You are on page 1of 14

CÁCH GIẢNG DẠY HIỆU QUẢ CHỨC NĂNG VĂN HỌC

TRONG PHÂN CẢNH HAI CỦA TÁC PHẨM CHIẾC


THUYỂN NGOÀI XA
1.Phân tích vấn đề và nêu lí do cần có giải pháp
1.1.Phân tích vấn đề
Đặt vấn đề:
Trong buổi Lễ Khai giảng năm học 2021-2022 của Khoa Văn học, Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, nhà giáo Huỳnh Như
Phương đặt câu hỏi:
“Trong hoàn cảnh khắc nghiệt vừa qua, không tránh hỏi có lúc chúng ta tự hỏi, văn
học để làm gì, văn học cần cho ai? Văn học có cần cho người bệnh đang giành lấy
từng hơi thở tàn trong bệnh viện dã chiến? Văn học có cần cho người mẹ già đẩy
chiếc xe với chút tài sản bé mọn trên đường về miền Tây? Văn học có cần cho đôi
vợ chồng trẻ chở con thơ dưới mưa gió trên đỉnh đèo Hải Vân theo đoàn người trốn
dịch?....”

(nhà giáo Huỳnh Như Phương)


Câu hỏi ấy đã gợi lên trong chúng ta nhiều suy nghĩ về giá trị của văn chương
trong cuộc sống hiện tại.
Có thể thấy, hiện nay nhiều người cho rằng: Văn chương chỉ là những lời bóng
bẩy, hoa mỹ, những triết lí suôn không có tính ứng dụng cao. Những học sinh học
giỏi văn sẽ không được trọng dụng cao, bị đánh giá là kém cỏi hơn những học sinh
giỏi các môn tự nhiên.

-Giá trị của văn chương đang có xu hướng bị hiểu sai dẫn đến việc môn văn ngày
càng đánh mất vị thế đáng có, học sinh khi học môn này do không hiểu bản chất
nên có xu hướng “học cho có”, học qua môn,… lâu dài hình thành tư duy “học
vẹt”, “học tủ”.
1.2.Lí do cần có giải pháp
-Tuy nhiên, môn văn là một môn vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong
chương trình giáo dục. Văn phản ánh cuộc sống, phản ánh hiện thực, văn đề cao vẻ
đẹp con người, văn hướng ta đến chân – thiện – mỹ. Nếu thiếu đi văn chương, tâm
hồn ta sẽ trở nên khô cằn, con người lúc này dễ có xu hướng thờ ơ, vô cảm với
mọi thứ xung quanh, những giá trị tốt đẹp dễ bị đánh mất... Có thể thấy, văn
chương là không thể thiếu với con người, học văn là việc vô cùng cần thiết. Hãy
tưởng tượng một thế giới nơi văn chương không tồn tại….
-Đứng trước tình trạng giá trị của văn chương đang bị hiểu sai, vị thế của môn văn
đang bị đánh mất dần, ta buộc phải đưa ra những biện pháp phù hợp, thiết thực để
cải thiện tình trạng đó.
1.3.Nguyên nhân vấn đề
-Để đưa ra những biện pháp phù hợp, ta buộc phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra
những tình trạng trên.
-Việc môn văn đang có xu hướng bị hiểu sai về giá trị một phần do các yếu tố bên
ngoài tác động. Trong thời đại 4.0, công nghệ kĩ thuật ngày càng phát triển, nhu
cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao, các môn khoa học tự nhiên và ngôn ngữ ngày
càng được chú trọng và chiếm vị thế cao hơn các môn khoa học xã hội trong đó có
môn văn.
-Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân cũng do một phần ở chính giáo viên giảng
dạy bộ môn này. Một số giáo viên không có cách dạy phù hợp, linh động, sáng tạo,
thậm chí một số còn giữ tư duy bảo thủ, khuôn khổ, kiềm hãm tư duy sáng tạo của
học sinh.
