You are on page 1of 9

1.

Phân tích sự khác nhau giữa quan niệm truyền thống và hiện đại về tác phẩm văn
học?
- Quan niệm truyền thống: TPVH được hiểu như là 1 khách thể khép kín, tĩnh tại, đã
hoàn thành và bất biến, không phụ thuộc vào hoạt động tiếp nhận của người đọc. Tác
giả là người duy nhất đem lại nội dung tư tưởng cho tác phẩm
+ Các nhà lí luận mác xít: TPVH là sự thống nhất hình thức và nội dung, trong đó nội
dung quyết định hình thức.
+ Triết học cổ điển Đức - Hegel - Mĩ học ( 1836 - 1838); TPVH là sản phẩm của trí
tưởng tượng phóng túng tự do, được biểu hiện dưới hình thức một tổng thể hữu cơ - như sinh thể
sống, không thể tách rời nhau, khép kín, hữu hạn mà mỗi bộ phận của nó đều trọn vẹn
- Quan niệm hiện đại: nêu ra vấn đề hình thức và văn bản văn học, phân biệt văn bản
với tác phẩm, đề cao vai trò đồng sáng tạo của người đọc.
+ Quan niệm của chủ nghĩa hình thức Nga: Trong văn chương, cái biểu đạt(hình thức)
quan trọng hơn cái được biểu đạt(nội dung). Nghệ thuật như là thủ pháp. Hình thức mang
tính quan niệm, tính văn học, tính lạ hóa
+ Quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc: Phân biệt cụ thể với cấu trúc. Không nghiên cứu
TPVH cụ thể mà chỉ nghiên cứu cấu trúc trừu tượng của văn học.
2. Tính liên văn bản là gì? Các dạng thức thể hiện của tính liên văn bản?
- Tính liên văn bản là sự liên kết giữa 1 văn bản này với những văn bản khác, làm tạo sinh
nghĩa cho văn bản.
- Các dạng thức của liên văn bản: Nhắc đến, Trích dẫn, Vay mượn, sao chép, phỏng dịch,
dịch, giễu nại….
3. Phân biệt 2 khái niệm “Văn bản” và “Tác phẩm”. Tại sao nói “Tác phẩm văn học là
1 quá trình”?
- Văn bản: là hệ thống ngôn ngữ được sáng tạo ra cho người đọc, tồn tại trước khi có hoạt
động đọc của người đọc. Văn bản là phương thức tồn tại đầu tiên của tác phẩm, nó tồn
tại qua thời đại.
- Tác phẩm: là hệ thống ngôn ngữ đã được người đọc tiếp nhận và có ý nghĩa nhất định.
Tác phẩm là sản phẩm tiếp nhận văn bản, tồn tại trong ý thức người đọc, mang tính chất
lịch sử, mỗi thời mỗi khác, do nó đã được người đọc cụ thể hóa, đồng sáng tạo.
- “Tác phẩm văn học là 1 quá trình”, bởi vì:
+ TPVH là sản phẩm sáng tạo vừa tinh thần, vừa vật chất, vừa là sáng tác của nghệ sĩ,
nhưng đồng thời cũng có sự đồng sáng tạo của người tiếp nhận
+ VBVH chưa trở thành TPVH khi chưa có người đọc. Vì vậy, muốn trở thành TPVH thì
VBVH đó phải trải qua 1 quá trình mà TPVH tồn tại trong quá trình đó. Nó bắt đầu từ khi
tác giả cấu tứ, sáng tác thành văn bản -> đến khi được người đọc cảm thụ, tiếp nhận từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
+Khi đã trở thành 1 TPVH thì nội dung của nó cũng là 1 quá trình: Đó là quá trình tư duy
nghệ thuật của người cầm bút. Quá trình đó biến những trải nghiệm, tình cảm, cảm xúc, ý
nghĩ… trở thành một đời sống xã hội khách quan, một đối tượng hiện diện trên trang sách
để người đọc thưởng thức, suy ngẫm.
