tình ngang trái), làm
103

đông cung thái tử. Oái oăm thay, Genji lại được lệnh trông coi dạy dỗ đông cung
mới. Chàng vừa mừng vừa hổ thẹn trước vinh dự đó.
Năm đó, lễ hội Kamo được tổ chức trọng thể. Kamo là một trong ba đại lễ
của người Nhật còn mang tên là Aoi Matsuri hay Lễ hội hoa quì vì người ta giắt
lá quì lên tóc và lên xe lúc đi rước kiệu. Genji được chọn để gia nhập vào đoàn
diễu hành. Vợ chàng, công nương Aoi, lúc đó đang có mang, cũng cùng thị nữ
đánh xe và chen chúc giữa đám đông đi xem. Thế nhưng lúc đó người yêu cũ lớn
tuổi hơn của Genji là Rokujô (Công nương phủ đệ đường số sáu) cũng nhân dịp
này lẫn vào trong đám đông ngày lễ để nhìn cho được mặt người tình yêu dấu đã
bỏ rơi nàng trong cô đơn. Chẳng ngờ lúc đó xe của Aoi cũng đang dẹp đường
tiến lên. Nhân vì xe của Rokujô không chịu nhường lối (vì dù sao nàng cũng là
góa phụ của một đông cung) nên mới xảy ra đụng độ gọi là vụ "tranh xe" hay nói
đúng hơn là "tranh đường". Xe Rokujô bị lấn và thiệt hại nặng, sụt mất một
bánh. Kể từ ngày đó, Rokujô tự ái bị tổn thương nên khí uất bốc lên đến bất tỉnh
hôn mê, còn Aoi về nhà trong lòng hả hê.
Ngay hôm xảy ra sự cố trên Genji lại đi xem hội riêng với cô bé Murasaki
no Ue tức Cỏ Tím, người sau này sẽ thế vào chỗ của Aoi. Trên đường, Genji tình
cờ gặp Naishi, một người thầm yêu chàng, lẳng lơ dù đã luống tuổi và có chồng.
Chẳng bao lâu, Aoi lâm vào cảnh bị ma ám sống trong khổ muộn. Lúc nàng sinh
con trai (chàng Yugiri-Sương chiều) người ta mới biết là nàng bị linh hồn của
Rokujô vì tức tối đến điên dại, thoát khỏi thân xác đi theo ám hại cho đến chết.
Cái chết đó làm cho Genji trải qua những tháng năm hối hận tràn trề. Genji ở lại
dinh Tả thừa tướng một thời gian dài sau tang lễ của Aoi, sau đó mới trở về
vương phủ với Murasaki. Từ lúc ấy, Murasaki chính thức trở thành vợ cả của
Genji.
104

Màn Nô này mô tả khung cảnh nàng Aoi bị ma ám, đang chữa chạy, phải
cầu cứu đến pháp thuật của cô đồng và pháp sư để giải hạn. Về Rokujô, người ta
bảo nàng cũng có pháp thuật đáng kể và trong quá khứ, đã diệt được một tình
địch khác là Yugao xinh đẹp (Hoa phấn) chết vì suy nhược trong vòng tay Genji.
Ngoài chủ đề địa ngục của lòng ghen tuông, có nhà nghiên cứu còn nói đến tính
chất phản kháng của vở tuồng đối với chế độ hôn nhân thời Heian, nhất là tập
quán đa thê và tảo hôn, bởi vì nó mà bao nhiêu người đàn bà phải nếm cái kiếp
"kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng".
Trước tiên, phải nhận ra rằng tính văn học của tuồng Nô khởi đầu ở việc
kịch bản của nó không chỉ bắt nguồn từ truyện, thơ hay truyền thuyết; mà còn sử
dụng nhiều kỷ xão tu từ và liên kết chặt chẽ với những câu văn, lời thơ của
những tác phẩm đi trước. Tuy vậy, kịch bản Nô không chỉ đơn thuần là tấm
gương phản chiếu một tác phẩm văn học. Nó còn dựa vào những kỹ thuật đặc thù
của kịch nghệ là chỉ chọn ra những chi tiết cần thiết, và nếu cần, cường điệu hơn,
để phục vụ nhu cầu (đạt hứng phấn cao độ và giải tỏa cảm xúc) của người xem
tuồng. Thật vậy, đọc Chương 9 của Truyện kể Genji, ta chỉ thấy có hai đoạn văn
và một câu đối thoại là có liên quan đến vở tuồng. Đoạn văn đầu tiên tả vụ "tranh
xe" giữa hai tình địch và ta thấy Rokujo tỏ ra là người nhẹ nhàng, tinh tế chứ
không phải một kẻ lăng loàn để có thể trở thành ác quỉ. Đoạn thứ hai tả cảnh
Genji đến thăm vợ đang bệnh nặng và gần ngày sinh nở. Trong lúc chuyện trò thì
dáng điệu và những gì bày tỏ qua giọng nói Aoi lại không phải lời của nàng mà
là của Rokujo như thể Rokujo đã nhập vào thân xác nàng. Nhưng đó chỉ là
những câu hờn trách chứ không có gì dữ dằn. Ngoài ra, ở đầu chương, tác giả
cho ta biết Hoàng đế Kiritsubo, cha của Genji, chỉ có một lời cảnh cáo nhưng rất
nhẹ nhàng đối với Genji về mối liên hệ giữa chàng và Rokujo mà chàng đã tỏ ra
105

không khéo léo: "Đừng bao giờ con để một người đàn bà cảm thấy mình bị khinh
thường. Hãy đối xử khéo léo, chớ làm họ nổi giận".
Với chừng ấy chi tiết trong cuốn truyện, tác giả nào đó ở vùng Ômi hay
chính Zeami đã dựng nên một tấn tuồng về sức mạnh khốc liệt của lòng ghen
tuông và trình bày cách giải thoát khỏi sự chế ngự của nó. Hầu như mọi người
đều cho rằng người ghen tuông là Rokujo và nàng đã nhập hồn vào xác Aoi để
dằn vặt Aoi cho đến chết. Thế nhưng nếu đứng ở vị trí con người hiện đại và với
kiến thức về khoa tâm sinh lý học, ta sẽ dễ đồng ý với giáo sư Ernest Fenellosa
[14] khi cho rằng chính Aoi mới là người mang tâm bệnh vì ghen tuông và nàng
không phải là nạn nhân của ai khác trừ chính mình ra. Aoi là con gái quan tả
Thừa tướng nhưng mẹ nàng lại là em ruột của Hoàng đế Kiritsubo nên nàng vai
em họ Genji tuy lớn hơn chàng bốn tuổi. Khi mới lấy nhau thì chàng còn quá trẻ
(12- 13 tuổi) và đối xử lạnh lùng với nàng (lúc đó 15- 16) vì trong đầu chàng
đang đầy ắp hình ảnh của người mẹ kế Fujitsubo mà chàng yêu tha thiết. Khi lớn
lên, chàng đi lại hết người đàn bà này đến người đàn bà khác, từ Yugao,
Utsusemi, Rokujo, Oborozukiyo cho đến Murasaki no Ue... Ở vị trí một người
vợ bị bỏ bê như Aoi thì nàng không thể chấp nhận và nếu nàng có chua xót cũng
là lẽ đương nhiên. Nhất là trong lúc thai nghén, tâm hồn càng dễ bị xúc động.
Tuy đã chiến thắng trong vụ tranh xe nhưng cùng hôm đó, nàng cũng nếm mùi
thất bại vì chồng nàng lại đi chơi riêng với Murasaki nên ngọn lửa hờn ghen
bùng lên trong nàng một cách mãnh liệt và Rokujo chẳng qua chỉ là cái cớ. Nàng
là nạn nhân của chính mình chứ không phải là nạn nhân của ai hết. Như nhà soạn
kịch Nauy Henrik Ibsen (1828-1906) đã từng có câu nói rất nổi tiếng: "Sống là
cuộc chiến chống lại những bóng ma trong tâm hồn".
106

Bên cạnh đấy, trong vở Nô cổ điển, vai chính (shite) là Rokujo, trong vở
Nô hiện đại của Mishima Yukio (1925-1970), nhân vật chính cũng là Rokujo và
Genji (Hikaru). Chưa bao giờ Aoi đóng vai chính. Trong vở cổ điển, nàng chỉ
được tượng trưng bằng chiếc áo, còn vở hiện đại, nàng nằm mê man trên giường
bệnh vì được chích thuốc ngủ. Trong vở cổ điển, Rokujô thất bại trước pháp
thuật của pháp sư, còn vở hiện đại, Rokujô chiến thắng, kéo được anh tư chức
Hikaru theo mình để mặc Aoi chết trong tuyệt vọng. Dưới ảnh hưởng của thế
giới quan Phật giáo, tác giả vở Nô cổ điển cho rằng với lòng từ bi và sự nhẫn
nhục, con người có thể thắng được sự ghen tuông nên để cho Rokujô chịu thua
pháp thuật của tăng nhân Yokawa. Mishima thì ngược lại, trong tác phẩm của
ông, lòng ghen tuông đã thắng với cái chết của Aoi. Aoi tuyệt vọng ngã xuống
khi đưa tay ra với tay nghe điện thoại trong lúc Genji mở cửa chạy theo tiếng gọi
của Rokujô.
Từ một chủ đề về lòng ghen tuông, hai soạn giả đã trình bày cho chúng ta
cách nhìn và cách giải quyết khác nhau của họ. Zeami (?) đặt vấn đề đạo đức và
giải quyết nó theo giáo lý nhà Phật. Mishima thì không. Ông không đề cập đến
đạo lý và cũng chẳng tìm cách giải quyết vấn đề. Một điều khác nữa là để bàn về
một đề tài phổ quát của con người muôn thuở, Mishima đã mượn một hình thức
diễn đạt mới với những nhân vật đặt trong hoàn cảnh mới để chuyên chở ý nghĩ
của ông.
Không chỉ vậy, tính chất yugen (u huyền) sâu thẳm của Nô vẫn là cái ta đã
bắt gặp trong Truyện kể Genji. Những hồn ma đầy huyền bí trong các vở kịch Nô
dường như có một mối liên hệ lạ kỳ nào đó với những hồn ma xuất hiện trong
Genji. Đó đều là những hồn ma sống không yên ổn nơi thế giới bên kia, đều còn
vương vấn bụi trần nên tìm cách quay lại dương gian mong tìm cho mình một
107

giải đáp về tình yêu hay lẽ sống. Khát vọng không nguôi ấy đôi khi làm cho
người ta hoảng sợ hoặc có khi làm tổn hại đến cả những người đang sống (hồn
ma của phu nhân Rokujo luôn ám ảnh những người tình sau này của Genji cũng
như của chính cuộc đời chàng).
Có thế thấy, Truyện kể Genji thực sự đã trở thành nguồn cảm hứng phong
phú cho các soạn giả kịch Nô chuyển tải tư tưởng và những quan điểm nghệ
thuật sâu sắc của mình. Dù mỗi người lựa chọn một hình thức diễn đạt khác
nhau, cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề khác nhau. Song cũng như
tác giả Genji monogatari, họ đều quan tâm, khai thác và làm sáng rõ tầng sâu
thẳm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Vì thế dù được chuyển tải từ tiểu thuyết
hay kịch Nô, câu chuyện của Genji cũng thấm đẫm giá trị nhân sinh cao cả.
3.2. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đến thơ Haiku
3.2.1. Thơ Haiku - nguồn gốc và đặc điểm
Là nước vinh dự có tiểu thuyết sớm nhất trên thế giới, song nhìn vào lịch
sử văn học Nhật Bản, thơ vẫn chiếm vị trí áp đảo về cả số lượng và chất lượng
nghệ thuật. Có thể nói, văn học Nhật Bản từ cổ đại đến thời Minh Trị, thơ chiếm
vị trí chủ đạo. Người dân xứ sở hoa anh đào thường tự hào đất nước mình là một
“thi quốc”. Trong các thể thơ truyền thống Nhật Bản, tanka và haiku tiêu biểu
hơn cả. Cả hai thể thơ này đều ngắn, cô đọng và mang đậm sắc thái mỹ học Nhật
Bản. Trong đó, haiku là kết tinh của tư duy nghệ thuật và vẻ đẹp văn hóa đất
nước Phù Tang.
Haiku phiên âm theo lối chữ Kanji (Hán tự) là bài cú hay hài cú, có nghĩa
là câu nói để trình bày là loại thơ độc đáo, rất thịnh hành của Nhật Bản và là loại
thơ ngắn nhất trên thế giới. Haiku được phái sinh từ tanka. Mặc dù khó có thể
xác định được thời điểm ra đời chính xác, song haiku rất thịnh hành vào thế kỉ
108