2.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
2.1CÁC CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC:
2.1.1.KHÁI QUÁT CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC:
a. Chức năng văn học là gì?
- Chức năng văn học là chức năng xã hội có tính tổng hợp: Sự tác động của văn
học trong sự thụ cảm của người đọc và trong đời sống ý thức xã hội cũng bộc lộ
trên nhiều bình diện, nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi thời đại, mỗi giai cấp tùy vào
điều kiện tồn tại và mục đích thực tiễn của mình có thể khai thác, “tận dụng”
những khả năng khác nhau, tiềm năng trong văn học.
b. Có những loại chức năng văn học nào? Các nhà nghiên cứu lí luận phân chia ra
nhiều loại chức năng của văn học: chức năng dự báo, chức năng giao tiếp, chức
năng giải trí… nhưng ba chức năng cơ bản của văn học là: chức năng nhận thức,
chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ.
1. CHỨC NĂNG NHẬN THỨC
a. Nhận thức là gì?
- Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan trong bộ não của con
người.
b. Chức năng nhận thức có đặc điểm gì?
- Nếu các ngành khoa học nhận thức sự vật hiện tượng bằng tư duy logic, khái
quát bản chất hiện tượng thành các định lý, định đề, thì văn học nhận thức
đời sống bằng tư duy hình tượng, nhận thức thế giới trong mối quan hệ giữa
cái cụ thể và cái trừu tượng, cái chung và cái riêng. Văn học nhận thức qua
hình tượng nghệ thuật, quan tâm đến từng số phận, từng cảm xúc, từng
gương mặt cụ thể, qua đó khái quát nên bản chất của một giai cấp, một lớp
người, một xã hội, một dân tộc, thậm chí là toàn nhân loại.
c. Chức năng nhận thức của văn học biểu hiện như thế nào?
- Giống như một cuốn sách giáo khoa về đời sống, văn học là một kho tàng tri
thức phong phú, đồ sộ về tự nhiên và xã hội.
- Quan trọng hơn, chức năng nhận thức của văn học không chỉ bộc lộ ở bề
rộng của những kiến thức về đời sống mà chủ yếu là chiều sâu của những
khám phá thẩm mỹ về con người. Khám phá và thể hiện đời sống tâm lí của
con người cùng những mối quan hệ xã hội đa dạng của nó, văn học giúp
người đọc liên tưởng tới đời sống của chính bản thân mình. Nhiều tác phẩm
đi vào đời sống tinh thần người đọc như những tám gương soi, giúp người
đọc phát hiện ra chính bản thân mình. Sự nhận thức thế giới biến thành quá
trình tự nhận thức của người đọc.
d. Ý nghĩa của chức năng nhận thức là gì?
- Mặc dù có những đặc trưng riêng biệt, văn học nghệ thuật vẫn tồn tại trước
hết với tư cách là một hình thái nhận thức, có khả năng mở rộng sự biểu biết
của con người Mỗi tác phẩm văn học lớn từ xưa tới nay đều có giá trị như
một thành tựu trên chặng đường nhận thức chung của nhân loại.
- Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn không gian và thời gian trong sự tồn
tại của mỗi cá nhân. Văn học đưa ta đến những chân trời hiểu biết mới, giúp
ta hiểu được hơn cuộc sống không chỉ trong hiện tại mà cả trong quá khứ,
không chỉ trong phạm vi đất nước mình mà cả ở xứ sở xã xôi. Chính trong
cảm thụ tác phẩm văn học, sự “nếm trải” cuộc sống được miêu tả trong các
hình tượng sinh động có khả năng giúp người đọc sống nhiều hơn, sống dài
hơn bằng những số phận, cuộc đời khác nhau trong tác phẩm.
- Chức năng nhận thức là tiền đề quan trọng cho sự dự báo tương lai. Phản
ánh cuộc sống một cách toàn vẹn, sinh động, văn học có khả năng vươn tới
tầm cao của sự khái quát, nắm bắt sự vận động bên trong của đời sống hiện
thực. Chính từ độ chín của sự khám phá, khái quát ấy, văn học có khả năng
dự báo tương lai, góp phần kiến tạo con đường đi đúng đắn cho sự phát triển
của hiện thực khách quan.
