You are on page 1of 8

3.

Lời văn nghệ thuật

a. Khái niệm

Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức mộtcách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn
từ của văn bản nghệthuật, là hình thức ngôn từ của tác phẩm văn học

b. Vai trò

Lời văn nghệ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hìnhthức tác phẩm, có vai trò kết nối
các yếu tố hình thức khác đểtạo nên một tác phẩm văn học hoàn chỉnh

Sự kết hợp lời người kể chuyện và lời nhân vật tạo nên tính chấtđa thanh. Lời văn xuất hiện
cùng lúc nhiều tiếng nói, giọng điệu, điểm nhìn khác nhau tạo nên độ mở trong tư duy, nhận
thức củamỗi người khi tiếp cận tác phẩm.

Sự cộng hưởng bổ sung của lời người kể chuyện và nhân vậtgiúp cho thế giới nội tâm của
nhân vật được khai thác triệt để, bức tranh cuộc sống hiện lên với mọi góc cạnh, nhịp kể thay
đổilinh hoạt

c. Biểu hiện

*Lời trần thuật (người kể): là toàn bộ lời giới thiệu, khái quát, thuyết minh, mô tả đối với
nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vậttheo cái nhìn của một người trần thuật (người kể chuyện)
nhấtđịnh.(Trích “Từ điển thuật ngữ văn học”)

Dẫn chứng: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thườngtrông thấy có một cô con gái
ngồi quay sợi gai bên tảng đá trướccửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ
ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũngcúi mặt, mặt buồn rười
rượi. Người ta thường nói : nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối
về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhấtlàng. Thế thì con gái
nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biếtkhổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không
phải con gáinhà Pá Tra : cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.” (Vợchồng A Phủ).
*Trần thuật nửa trực tiếp là một dạng lời văn nghệ thuật củatác phẩm tự sự. Ở đó, lời người
trần thuật (lời gián tiếp) có hàmchứa những yếu tố lời trực tiếp như ý nghĩ, cảm xúc,
từngữ,...của nhân vật.

Dẫn chứng: Sống mòn – Nam Cao

“Sáng độ một giờ rồi. Phương đông trắng mát màu hoa huệ, đãngả qua màu hồng của tuổi
dậy thì, để bây giờ nhếnh nhoángmàu vàng cháy. Mặt trời mới nhú lên được một chút, khỏi
cáinóc nhà cao nhất, ở đầu phố đằng kia…..Hai vùng sáng, trướccòn nhỏ và mập mờ, cứ dần
dần lan rộng thêm, rõ hình thêm. …Nó hắt cả lên cái đi văng Thứ đang ngồi, khiến y nheo
nheomắt nhìn lên. Mặt trời đã nhô lên hẳn.”

• Lời độc thoại: là hình thức nhân vật tự nói chuyện với chínhmình hoặc với nhân vật
là ai đó do bản thân nhân vật tưởngtượng ra để bộc bạch thành lời trong tình huống
mà tác giả xâydựng.

Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chínhbản thân trực tiếp phản ánh quá
trình tâm lý bên trong củađộc thoại thần mô phỏng hoạt động suy nghĩ xúc cảm củacon người
trong dòng chảy trực tiếp của nó thủ pháp nàyđược sử dụng rộng rãi trong văn học

Đối thoại(lời nhân vật): hình thức đối đáp, trò chuyện giữa haihoặc nhiều người. Trong văn
bản tự sự, đối thoại được thể hiệnbằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt
lời làmột lần gạch đầu dòng).

Trong Cuốn dẫn luận nghiên cứu văn học do GS Pospelov chủbiên đã đề cập đến đối thoại: “
Lời đối thoại gắn liền với nhữngngười nói hướng vào nhau, tác động vào nhau.”

Dẫn chứng: “Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấythằng cu bé xách điếu đóm và
khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên
đầuvà tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàngcủa chị.

- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?


Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồimới chép miệng trả lời Liên:

- Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.”