XVII và phát triển mạnh trong thời Edo (1603 - 1867). Vào thời kì này, haiku đã
dần mất đi sắc thái hóm hỉnh, trào lộng nguyên thủy và thay vào đó là âm hưởng
bàng bạc, sâu thẳm của Thiền tông. Thơ haiku gắn liền với tên tuổi của Bashô,
Kikaku, Chiyô, Buson, Chôra, lssa, Shiki...
Về nội dung haiku không mô tả cảm xúc mà chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra
trước mắt (chủ yếu là thế giới thiên nhiên). Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm tiết
nên thơ haiku thường chỉ diển tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại.
Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người
ta nghĩ đến cùng một lúc.
Ôi những hạt sương ( sự kiện hiện tại)
Trân châu từng hạt (ý nghĩ thứ 1)
Hiện hình cố hương (ý nghĩ thứ 2)
(Issa, Nhật Chiêu dịch)
Thế giới thiên nhiên trong thơ haiku mang nhiều màu sắc rực rỡ, huyền bí
và đầy quyến rũ. Đó là bức tranh thiên nhiên không chỉ có trăng, sao, hoa, lá, cỏ,
cây mà còn là tiếng chim gù trong ban trưa tĩch mịch, tiếng dế mèn kêu trong
đêm hay tiếng chim gọi bầy... Đứng trước những chuyển động của đất trời, con
người càng ý thức về bản ngã của mình và lắng nghe được bước chuyển của
thiên nhiên: Bể động/Trải ra phía đảo Sađô/Sông ngân hà (Bashô, Nhật Chiêu
dịch). Một cánh hoa Asagaô ban mai vô tình rơi xuống giếng cũng đủ làm xao
động tâm hồn người thi sĩ: A! hoa Asagaô /Dây gàu vương hoa bên giếng/Đành
xin nước nhà bên (Chiyô, Nhật Chiêu dịch). Đặc biệt, trong không gian mờ ảo đó
bỗng vọng về tiếng chuông chùa tạo nên một khung cảnh lung linh say đắm lòng
người: Bên dòng Sumida/Chú chuột kia uống nước/Mưa mùa xuân pha (Issa,
109

Nhật Chiêu dịch). Đến với thơ haiku ta luôn được đắm chìm trong những khoảnh
khắc thiên nhiên tươi mát, trong lành ấy.
Trong thơ Haiku luôn nổi bật yếu tố "mùa" và "mùa" được xem là quí ngữ
(Kigo) của thơ haiku. “Kigo” là từ miêu tả mùa (không dùng từ xuân, hạ, thu,
đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng ,tuyết trắng ... để
chỉ các mùa). Một bông hoa đại nazma nở e ấp bên hàng dậu cũng gợi lên cảm
hứng cho thi sĩ về mùa xuân: Khi nhìn kĩ /Tôi thấy Nazma nở hoa/Bên hàng dậu
(Bashô, Nhật Chiêu dịch). Một tiếng ve cũng xuyên thấm cả mùa hạ: Ôi tiếng ve/
Thấm xuyên vào đá/ Trong cõi quạnh hiu (Bashô, Nhật Chiêu dịch). Mùa thu
buồn bã với tiếng xào xạc của gió, mưa trong những đêm dài thanh vắng: Cây
chuối trong gió thu/ Ta nghe giọt mưa rơi tí tách/ Rơi vào bể đêm (Bashô, Nhật
Chiêu dịch). Và một chiếc lá trơ trọi cũng làm lạnh cả mùa đông: Đến đây xem
để thấy/ Một chiếc lá cô đơn/ Trên cành Kiri ấy, (Bashô,Nhật Chiêu dịch).
Thơ haiku là một nghệ thuật tổng hợp tinh tế tuyệt vời giữa Phật giáo và
Lão giáo trong thế giới Thiền thi, giữa cụ thể và trừu tượng, giữa ẩn dụ và phân
tích, giữa thiên nhiên vũ trụ và nội tâm con người. Điều nói ra được thì hữu hạn,
mà ý lại vô hạn. Ðiều mà thơ muốn mọi người lĩnh hội lại là những điều mà thơ
chưa nói ra. Vì vậy, dấu ấn Thiền tông để lại khá đậm nét trong cách nhìn và thể
hiện của các nhà thơ haiku. Theo quan niệm của Thiền tông, mọi sinh linh trên
cõi đời này đều bình đẳng như nhau. Thơ haiku thường nói đến các sinh vật nhỏ
bé và hiện tượng tự nhiên (con sâu, con bọ, con chuột...) với một sự ưu ái đặc
biệt. Thi sĩ Bashô đã mô tả một cảnh ban mai: Con quạ ô/ Sáng mai trong tuyết/
Đẹp không ngờ (Nhật Chiêu dịch). Ở đây, "con quạ" và "tuyết" bình đẳng với
nhau tạo nên một bức tranh "đẹp không ngờ". Nhà thơ phát hiện ra cái quy luật
tự nhiên của tạo hóa, sự phụ thuộc và bình đẳng với nhau của vạn vật, đó chính
110

là chân lí của cuộc sống. Nhà thơ lssa mô tả hình ảnh con bướm và em bé trong
vườn hoa: Trong vườn cánh bướm/ Đứa bé bò theo, bướm bay/ Đứa bé bò theo,
bướm bay (Nhật Chiêu dịch). Cánh bướm ở đây tượng trưng cho cái đẹp của thế
giới nhiều màu sắc mà con người vươn tới. Hai câu thơ lặp lại vừa thể hiện sự
thất vọng của đứa bé vừa nói lên sự vô thường của cuộc đời. Thơ Haiku luôn đi
từ một sự vật cụ thể thật nhỏ nhoi tầm thường để dẫn dắt người đọc đi vào cõi
mênh mông bát ngát trong suy tưởng như thế.
Về cấu trúc, một bài haiku rất ngắn chỉ gồm 17 âm tiết và được xếp 3
dòng theo thứ tự 5-7-5. Do cấu trúc chặt chẽ nên đòi hỏi người làm thơ haiku
phải biết "kiệm từ", chọn những từ và ý nào thật đắt, cô đọng, ẩn chứa nhiều ý
nghĩa để đưa vào thơ. Các sự việc được phản ánh trong thơ haiku có khi tưởng
như rời rạc, không liên kết với nhau, nhưng thực ra giữa chúng có mối liên kết
chặt chẽ từ bên trong. Về sự vắn tắt của haiku, nhà nghiên cứu phê bình Roland
Barther (Pháp) nhận xét: "Sự ngắn gọn của haiku không phải là vấn đề hình thức.
Haiku không phải là một tư tưởng phong phú rút vào một hình thức ngắn mà là
sự tình vắn tắt tìm ra được hình thức vừa vặn của mình". [5,54]. Từ sự tinh giản
của ngôn từ, thơ haiku đã tạo nên sức mạnh nghệ thuật to lớn. Thơ Haiku tuân
thủ nguyên lý “tính tương quan hai hình ảnh”: hình ảnh lớn, trừu tượng (vũ trụ)
với hình ảnh nhỏ, cụ thể (đời thường) ghi dấu thời gian và nơi chốn. Do vậy, sử
dụng nghệ thuật tương phản, đối lập là đặc trưng của thơ haiku. Mặt khác, thơ
haiku thường chỉ "gợi" chứ không "bình". Việc giới thiệu đề tài là để tạo ra sự
liên tưởng đối với người đọc nên các bài thơ haiku thường chỉ là những nét chấm
phá, gợi mở để độc giả vận dụng trí tưởng tượng nhằm liên tưởng đến các sự vật
và hiện tượng khác. Vì thế, người ta cho rằng thơ haiku giống như những bức
tranh thủy mặc của người Nhật. Nó chứa đựng một khoảng trống, một khoảng
111

chân không nhưng tràn trề sự sinh động của cuộc sống. Điều này có được là nhờ
sự liên tưởng của người đọc để lấp đầy chỗ trống mà nhà thơ bỏ ngỏ. Chính vì
thế R.Tagor đã nhận xét kỹ xảo trong thơ haiku là "Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài
rồi bước nhanh sang một bên" và "lý do khiến nhà thơ rút nhanh chóng thế vì
người đọc Nhật có quyền năng tinh thần về tưởng tượng rất lớn" [5;56, 57].
Không có người làm thơ và kẻ đọc thơ, cả hai nhập làm một, đồng âm cộng
hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.
Cho đến nay, thơ haiku Nhật Bản vẫn lôi cuốn người đọc nhiều nước trên
thế giới bởi nội dung phong phú và nghệ thuật đặc sắc của nó. Đồng thời là thể
thơ vẫn được nhiều người bắt chước sáng tác, nhưng không ai có thể vượt qua
được haiku Nhật Bản. Bởi haiku là sản phẩm tinh thần riêng của người Nhật, là
niềm tự hào của đất nước Phù Tang.
3.2.2. Dấu vết của Truyện kể Genji ở thơ Haiku
Thơ Haiku dung hợp và kết tinh nhiều giá trị trong dòng văn hóa Nhật. Vì
vậy ta thấy trong thể thơ có dạng nhỏ nhắn ít lời này tinh thần Phật giáo, hơi thở
Thiền. Ngoài ra, Haiku còn phảng phất hương sắc của nghệ thuật cắm hoa
(Ikebana) và không khí trà đạo (Chanoyu) phát triển từ thế kỷ XIV với tinh thần
căn bản là chân phương, hòa điệu và thanh tịnh. Haiku chừng như cũng dấu
trong nó vẻ u huyền của kịch mặt nạ Nô. Tất cả những dấu ấn này, ta đều đã bắt
gặp trong Truyện kể Genji.
3.2.2.1. Dấu ấn cuộc hành trình đi tìm cái đẹp
Như trên chúng tôi đã phân tích, một trong những đặc trưng quan trọng
của mỹ học truyền thống Nhật Bản là tinh thần tôn thờ cái đẹp. Mà tình yêu cái
đẹp của người Nhật được thể hiện mạnh mẽ nhất trong lịch sử là ở thời Heian.
Con người thời Heian say mê cái đẹp đến mức tôn sùng. Nhưng cái đẹp vốn chỉ
112

tồn tại mong manh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của vô thường quan trong triết lí
nhà Phật nên dường như người Nhật luôn có một sự xúc động đặc biệt trước cái
đẹp. Và chàng hoàng tử Genji hào hoa của nghìn năm trước trong Genji
monogatari như một điển hình cho sự xúc động đặc biệt ấy. Cuộc đời chàng là
cuộc hành trình không mệt mỏi tìm kiếm cái đẹp. Hơn nửa thế kỷ sau, dấu vết
của cuộc hành trình ấy lại phảng phất trong thơ haiku.
Đề tài mà thơ haiku ưa chuộng chính là những sự vật nhỏ nhoi, bình
thường mà ta vẫn nhìn thấy và tiếp xúc mỗi ngày. Những nhà thơ haiku như
Basho, Issa… đã nâng niu trong lòng bàn tay mình những sự vật bình thường
nhất của thế gian này:
Quanh chiếc cối xay
Trên mình hoa cúc lạnh
Bụi cám chập chờn bay
(Basho, Nhật Chiêu dịch),
Hay:
Dưới bóng cây
Trú mưa cùng bướm
Duyên trần ai hay
(Issa, Nhật Chiêu dịch).
Một chút “bụi cám chập chờn”, một chút “cánh bướm duyên trần”… cũng
thành một bài thơ nhỏ xinh trong tâm hồn thi sĩ. Ngay cả những bông hoa bên vệ
đường mà ta thường vô tình quên lãng cũng lôi cuốn những tâm hồn cao nhã như
Bashô: Mưa mù sương/phù dung một đoá/làm mùa lên hương (Nhật Chiêu dịch).
Bài thơ đượm buồn nhưng gợi cho người đọc cảm nhận về một hành trình đi tìm
113

cái đẹp trong thiên nhiên và xa hơn là ở thế giới tâm hồn con người. Theo
Kawabata, “Ở Murasaki, người ta tìm thấy điều mà người Nhật gọi là kôkôrô
(tâm), đó cũng là điều thấu suốt ở nhân cách Bashô sau này”. [7,138]. Đặc biệt,
nhật ký hành trình kết hợp giữa tản văn và thơ "Nẻo đường sâu thẳm lên miền
Oku" (Oku no Hosomichi) của ông là cuộc hành trình đi tìm cái đẹp kỳ diệu của
cuộc sống. Đó cũng chính là cái đã bị con người đánh mất trong xã hội hiện đại
của Edo, của những thành phố ồn ào, đông đảo mà trống rỗng. Nhà thơ đã quay
về với thiên nhiên, với vẻ đẹp dung dị và thuần phác còn lưu giữ trong lòng
phương Bắc xa xôi ấy. Tác phẩm có dung lượng mỏng nhưng những gì nó chứa
đựng lại "đầy một vẻ đẹp cao nhã và tinh tế... Đó là khúc giao hưởng của một
tâm hồn đang ôm ấp thế giới, từ giải ngân hà bát ngát đến một đôi dép rơm"
[3,270]. Nói cách khác, cái đẹp mà haiku tìm kiếm chính là những gì bình dị,
đơn sơ, tự nhiên và trong lành nhất (wabi) của đời sống như một nguồn sinh lực
dồi dào tiếp sức cho hồn thơ haiku ở mọi lúc mọi nơi. Dù một cành lá héo, một
bông hoa, một con bạch tuộc trong lọ, một giọt sương, một hòn đá trơ trọi xù xì,
một thân cây khô, một hạt bụi cám hay tiếng côn trùng... người ta cũng có thế
tìm thấy sự sống và cái đẹp trong đó. Một chú ốc bám vào ổ khoá cổng là một
việc rất bình thường, nhưng nó được thi sĩ Issa miêu tả: Trên cổng bụi cây/Nằm
thay cho ổ khoá/ Chú ốc nhỏ này. (Issa, Nhật Chiêu dịch). Có khi cái đẹp chỉ
đơn giản là những khoảnh khắc hội ngộ-chia li của cuộc đời: Ngoái cổ ngó
lại/Người tình cờ gặp/Đã bụi mù thất lạc (Shiki). Thậm chí là những thứ bẩn thỉu
nhất: Bông hoa đỏ rụng/Giữa phân ngựa/Cháy thành ngọn lửa. Phân ngựa hay
bao nhiêu hình ảnh mộc mạc, xù xì thô ráp xấu xí khác đều vào thế giới haiku để
thành thơ, thành cái đẹp của cuộc đời. Đám phân ngựa bẩn thỉu nghèo nàn kia
cũng là cái đẹp, càng đẹp hơn khi nó hài hòa cùng bông hoa đỏ kiêu sa để bùng
114