 Quá trình không có hồi kết
4. Phân biệt các khái niệm sự kiện, cốt truyện, truyện kể. Tại sao nói “Cốt truyện chỉ
có tính chất liệu, còn truyện kể mới có giá trị văn học?”
- Sự kiện: là những hành vi, việc làm của nhân vật, hay là sự kiện xảy ra đối với nhân vật,
làm biến đổi hay bộc lộ 1 ý nghĩa nào đó đối với mục đích người kể.
- Cốt truyện: là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm, làm nên cái sườn của tác
phẩm
- Truyện kể: là cốt truyện trong sự đầy đặn, toàn vẹn của chi tiết, lời kể và trật tự kể.
“Cốt truyện chỉ có tính chất liệu, còn truyện kể mới có giá trị văn học” bởi vì
- Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi loại tác phẩm văn học mà chỉ tồn tại
trong các TPVH thuộc loại hình tự sự, kí và các tác phẩm kịch. Cốt truyện chỉ là sự kiện
được sắp xếp thành 1 hệ thống nhằm diễn đạt cái khung chung nhất của truyện. Cốt
truyện đã được chi tiết hóa, hình tượng quá 1 cách độc đáo thông qua chủ thể sáng tạo.
Nó không lặp lại, không gắn bó trực tiếp với các yếu tố khác trong tác phẩm, chưa đủ
điều kiện để tác phẩm trở thành 1 chỉnh thể nghệ thuật
- Truyện kể được hình thành bởi cốt truyện và trần thuật. Trần thuật chính là yếu tố biến
cốt truyện thành truyện kể. Truyện kể có giá trị văn học là do công dụng, giá trị của trần
thuật. Cùng với cốt truyện, trần thuật sẽ kể, tả, cung cấp thông tin về sự kiện, nhân vật,
được sắp xếp theo 1 thứ tự nhất định, trong không gian, thời gian và ý nghĩa cụ thể. Từ
đó, tạo nên 1 chỉnh thể nghệ thuật trong sự thống nhất toàn vẹn về nội dung và hình thức,
truyền tải đến người đọc giá trị riêng mà tác phẩm đó tạo ra
5. Nêu khái niệm điểm nhìn trần thuật. Chứng minh rằng “Khái niệm điểm nhìn vừa
mang tính vị trí, vừa mang tính quan niệm, tư tưởng”?
- Điểm nhìn trần thuật: là vị trí để từ đó NKC nhìn và miêu tả các sự vật, hiện tượng, hành
vi của đời sống.
- “Khái niệm điểm nhìn vừa mang tính vị trí, vừa mang tính quan niệm, tư tưởng”:
+ Điểm nhìn mang tính vị trí: Tự sự phải có người kể chuyện, người chứng kiến sự việc
xảy ra, điểm nhìn trần thuật của người ấy thể hiện tập trung cách kể chuyện của tự sự.
Điểm nhìn là vị trí người kể nhìn sự vật, là cách quan sát, tri nhận, cách cảm thấy sự vật
bằng kinh nghiệm trực tiếp của mình, kể cả biểu đạt. Khi kể câu chuyện ấy, người kể
chuyện với tư cách là một chủ thể, anh ta như là người ngắm, thưởng thức, nhận xét,
người giới thiệu, phải biết đặt điểm nhìn từ đâu để kể. Kể từ đầu hay từ kết thúc kể ngược
lại hay kể từ giữa chuyện? Kể từ nhân vật chính hay nhân vật phụ? Kể từ ngoài hay từ nội
tâm nhân vật kể ra?
+ Điểm nhìn mang tính quan niệm, tư tưởng: Với mỗi tác phẩm tự sự, người kể chuyện
chọn ra 1 điểm nhìn khác nhau để tái hiện lại câu chuyện mà anh ta muốn nói. Nó không
đơn giản chỉ là vị trí mà người kể chọn lựa, mà quan trọng là từ mỗi vị trí, mỗi góc nhìn,
người kể sẽ gửi gắm vào đó những chiều sâu quan niệm, bộc lộ nội dung, tư tưởng khác
nhau.