2. CHỨC NĂNG GIÁO DỤC
a. Chức năng giáo dục của văn học được hiểu như thế nào? Chức năng giáo
dục là khả năng tác phẩm văn học truyền đến người đọc những bài học đạo
đức, nhân sinh, tác động tích cực và nhân sinh quan, thế giới quan và quan
điểm chính trị - xã hội của người đọc.
b. Chức năng giáo dục có đặc điểm gì?
Chức năng giáo dục tác động vào con đường của tình cảm, chuyển từ giáo dục
thành tự giáo dục. Có nhiều hình thái ý thức có chức năng giáo dục như đạo đức
học, chính trị học… Nhưng nếu các hình thái ý thức xã hội khác giáo dục bằng các
khái niệm, luận điểm tư tưởng… qua con đường lí trí, thì văn học giáo dục bằng
trái tim, bằng cảm xúc. Với đặc trưng thẩm mỹ, văn học nghệ thuật chính là hình
thức giáo dục tự nhiên hơn cả.
- Động cơ của nhà văn rất khác cái ý định minh họa đạo đức. Những nguyên
tắc đạo đức chỉ trở thành nguyên tắc sống, thành cách sống khi chúng gắn
liền với đời sống nội tâm phong phú, với tâm hồn biết cảm nhận cái đẹp.
Văn học không thuyết minh cho các nguyên tắc đạo đức, không trưng bày
những tấm gương đạo đức, mà văn học bồi đắp tâm hồn – cội nguồn đạo
đức.
- Văn học giáo dục con người điều hay, lẽ phải, hướng con người đến các giá
trị Chân – Thiện – Mỹ thông qua việc phản ánh cả mặt tốt và mặt xấu của
hiện thực đời sống. Văn học tôn vinh, đề cao cái tốt, cái thiện, cái đẹp để
những giá trị tích cực lan tỏa và tâm hồn người đọc. Đồng thời văn học cũng
nhận chân, vạch trần, tố cáo cái ác, cái xấu xa, cái giả dối để người đọc tránh
xa.
c. Chức năng giáo dục có những biểu hiện nào?
- Văn học giúp hình thành thế giới quan đúng đắn và các quan điểm chính trị - xã
hội cho con người.
- Văn học giúp con người vươn tới cái thiện thông qua việc hình thành quan điểm
đạo đức.
- Văn học giúp khơi gợi những tình cảm đạo đức. Văn học kéo người đọc vào
mạch tình cảm của tác phẩm làm cho họ không thể dửng dưng. Văn học giúp
người đọc yêu thương, trân trọng cái tốt, cái thiện, biết căm ghét cái xấu xa, giả
dối.
- Văn học giúp ta hình thành lòng nhân ái, bởi những tác phẩm đặc sắc bao giờ
cũng khơi gợi ở ta sự đồng cảm, yêu thương đối với con người.
d. Ý nghĩa của chức năng giáo dục?
- Văn học giúp cảm hóa, thanh lọc tâm hồn con người, bồi dưỡng nhân
cách để con người “gần người hơn” (Nam Cao). Văn học đóng vai trò
như một phương tiện xã hội hóa cá nhân, phát triển trong mỗi cá nhân
đầy đủ những đặc tính xã hội cũng như những biểu hiện phong phú của
bản chất người.
 Do vậy, văn học giúp con người sống đẹp, sống tốt trong xã hội, có những
đóng góp cụ thể để xây dựng và cải tạo hiện thực cuộc sống.
3. CHỨC NĂNG THẨM MỸ
a. Chức năng thẩm mỹ là gì?
- Chức năng thẩm mỹ chính là khả năng của văn học nhằm thỏa mãn các nhu
cầu thẩm mỹ của người đọc.
b. Chức năng thẩm mỹ có đặc điểm gì?