lên thành ngọn lửa nóng ấm, sáng chói, huyền bí như một vị thần. Tất cả đều
được nâng niu, trân trọng. Như chàng hoàng tử Genji xưa luôn biết trân trọng
tình yêu, trân trọng phụ nữ và cái đẹp. Tính cách Genji hào hoa, đầy vị tha, độ
lượng, không phân biệt sang hèn và địa vị, thiện và ác. Chàng yêu chỉ vì yêu. Và
khi đã có quan hệ yêu đương với ai chàng không trốn tránh trách nhiệm, sẵn sàng
cưu mang bảo bọc người mình yêu cho dù là cô gái không cùng giai cấp với
mình. Tính cách đó bắt nguồn từ lí tưởng thẩm mỹ của người Nhật cho rằng
trong cái xấu vẫn có cái đẹp, trong cái ác vẫn có cái thiện, trong cái nhỏ bé vẫn
có cái lớn lao…Đó là cái đẹp rất thực, rất đời mà con người Phù Tang ngàn đời
nay vẫn tìm kiếm. Bên cạnh đấy là vẻ đẹp tâm hồn con người hòa nhập vào chốn
thanh cao, tịch lặng, hư không của thế giới. Chính sự tịch lặng (Sabi) gợi cho ta
cảm giác u huyền (yugen). Từ cái nhìn sâu thẳm của một sự vật huyền diệu nào
đó trong khoảnh khắc, khiến cho tâm (kokoro) ta xao xuyến ngất ngây, khát khao
hòa nhập, đem tâm ta chìm đắm vào thế giới lãng đãng mênh mang, u huyền: Ôi
tiếng ve kêu/Thấm xuyên vào đá/Trong cõi quạnh hiu. (Basho, Nhật Chiêu dịch).
Vẫn là tiếng ve, vẫn là đá núi như ngày nào và trái tim con ng ười vẫn rộn ràng
với nhịp đập ngày thường của nó nhưng không phải ở chốn ồn ào sôi động mà
chính là trong tâm thức, trong cõi tịnh liêu. Tiếng ve kêu như ru bước ta vào cõi
thâm u, nơi mọi vật dung chứa lẫn nhau. Tiếng kêu ấy "thấm xuyên vào đá",
thấm xuyên vào thời gian, không gian. Hay một con quạ đậu trên cành khô như
một chấm đen mà ta nhìn thấy đang tan hòa với màu tối sẫm của hoàng hôn
trong buổi chiều thu tịch lặng cũng cuốn hút tâm ta hòa nhập vào thế giới u
huyền. Điều đó đã biến tâm và vật hòa làm một, con người và thiên nhiên hòa
làm một cùng tồn tại trong sự vĩnh cửu vô hạn.
3.2.2.2. Cảm thức thời gian
115

Cảm thức thời gian trong thơ Haiku chủ yếu được thể hiện ở yếu tố mùa.
Nói một cách khác, mùa là đặc điểm nghệ thuật của haiku. Hầu hết các tuyển tập
hiện nay về haiku đều xếp theo mùa. Đây là một sắc thái cảm thức mang tính
truyền thống trong đời sống văn hóa Nhật vốn thấm đẫm trong Genji monogatari
đã được Murasaki Shikibu thể hiện đặc sắc từ thế kỷ XI. Giờ đây lại tiếp tục
được hoàn thiện qua các vần thơ haiku. Nói như vậy không có nghĩa là trước
Genji monogatari và haiku văn học Nhật không có cảm thức "mùa". Nhưng có
thể nói, chỉ từ Genji monogatari đến haiku trở đi, cảm thức mùa của văn học
Nhật mới thực sự trở nên hoàn mỹ. Nếu ở Genji monogatari thời gian có đủ bốn
mùa với những hình ảnh rất đặc trưng của xứ sở Phù Tang như: tuyết, trăng, cỏ
hoa hay tiếng côn trùng rỉ rả... Thì ở haiku, "mùa" được xem là quí ngữ (Kigo).
Đó là thể thơ mà khi chạm vào nó, ta như có cảm giác đang chạm vào thiên
nhiên, chạm vào hơi thở của mùa, chạm vào hoa đào, đom đóm, lá phong hay
tuyết trắng ... Vì thế thơ haiku được ví như tiếng hát của bốn mùa. Sự luân
chuyển của mùa thể hiện nhịp điệu của thế giới thiên nhiên, của đời sống con
người, và đó là sự vận động của thời gian. Khi cái nóng oi nồng làm tàn lụi
những cánh anh đào rực rỡ của mùa xuân qua đi thì cái se lạnh của mùa thu ùa
về làm cho không gian nhuốm sắc vàng, rồi những bông tuyết trắng xóa bắt đầu
rơi báo hiệu mùa đông đến. Sự xoay vần của tạo hóa trên đất nước đã tạo cho
người Nhật những nét tính cách và sự cảm nhận thật đặt biệt với thiên nhiên, với
thời gian, đúng như giáo sư Numano Mitsuyoshi đã nhận định đặc trưng nổi bật
của văn học Nhật Bản là "tự nhiên và bốn mùa".
Một tâm hồn bao lần tơi tả đau xót như lssa cũng bao lần hóa làm mưa
mùa xuân đã nhìn thấy sự chuyển mùa sang xuân qua các hiện tượng tự nhiên:
Bồn tắm bốc hơi
116

Và đêm trăng sáng


Mùa xuân đến rồi!
(lssa, Nhật Chiêu dịch)
Mùa hạ về với mẫu đơn, diên vĩ, hoa kì,hoa sen với tiếng chim cu hát vang
giữa trưa hè oi ả. Nhiều bài thơ haiku miêu tả cảnh sắc mùa hè bằng tiếng cu
gáy:
Ôi chim cu
Bay lượn và ca hát
Bận rộn xiết bao
(Bashô, Nhật Chiêu dịch)
Mùa thu với những đêm dài thanh vắng, tiếng châu chấu, tiếng dế kêu
trong đêm và những ánh trăng suông buồn bã:
Trăng thu
Suốt đêm tôi dạo
Loanh quanh bên hồ
(Bashô, Nhật Chiêu dịch)
Đồng hành với mùa đông là những cơn rét buốt, những bông tuyết rơi cây
cối khẳng khiu, trơ trọi và không gian ngập trong tuyết giá: Đến đây xem để
thấy/Một chiếc lá cô đơn/Trên cành Kiri ấy. Và đây là cảnh vườn chùa mùa đông
trống vắng: Những chiếc lá rơi/Dường như trăm tuổi/Giữa ngôi vườn chùa
(Bashô, Nhật Chiêu dịch).
Trong các mùa, mùa xuân được mô tả nhiều nhất trong thơ haiku không
chỉ vì tác giả nhắc đến từ "xuân" nhiều mà cảnh sắc mùa xuân được miêu tả gắn
với con người. Điều này không có gì lạ, bởi theo quan niệm của người phương
117

Đông đó là mùa khởi điểm của một năm. Basho có nhiều bài thơ xuân gắn với
trăng non như: Và trăng đã biện bày/Và xuân vợi nữa/Cũng phôi thai (Nhật
Chiêu dịch).v.v... Sodo (1641-1716) cũng có một bài thơ xuân đậm chất triết
luận: Mùa xuân lều cỏ/Tuyệt không có gì/Không gì không có (Nhật Chiêu dịch).
Đặc biệt, Taniguchi Buson (1715-1783) là khuôn mặt lớn của haiku, sau Basho
vốn được mệnh danh là thi sĩ của mùa xuân. Với đề tài này, Buson có chừng 30
bài haiku. Ông rất mực tài hoa khi viết về mưa xuân. Mưa xuân gắn với tình yêu
lứa đôi, hạnh phúc; với sắc hoa anh đào của sáng xuân; với chùa cổ nằm ẩn mình
trong mưa xuân rắc hạt; với chú ếch phềnh bụng đón hạt mưa,... Buson không có
khuynh hướng vươn đến cái huyền ảo như Basho, thay vào đó là không gian của
mùi hương, âm thanh và màu sắc trần thế của mùa xuân pha với một thứ ánh
sáng lung linh, trữ tình của hội họa. Đúng như lời nhận xét của Harold G.
Henderson: "Basho thì hiền hòa, minh triết và huyền ẩn, còn Buson thì thông
minh, đa diện và tài tình” [12,60]. Một khuôn mặt độc đáo khác, Kobayashi Issa
(1763-1827) cũng được yêu mến như Basho. Dường như ông sinh ra là để nếm
trải những bất hạnh của trần ai, song cũng từ đó, những khúc bi ca đẹp nhất được
ra đời. Một lần, ngỡ ngàng trước mùa xuân quê nhà, nơi sinh ra ông, nhà thơ đã
xúc động, viết: Lạ thay, lạ thay/Ngôi nhà thơ ấu ấy/Mùa xuân sớm hay (Nhật
Chiêu dịch). Issa đưa mùa xuân vào thế giới haiku với cái nhìn thơ dại, với
những sự vật tầm thường và bé mọn, gần gũi và khả ái với những tâm tình xao
xuyến nhất: Bên dòng Sumida/Chú chuột kia uống nước/ Mưa mùa xuân pha
(Nhật Chiêu dịch).
Có thể nói, thiên nhiên bốn mùa vốn là đề tài quen thuộc của thơ ca
phương Đông, Nhật Bản cũng vậy. Nhưng dường như chỉ với người Nhật, mà
đặc biệt là với haiku, "mùa" mới thực sự trở thành một cảm thức thẩm mỹ độc
118

đáo và đặc sắc trong truyền thống sáng tác và thưởng thức nghệ thuật. Cuối cùng
chính "mùa" đã làm nên nét riêng trong haiku, khiến bao đời nay, nhiều thế hệ
vẫn tìm đến nó để đọc lại những tâm tình của tâm hồn Phù Tang.
3.2.2.3. Cảm thức Aware
Aware như đã phân tích, là niềm bi cảm, xao xuyến trước mọi vẻ đẹp não
lòng của sự vật. Nó tương tự như một âm vang vọng lại từ những gì đã qua, sắp
qua sẽ tác động vào thế giới hiện hữu. Nhưng không nghiêng về cái bi lụy của
lãng mạn hay nỗi bi tráng của bi kịch mà là một niềm bi cảm thâm trầm. Cảm
thức aware đã thấm đẫm qua từng trang viết trong Truyện kể Genji. Ở đấy, mọi
hiện thực đời sống đã được đưa vào tác phẩm bằng tất cả những xúc cảm chân
thật mà lãng mạn, sâu sắc mà cũng rất phiêu bồng như mộng đời ảo vọng. Như
sợi dây cảm xúc xuyên suốt từ đầu đến cuối được khai thác triệt để, niềm bi cảm
đã được bộc lộ trên nhiều cung bậc. Đó không chỉ là chuyện đời mà còn là
chuyện của lòng người, là tình ái nồng nàn, khổ hạnh. Không chỉ là nỗi buồn, cô
đơn của kiếp người mà còn là sự đau khổ, đoạ đày của bản thể khi nhận thức đời
người là hữu hạn. Con người cũng như thiên nhiên đều sớm tàn phai khi đang độ
viên mãn. Tất cả mang lại cảm xúc đầy luyến tiếc, bi ai.
Niềm bi cảm aware cũng là một nguyên tắc thẩm mỹ trong thơ haiku. Đó
là một cảm thức xao xuyến, rung động trước cảnh sinh ly tử biệt. Buồn đau, tiếc
thương, sầu muộn âu cũng là những phản ứng thuộc về nhận thức cố hữu của con
người. Nhưng nếu biết đón nhận và cảm nghiệm được nỗi buồn đau thì con
người có thể đánh thức được sức mạnh bên trong của bản ngã để thăng hoa vươn
tới. Như nhà văn Pháp An-phrê đơ Mu-xê (Alfred de musset) đã từng nói “đau
buồn có thể làm cho con người lớn lên”. Ở thơ haiku, niềm bi cảm ấy được nhà
thơ chiêm nghiệm và soi chiếu như một cảm thức thuộc về thế giới tâm linh. Từ
119

một thể loại thơ mang tính hài hước, bông đùa, haiku đã được chính Basho làm
mới bằng phong thái sang trọng, ngôn ngữ thơ mang tính triết lý, suy tư và
chiêm nghiệm nhiều về kiếp sống cô đơn của con người. Trước cái chết của một
người bạn, Basho viết:
Trăng rụng rồi
Bốn góc bàn quen thuộc
Còn lại mà thôi
(Nhật Chiêu dịch)
Ở đây, sự mất mát đối với thi nhân quá lớn nhưng tác giả không hề nhắc
đến từ “chết” mà dùng những sự vật quen thuộc thường ngày để diễn tả sự ra đi
của bạn. "Trăng rụng" là nói đến cái chết ấy. Nhưng bốn góc bàn, nơi người ấy
thường ngồi vẫn còn lại như tất cả những cái khác vẫn còn tồn tại trên cõi đời.
Đây không phải nói đến bi kịch của con người về sự sống và cái chết mà là sự
cảm nhận của thi sĩ về sự sống và cái chết cũng đơn giản, bình dị như bốn góc
bàn ấy. Trong cuộc đời mất và còn, những gì ra đi cứ ra đi, những còn ở lại vẫn ở
lại. Rồi lại tiếp tục ra đi như một sự tiếp nối vô thường... Tài năng của Basho là
nói về cái chết, cảm nhận cái chết một cách bình dị, tự nhiên như quy luật vô
thường của nhân thế mà vẫn đầy bi ai. Khi không còn mẹ trên đời, nhìn mớ tóc
sương còn lại của mẹ, Basho viết:
Tóc mẹ còn đây
Tan trong lệ nóng
Sương mùa Thu bay
(Nhật Chiêu dịch)
120