Ví dụ: Truyện ngắn “Chí Phèo” của tác giả Nam Cao kể về cuộc đời, số phận của Chí. Đó
cũng là số phận chung của những người nông dân lượng thiện trước CM tháng 8 bị dồn
vào bước đường cùng dẫn đến tình trạng lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái
xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện đồng thời
khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân
tính.
6. Phân biệt điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài? Cho ví dụ minh họa
- Điểm nhìn bên ngoài: NKC trần thuật, miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kể
những điều nhân vật không biết
Ví dụ: Truyện cổ tích “Tấm Cám”, điểm nhìn của NKC không bị hạn chế, NKC biết rõ số
phận của từng nhân vật: Tấm hiền lành, đại diện cho cái thiện, sẽ được trở về sống với cái
thiện. Còn Cám độc ác, đại diện cho cái ác, sẽ có 1 cái kết thê thảm. Từ đó tác giả nêu ra quy
luật: cái Thiện luôn chiến thắng cái Ác
- Điểm nhìn bên trong: NKC xuyên qua cảm nhận của nhân vật
Ví dụ: Trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, NKC là nhiếp ảnh gia Phùng,
hiện diện với vai trò là 1 nhân vật trong truyện ngắn, kể lại những điều mà anh ta đã trải
nghiệm => Khả năng của NKC chỉ tương đương với 1 nhân vật.
7. Phân biệt NKC ngôi thứ nhất và NKC ngôi thứ 3? Cho ví dụ minh họa?
- Ngôi thứ nhất: “tôi,ta,chúng ta” kể được những gì mà khả năng của 1 người cụ thể có thể
biết được, tạo cảm giác chân thực.
Ví dụ: “Tôi” vừa là người kể chuyện về các nhân vật khác, đồng thời là đối tượng nhận thức trở
lại của chính mình. Nhân vật “tôi” trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải vừa kể về bà Hiền
- một người Hà Nội gốc, lịch lãm, sang trọng vừa tự nhận thức về lối sống xô bồ, cẩu thả của gia
đình mình, vừa tự bộc lộ cái nhìn một chiều về sự thay đổi của con người Hà Nội hôm nay “Con
người Hà Nội hôm nay ồn ào quá, nói nhiều quá, khác xưa nhiều quá!”
- Ngôi thứ 3: nhân vật được gọi bằng tên, gọi đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 cho phép người
kể có thể kể tất cả những gì có ở trên đời, kể cả những bí mật trong tâm hồn người khác,
những thế giới xa lạ, chưa có dấu chân con người
Ví dụ: Tô Hoài kể về cuộc sống của Mị trong nhà thống lí Pá Tra “Ai ở xa về vào nhà thống lí
đều thấy một cô gái dù thái cỏ ngựa, chẻ củi hay đi cõng nước suối cũng đều cúi mặt, mặt buồn
rười rượi”. Người kể chuyện đã ẩn đi, đứng đằng sau nhân vật và các sự kiện, đẩy nhân vật ra
trước độc giả để kể. Vì thế, trước mắt độc giả không thấy người nói, chỉ thấy hiện thực được
trình bày
8. Cách thức trần thuật trong văn học hiện đại có gì khác so với văn học trung đại hay
không? Cho ví dụ minh họa?
- Tác phẩm văn học hiện đại chú trọng đến việc tổ chức điểm nhìn, kết hợp nhiều loại điểm
nhìn, di chuyển điểm nhìn… Các nhà văn hiện đại đã phối hợp điểm nhìn trong tác phẩm
của mình
- Ví dụ: Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. Trong truyện ngắn này có hai người kể
chuyện xưng “tôi”. Nhân vật ông giáo kể về Lão Hạc, Lão Hạc kể về chuyện bán chó, lừa
chó. Tất nhiên trong hai người kể chuyện, ông giáo giữ vai trò của người kể chuyện
chính, còn chủ thể kia vừa là đối tượng được kể đến trong câu chuyện của ông giáo vừa là
người kể chuyện
9. Nhân vật văn học là gì? Vị trí và vai trò của nhân vật trong TPVH?
- Nhân vật văn học là: + khái niệm dùng để chỉ hình tượng con người trong TPVH
+ cái được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương
tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ
- Vị trí: + là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng
(miêu tả thế giới: cách nhà văn nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống)
+ là công cụ phản ánh các tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện
- Vai trò: khái quát các tính cách, khái quát hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của
nhà văn về cuộc đời.