- Cái đẹp của văn học bắt nguồn từ chính sự phản ánh chân thực của đời sống.
Những yếu tố thẩm mỹ của văn học luôn gắn chặt với bản chất bên trong của
sự vật.
- Văn học không chỉ thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người mà
còn phát triển ở họ khả năng hành động, sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.
Văn học giúp con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn trong hành động và cảm
thụ thế giới.
c. Các biểu hiện của chức năng thẩm mỹ là gì?
- Văn học miêu tả những cái đẹp vốn có trong đời sống hiện thực: cái đẹp của
thiên nhiên, cái đẹp của phong tục tập quán văn hóa xã hội.
- Văn khám phá những vẻ đẹp của con người nhất là vẻ đẹp tâm hồn.
- Văn học khiến người đọc rung động bởi chính vẻ đẹp của nghệ thuật. Người
đọc cảm thấy vui sướng, thích thú khi đọc một câu văn hay, mượt mà, khi
đọc một đoạn thơ du dương giàu nhạc tính…
d. Ý nghĩa của chức năng thẩm mỹ là gì?
- Chức năng thẩm mỹ của văn học giúp làm tăng thêm kinh nghiệm cảm thụ
thẩm mỹ của người đọc, thúc đẩy khả năng sáng tạo cái đẹp trong họ.
- Chức năng thẩm mỹ của văn học giúp thanh lọc tâm hồn con người: Thế giới
nghệ thuật vừa là hình ảnh của bản thân hiện thực vừa là thế giới của ước
mơ, của cái đẹp, của khát vọng. Văn học nghệ thuật mang đến cho người
đọc sự đền bù về mặt thẩm mỹ khi cho họ được sống trong thế giới nghệ
thuật, nơi mà cái ác, cái bất công sẽ bị trừng trị, cái tốt, cái thiện sẽ được
tưởng thưởng, được hạnh phúc. Cái đẹp của văn học không thể bị sở hữu bởi
riêng cá nhân nào, cho nên việc cảm thụ cái đẹp là hoàn toàn vô vụ lợi, nó
giúp tâm hồn con người được thanh lọc, tránh xa những điều vụ lợi, tầm
thường trong cuộc sống thường nhật. Cái đẹp của văn học vô tư nhưng
không vô tâm, mà luôn hướng người đọc đến những suy tư, trăn trở, trách
nhiệm về các vấn đề của cuộc sống, của thời đại.
4. MỐI QUAN HỆ GIỮA BA CHỨC NĂNG NHẬN THỨC – GIÁO DỤC –
THẨM MỸ:
-Ba chức năng nhận thức – giáo dục – thẩm mỹ có mối quan hệ như thế nào?
 Trong thực tế, sự tác động của tác phẩm văn học tới người đọc là một sự tác
động tổng hợp của nhiều yếu tố chức năng, là một quá trình chuyển hóa
phức tạp, biện chứng, ở đó các yếu tố chức năng xuyên thấm vào nhau .Việc
phân định ra từng chức năng riêng biệt chỉ có tính chất tương đối và lý
thuyết.
 Chức năng nhận thức chính là tiền đề của chức năng giáo dục. Trong quá
trình nhận thức và tự nhận thức, con người soi chiếu bản thân trong các mối
quan hệ với tự nhiên, xã hội và với chính mình, qua đó bật ra những bài học
đạo đức nhân sinh, thấu hiểu những chân lý của đời sống.
 Chức năng thẩm mỹ chính là chức năng đặc trưng của văn học nghệ thuật,
giúp phân biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác như lịch sử, triết
học…
2.2.QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN VĂN HỌC:
2.2.1.KHÁI NIỆM TIẾP NHẬN VĂN HỌC
-Tiếp nhận văn học là hoạt động “tiêu dùng”, thưởng thức, phê bình văn học của
độc giả thuộc nhiều loại hình, nhiều trình độ khác nhau.