Tóc sương và sương mùa Thu như hòa lẫn vào nhau. Âu đó cũng là niềm
bi cảm, là nỗi đau vô thường của con người về kiếp phù thế trước thời gian:
Vầng trăng tan nhanh/Trong giọt mưa đọng/Đó đây trên cành (Nhật Chiêu dịch).
Trong mấy giọt mưa nhỏ ấy của Basho, ta thấy ánh trăng đang xao xuyến tàn
phai, thấy đêm tàn ngày lên và mùa đi. Và nó thấm đẫm hồn ta một nỗi đẹp và
buồn. Trăng và mưa vừa là vô thường vừa là vĩnh cửu, là "sắc" mà cũng là
"không". Cuộc đời “sắc sắc, không không” là vậy. Như hình ảnh con “đom đóm
ma”: Đom đóm ma/Chập chờn vất vưởng/Bay qua (Issa, Nhật Chiêu dịch).
Cũng có khi đó là sự trẫm mình trọn vẹn trong mọi phức tạp của dòng đời
- của thăng trầm, của hợp và tan, của nụ cười và nước mắt, nỗi buồn và niềm vui.
Issa là kẻ bất hạnh, mất mẹ từ năm lên ba. Hơn ai hết, Issa hiểu mẹ quan trọng
như thế nào trong cuộc đời mỗi con người. Thời ấu thơ đơn côi, một mình trong
góc vườn trẻ dại, chỉ biết chia sẻ nỗi đau của mình với một con chim mồ côi lạc
loài :
Đến đây nào, với tôi
Cùng chơi đùa, chim sẻ
Không còn mẹ trên đời.
(Nhật Chiêu dịch)
Hay bất chợt nhận thấy: Những tấm bia mộ/ Không già hơn/ Trong ngày sương
mù (Thái Bá Tân dịch). Để phát hiện ra sự phù phiếm của niềm vui và chiều sâu
thẳm của nỗi buồn, của hợp tan, đến rồi đi khi đứa con thân yêu rời xa Issa đã
viết: Đây là thế giới mù sương/Và như thế… ôi và như thế/Chỉ là thế giới mù
sương. Quá nhiều đau khổ trong cuộc đời, có lúc Issa phải thốt lên: Ta bà một
cõi đau/Cho dù mùa xuân đó/Đang nở những hoa đào (Nhật Chiêu dịch). U
buồn mà không bi lụy, vẫn toát lên vẻ đẹp thâm trầm. Một vẻ đẹp được thoát xác
121

từ những nỗi đau như chính loài hoa anh đào. Những vần thơ Issa vì thế như
những lời bi ca của một trái tim trần. Găm vào lòng người một niềm bi cảm dịu
dàng mơ hồ sương khói. Mặt khác, không phải chỉ nhắc đến cảnh sinh ly tử biệt
hay nỗi buồn thương tiếc nuối mới là thể hiện cảm thức aware. Có khi, niềm bi
cảm lại được gợi lên từ những thanh âm và sự vật rất đỗi nhỏ nhoi, bình dị. Một
tiếng kêu thảng thốt của con chim nhạn đang đi tìm chỗ trú giữa mùa đông thâm
u gợi lên cảm thức phù du của trần thế và niềm thương cảm ở người thi sĩ:
Kêu chi, nhạn ơi
Đi đâu cũng thế
Cõi phù thế thôi.
(Issa, Nhật Chiêu dịch)
Chính những âm thanh nhỏ nhoi đó càng làm cho khung cảnh trở nên đìu
hiu, u buồn: Gió mùa thu/Bóng dài của núi/Rung lên mơ hồ (Issa, Nhật Chiêu
dịch). Nỗi cô đơn, thời gian, không gian dường như xuyên thấm vào nhau. Đó là
niềm bi cảm trước sự vô thường của thiên nhiên hay của chính con người? của
chính cõi người?
Đúng như Nhật Chiêu nhận định: "Từ thế kỉ XI, giữa cỏ hoa vô thường và
vĩnh cửu, nụ cười bi thiết và diễm lệ của nàng Murasaki vẫn gửi lại ngàn năm
sau cái bí ẩn vô cùng của sáng tạo" [7,128]. Sự "bí ẩn vô cùng của sáng tạo" có
thể thấy rất rõ trong thế giới nghệ thuật thơ haiku. Nếu theo Genji từng trang
sách, ta như được du hành vào một thế giới vừa rất thực lại vừa rất ảo, một hiện
thực đầy lãng mạn thì bước vào thơ haiku, ta cũng như được ru mình vào thế giới
nửa mộng nửa thực ấy. Nếu đi bên Genji, ta như "thoát ra khỏi mọi dung tục,
cùng chàng hân thưởng mọi vẻ đẹp của trần gian từ hoa cỏ đến con người."
[3,123]; thì khi để haiku lướt qua tâm hồn ta, ta lại như được tắm trong những
122

vần thơ tuyệt đẹp, như trong một dòng suối mát, như được gột rửa mọi bụi trần
và lắng mình trong những khoảnh khắc tự tại của cõi thinh không. Rõ ràng,
Genji monogatari như một nguồn suối sâu rộng khơi gợi cảm hứng cho thi ca
Nhật mà điển hình là haiku.
3.3. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đối với tiểu thuyết Y. Kawabata
3.3.1. Vài nét về Y. Kawabata
Kawabata Yasunari (1899 - 1972) là một tác gia tiêu biểu của phong trào
Cảm Giác Mới, vào thời Taishô (1912-1926). Ông sinh ra trong một gia đình học
thức và giàu có. Cha ông là y sĩ, nhưng mất khi ông mới 2 tuổi. Một năm sau mẹ
ông cũng qua đời, Y.Kawabata phải sống với ông bà. Sau khi ông bà mất, ông
sống với họ hàng. Năm 1920 Y.Kawabata vào học ở khoa Văn học Anh của
trường Đại học Tổng hợp Tokyo, lên năm thứ hai ông chuyển sang nghiên cứu
văn học Nhật Bản. Ông ra tạp chí sinh viên và viết bài phê bình cho các báo
Tokyo.
Sau tốt nghiệp đại học (1924) Y.Kawabata trở thành một trong những nhà
sáng lập tạp chí văn học Văn nghệ thời đại (Bungei Jidai), đại biểu cho trào lưu
"Cảm giác mới" (Shinkankakuha) theo định hướng văn học và văn hóa tiên
phong Châu Âu, phủ nhận chủ nghĩa tự nhiên, cổ xúy cho những thử nghiệm
phong cách và đặt cảm xúc và cảm giác vào trung tâm chuyện kể. Qua một đời
viết văn dài nửa thế kỷ với một số lượng tác phẩm lớn lao, ông trở thành nhà văn
Nhật đầu tiên được Giải Nobel Văn học năm 1968. Trong số tác phẩm
Y.Kawabata để lại, ngoài tiểu thuyết, truyện ngắn, còn có nhiều "truyện ngắn
trong lòng bàn tay”. Y.Kawabata là một trong những nhà văn Nhật Bản được
dịch nhiều nhất ở Việt Nam. Các tác phẩm của nhà văn với ba mảng lớn: truyện
123

ngắn và truyện ngắn trong lòng bàn tay, tiểu thuyết và tạp văn phần lớn được
dịch ra tiếng Việt từ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Nga.
Sinh thời, Y.Kawabata tự nhận mình được sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản.
Đặt các sáng tác của Y.Kawabata vào truyền thống tôn thờ cái đẹp của văn học
nghệ thuật Nhật Bản có thể thấy, tình yêu khôn nguôi với cái đẹp mang bản sắc
dân tộc, đã kết tinh thành nét độc đáo về tư duy thẩm mỹ và tâm hồn Nhật trong
tác phẩm của ông mà có thể gọi chung là mỹ học Kawabata (từ mỹ học ở đây
được dùng tương ứng với phạm trù cái đẹp). Trong đó, Truyện kể Genji là một
trong những tác phẩm đã có ảnh hưởng sâu sắc đến khuynh hướng thẩm mỹ của
Y.Kawabata. Đó là một truyện kể đầy ắp cái đẹp từ thiên nhiên đến tâm hồn con
người mà những kiệt tác của Y.Kawabata chính là sự tiếp nối.
Trước nhất, đó là sự tiếp nối của những chuẩn mực về cái đẹp trong truyền
thống văn hóa Nhật. Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày (mục 1.1.4), chắt lọc
tinh hoa văn hoá dân tộc, người Nhật đã làm nên bản sắc thẩm mỹ riêng bằng
những tiêu chuẩn riêng gắn với tôn giáo. Họ đặt ra bốn chuẩn mực cho vẻ đẹp,
ba trong bốn chuẩn mực đó Sabi, Wabi và Shibumi bắt nguồn từ đạo Shinto, còn
chuẩn mực thứ tư- Yugen- lại có liên quan đến triết học Phật giáo. Tất cả được
gói gọn trong khái niệm “Monono aware”- cái đẹp u buồn, cái đẹp trong quá
trình hoàn thiện. Mặt khác, người Nhật Bản có lối tư duy hướng nội, đậm sắc
thái Thiền tông, họ luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong thế giới tĩnh lặng, suy tưởng,
chiêm nghiệm và thuần khiết. Tự nhận mình được sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản,
Y.Kawabata đã nguyện suốt đời làm người lữ hành đơn độc trong hành trình tìm
kiếm, gìn giữ cái đẹp ấy. Vì thế, tiểu thuyết của ông là sự kết tinh vẻ đẹp tư duy
thẩm mỹ và tâm hồn Nhật.
124

Thứ hai, trong sáng tác của Y.Kawabata, đặc biệt là tiểu thuyết, cái đẹp
thường đi liền với nỗi buồn. Quan niệm cái đẹp gắn với nỗi buồn không phải là
sáng tạo của Y.Kawabata mà có cội rễ từ quan niệm thẩm mỹ của người Nhật.
Với người Nhật, cái niềm bi cảm “aware” mới là điều tuyệt đích trong cảm nhận
nghệ thuật của họ. Sáng tác của Kawabata bởi thế được coi là cuộc tương phùng
giữa quá khứ hiện tại, giữa cái cũ và cái mới. Nhật Chiêu đã rất tinh tế khi viết:
"Băng qua bao thế kỷ Tanka và Haiku, niềm bi cảm ấy (aware) lại truyền xuống
ngòi bút của Y. Kawabata [9]. Mặt khác, những dấu vết buồn đau trong đời tư và
thời đại cũng in dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn ông khiến cái đẹp và nỗi buồn trở
thành nỗi ám ảnh mỗi khi ông cầm bút. Nó được hun đúc bởi quá khứ văn học
dân tộc và những ẩn ức riêng trong đời của “một con người ra đời với định mệnh
cô đơn” [9]. Vì vậy, trong quan niệm thẩm mỹ của Y.Kawabata, cái đẹp và nỗi
buồn là những “định đề’ tạo nên nét riêng của tiểu thuyết.
Thứ ba, nếu như cái đẹp gắn với nỗi buồn có phần phổ quát trong văn học
Nhật mà Y.Kawabata là người tiếp nối thì dường như “thẩm mỹ của chiếc gương
soi” [8] được xem là quan niệm về cái đẹp khá độc đáo của ông. "Chiếc gương
soi" là hình ảnh trở đi trở lại nhiều lần trong sáng tác của Y.Kawabata dưới nhiều
dạng thức và biểu hiện khác nhau. Nó trở thành một phương tiện biểu đạt độc
đáo gắn với quan niệm về cái đẹp của nhà văn. Như Nhật Chiêu nhận định:
"Thẩm mỹ quan của Y.Kawabata từ ánh nhìn đầu tiên đến cuối cùng vẫn là soi
chiếu thế giới vào một tấm gương kỳ diệu và sự vật được phản chiếu sẽ đẹp hơn
bản thân sự vật" [8]. Qua chiếc gương soi, Y.Kawabata cho chúng ta biết cách
nhận thức về cái đẹp trong quan niệm của ông rằng: nhìn nhận cái đẹp không chỉ
bằng đôi mắt trần mà còn phải nhìn bằng cái tâm, bằng cả tâm hồn và cảm xúc.
Thẩm mỹ của "chiếc gương soi" vì thế không chỉ là quan niệm về cái đẹp mà
125