10. Tại sao nói: “Nhân vật không phải là bản dập của con người ngoài đời”?
- Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống. Nó không phải là sự chụp ảnh, sao chép y nguyên
hiện thực đó mà nó đã có sự chọn lọc, gọt dũa từ người nghệ sĩ. Vậy nên, nhân vật trong
TPVH cũng không phải là hình ảnh sao chép y nguyên được đưa vào trong tác phẩm, nó
là những hình tượng hư cấu do nhà văn sáng tạo nên. Có chức năng phản ánh tất cả hiện
thực cuộc sống bên ngoài.
- TPVH là công trình nghệ thuật đặc sắc, lấy ngôn từ làm phương tiện biểu đạt. Vì vậy,
nhân vật cũng được nhà văn tạo nên bằng các phương tiện nghệ thuật ngôn từ. Thông qua
các biện pháp nghệ thuật, nhà văn có thể thay đổi diện mạo nhân vật sao cho phù hợp với
nội dung tư tưởng muốn truyền tải. Từ đó, nhà văn thoải mái bày tỏ những suy nghĩ, tình
cảm, cảm xúc; truyền tải đến bạn đọc những bài học có giá trị, bày tỏ quan điểm riêng,
thể hiện cá tính sáng tạo của riêng mình.
11. Tại sao nói: “Nhân vật là phương tiện tư duy về hiện thực và định hướng giá trị của
con người”?
- Phương tiện tư duy về hiện thực: Dựa trên vị trí, vai trò của nhân vật. Nhân vật là hình
tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên để phản ánh hiện thực. Nhân vật được nhà văn
đưa vào trong tác phẩm, nói tiếng nói của chính tác giả, thể hiện những cái nhìn, đánh giá
khách quan về hiện thực cuộc sống. Nhân vật sẽ làm cho hiện thực trong TPVH trở nên
sống động, có hồn, chạm đến trái tim bạn đọc
- Định hướng giá trị của con người: Nhân vật được ví như là công cụ, giúp nhà văn truyền
tải tư tưởng. Nhà văn nhìn hiện thực cuộc sống để bộc lộ những suy nghĩ, chiêm nghiệm
về cuộc đời và nhân vật sẽ thay thế nhà văn truyền tải những trải nghiệm đó. Qua nhân
vật, người đọc ngầm tiếp nhận những giá trị, bài học sâu sắc, tiếp nhận những cái hay, cái
đẹp, để từ đó có những định hướng riêng cho bản thân, đều hướng đến giá trị Chân-
Thiện-Mỹ ở đời.
12. Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện là gì? Tại sao trong văn học hiện đại, việc
phân biệt nhân vật chính diện với nhân vật phản diện ngày càng phức tạp?
- Nhân vật chính diện: + nhân vật mang lí tưởng, quan điểm, tư tưởng đạo đức tốt đẹp của
tác giả và của thời đại
+ là người mà tác giả khẳng định và đề cao như những tấm gương
cao đẹp về phẩm chất đạo đức.
- Nhân vật phản diện: nhân vật mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và tư tưởng,
đáng lên án và phủ định.
- Bởi vì: xã hội ngày càng phát triển, con người là tổng hòa của nhiều mối quan hệ trong xã
hội. Mục tiêu của văn học là hướng đến những giá trị thực, phản ánh hiện thực. Để sinh
động hơn và nhìn nhận con người ở những mặt thật nhất trong đời sống thường ngày thì
các tác giả đã không còn đi theo hướng phân định rõ ràng chính diện và phản diện như
văn học dân gian hay văn học trung đại. Bên cạnh đó nhà văn muốn thu hút người đọc,
muốn người đọc tự tìm kiếm và tự rút ra bài học cho mình.