4. Nhân vật

a. Khái niệm

Nhân vật văn học có khi là những con người có họ tên như: TừHải, Thúy Kiều, Lục Vân
Tiên, Chị Dậu, anh Pha, … Khi lànhững người không họ không tên như: tên lính lệ, người
hầu gái, một số nhân vật xưng “tôi” trong các truyện ngắn, tiểu thuyếthiện đại, như mình – ta
trong ca dao.

+ Đó có thể là sự vật, loài vật ít nhiều mang bóng dáng, tínhcách con người được dùng như
phương thức để biểu hiện con người.

b. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm

+ Nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thựcmột cách hình tượng. Nhân
vật là phương tiện nghệ thuật để nhàvăn thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình
về con người, cuộc sống.

+ Nhân vật dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đờisống.

c. Các loại hình nhân vật


*Nhân vật chức năng : Loại nhân vật chức năng không đượcmiêu tả nội tâm. Các phẩm chất
đặc điểm họ là cố định, khôngthay đổi từ đầu đến cuối. Sự tồn tại của nó chỉ nhằm thực
hiệnmột số chức năng, một số vai trò nhất định. Loại nhân vật nàyrất phổ biến trong văn học
dân gian.

Ví dụ: ông Bụt trong truyện cổ tích có chức năng thực hiện cácphép màu, thử thách con
người. Và ban phúc cho người tốt, trừng phạt kẻ xấu xa. Các anh hùng trong truyện cổ tích
thườngcó chức năng giết yêu quái, cứu người đẹp.

*Nhân vật loại hình : Thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người
nhất định của một thời. Hoặc kháiquát cho một loại tính cách. Vậy nên còn được gọi là nhân
vậtđiển hình. Đặc điểm của loại này là một tính cách được tô đậmhơn các nét khác. Thường
là trở thành tên gọi về loại của nhânvật đó.

Ví dụ: Lão Am (Cái sân gạch – Đào Vũ), Tuy Kiền (Tầm nhìnxa – Nguyễn Khải). Đó là loại
hình nhân vật nông dân nặng đầuóc tư hữu. Chí Phèo là điển hình cho loại người bị tha hoá
bởihoàn cảnh khách quan.

*Nhân vật tư tưởng : Hạt nhân cấu trúc của nhân vật khôngphải cá tính, cũng không phải là
các phẩm chất loại hình mà làmột tư tưởng, một ý thức. Loại nhân vật này tập trung thể
hiệnmột ý thức, một tư tưởng nào đó mà theo tác giả, loại ý thức, tưtưởng ấy rất đáng chú ý
trong đời sống xã hội.

Ví dụ: Độ (Đôi mắt – Nam Cao) là thể hiện quan niệm về lốisống, cái nhìn cuộc đời và trách
nhiệm của hai kiểu nhà văn. Người hoạ sĩ trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu cũng
lànhân vật tư tưởng khẳng định một phẩm chất phải có của nhâncách: đó là sự tự biết xấu hổ,
biết sám hối, biết tự phán xét mình.

 Đây là một số loại hình nhân vật tiêu biểu. Các loại nhân vậtnày có thể tồn tại
song song trong một nền văn học. Một nhânvật có khi mang đặc điểm của
nhiều loại nhân vật khác nhau. Chúng tạo nên sự phong phú trong hệ thống
nhân vật nói riêngvà văn học nói chung.

d. Các phương diện của nhân vật

*Lai lịch
+ Đây là phương diện đầu tiên chi phối đặc điểm tính cách cùngcuộc đời nv.

+ Tính cách, số phận NV được lý giải 1 phần bởi phần xuất thân, hoàn cảnh gd và điều kiện
sinh hoạt

VD: Chí Phèo ngay từ khi sinh ra đã mồ côi, bị bỏ rơi ở cái lògạch cũ và bị tước đoạt gốc
gác. -> số phận cô đơn, bất hạnh

*Ngoại hình

Tục ngữ Việt nam có câu: “ Nhìn mặt mà bắt hình dong” thìtrong vh miêu tả ngoại hình là
biện pháp của nhà văn nhằm hémở tính cách nv

+ Nỗi niềm tính cách chiều sâu nội tâm ( cái bên trong) ? thốngnhất và ngoại hình (vẻ bề
ngoài)

+ Cái bên trong và vẻ đẹp bên ngoài nv ko thống nhất vs nhau.