còn về cách nhìn cái đẹp. Quan niệm thẩm mỹ này đã quy định cách nhìn thế
giới và cách thể hiện nó trong tiểu thuyết của Y.Kawabata một cách độc đáo, hấp
dẫn.
Thứ tư, tiểu thuyết của Y.Kawabata được coi là biểu hiện sống động của
mỹ học Thiền. "Con người muốn tồn tại, hạnh phúc phải hoà nhập với thiên
nhiên, với thế giới bao la" [80,303]. Mà hoà nhập với thiên nhiên là biểu hiện của
Thiền. Mỹ học Thiền rất coi trọng sự hoà hợp nội tâm và ngoại giới. "Thiền
thường dựa vào sự suy nghĩ bên trong bộc lộ sức mạnh ý chí của mình đến độ
thành vô ngã. Mỹ học Thiền sử dụng ít lời nhất, ít phương tiện biểu cảm nhất
trong sáng tác nghệ thuật". [80,303]. Chính vì vậy, tiểu thuyết của Kawabata
thường được tả như tác phẩm của "chân không" [79,14] bởi rất nhiều khoảng
trống mà nhà văn để lại cho người đọc chiêm nghiệm. Thẩm mỹ của chiếc gương
soi mà phần quan trọng là mỹ học Thiền không chỉ quy định cách nhìn thế giới
trong sáng tạo của Y.Kawabata mà còn quy định cả cách thể hiện chúng. Đó là
một hình thức thể hiện cái đẹp.
Có thể nói, Y.Kawabata đã thấm nhuần những quan niệm mỹ học truyền
thống và thể hiện một cách độc đáo trong tiểu thuyết của mình. Điều đáng chú ý
là từ những nguyên lí thẩm mỹ của dân tộc cùng ẩn ức của con người “sinh ra
với định mệnh cô đơn” [9], Y.Kawabata đã nâng lên thành những quan niệm
thẩm mỹ riêng: Cái đẹp là tự nhiên nguyên sơ, là nỗi buồn, là “thẩm mỹ của
chiếc gương soi” và hài hoà giữa truyền thống, hiện đại.
3.3.2. Dấu vết của Truyện kể Genji trong tiểu thuyết Y. Kawabata
Ảnh hưởng của Genji hầu như bao trùm toàn bộ nền văn hoá xứ Phù Tang.
Trong bài diễn văn đọc trước Viện Hàn lâm Thuỵ Điển khi nhận giải Nobel văn
học 1968, Kawabata nói: “Bao nhiêu thế kỉ đã trôi qua rồi mà sự mê thích Genji
126

vẫn còn nồng nhiệt, người ta vẫn còn bắt chước hay mô phỏng tác phẩm ấy. Nó
đã là nguồn suối sâu rộng nuôi dưỡng cảm hứng cho thi ca mĩ thuật, mĩ nghệ và
cả nghệ thuật vườn cảnh nữa” [33]. Chính vì vậy, sự ảnh hưởng của Genji đến
Kawabata được xem như là tiếng vọng của tâm hồn Nhật Bản truyền thống.
3.3.2.1. Sự tiếp nối cuộc hành trình tìm kiếm cái đẹp của nỗi buồn
Trong cuộc hành trình đi tìm cái đẹp, Y.Kawabata đã theo dấu chân của
Murasaki Shikibu. Là một người yêu cái đẹp như Murasaki đã từng yêu,
Y.Kawabata có cùng một cảm thức với người phụ nữ tài hoa cách ông gần mười
thế kỉ: cái đẹp hiện hữu trong cuộc sống, nhưng sự hiện hữu đó mang tính chất
phù du, hư ảo. Tình yêu lại bắt nguồn từ sự rung cảm trước cái đẹp nên tình yêu
cũng mong manh. "Genji sáng chói" là niềm mơ ước của bao công nương và phu
nhân quý tộc. Chàng là hiện thân lí tưởng, toàn mỹ của cái đẹp và cuộc đời
chàng cũng là cuộc hành trình tìm kiếm cái đẹp hoàn mỹ qua những cuộc tình.
Nhưng chính chàng cũng là người chứng kiến sự lụi tàn của cái đẹp. Những
người phụ nữ chàng yêu hoặc yêu chàng như Fujitsubo, Yugao, Murasaki,
Rokujo, Oborozukiyo, Aoi,... đều hoặc lần lượt bước sang thế giới bên kia trước
chàng hoặc tự cắt lìa cuộc đời mình với cuộc sống thế tục bằng cách xuống tóc đi
tu. Cũng như chàng Shimamura trong Xứ tuyết sinh ra và lớn lên ở một khu phố
thương mại của Tokyo, đã lập gia đình, nhưng lại say mê với cái đẹp như bị một
quyền lực vô hình điều khiển, vì vậy chàng đam mê theo học nghệ thuật vũ đạo
Tây phương và hoạt kịch. Shimamura đến xứ tuyết và trái tim như chia làm hai
nửa. Một tình yêu nhục cảm hướng về Komako và một tình yêu gần như là sự
tôn thờ dành cho Yoko. Xúc cảm tình yêu của chàng dành cho Yoko ngày càng
lớn dần khi chàng cảm nhận được cái mờ ảo và mong manh của vẻ đẹp khó diễn
tả ấy, một vẻ đẹp cả đời chàng khao khát theo đuổi và nắm bắt. Đúng vào lúc
127

Shimamura quyết định rời xa trạm nước nóng ở xứ tuyết để tránh cơn bão lòng
và cắt đứt duyên nợ một cách lặng lẽ thì mọi sự đã kết thúc trong bi thảm. Trong
một buổi chiếu bóng tại một nhà kho gần nơi chàng ở, một đám cháy dữ dội đã
xảy ra. Yoko, người yêu thuần khiết và mối tình lý tưởng của chàng đã chết
trong đám cháy đó. Khi chàng chạy tới thì thấy thân hình bất động của Yoko với
gương mặt thanh tú và thánh thiện trên đôi tay Komado, còn Komako thì lời nói
như mê sảng và vẻ mặt như sắp hóa điên. Xứ tuyết như một bản tình ca cứ ngân
vang trong lòng người một nỗi u buồn, một hoài niệm về cái đẹp, về "cành hoa
tuyết đã tan, về mối tình đã mất" [79,16]. Nó là một “tiểu thuyết haiku” [7,138],
bởi hiếm có tiểu thuyết nào trên thế giới lại giàu chất thơ đến thế. Đấy là một
"bài ca về tình yêu vô vọng của một nàng geisha trong gió tuyết và ánh lửa, một
bài ca về những vẻ đẹp hình thành như tuyết và tan đi như tuyết" [7,138], một
bài ca về cái đẹp thấm đẫm niềm bi cảm aware. Vì lẽ đó, Xứ tuyết được xem là
tác phẩm toàn bích nhất của Kawabata.
Cái đẹp bị hủy hoại, nhưng cả Murasaki và Kawabata đều không bao giờ
cho rằng nó bị tận diệt, mà luôn luôn tái sinh và hiện hữu trở lại. Các nhân vật
của họ vì thế luôn tìm kiếm cái đẹp đã mất. Quá khứ và hiện tại luôn soi chiếu
trong nhau như một ám ảnh đã trở thành "ẩn ức". Hiểu được tư tưởng này, chúng
ta sẽ có cái nhìn khác trước những cái nhiều khi đi ngược lại những điều cấm kị
của tôn giáo và luân lí trong sáng tác của hai nhà văn. Genji yêu người mẹ kế
Fujitsubo vì tìm thấy ở nàng bóng dáng của người mẹ đã mất. Đến lượt con trai
chàng- Yugini- mỗi khi gặp người mẹ kế Murasaki thì "từ nhiều năm nay, và tuy
biết là mình không thể với tới được, chàng thường đứng ngắm nàng từ xa và tiếc
là không thể biểu lộ tình cảm của mình với nàng". Rồi cả Kaoru-đứa con hờ của
Genji cũng luôn bị ám ảnh bởi những người phụ nữ là chị em ruột. Chàng lấy
128

công chúa Hai làm vợ nhưng lòng lại xao xuyến khi gặp công chúa Nhất. Tình
yêu của chàng đối với cả ba chị em Ogimi, Nakanokimi và Ukifune là một thứ
tình cảm đặc biệt. Ngay cả bạn thân của Kaoru, hoàng tử Niou-cháu của Genji
cũng có một tình cảm tương tự. Họ luôn đi tìm cái đẹp đã mất.
Và Kawabata, trong tác phẩm Ngàn cánh hạc, một tác phẩm lấy chủ đề là
"Trà đạo" cũng đã nói đến cái đẹp tàn phai và tái sinh. Cuộc gặp gỡ trong một
buổi trà đạo với hai mẹ con bà Ota và Fumiko đã trở thành định mệnh của chàng
thanh niên Kikuji. Bà Ota vốn là người tình cũ của cha chàng. Với Kikuji, bà Ota
đã mang đến cho chàng một mối tình vừa say đắm, vừa tội lỗi. Bà chết đi, đến
lượt Kikuji tìm thấy ở Fumiko hình ảnh của người mẹ đã quá cố của nàng.
Fumiko đã đập vỡ chén trà Shino của bà Ota, muốn xóa đi những gì thuộc về quá
khứ vì nàng yêu Kikuji. Nhưng Kikuji đã nhặt lại những mảnh vụn. Cái đẹp ngay
cả khi tan vỡ, dù bị hủy hoại nhưng không thể bị tận diệt.
Hay trong tác phẩm Cố đô, Kawabata nói về hai chị em sinh đôi nhưng
sớm bị chia lìa: Chieko và Naeko. Chàng trai Hideo say mê và muốn lấy Chieko
nhưng tự cho mình không xứng đôi với nàng nên cầu hôn Naeko. Lại tiếp tục là
một sự kiếm tìm vẻ đẹp này ở một vẻ đẹp khác. Nhân vật lại rơi vào những trạng
thái bi cảm do chính mình tạo ra. Cái đẹp-đó chính là điểm khởi đầu cho niềm bi
cảm mono no aware ta đã gặp trong Genji monogatari. Và cảm thức mono no
aware đã từ truyền thống văn học Nhật Bản nghìn năm trước giờ đây lại đi vào
tác phẩm Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, Người đẹp say ngủ, Tiếng rền của núi
của Kawabata.
"Thỉnh thoảng ban đêm tiếng ầm ào của sóng biển cũng vang vọng đến tận
chốn thâm sơn cùng cốc này. Shingo bỗng chợt nghĩ hay là ông vừa nghe tiếng
biển. Nhưng không-đây rõ ràng là tiếng núi. Nó giống như tiếng gió xa, nhưng
129

có thể ví với tiếng rền rĩ trầm vang từ sâu trong lòng đất vọng xa. Shingo cảm
thấy như đó là tiếng rền trong chính bản thân mình (...). Đến lúc ấy Shingo mới
cảm thấy sợ. Biết đâu đó chẳng là dấu hiệu thần chết sắp gọi ông" [30,14].
"Ở Suma, các trận gió mùa thu buồn bã đã nổi lên. Nhà của Genji ở cách
bở biển một quãng xa, nhưng vào ban đêm gió thổi qua các "vật chướng ngại" có
vẻ như mang sóng tận tới chân giường. (...) Một đêm nọ, khi tất cả bọn họ đã
ngủ, chàng ngẩng đầu khỏi gối và lắng nghe tiếng gió rít sóng gầm tưởng như sát
bên tai. Mặc dù chàng không biết mình đang khóc, nhưng nước mắt chàng khiến
chiếc gối tròng trành." (Trích Truyện kể Genji, chương 12: Suma).
Hai đoạn văn trên, một trích trong tác phẩm Tiếng rền của núi của
Kawabata, một trích trong Truyện kể Genji của Murasaki. Ở đấy, thiên nhiên và
con người đều chìm đắm trong niềm bi cảm. Không rõ con người nhìn thiên
nhiên bằng con mắt nhuốm đầy tâm trạng hay chính thiên nhiên đã quay lại tác
động đến con người. Tiếng rền của quả núi, âm thanh của trận cuồng phong và
rít gầm của sóng biển dưới con mắt của con người cho thấy cái vô thường của sự
vật. Và đứng trước thiên nhiên, đối diện với thiên nhiên, con người mới thấu
hiểu được sự mong manh yếu đuối của bản thân mình, mới thấy cuộc sống là quá
ngắn ngủi trước sự vĩnh hằng của tạo hóa.
Những tác phẩm của Kawabata thường tràn ngập một nỗi buồn mono no
aware, nỗi buồn của cái đẹp, cho cái đẹp. Cũng như Murasaki, Kawabata đã đi
đến tận cùng cái đẹp ấy và hiểu rằng, cái đẹp mất đi nhưng rồi sẽ trở lại như
chính sự sinh sôi và luân hồi của cuộc sống. Bởi thế giới là vô thường. Cái đẹp
cũng vô thường. Song cái đẹp ở thời hiện đại bao giờ cũng khác với vẻ đẹp của
ngàn năm trước. Nếu Murasaki nói đến sự tan vỡ của cái đẹp theo thời gian, thì
Kawabata-một con người hiện đại- lại nói nhiều đến yếu tố bên ngoài tác động
130