13. Mô hình không gian của thế giới nghệ thuật là gì? Phân tích ví dụ để minh họa.
- Mô hình không gian của thế giới nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật,
do nhà văn sáng tạo ra. Mỗi tác phẩm sẽ có một không gian riêng biệt, giới hạn của nó
phụ thuộc vào sức tượng tượng của nhà văn và nhu cầu cấu tạo của tác phẩm.
- Đặc điểm của KGNT:
+ Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật xuất phát từ 1 điểm nhìn trong trường nhìn
nhất định (khoảng cách, góc nhìn) -> tạo ra kích thước của KGNT (cao, thấp, hẹp, rộng..)
+ KGNT là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và quan
niệm về cuộc sống, không thể quy về không gian vật lí hay không gian địa lí
+ KGNT trong tác phẩm là sự kết hợp của các tiểu KG -> tạo thành mô hình KG của
TGNT. Đó có thể là mô hình KG điểm (địa điểm: ngôi nhà, chiến trường…), KG tuyến (KG
chỉ có chiều dài: con đường, đường đời…), KG mặt phẳng (KG khối: có hướng vươn ra
chiều thẳng đứng), KG tâm lí, KG thực, KG ảo…
 KGNT không những cho thấy cấu trúc nội tại của TPVH, các ngôn ngữ tượng trưng
mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một
giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như
nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, không thể tách hình
tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.
- Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
+ 2 câu đầu: không gian ở chân đèo
+ 2 câu tiếp: không gian ở đỉnh đèo
+ 2 câu tiếp: KG mới-KG tâm trạng. KG ngoại cảnh rộng lớn bao la -> KG nội giới của
con người xuất hiện
+ 2 câu cuối: Sự kết hợp của KG thực+KG ngoại cảnh -> KG tâm trạng bị thu hẹp lại
14. Nêu các kiểu loại thời gian trong TPVH? Giải thích sự phong phú của các loại đơn
vị thời gian trong TPVH?
- Có nhiều loại thời gian: TG vũ trụ, TG lịch sử, TG xã hội, TG tâm lí, TG thần thoại…
Mỗi TG có độ đo riêng: năm, tháng, phút, giây, mùa, thế kỉ, thời đại…. Đơn vị TG càng
nhỏ thì người ta có dịp nhìn sâu vào thực tại, đơn vị TG càng lớn thì đem lại cái nhìn bao
quát
Ví dụ: Thời gian trong thơ cổ là thời gian vũ trụ, ngưng đọng, bất biến, ước lệ
Thời gian tâm lí: thời gian buồn, tiêu cực trong thơ Xuân Diệu: “Xuân đương tới
nghĩa là xuân đương qua/Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng
mất”…..
Đơn vị TG nhỏ: 6 ngày cuối cùng trong cuộc đời Chí Phèo
Đơn vị TG lớn: 100 năm đời người trong “Trăm năm cô đơn”
- Trong lí luận hiện đại, người ta phân biệt ra TG trần thuật (TG của thuyện kể) và TG
được trần thuật (TG của câu chuyện, TG văn bản) -> Sự so le giữa 2 kiểu TG này cho
thấy kĩ thuật cũng như dụng ý nghệ thuật của nhà văn
Giải thích: Nhà văn có thể lựa chọn thời gian trần thuật để tái hiện lại cuộc đời nhân vật.
Thời gian có thể đảo ngược, có thể lùi về thời xa xưa của lịch sử dân tộc, có thể làm thời gian
trôi nhanh, có thể lướt qua thời điểm không cần thiết. Chính vì vậy mà nó tạo ra thời gian
riêng cho mỗi tác phẩm và từ đó hình thành nên sự phong phú của đơn vị thời gian.
15. Thế nào là thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật? Việc phân biệt thời
gian trần thuật và thời gian được trần thuật trong lí luận hiện đại có ý nghĩa gì
không?