*Ngôn ngữ

Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhânvật trong tác phẩm. Lời nói đó
phản ánh kinh nghiệm sống cánhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lý, thị hiếu… Đằng
saumỗi câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Sêđrin cho rằng: “Từ cửa
miệng một người nói ra không hề cólấy một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái
hoàn cảnhđã khiến cho nó xuất hiện... Trong cuộc sống, không thể cónhững hành động,
những câu nói mà đằng sau lại không có mộtlịch sử riêng”. Quả là trong cuộc sống không thể
có nhữngngười nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy nhà văn cần phát hiệnnhững nét riêng của
ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tácphẩm.

Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thườngchiếm tỉ lệ ít hom so với
ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại cókhả năng thể hiện sinh động và gợi cho người đọc về
bản chất, tính cách nhân vật cụ thể hơn. Trong đoạn báo ân, báo oán củaTruyện Kiều, mặc dù
đang hồn lạc phách xiêu, Hoạn Thư vẫnbiết lựa điều kêu ca:
Rằng: Tôi chút dạ đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi các viết kinh,

Đến khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng, riêng những kính yêu,

Chồng chung, ai dễ ai chiều cho ai.

Trót đà gây việc chông gai,

Cũng nhờ lượng bể tha bài nào chăng?

*Nội tâm

Nội tâm là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảmxúc tình cảm, tâm lí, suy
nghĩ… của con người. Thế giới nội tâmcủa con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi
bút củanhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách sâu kín củanội tâm con người từ
những điều thuộc phạm vi ý thức đếnnhững điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có
thể xétđoán được tính cách nhân vật.

*Tính cách và hành động

-Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm củanhân vật. Đây là phương diện
đặc biệt quan trọng để thể hiệntính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ
quantrọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lý tưởng, phẩm chấtcũng như những đặc
điểm thuộc về thế giới tinh thần của ngườiđó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách
nhân vậtkhông phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chínhhành động có tác dụng
bộc lộ quá trình phát triển của tính cáchvà thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện…
Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tìnhhuống khác nhau,
người đọc có thể xác định được những đặcđiểm, bản chất và tính cách của nhân vật.

*Ngôi kể

Có tác dụng: người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có
thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình và người kể có thể linh hoạt, tự do và những
gìdiễn ra với nhân vật. Thứ tự có tác dụng làm người đọc, ngườinghe dễ theo dõi, dễ nhớ, dễ
hiểu và làm nổi bật ý nghĩa câuchuyện.

e. Nhân vật điển hình (Tính cách điển hình)

Khái niệm : là kiểu nhân vật tiêu biểu vừa có nét riêng nổibật vừa mang nét chung khái quát
cho một kiểu người, mộtlớp người.

+ nét riêng: cá biệt, duy nhất, có một không hai

+ nét chung: bản chất xã hội của hành động nhân vật, tiêu biểucho một lớp người, biểu hiện
cho qui luật, cho bản chất của đờisống.

- NV ĐH có giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc

- Biện pháp cơ bản để làm cho nhân vật trở nên điển hình: kháiquát hoá

- NV ĐH thường ở trong hoàn cảnh điển hình

+ Hoàn cảnh điển hình: là hoàn cảnh của các nhân vật đượcmiêu tả trong tác phẩm vừa có
tính chất tiêu biểu và độc đáo, vừa thể hiện được những tương quan bản chất của đời
sốngtrong những mối liên hệ biện chứng
- Tính cách điển hình là huy chương của nhà văn, là một trongnhững dấu hiệu nổi bật
nhất của sức sáng tạo nghệ thuật và làdấu hiệu của tính mới mẻ trong sáng tác

“Những nhân vật do nhà văn sáng tạo nên còn thật hơn cảnhững người bằng máu thịt, vì họ
vô tận. Cho nên họ là bạn, làngười đồng hành của tôi, là kẻ mà nhờ đó, chúng ta liên hệ
vớingười khác trong cái móc xích nhân loại và móc xích lịch sử. (Văn chương lâm nguy,
Tzvetan Todorov)

You might also like