vào cái đẹp. Khác với thời Heian, nước Nhật của thời hậu chiến không phải là
một đất nước mà cái đẹp được tôn thờ nữa. Lúc này, cái đẹp không chỉ mất đi
theo thời gian, theo lẽ thông thường sinh lão bệnh tử ở đời mà cái đẹp còn mất đi
vì bất cứ lí do nào. Vì sự thờ ơ, ghẻ lạnh của người đời, vì cuộc sống hiện tại quá
nhiều khó khăn trắc trở hay vì sự phát triển của xã hội hiện đại làm mất đi nhiều
giá trị cũ...Chính vì vậy, nếu Genji của Murasaki dành trọn một đời không mệt
mỏi tìm kiếm và nâng niu cái đẹp thì đến Kawabata-một con người sinh ra từ cái
đẹp của Nhật Bản của ngàn năm sau cũng đã tình nguyện làm người lữ khách
suốt một đời trăn trở để đi tìm và phục sinh cho cái đẹp ấy trong sự dung hòa với
thế giới hiện tại.
3.3.2.2. Tình dục và nỗi cô đơn
Với Y.Kawabata, có lẽ phân tâm học của S. Freud và kiệt tác Truyện kể
Genji của Murasaki Shikibu là những ngọn nguồn bất tận mang lại cảm hứng
sáng tạo trong sự nghiệp sáng tác của ông. Không ít nhà văn Nhật Bản hiện đại
đã từng chịu ảnh hưởng tư tưởng của hai tác giả này, nhưng có lẽ với
Y.Kawabata sự ảnh hưởng ấy đã trở nên nhuần nhuyễn và đa dạng hơn nhiều.
Ngàn cánh hạc dẫn chúng ta đến với vẻ đẹp của nghệ thuật và tâm hồn Nhật
Bản, đặc biệt là những ẩn ức tình dục trong mỗi con người mà ngàn năm trước
nàng Murasaki Shikibu mới bắt đầu hé mở qua câu chuyện của Genji.
Câu chuyện xoay quanh một buổi trà đạo với bốn nhân vật chính:
Kurimoto, cô giáo dạy trà đạo, chàng trai Kikuji, bà Ota và cô Fumiko con gái
của bà. Cha của Kikuji trước kia từng trải qua các mối tình chóng vánh với
Kurimoto và phu nhân Ota. Trong một đêm Tokyo bị oanh tạc, ông cũng qua
đêm với Fumiko, con gái của Ota dưới hầm trú ẩn. Đến lượt mình Kikuji cũng bị
xô đẩy vào mối tình định mệnh với phu nhân Ota và rồi chàng cũng yêu Fumiko
131

với một tình yêu trong sáng. Đó là một truyện tình giấu nhiều truyện tình xuyên
thế. Bà Ota tìm lại người tình đã mất qua hình dáng phong độ của con trai người
tình là Kikuji kém mình 25 tuổi. Rồi đến lượt Kikuji, lại theo vết cũ, tìm người
tình đã mất trong Fumiko, con gái của Ota. Một sự đọa đầy vì tội lỗi hay vì tình
yêu? Câu hỏi ấy ngày đêm không ngớt dày vò Kikuji, không lời giải đáp…Câu
chuyện khiến người ta trở về những xúc cảm ngàn năm trước trong Truyện kể
Genji của Murasaki Shikibu qua những mối tình "tréo ngoe" giữa các nhân vật.
Hoàng đế Kiritsubo yêu Fujitsubo vì nàng giống người vợ mệnh yểu của mình.
Genji yêu mẹ kế của mình- Fusisubo vì nàng giống mẹ chàng. Genji lại bị
Murasaki no Ue thu hút vì nàng là hình ảnh của Fujitsubo. Chàng ta lại tiến gần
đến với Tamazakura vì nàng là hiện thân của Yugao-một người tình đã mất của
chàng. Rồi đến lượt Yugini-con trai chàng- cũng yêu người mẹ kế Murasaki...
Những mối tình vượt không gian, thời gian. Tình mẫu tử thiêng liêng cao quý
hay là tình yêu nam nữ quyến rũ và đầy đam mê nhục thể dường như hòa trộn
không phân biệt trong “phức cảm Genji” nay lại trở lại. Một thế giới đa tình và
đa đoan cách xa cả ngàn năm vẫn không thôi day dứt đến Ngàn cánh hạc. Ở đấy
tình dục được miêu tả không phải như một niềm hoan lạc hay dục vọng thấp hèn
mà như một đam mê đã trở thành ẩn ức và khổ nạn của con người. Phải chăng đó
là cách nhìn của phân tâm học Freud hay của Phật giáo Đại thừa? Dù là cách
nhìn nào thì những nhân vật “người tình mẫu thân” trong “phức cảm Genji” đã
trở thành một kiểu xúc cảm mang tính “cổ mẫu”, một cảm thức truyền thống của
văn hóa, văn học Nhật. Giờ đây, đã được Kawabata dùng học thuyết của Freud
để rọi chiếu.
Ở Tiếng rền của núi nhân vật Shingon là con người yêu thiên nhiên, rất
nhạy cảm và tinh tế. Sự hiện diện của người con dâu trẻ Kikuko là sự trở lại
132

những giấc mơ của Singon về người phụ nữ lý tưởng của ông trong hoài niệm.
Ông hay mơ thấy mình yêu một cô gái trẻ nhưng nhất định không phải là
Kikuko. Đó là hình ảnh của người thiếu nữ mang một vẻ đẹp thuần khiết, vẻ đẹp
đã thuộc về thế giới thần tiên. Đối với Singon, Kikuko không chỉ là đứa con dâu
hiếu thuận, niềm an ủi duy nhất của ông bà lúc xế chiều vẫn còn canh cánh về
hạnh phúc của con cái, mà còn là một người bạn tâm giao. Kikuko là nơi ông tìm
thấy sự đồng cảm và có thể chia sẻ những điều ông không bao giờ hy vọng vợ
con ông hiểu được. Kikuko có vẻ đẹp ngây thơ, thanh khiết rất sợ tính hung bạo
của chồng, nhưng dường như cô lại yêu mến và thương cảm cha chồng mình.
Khi Singon khuyên vợ chồng cô ra ở riêng, nàng đã để lộ ra nỗi cô đơn khủng
khiếp nếu phải sống chỉ có hai vợ chồng. Kawabata đã dùng học thuyết của
Freud để rọi chiếu mọi ngóc ngách, ý nghĩ hoặc tình cảm trong tiềm thức về tình
dục của nhân vật. Tác phẩm kết thúc, nhưng câu chuyện về những tình cảm oan
trái ấy còn bỏ lửng. Mỗi nhân vật trong tác phẩm cũng như Genji monogatari
của ngàn năm trước, dường như là một thế giới riêng biệt đầy ẩn ức và cô đơn.
Trong Người đẹp say ngủ nỗi cô đơn và những ẩn ức trong mỗi con người
đã được Kawabata đẩy lên cực điểm. Nhân vật chính-ông già Eguchi bảy mươi
tuổi tìm đến với ngôi nhà có những cô gái ngủ mê như muốn tìm lại cảm giác
thời trai trẻ. Các cô gái đều ở trạng thái say ngủ và loã thể. Cứ mỗi lần nhìn
ngắm một dấu vết nào đó trên cơ thể của các cô gái say ngủ, Eguchi lại hồi tưởng
về một người đàn bà mình từng chung sống hoặc quan hệ xác thịt trong quãng
đời tuổi trẻ phóng túng. Các cô gái thực chất là một thứ gương soi trong suốt để
Eguchi nhìn vào đáy sâu tâm hồn mình. Thế giới gương soi hiện lên trong những
giấc mơ huyền ảo kì lạ. Nó giúp Eguchi ngắm lại mình ở mọi chặng đường cuộc
đời đã qua. Theo Kinh thánh, Eva được sinh ra từ một chiếc xương sườn của
133

Adam, nghĩa là người đàn ông đã ban phát sự sinh tồn cho người phụ nữ. Nhưng
với Eguchi thì ngược lại, chính thiên tính nữ vĩnh hằng đã ban phát cái cảm giác
sống như một người đàn ông đúng nghĩa nơi ông. Nó như là khát vọng vượt
thoát nỗi cô đơn trong hiện tại của Eguchi. Khi con người không được thoả mãn
khát vọng họ thường giải quyết bằng quyền năng của giấc mơ. Nó đem lại khoái
cảm, sưởi ấm nỗi cô đơn trống trải. Giấc mơ trở đi trở lại sẽ trở thành "ẩn ức".
Và khi các giấc mơ lưu giữ những ẩn ức ở cõi vô thức bùng nổ dữ dội thì mọi
kiểm duyệt của luân lý, đạo đức đều bị cởi bỏ tựa như cơ thể trần truồng nguyên
sơ của các cô gái. Kawabata đã soi một cái nhìn nghiệt ngã vào góc khuất sâu
thẳm của con người. Tất cả những thể nghiệm nhân sinh đau đớn đều được phơi
bày đến chân tơ kẽ tóc. Ông già Eguchi đến đây không phải theo thói quen hay
cám dỗ thể xác mà vì một khát vọng đánh thức sự sống bị ngưng đọng và đón lấy
ân hưởng của tuổi trẻ. Đó là khát vọng muôn thuở cháy bỏng, khát vọng tìm
được ý nghĩa đích thực của cuộc sống trong mỗi con người và của con người mà
chàng Genji hào hoa của ngàn năm trước đã từng kiếm tìm.
Qua các tiểu thuyết Tiếng rền của núi, Ngàn cánh hạc, Người đẹp say ngủ,
Xứ tuyết... người đọc nhận ra ở Kawabata một con người thấu hiểu một cách tinh
nhạy tâm lý con người và khả năng kiệt xuất trong việc khắc hoạ những cảnh dục
tình trong một sự quan sát tinh tế tột bậc. Và ta cũng nhận thấy từ Murasaki
Shikibu đến Y. Kawabata, nhiều nhân vật trong tác phẩm của họ luôn phải sống
trong trạng thái cô đơn. Họ dường như đều là những sinh linh cô độc, tự dựng
nên những hàng rào tâm lý, khép mình với xung quanh và luẩn quẩn trong những
ẩn ức tình dục không dễ gì giải tỏa.
3.3.2.3. Ám ảnh thời gian và cái chết
134

Văn hóa truyền thống Nhật Bản hay nhắc về cái chết như nhắc đến vẻ đẹp
và niềm bi cảm trước những cánh hoa đào rụng rơi vào tiết xuân. Cái chết như
một chứng minh cho sự vô thường của cuộc đời. Nhiều người Nhật tự chọn cho
mình cái chết, văn chương Nhật hay chọn đề tài cái chết, có lẽ bởi người Nhật đã
trăn trở rất nhiều cho cuộc dừng chân trong kiếp sống ngắn ngủi này. Đọc Genji
monogatari của Murasaki, thời gian và cái chết như một sự ám ảnh bất lực của
con người thì đến tiểu thuyết Kawabata, nỗi ám ảnh ấy lại trở lại như một sự
"luân hồi" của sự sống nhưng đã chuyển thành nỗi bất an luôn phấp phỏng
thường trực.
Đỉnh cao của cảm thức về thời gian và cái chết trong tiểu thuyết của
Kawabata đã được thể hiện một cách tập trung ở Tiếng rền của núi và Người đẹp
say ngủ. Với Tiếng rền của núi, qua những dòng độc thoại, thế giới cảm xúc của
nhân vật được mở ra đối lập với vẻ ưu tư của một người đã bước qua tuổi xế
chiều. Singon rất nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian. Đặc biệt từ khi ông
nghe được những âm thanh tiếng rền của núi thì thời gian trở thành nỗi ám ảnh
trong ông. Từ việc cảm nhận thấy tiếng ve râm ran khác thường vào một đêm
trăng sáng thì tiếp đó ông cũng nghe được tiếng rền của núi: “Sau đó ông nghe
thấy tiếng rền của núi (…) Nó giống như tiếng gió xa, nhưng có thể ví với tiếng
rền trầm vang từ sâu trong lòng đất vọng ra. Singon cảm thấy như đó là tiếng rền
từ trong chính bản thân mình hoặc bị ù tai, vì thế ông lắc mạnh đầu. Tiếng rền
biến mất. Đến lúc ấy Singon mới cảm thấy sợ. Biết đâu đó chẳng là dấu hiệu
thần chết sắp gọi ông” [30,14]. Y.Kaxabata đã đặt nhân vật của mình vào khoảng
không gian yên tĩnh để nhân vật lắng nghe mọi âm thanh từ cuộc sống cũng như
của chính lòng mình. Cũng chính từ đêm nghe thấy tiếng rền tâm linh ấy trở đi,
đặc biệt khi người con dâu kể về sự liên quan của tiếng núi với cái chết của
135