- Thời gian trần thuật (thời gian của truyện kể):
+ là thời gian vận động theo dòng vận động theo dòng thời gian
tuyến tính, một chiều của văn bản của ngôn từ
+ là thời gian của người kể, sự kể. Nó có mở đầu, kết thúc, do đó là
1 thời gian hữu hạn. Nó có tốc độ, nhịp độ riêng do người kể kể nhanh hay chậm,
kể lướt qua hay tỉ mỉ, dừng lại hay chi tiết
+ nó luôn mang thời hiện tại theo 1 quy ước: tôi đang kể nghĩa là
câu chuyện đang diễn ra
+ thời gian trần thuật thực chất là thời gian được biểu hiện bằng các
phương tiện ngôn từ, được thể hiện bằng nhiều yếu tố: tác giả, hình tượng NKC,
nhân vật, ngôi kể, vai kể và lời kể
- Thời gian được trần thuật (thời gian của câu chuyện, thời gian của văn bản): là
thời gian của sự kiện được nói tới, bao gồm: Thời gian sự kiện (chuỗi liên tục của các sự kiện
trong QH trước sau, nhân quả) và Thời gian nhân vật (bao gồm thời gian tiểu sử và thời gian
được nếm trải qua tâm hồn nhân vật)
Ví dụ: + Thời gian sự kiện trong “Truyện Kiều” là 15 năm, trong “Chí Phèo” là
cả cuộc đời của Chí Phèo
+ Thời gian nhân vật: trong “Chinh phụ ngâm”, trong nỗi nhớ mong,
người chinh phụ cảm thấy thời gian dài đằng đẵng “Khắc giờ đằng đẵng như
niên/Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
- Ý nghĩa: + Việc phân biệt thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật cho thấy
kĩ thuật, tài năng cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả: Ở mỗi điểm nhìn khác nhau,
tác giả sẽ sử dụng các kĩ thuật khác nhau (đảo thuật, lược thuật, khuếch thuật, tĩnh thuật..)
để miêu tả, dựng nên thế giới nghệ thuật để người đọc có thể nhận ra đâu là TG trần
thuật, đâu là TG được trần thuật. Sự đan xen, so le giữa TG trần thuật và TG được trần
thuật thể hiện sự am hiểu, sự vận dụng linh hoạt trong ngòi bút của tác giả.
+ Làm nổi bật nội dung của tác phẩm: Nội dung được thể hiện qua hình
thức nghệ thuật. Chính điều đó làm nên cái nhìn phong phú, đa dạng. Ở
mỗi điểm nhìn khác nhau, người đọc sẽ tự hình dung ra được 1 nội dung
khác nhau mà tác giả thể hiện trong đó.
16. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm là gì? Cho ví dụ minh họa?
- Hệ thống nhân vật trong tác phẩm văn học là tập hợp các nhân vật xuất hiện trong tác
phẩm. Những nhân vật này có thể được miêu tả kỹ hoặc sơ lược, sinh động hoặc không rõ
nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng
nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm .
- Có 3 loại hệ thống nhân vật lớn: Các nhân vật thần kì siêu nhiên; Các nhân vật là người;
Những nhân vật loài vật
- Ví dụ minh họa: Trong tiểu thuyết “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh, hệ thống nhân vật bao gồm các nhân vật chính như Thạch Sanh, Cúc, Mười,
và các nhân vật phụ như ông nội, bà nội, cô giáo, bạn học, và những người dân trong làng
17. Thế nào là kết cấu cốt truyện? Cho ví dụ minh họa?
- Kết cấu cốt truyện là cách sắp xếp các sự kiện trong một tác phẩm tự sự, nhằm tạo nên
một mạch truyện logic, hấp dẫn và có ý nghĩa. Kết cấu cốt truyện thường được chia thành
ba phần chính:
- Mở đầu: Giới thiệu nhân vật, bối cảnh, tình huống truyện.