-Đó là quá trình độc giả thông qua việc đọc để lĩnh hội, chiếm lĩnh tác phẩm.
--Có sáng tác văn học thì có tiếp nhận văn học, quá trình tiếp nhận tác động ngược
lại sáng tác, khiến cho cả hai góp phần thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm
mỹ của con người trong cuộc sống.
1. VAI TRÒ CỦA TIẾP NHẬN VĂN HỌC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC:
- Tiếp nhận là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác – giao tế của văn học.
Như vậy, dựa vào sơ đồ trên ta có thể nhận ra quá trình tiếp nhận có hai
vai trò chính:
 Thông qua quá trình tiếp nhận, văn học tác động vào tâm tư, tình cảm của
bạn đọc và thông qua đó tác động, cải tạo hiện thực cuộc sống.
 Quá trình tiếp nhận chính là quá trình “đồng sáng tạo”, mỗi tác phẩm trở
thành một cuộc đối thoại dân chủ giữa nhà văn và bạn đọc về những vấn đề
đạo đức, nhân sinh trong cuộc sống; là quá trình bạn đọc lắng nghe, thấu
hiểu và tri âm với những tâm tư, tình cảm mà nhà văn gửi gắm; là quá trình
bạn đọc kiến tạo những tầng nghĩa mới cho tác phẩm, làm nên những tác
phẩm không bao giờ “chạm đáy” có sức sống trường tồn, bất tử.
2. CÁC TÍNH CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN
a. Tính khách quan:
- Mặc dù việc đọc và tiếp nhận tác phẩm với từng độc giả là không giống
nhau, nhưng như vậy không có nghĩa là người đọc có quyền tùy tiện suy
diễn ý nghĩa của tác phẩm.
- Tính khách quan của tác phẩm xuất phát từ chỗ mỗi tác phẩm văn học là
một chỉnh thể thẩm mỹ, là một khách thể tinh thần, nó có đời sống riêng
và có sự độc lập tương đối với ý muốn của bạn đọc.
- Sự tiếp nhận một tác phẩm chịu sự chi phối bởi hiện thực khách quan mà
tác phẩm phản ánh, bởi ý đồ nghệ thuật và sự định hướng của nhà văn
thông qua quá trình sáng tạo các hình tượng nghệ thuật, bởi ngữ cảnh
ngôn ngữ, ngữ cảnh văn hóa.
 Do vậy, sự tiếp nhận của người đọc tuy không đồng nhất nhưng sẽ thống
nhất với ý đồ nghệ thuật của tác giả.
b. Tính sáng tạo:
- Quá trình tiếp nhận của bạn đọc được xem là quá trình đồng sáng tạo.
- Sáng tạo ở đây là một cách thức để hiểu sâu tác phẩm chứ không phải là tạo
ra tác phẩm mới.
- Nếu nhà văn tìm tòi, khái quát để tạo ra tác phẩm mới thì người đọc phát
hiện lại tác phẩm thâm nhập vào những chiều sâu có thể gây bất đồng với
tác giả.
- Tính sáng tạo của tiếp nhận thể hiện ở chỗ: Người đọc lấp đầy những
“khoảng trống” mà nhà văn có ý thức hoặc vô tình tạo nên trong tác phẩm.
- Vì sao người đọc có thể có sáng tạo mới mẻ? Khi tiếp nhận họ đưa tác phẩm
và một ngữ cảnh của riêng mình. Ngữ cảnh là một môi trường được tạo lập
bởi nhiều yếu tố có mối quan hệ rằng rịt: kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm
tập thể (cả về đời sống nghệ thuật), tính đặc thù của thời điểm tiếp nhận,
chiều hướng tiếp nhận mà người đọc cùng thời đại mong muốn. Ngữ cảnh
luôn biến đổi trong không gian và thời gian theo từng trường hợp đọc cho
nên tác phẩm luôn được phát hiện lại, luôn được làm mới.