người quá cố, Singon bắt đầu một thời kỳ chờ đợi bất an và luôn chú ý đến mọi
âm thanh từ tiếng rền của núi cho đến tiếng chim ó ở gần quả đồi nhà mình.
Cuộc sống như đã phảng phất hơi thở lạnh lẽo của cái chết nhất là khi hàng loạt
cái chết của những người bạn liên tiếp xảy ra.
Ở Người đẹp say ngủ, cái chết đã được nhắc đến nhiều lần từ trong kí ức
đến ngoài đời thực của nhân vật Eguchi. Ngay cả trạng thái ngủ mê cũng bị nhân
vật đánh đồng với cái chết, là cái chết tạm thời trong quãng thời gian ngắn để
chuẩn bị cho kết cục tất yếu của cuộc đời mỗi con người. Ám ảnh cái chết còn đe
dọa Eguchi trong từng giấc ngủ "Đây không phải giấc ngủ ngàn thu đâu...". Nỗi
sợ hãi của Eguchi cũng chính là nỗi sợ hãi ngây thơ nhưng muôn đời của kiếp
nhân sinh: sợ chết trong lúc ngủ. Đoạn cuối cùng, một cô gái đã chết. Có thể là
do cô ấy đã uống thuốc mê hơi quá liều, cô ấy chết vào đúng cái đêm mà Eguchi
nghe được câu chuyện kể về lão già Phukura đã giãy dụa, cào xước thân thể của
một cô gái ngủ say khi ông ta lên cơn đau tim. Xác ông ta được đưa đến một nơi
khác phi tang, còn cô gái, không hề biết mình đã ngủ bên cạnh một người đang
chết. Eguchi cũng không hề biết rằng ông đã thiếp đi bên cạnh một người con gái
đang chết. Người ta kéo xác cô gái đi, để lại bên ông một thiếu nữ say ngủ khác.
Chỉ trong thời gian ngắn, căn nhà trọ liên tiếp xảy ra hai cái chết của hai người:
một già một trẻ, một nam một nữ, một địa vị cao sang (giám đốc) một làm nghề
mạt hạng, nhưng bao hàm tất cả nhân sinh: cái chết là tất yếu không loại trừ bất
kỳ ai và có thể đến bất cứ lúc nào. Sự tàn lụi bất ngờ của một tấm thân trẻ trung
như một cái nhìn đổi ngược lại hoàn toàn với sự mặc cảm của một người già
đang dần dần bị xua đuổi khỏi cuộc đời. Không còn khoảng cách về thời gian và
tuổi tác nữa. Cái chết của cô gái đã đẩy Eguchi tới một cảm giác mạnh mẽ nhất,
không hề dự báo trước. Nó không khiến cho ông ghê sợ, trái lại, còn làm cho ông
136

nhận thấy rõ hơn cái đẹp của sự sống, và riêng sự sống đã là một cái đẹp đáng
kinh ngạc rồi…
Nỗi sợ hãi và ám ảnh về cái chết còn tiếp tục được thể hiện trong nhiều
tiểu thuyết khác của Kawabata. Ở Xứ tuyết, là sự đối lập dữ dội của hai cái chết.
Nếu cái chết của chàng trai con bà giáo dạy nhạc là cái chết diễn ra từ từ, được
báo trước bằng những giây phút hấp hối, khắc khoải; thì cái chết của người yêu
anh, Yoko lại diễn ra đột ngột, dữ dội. Trong Ngàn cánh hạc, từ cái chết của
chồng bà Ota, cha và mẹ Kikuji đến cái chết của mẹ con bà Ota cứ nối tiếp nhau
như một hành trình không dứt. Trong Đẹp và Buồn, cái chết của người mẹ già và
đứa con đẻ non của Ueno, lẫn cái chết của con trai ông già Uki tuy không đóng
vai trò sự kiện chính, nhưng bóng dáng của nỗi đau mà nó gây nên cứ lẩn khuất
khiến câu chuyện nhuốm màu sắc bi ai.
Nàng Murasaki Shikibu của nghìn năm trước trong Genji monogatari đã
nhiều lần để cho nhân vật mình phải đối diện với thời gian và cái chết. Thời gian
và cái chết trong tác phẩm của nàng như một nỗi ám ảnh bất lực của con người
trong cõi nhân sinh. Nó được Murasaki thể hiện tài tình bằng việc để cho Genji
hào hoa phải đau đớn chứng kiến sự ra đi lần lượt của những người mà chàng
yêu thương. Dù đó không phải là sự lìa bỏ về thể xác với sự sống bởi định mệnh
thì cũng là sự tự nguyện cắt lìa với sự sống trong tâm hồn. Cái đẹp bị hủy hoại
một cách khốc liệt trước sự tàn phá của thời gian. Vinh quang, hạnh phúc, những
mối tình, những cô gái thanh xuân... đều bị cuốn đi theo năm tháng. Nó như một
minh chứng hoàn hảo cho sự tồn tại của kiếp người trên cõi đời này chỉ là hư ảo
phù du, là vô thường. Ngót nghìn năm sau, Kawabata đã khiến người ta phải lật
lại những trang sách cũ. Quá khứ như lẩn khuất đâu đây và "đồng hiện" cùng
hiện tại. Nhưng là một hiện tại đầy bi thương mà ở đấy những lo âu và sợ hãi
137

mới còn mơ hồ ở Genji monogatari nay đã trở thành bất an, đã được gọi thành
tên, được "tạc" thành hình hài như một cơ thể sống với đầy đủ mọi cảm xúc. Phải
chăng Kawabata trong hành trình tìm kiếm cái đẹp, bằng sự trải nghiệm sâu sắc
và tinh tế đã nhận ra cái đẹp từ trong chết chóc, đau thương và đổ vỡ như nó vẫn
hàm chứa trong những kiệt tác bi ca của người Nhật, như những chuẩn mực cái
đẹp trong truyền thống văn hóa của người Nhật?
138

KẾT LUẬN

1. Murasaki Shikibu (978? - 1016?) là nhà văn xuất sắc của nền văn hoá
Heian và Truyện kể Genji là thành tựu kết tinh của văn hoá Nhật Bản thời kỳ đầu
trung cổ. Tác phẩm đã tạo nên sức hút mạnh mẽ, chinh phục nhiều thế hệ người
đọc. Với sự xuất hiện của Truyện kể Genji xứ sở Phù Tang chính thức trở thành
cái nôi của tiểu thuyết và được biết đến là một nền văn học lớn trên Thế giới.
Murasaki đã làm nên điều tuyệt vời ấy khi mang đến cho nhân loại cảm hứng
nghệ thuật đầy tính sáng tạo. Ở đó, thế giới xúc cảm vô cùng tinh tế của con người
(mà chủ yếu là của giới quý tộc Heian) phản ánh bản chất, đặc trưng quan niệm
mỹ học mang tính truyền thống trong cách cảm thụ và hướng tới cái đẹp của văn
hóa Nhật đã được nhà văn đi sâu khám phá một cách đầy gợi cảm.
2. Thời kì Heian được coi là giai đoạn đỉnh cao của quyền lực Nhật hoàng,
đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật, thơ ca và văn học. Từ sự cai trị của dòng họ
quý tộc Fujiwara với đời sống văn hóa cung đình phong phú, đến sự ảnh hưởng
của các tư tưởng thời đại bên ngoài tạo cho văn hóa Nhật có sự kế thừa, tiếp thu
chọn lọc, tiếp biến nền văn hóa mang đậm cốt cách của dân tộc bản địa. Xu
hướng đi sâu vào tâm linh, đề cao giá trị đạo đức cao đẹp, giá trị thẩm mỹ của văn
hóa trong Thần đạo (Shinto) đã kết hợp với tư tưởng, mỹ học Thiền đã mang đến
cho văn hóa Nhật một diện mạo mới. Văn hóa Thần đạo và văn hóa Phật giáo có
mối quan hệ qua lại trong sự giao thoa, phát triển đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng
tác phẩm, phong cách sáng tạo của người nghệ sĩ trong văn hóa nói chung và văn
học nói riêng của đất nước mặt trời mọc.
Bên cạnh đấy, chính vị trí địa lý cùng với điều kiện tự nhiên đa dạng đã
ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa và văn học của xứ sở Phù Tang này. Đó
139

là nền văn hóa mang đậm tính chất trữ tình và cảm tính rất mạnh mẽ. Cũng bởi
vậy, một trong những đặc trưng quan trọng của mỹ học truyền thống Nhật Bản là
tinh thần tôn thờ cái đẹp. Mà tình yêu cái đẹp của người Nhật được thể hiện
mạnh mẽ nhất trong lịch sử là ở thời Heian. Trong Truyện kể Genji, ngoài hai
nhân vật nam chính, các nhân vật nữ chính khác hầu hết là những mỹ nhân. Vẻ
đẹp của họ khiến người thưởng thức nó cũng mê mẩn, vạn vật như được tái sinh.
Tuy thế, con người như kiếp phù du (kagero) trôi nổi. Cái đẹp nhanh chóng mất đi
để lại sự nuối tiếc, bi cảm. Lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của vô thường quan trong
triết lí nhà Phật nên dường như người Nhật luôn có một sự xúc động đặc biệt
trước cái đẹp. Niềm xúc động đặc biệt ấy được người Nhật gói gọn trong cảm
thức aware.
3. Cảm thức thẩm mỹ niềm bi cảm aware (gọi đầy đủ là mono no aware)
là một khái niệm văn học và mỹ học đặc trưng vào thời Heian. Trung tâm của
khái niệm này là một cách lý giải sâu sắc đối với cái đẹp mong manh ngắn ngủi
của tự nhiên và mọi dạng thức của cuộc đời. Bởi vậy khái niệm này thường hàm
ẩn một sắc nét buồn nào đó. Qua lăng kính Murasaki, Truyện kể Genji thể hiện
cảm thức thẩm mỹ niềm bi cảm với số phận các nhân vật. Khi đặt nhân vật trong
thời gian, niềm bi cảm được bộc lộ rõ nhất. Thời gian cuốn đi tất cả tuổi trẻ, tình
yêu, vinh quang, niềm hạnh phúc kể cả nỗi buồn. Hiện thực cuộc sống trong tác
phẩm được tái hiện không chỉ theo thời gian khách quan mà còn theo thời gian
của tâm lí nhân vật, trong nỗi niềm hoài cổ và dòng ý thức nên càng sống động
và sâu sắc hơn. Niềm bi cảm aware như sợi dây cảm xúc xuyên suốt từ đầu đến
cuối tác phẩm được bộc lộ trên nhiều cung bậc. Đó không chỉ là nỗi buồn, cô
đơn của kiếp người mà còn là sự đoạ đày, khổ hạnh của bản thể khi nhận thức
đời người là hữu hạn. Đây là cảm xúc có tính chất truyền thống trong văn học và
140

văn hóa Nhật bởi người Nhật vốn yêu vẻ đẹp mong manh của hoa anh đào, rất
nhạy cảm với thời gian, với sự phù du hư ảo của cuộc đời.
4. Ảnh hưởng của Genji monogatari hầu như bao trùm mọi phương diện
của đời sống văn hóa Phù Tang. Nó đã là nguồn suối sâu rộng nuôi dưỡng cảm
hứng cho thi ca, hội họa, sân khấu, điện ảnh, hương đạo... và cả nghệ thuật vườn
cảnh của biết bao thế kỷ đã trôi qua nơi đất nước mặt trời mọc này. Bằng sự quan
sát tinh tường, bức tranh văn hoá, xã hội, con người thời Heian hiện lên chân thực,
sinh động, đầy đủ nhất dưới ngòi bút diễm tình, tràn trề xúc cảm của Murasaki.
Một mặt, nó mở ra một không gian văn hóa cung đình với biểu tượng của sự tao
nhã, của kiến thức, của tiềm thức Trung Hoa đã ăn sâu vào tâm hồn Nhật Bản.
Mặt khác, nó là một sáng tạo thần túy Nhật Bản, được ví tựa một bức tranh cuộn
khổng lồ, gói gọn trong lòng nó tất cả thế giới cỏ hoa của thiên nhiên diễm lệ và
xã hội thanh lịch, cảm hứng lãng mạn, tình yêu và ý thức thẩm mỹ đặc biệt của
người Nhật về thời Heian. Nàng Murasaki sáng tạo khoảng bốn trăm nhân vật,
trong đó có vài mươi chân dung sống động đến mức tưởng chừng như họ phảng
phất quanh ta dù thế giới của họ cách ta cả thiên niên kỷ đã mang lại những giá trị
nhân bản sâu sắc cho Truyện kể Genji.
5. Nghiên cứu thế giới hình tượng trong Truyện kể Genji của Murasaki
Shikibu là một vấn đề lý thú, gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn sáng tạo, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như ngày nay. Tuy nhiên, đây là
vấn đề tiềm ẩn nhiều khó khăn, nhất là trong tình trạng tư liệu thiếu thốn, vốn văn
hóa và năng lực ngoại ngữ của người nghiên cứu còn hạn chế. Bởi thế, chúng tôi
ý thức được rằng, những gì làm được trong luận văn này, chỉ là kết quả bước
đầu, mang tính gợi mở. Hi vọng sẽ có dịp trở lại vấn đề này ở một phạm vi và
mức độ sâu rộng hơn.
141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh (2007), Xác và hồn tiểu thuyết, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Eiichi Aoki (2006), Nhật Bản - Đất nước và con người (Nguyễn Kiên Trường
dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Nhật Chiêu (2000), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
4. Nhật Chiêu (1998), Câu chuyện văn chương phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
5. Nhật Chiêu (1994), Basho và thơ Haiku, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Nhật Chiêu (1998), Thơ ca Nhật Bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nhật Chiêu (1995), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nhật Chiêu (2000), "Kawabata Yasunari và thẩm mỹ của chiếc gương soi", Tạp
chí Nghiên cứu Nhật Bản, (4), tr. 31, Hà Nội.
9. Nhật Chiêu (2000), "Thế giới Yasunari Kawabata (hay cái đẹp Hình và Bóng)",
Tạp chí Văn học, (3), tr. 30, Hà Nội.
10. Takeo Doi (2008), Giải phẫu sự phụ thuộc, Nxb Tri Thức, TP Hồ Chí Minh.
11. Dương Ngọc Dũng (2008), Nhật Bản học (chuyên luận), Nxb Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh.
12. Lê Thiện Dũng (dịch) (2002), Hài cú nhập môn, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh.
13. Gertrude Fritsch biên soạn (2002), Truyện cổ Nhật Bản (Văn Hòa dịch), Nxb
Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
14. Ernest Fenollosa, Ezra Pound (1917), The Noh Theater of Japan, Dover
reprinted in 2004, New York.
15. Georges Gusdord, Kierkegaard (1969), Người chứng của chân lý, dịch giả Tôn
Thất Hoàng, Ca Dao Xuất bản.
142