- Phát triển: Các sự kiện xảy ra, dẫn đến xung đột và cao trào của câu chuyện.
- Kết thúc: Giải quyết xung đột, nêu lên ý nghĩa của câu chuyện.

Ví dụ: trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henry, kết cấu cốt truyện được sắp
xếp như sau:

- Mở đầu: Giới thiệu hai nhân vật Giôn-xi và Xiu, hai nữ họa sĩ nghèo đang sống trong một
căn hộ nhỏ ở khu phố tồi tàn. Giôn-xi bị bệnh viêm phổi nặng, cô tuyệt vọng khi thấy
chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường đối diện rơi xuống, cô tin rằng khi chiếc lá
cuối cùng rụng xuống, cô cũng sẽ chết.
- Phát triển: Xiu và bác sĩ hàng xóm cố gắng tìm cách vực dậy tinh thần cho Giôn-xi. Một
đêm mưa bão, Xiu thức dậy và thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn còn đó. Cô kể
cho Giôn-xi nghe, Giôn-xi được truyền thêm sức sống và cô bắt đầu hồi phục.
- Kết thúc: Giôn-xi được cứu sống. Hóa ra, chiếc lá thường xuân cuối cùng là do cụ Bơ-
men, người họa sĩ già, hàng xóm của họ vẽ ra trong đêm mưa bão. Cụ Bơ-men đã hy sinh
mạng sống của mình để cứu Giôn-xi.
18. Tổ chức điểm nhìn trần thuật trong 1 TPVH có quan trọng hay không? Tại sao?
- Tổ chức điểm nhìn trần thuật trong một tác phẩm văn học là vô cùng quan trọng. Điểm
nhìn trần thuật là vị trí, điểm quan sát mà người kể chuyện lựa chọn để kể lại câu chuyện
của mình cho người đọc. Nó có thể là điểm nhìn của tác giả, điểm nhìn của nhân vật,
hoặc điểm nhìn của một người kể chuyện ảo.

- Tùy thuộc vào điểm nhìn trần thuật mà người đọc sẽ có những trải nghiệm khác nhau khi
đọc tác phẩm. Nếu điểm nhìn trần thuật là của tác giả, người đọc sẽ có cái nhìn toàn cảnh
về câu chuyện, hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của tất cả các nhân vật. Nếu điểm nhìn trần
thuật là của nhân vật, người đọc sẽ có cái nhìn từ góc nhìn của nhân vật đó, hiểu được
suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đó. Nếu điểm nhìn trần thuật là của một người kể chuyện
ảo, người đọc sẽ có cái nhìn từ góc nhìn của người kể chuyện đó, có thể là người ngoài
cuộc, hoặc là người chứng kiến sự việc xảy ra.
- Nếu như tổ chức điểm nhìn trần thuật tốt sẽ mang lại những lợi ích như:
+ Tăng cường tính chân thực và hấp dẫn của câu chuyện: Điểm nhìn trần thuật
phù hợp sẽ giúp cho câu chuyện trở nên chân thực và hấp dẫn hơn, bởi nó giúp cho người
đọc có cái nhìn gần gũi, chân thực hơn về câu chuyện.
+ Thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: Điểm nhìn trần thuật có thể được sử
dụng để thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Ví dụ, nếu điểm nhìn trần thuật là của
nhân vật, tác giả có thể sử dụng điểm nhìn này để thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật,
qua đó thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
+Tạo sự đa dạng, phong phú cho tác phẩm: Điểm nhìn trần thuật có thể được sử
dụng để tạo sự đa dạng, phong phú cho tác phẩm. Ví dụ, nếu tác phẩm có nhiều nhân vật,
tác giả có thể sử dụng điểm nhìn trần thuật của từng nhân vật để kể lại câu chuyện, qua
đó giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về suy nghĩ, cảm xúc của từng nhân vật.
19. Đề tài và chủ đề có quan hệ với nhau như thế nào? Thế nào là tính đa đề tài và tính
đa chủ đề của TPVH?