3.Giải pháp đề ra
3.1.Yêu cầu cần đạt của các phương pháp giảng dạy
-Cần thiết kế cách giảng dạy phù hợp, lồng ghép việc phân tích các chi tiết, hình
tượng trong tác phẩm với kiến thức lí luận văn học về ba chức năng của văn
chương (thẩm mĩ, nhận thức, giáo dục).
-Việc lồng ghép kiến thức lí luận văn học về ba chức năng của văn chương cần linh
hoạt, sinh động, sáng tạo. Không nên chỉ cung cấp những kiến thức hàn lâm, khô
cứng, nhàm chán mà phải cụ thể, rõ ràng, được thể hiện trong chi tiết, hình ảnh nào
và những giá trị đó được ứng dụng cụ thể vào cuộc sống ra sao.
3.2.Mô tả giải pháp cụ thể
Chủ đề : Phương pháp giảng dạy để làm rõ giá trị của văn chương thông qua 3
chức năng trong phân cảnh thứ hai của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu.
3.2.1. Giải pháp 1
a)Mô tả phương pháp
Giúp học sinh tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đặc biệt là phong cách
nghệ thuật, chủ đề và cảm hứng sáng tác trong từng giai đoạn của ông.
b)Cách thực hiện:
- Cho học sinh trình bày những hiểu biết của mình về tác giả mà các em đã phát
hiện trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà. Nếu học sinh nêu chưa đúng trọng tâm
thì giáo viên có thể đặt những câu hỏi gợi mở.
- Nêu một vài nhận định, câu nói về nhà văn Nguyễn Minh Châu.
- Cho học sinh nêu cảm nghĩ, nhận xét của mình về phong cách nghệ thuật, chủ
đề sáng tác của nhà văn trong từng giai đoạn.
- Giáo viện chọn lọc ý, nhận xét, đánh giá và cho điểm học sinh.
1. Nội dung cần đạt:
 Sơ lược tác giả:
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
- Quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Hành trình văn học của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn “Sau
một buổi tập” (1960) và khép lại với truyện vừa “Phiên chợ Giát” (1989). Ba
thập kỷ – một hành trình không phải là dài so với những đồng nghiệp, đồng lứa
như: Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Hồ Phương… , song với mười ba tập văn xuôi,
một tập tiểu luận phê bình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã để lại một sự nghiệp
văn chương đủ sức vượt qua thời gian.
 “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi
Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng
sau này”. (Nguyễn Khải).
 Phong cách nghệ thuật: Được đánh giá dựa trên 2 giai đoạn sang tác trước
và sau 1975:
- Trước 1975: Truyện của ông chủ yếu phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến
tranh. Ông ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh vì tự do đất nước của những
người chiến sĩ cách mạng.
 Viết về cách mạng
- Sau 1975: Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Nguyễn Minh Châu chuyển
hướng sáng tác. Ông đi vào khám phá những vấn đề về đạo đức, triết lý nhân
sinh.
 Trong giai đoạn này, qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn đã bộc lộ
sự chuyển biến quan trọng trong sáng tác: từ phong cách mang đậm tính chiến
đấu, chuyển sang cảm hứng thế sự, cảm hứng nhân sinh, ngòi bút của nhà văn
hướng vào thể hiện con người trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc
và bình yên. 
 Là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới,
“thuộc trong số nhưng nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn
học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
3.2.2.Giải pháp 2
a) Mô tả phương pháp
Cho học sinh tìm hiểu về bối cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm trước khi học.
Nhằm nâng cao khả năng nhận thức, vận dụng liên hệ khi tìm hiểu tác phẩm
b) Cách thực hiện:
- Giáo viên cho học sinh nêu hoàn cảnh lịch sử, xã hội của đất nước khi sáng
tác tác phẩm mà các em đã phát hiện trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà và
tìm hiểu tác phẩm trên lớp. Nếu học sinh chưa nêu được vấn đề trọng tâm
theo yêu cầu, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi gợi mở vấn đề.