16. Khương Việt Hà (2006), "Truyện kể Genji"- 101 vẻ đẹp văn chương Việt Nam
và thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
17. Khương Việt Hà (2006), “Mỹ học Kawabata Yasunari”, Nghiên cứu văn học
(6), Viện văn học, Hà Nội.
18. Khương Việt Hà (2005), Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong văn
học Nhật Bản đầu thế kỉ XX, phần 2: Khuynh hướng Dư dụ phái và các đại diện của
nó. Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8), Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Bích Hải (2002), Văn học Châu Á trong trường phổ thông, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Bích Hải (2009), Đến với tác phẩm văn chương phương Đông
(Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
21. Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, Nxb Giáo
dục, TP. Hồ Chính Minh.
22. Harold G.Henderson (2000), Hài cú nhập môn (Lê Thiện Dũng dịch), Nxb Trẻ,
TP. Hồ Chí Minh.
23. Lê Từ Hiển, Lưu Đức Trung (Biên soạn, tuyển chọn) (2007), Haiku hoa thời
gian, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
24. Hồ Hoàng Hoa chủ biên (2001), Văn hoá Nhật những chặng đường phát triển,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Bùi Hữu Hồng (dịch) (2000), Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
26. Nguyễn Quốc Hùng chủ biên (2007), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
27. Leslie Inamasu (2003), "Genji monogatari: a romance in three parts", Stanford
Journal of East Asian Affairs, 3(1), pp. 69-74.
28. Suichi Kato (2005), Lịch sử văn học Nhật Bản (tập 3), Trần Hải Yến dịch, Viện
văn học, Hà Nội
143

29. Donald Keene (2004), Murasaki Shikibu’s The Tale of Genji (Edited and with
an introduction by Harold Bloom), Chelsea House Publisher.
30. Yasunari Kawabata (2005), Tuyển tập tác phẩm, (Đào Thị Thu Hằng dịch), Nxb
Lao Động, Hà Nội.
31. Yasunari Kawabata (1989), Tiếng rền của núi, Ngô Quý Giang dịch, Nxb
Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh.
32. Yasunari Kawabata (1969), Ngàn cánh hạc, Trùng Dương dịch, Nxb Trình Bày,
Sài Gòn.
33. Yasunari Kawabata (1995), Xứ tuyết, Ngô Văn Phú, Vũ Đình Bình dịch, Nxb
Hội Nhà văn, Hà Nội.
34. Kawabata (1969), Đất Phù Tang, cái Đẹp và tôi, Cao Ngọc Phượng dịch, Nxb
Lá Bối, Sài Gòn.
35. Shinma Kazuyoshi (2003), Genji Monogatari to Hyaku-Kyo-i no Bungaku,
Izumi Shooin, Tôkyô.
36. Donald Keene (1984) Anthology of Japanese literature : from the earlies era to
the midnineteenth century, Charles E. Tuttle company, Tokyo.
37. Donald Keene (1959), “The Tale of Genji in a General Education”, The Journal
of General Education, 12(1), pp. 9- 14.
38. Seisuko Kojima and Gene A.Crane (1990), A dictionary of Japanese culture,
The Japan time, Tokyo.
39. N.I.Konrat (1999), Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại, (Trịnh Bá Đĩnh dịch),
Nxb Đà Nẵng.
40. N.I.Konrat (2007), Phương Đông học, Nxb Văn học-Trung tâm nghiên cứu
quốc học, TP. Hồ Chí Minh.
41. Nguyễn Thị Khánh (chủ biên) (1998), Văn học Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
144

42. Mai Liên tuyển chọn, giới thiệu và dịch (2009), Hợp tuyển văn học Nhật Bản,
Nxb Lao Động – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
43. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1997), Lịch sử văn học Nhật Bản, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
44. Hà Văn Lưỡng (2001), “Một số đặc điểm của thơ Haiku Nhật Bản”, Tạp chí
Thông Tin Khoa Học Trường Đại học Khoa học- Đại Học Huế, (12), Tr.68-72.
45. Hà Văn Lưỡng (2001), "Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của Haiku Nhật Bản"
Tạp Chí Nghiên Cứu Nhật Bản Và Đông Bắc Á, (34), Tr. 44 - 47.
46. Shirasu Masako (1995), Nô no Monogatari, Kôdansha Bungeibunko, Tôkyô.
47. R.H.P Mason & J.G.Caiger (2004), Lịch sử Nhật Bản, (Nguyễn Văn Sỹ dịch)
Nxb Lao Động, Hà Nội.
48. Numano Mitsuyoshi (2009), Thế giới thơ và tiểu thuyết Nhật Bản-Từ “Truyện
Genji” đến Murakami Haruki (Lương Việt Dũng dịch), Kỉ yếu hội thảo Văn học
Nhật Bản, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, TP.Hồ Chí Minh.
49. Numano Mitsuyoshi (2009), Văn học Nhật Bản:lịch sử và đặc trưng-từ mono
no aware đến kawaii (Lương Việt Dũng dịch), Kỉ yếu hội thảo Văn học Nhật
Bản, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, TP.Hố Chí Minh.
50. H.Murakami (2008), Rừng Nauy, Trịnh Lữ dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
51. Hajime Nakamura (1998), Những phương thức tư duy phương Đông, tư liệu
dịch (2001), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
52. Mootori Norinaga (2007), The poetics of Moootori Norinaga : A Hermeneutical
Journey, translated and edited by Michael F.Mara, University of Hawaii Press.
53. Nhiều tác giả (1998), Văn học Nhật Bản, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
54. Nhiều tác giả (1997), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
55. Nhiều tác giả (2001), Từ điển bách khoa văn học - Những thuật ngữ và khái
niệm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
145

56. Hữu Ngọc (1996), Dạo chơi vườn văn Nhật Bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
57. Phan Ngọc dịch (2010), Sử ký Tư Mã Thiên, Nxb Thời đại, Hà Nội.
58. V.V.Otrinnikov (1996), "Những quan niệm thẩm mỹ độc đáo về nghệ thuật của
người Nhật Bản" (Phong Vũ dịch), Tạp chí Văn học, (5), tr.60-63 Hà Nội.
59. G.N.Pospelov (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Lao động, Hà Nội.
60. L.Phoiơbắc (1955), Tuyển tập các tác phẩm triết học tập 2, Nxb Chính trị Quốc
gia, Mátxcơva.
61. William J. Puette (1983), Guide To the Tale Of Genji, Tuttle Co. Tokyo.
62. J.Thomas Rimer (1991), A Reader's Guide to Japanese Literature, Kodansha
International.
63. Ienaga Saburou (2003), Văn hóa sử Nhật Bản (Lê Ngọc Thảo dịch và chú thích),
Nxb Lao Động, Hà Nội.
64. Yuriko Saito (1985), The Japanese appreciation of nature, British Journal of
Aesthetics, 25(3), pp.239-251.
65. G.B.Sansom (1990), Lược sử văn hóa Nhật Bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
66. Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, Nxb Đại
học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
67. Murasaki Shikibu (1991), Truyện Genji (Tập 1), (Nguyễn Đức Diệu dịch) Nxb
KHXH, Hà Nội.
68. Murasaki Shikibu (1991), Truyện Genji (Tập 2), (Nguyễn Đức Diệu dịch) Nxb
KHXH, Hà Nội.
69. G.B.SanSom (1989), Lược sử văn hoá Nhật Bản (2 tập), Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
70. Trần Quý Sơn biên soạn – Trần Kiết Hùng hiệu đính (1995), Đường đại truyền
kỳ, Nxb Đồng Nai.
71. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
146

72. Lê Huy Tiêu (2004)“Cảm nhận mới về văn hoá và văn học Trung Quốc”, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
73. Kondo Tomie (2001), 105 Key Words for Understanding Japan, Heibonsha Ltd
Publishers.
74. Nguyễn Nam Trân (2011), Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
75. Nguyễn Trường Tân (2011), Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
76. Ngô Minh Thủy, Ngô Tự Lập (2003), Nhật Bản: Đất nước, con người và văn
học, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
77. Ngô Minh Thủy (2010), "Phụ nữ Nhật Bản và vai trò của họ đối với văn học",
Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội chuyên san Ngoại ngữ, (26), tr.1-7,
Hà Nội.
78. Nguyễn Thị Bích Thủy (2010), “Phức cảm Genji” trong tiểu thuyết "Kafka bên
bờ biển" của Haruki Murakami, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (5), Tr. 145 - 153.
79. Lưu Đức Trung (1997), Y. Kawabata – Cuộc đời và tác phẩm, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
80. Lưu Đức Trung (2003), Bước vào vườn hoa văn học châu Á, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
81. Nguyễn Bích Nhã Trúc(2010), "Tính nữ vĩnh cửu trong Tanka Nhật Bản", Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật (309), tr.66-71.
82. Tuyển tập (2000), Văn chương 6 - Đọc Kawabata, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
83. Từ điển văn học (bộ mới) (2005), mục từ "Murasaki Shikibu", Nxb Thế giới, Hà
Nội.
84. Đoàn Thị Thu Vân, Thơ thiền Việt Nam thời Lý Trần, khảo sát từ góc độ nghệ
thuật (chuyên đề cao học), Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh.
147

85. Phan Thu Vân (2012), "Nhân tố văn hóa Trung Quốc trong Nguyên thị vật ngữ
(truyện Genji) và ý nghĩa văn học của nó", Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn
Đại học Sư phạm TP.HCM, 38(72), tr.41-52.
86. http://www.google.vn
87. http://www.dongtay.vn
88. http://www.sachhay.com
89. http://www.wikipedia.org
90. http://www.thuvienonlie.com
91. http://www.tiasang.com.vn
148

PHỤ LỤC
Sưu tầm một số hình ảnh về văn hóa Nhật
và Truyện kể Genji trong đời sống văn hóa Nhật

H
1:

Một trang kana chép tay Truyện kể Genji từ hậu kỳ Heian, thế kỷ thứ 12

H2: Chân dung nữ sĩ Murasaki Shikibu do Tosa Mitsuoki (1617–1691) thủ bút
149

H3: Chân dung Murasaki Shikibu qua nét vẽ của Utagawa Hiroshige (1842-1894)

H4: Tượng nữ văn hào Murasaki Shikibu


150

H5: Tranh minh họa chương 20: Asagao H6: Tranh minh họa chương 42: Niyomiya
(Cây bìm bìm hoa tía) của Truyện kể Genji (Hoàng tử ướp hương) của truyện

H7: Bộ tranh minh họa chương 28: Nowaki (Bão tố) của Truyện kể Genji (Thế kỷ
XVI-XVII)

H8: Đồng 2000 Yên với minh họa Truyện kể Genji bên trái và chân dung nữ sĩ
151

H9: Một số bức tranh cuộn (yamato-e )minh họa Truyện kể Genji
tại Bảo tàng Tokugawa

H10: Một số bức tranh cuộn minh họa Truyện kể Genji tại Bảo tàng Gotoh

H11: Bộ tranh khắc gỗ của họa sĩ Yamamoto Harumasa (1610-1682)


minh họa một số hình ảnh của Tuyện kể Genji
152

H12: Hoa anh đào, đẹp và mong manh

H13: Lễ hội hoa anh đào được tổ chức thường niên tại Nhật vào tháng 4
tại công viên Shinjuku Gyoen, Tokyo
153

H14: Sân khấu kịch Nō

H15: Sân khấu kịch Nō trước buổi diễn

H16: Gen-ji ko là một trò chơi đoán mùi hương rất thú vị trong giới quý tộc xưa
154

H17: Tên của 54 chương của Truyện kể Genji


trong trò chơi Gen-ji ko

H18: Hình ảnh một buổi thưởng thức "Hương đạo"


theo nghi thức truyền thống của người Nhật
155

H19: Kimono, một nét truyền thống văn hóa Nhật

H20: Người Nhật luôn sống hài hòa với thiên nhiên
156

Và bốn mùa tươi đẹp:

H21: Mùa xuân cái đẹp vô thường

H22: Mùa hạ chào đón nữ hoàng muôn hoa và đom đóm


157

H23: Mùa thu rừng cây lá đỏ, mênh mông chiều vàng

H24: Mùa đông vẻ đẹp băng giá

You might also like