- MQH giữa đề tài và chủ đề: Đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát thành những chủ đề và
xây dựng những hình tượng điển hình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đề tài và chủ
đề hòa quyện với nhau không tách rời đươc như TP ngụ ngôn, thơ trữ tình. Người tiếp
nhận có thể đi thẳng từ đề tài bên ngoài vào chủ đề, tư tưởng của TP
- Tính đa đề tài: Trong TPVH không chỉ có 1 mà có nhiều đề tài. Khi nói tới đề tài TP, ta
không chỉ nói tới 1 đề tài mà thực chất là 1 hệ thống đề tài liên quan nhau, bổ sung cho
nhau tạo thành đề tài của TP
- Tính đa chủ đề: Về bản chất, TPVH có nhiều chủ đề. Chủ đề văn học không bao giờ là 1
khái niệm đơn nhất. Trong 1 đề tài thì có nhiều chủ đề khác nhau, tùy vào cách phát hiện,
cách khám phá, khai thác của tác giả. Ví dụ cùng 1 đề tài về người nông dân nhưng Ngô
Tất Tố viết về h/ảnh người ND không bị tha hóa trong h/cảnh nghèo khổ trong “Tắt đèn”
còn Nam Cao viết về sự tha hóa của ng ND trong “Chí Phèo”
20. Tại sao nói, tư tưởng của TPVH “trước hết là một tư tưởng thẩm mĩ”. Tư tưởng đó
được thể hiện như thế nào trong TPVH?
- Bởi vì: + Nhà văn không bao giờ phát biểu tư tưởng trực tiếp,thẳng đơ trên trang giấy.
Nhà văn không thể viết thẳng ra giấy những nhận thức và khát vọng muốn gửi gắm, họ
cũng không thể viết suông, nghĩ gì viết nấy, mà luôn phải tìm cách để tư tưởng đó được
truyền tải đến bạn đọc 1 cách cụ thể và sâu sắc nhất
+ Cái tư tưởng của TPVH được nhà văn thể hiện thông qua hình tượng nghệ thuật.
Tác giả xây dựng lên hình tượng nghệ thuật để bộc lộ cảm xúc, gửi gắm những quan
niệm, quan điểm của mình. Thông qua hình tượng nghệ thuật, người đọc có thể cảm nhận
và hiểu hết những gì nhà văn muốn nói. Chỉ có hình tượng nghệ thuật mới có khả năng
truyền tải hết tư tưởng của nhà văn, ở đó, tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm
=> Tư tưởng thẩm mĩ biểu hiện thông qua HTNT
- Biểu hiện trong TPVH: ở 2 phương diện:
+ Sự lí giải chủ đề (nhận thức): Trong tác phẩm, chủ đề luôn được lí giải dựa trên một cơ sở tư
tưởng nào đó (thế giới quan, học thuyết đạo đức, chính trị, triết học, tôn giáo,…) dựa trên sự
phân tích các tính cách và các hiện tượng đời sống. Sự lí giải chủ đề thường được thể hiện ở hai
mặt: những lời thuyết minh trực tiếp của tác giả, của nhân vật và logic của sự miêu tả. Tư tưởng
tác phẩm chủ yếu phải toát ra từ tình huống, tính cách, từ sự miêu tả các hiện tượng đời sống 
mang lại cho người đọc một quan niệm nhiều mặt về con người và thế giới
+ Cảm hứng tư tưởng (khát vọng): Nội dung tư tưởng của TPVH không phải là sự lí giải dửng
dung, lạnh lùng mà luôn gắn liền với tình cảm, cảm xúc mãnh liệt. Cảm hứng trong TPVH biểu
hiện rất phong phú: khẳng định chân lí, phê phán, phủ định hay là sự đồng tình, ngợi ca. Cảm
hứng trong TPVH phải tuân theo quy luật tình cảm là phải gợi mở chứ không phải là biểu hiện
thẳng đuột 1 chiều, như vậy sẽ biến văn học trở thành sự minh họa, cứng nhắc cho tư tưởng

You might also like