- Sau khi nêu được bối cảnh ra đời của tác phẩm và tình hình đất nước lúc bấy
giờ, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và trình bày suy nghĩ của mình
về bối cảnh đó trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa và cho điểm khuyến khích (nếu có) phần trình
bày đó.
c)Nội dung cần đạt
 Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:
- “Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu được sáng tác vào tháng
8/1983, lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau đó có vinh dự được nhà
văn dùng để đặt tên cho cả tập truyện ngắn, xuất bản năm 1987.
 Hoàn cảnh lịch sử, xã hội của đất nước lúc bấy giờ:
- Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất
nước thống nhất và bước vào kỷ nguyên hoà bình xây dựng, cả nước cùng đi
lên chủ nghĩa xã hội.
- Đến năm 1983, xã hội chúng ta đã trở về muôn mặt của đời thường. Và cũng
trong thời điểm này, cả dân tộc đang bước vào giai đoạn đổi mới, cho nên
cuộc sống có nhiều điều bất ngờ thú vị, có sức hút đối với văn nghệ sĩ, trong
đó có Nguyễn Minh Châu. “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc
thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của ông.
 “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học
Việt Nam thời kì đổi mới.
3.2.3 Giải pháp 3.
a)Mô tả phương pháp
-Sử dụng hình ảnh trong lúc giảng dạy.
-Trong giảng dạy môn văn, vấn đề thường gặp phải là học sinh dễ cảm thấy nhàm
chán với tiết học nếu giáo viên chỉ đơn thuần giảng bài bằng lời nói mà không có
các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ.
-Vì vậy, trong lúc giảng dạy giáo viên nên kết hợp với các hình ảnh để tiết học trở
nên sinh động, thú vị hơn.
b) Cách thực hiện
-Cụ thể trong việc giảng dạy phân cảnh 2 tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, ta có
thể đưa hình ảnh sau đây:
-Hình ảnh này sẽ được dùng khi giáo viên giảng về bối cảnh lịch sử ra đời của tác
phẩm- thời kì hậu chiến.
-Hình ảnh được sử dụng cùng câu hỏi kèm sẽ được nhóm soạn thành một sản phẩm
hỗ trợ riêng. (Sản phẩm hỗ trợ 1)
c)Nội dung cần đạt
-Tiết học trở nên sinh động, thú vị hơn.
-Học sinh có hứng thú hơn trong việc học.
-Những câu hỏi này có thể giúp gợi mở cho học sinh về đáp án các câu hỏi mà giáo
viên đưa ra.
3.2.4.Giải pháp 4
a) Mô tả phương pháp
Đặt ra những câu hỏi để học sinh tự chiêm nghiệm về những bài học giá trị văn
chương và liên hệ thực tế để áp dụng.
Bản chất của môn văn là thường có dung lượng dài dẫn đến tình trạng một số học
sinh lúc học có thể hiểu được hết nội dung nhưng sau đó lại không thể ghi nhớ tất
cả.
Do đó, việc đưa ra những câu hỏi về những vấn đề đã học sau khi kết thúc bài
giảng sẽ giúp học sinh hệ thống, củng cố lại những kiến thức đã tiếp thu.
Những câu hỏi sẽ xoáy vào những vấn đề đã học theo hướng học sinh có thể tự do
phát biểu những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, không đi theo khuôn khổ. Và từ
việc hiểu những vấn đề đã học, giáo viên hướng đến việc áp dụng những vấn đề đó
vào thực tiễn để thấy tính ứng dụng của văn học.
c)Cách thực hiện
-Cuối buổi giảng, giáo viên sẽ cho học sinh hệ thống lại kiến thức đã học thông
qua các câu hỏi trên ứng dụng Quizz.
-Sau đó, học sinh tham gia trả lời các câu hỏi.
-Từ các câu hỏi đó, giáo viên sẽ nhận xét và hướng học sinh đến các bài học thực
tiễn trong cuộc sống.
-Ví dụ: Trong Quizz sẽ có câu hỏi “Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà
hàng chài, Phùng và chánh án Đẩu đã có thái độ như thế nào?”. Và từ câu hỏi đó,
giáo viên sẽ hướng học sinh đến việc làm thế nào để nhìn nhận, đánh giá con người
một cách đa diện, nhiều chiều trong cuộc sống.
-Bộ câu hỏi được trình bày trong sản phẩm hỗ trợ thứ 2.
c)Nội dung cần đạt
-Học sinh hiểu rõ được các giá trị nhận thức, thẩm mĩ, nhận thức trong phân cảnh
hai của tác phẩm CTNXA.
-Học sinh biết cách vận dụng những bài học trong tác phẩm vào đời sống thực tiễn.
3.2.5.Giải pháp 5:
a) Mô tả phương pháp
So sánh, liên hệ với tác phẩm khác để thấy rõ không chỉ trong tác phẩm này mà kể
cả những tác phẩm khác văn chương vẫn luôn có giá trị thực tiễn cao.
b) Cách thực hiện
- Cho học sinh thời gian thảo luận nhóm, các em cùng nhau khai thác kiến
thức đã học và liên hệ đến các tác phẩm văn học khác để thấy rõ điểm tương
đồng cũng như có cái nhìn khái quát hơn về chức năng của văn học.
(Khuyến khích các tác phẩm trong chương trình ôn thi THPTQG).
- Các nhóm trình bày.
- Mời các nhóm khác đặt câu hỏi, đóng góp, phản biện.
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, giải thích phần trình bày đó và cho điểm
cộng khuyến khích nếu phần trình bày tốt.
c) Nội dung cần đạt
-Học sinh thấy được giá trị của văn chương được thể hiện ở nhiều tác phẩm.
-Học sinh hiểu hơn về giá trị của văn chương.
-Học sinh có cái nhìn khát quát, cụ thể hơn về văn học.
 VD: Liên hệ tác phẩm “Vợ nhặt”-Kim Lân:
 Giá trị Nhận thức, giáo dục ,thẩm mỹ:
 Cụ thể, cảm nhận được tình mẫu tử trong văn học, cảm nhận được vẻ đẹp
của con người trong hoàn cảnh khó khăn
 Từ đó, thấy được những nét chung về mặt giá trị của các tác phẩm văn học
dù khác tác giả, khác hoàn cảnh sáng tác,…
 Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm
1945. Những ám ảnh nạn đói mãi mãi đeo bám trong mỗi con người thời đó
và trong mỗi nhân vật, trong nhà văn.
 Hiện thực về tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy người VN vào
con đường cùng với sự chết chóc, đói khát,thê lương
 Bênh vực, cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ đau bất hạnh của nhân vật
 Trân trọng khát vọng hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của họ đem lại cho họ
một niềm vui tươi sáng vào ngày mai.
 Tác phẩm là bài ca về tinh thần, tình người đầy thiết tha cảm động.
  Cách mạng và thứ sánh sáng diệu kì của nó mang theo giá trị thức tỉnh trong
người nông dân.
 "Vì sao phải bịa? Người viết muốn nói một việc gì, một ý nghĩa gì thì
chuyện đời thường ngày tự thân đã có tiếng nói riêng của nó, còn tiếng nói
của chính tâm linh người viết chỉ có bịa mới ra được. Nhưng như vậy không
có nghĩa là nó tách rời hoàn cảnh xã hội, tách rời đời sống, mà hình như nó
thực hơn. Chính vì vậy mà tôi cũng thường nói bịa lại thực hơn. Vì nó thực
với chính mình trước tiên. Và kỳ lạ khi mình bịa ấy, mình viết say mê hơn
nhiều. Không biết khi mình say sưa bịa ấy có phải là những giây phút thăng
hoa nhất của người viết không?"(Kim Lân)
Kết luận: Cần phối hợp hài hòa, cân đối, linh hoạt cả 5 phương pháp trên.

You might also like