You are on page 1of 3

Tài năng miêu tả tâm lý nhân vật của Nam Cao trong

tác phẩm “Đời thừa”


Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Văn học là nguồn cội của mọi nghệ
thuật.” Nghệ thuật không có ranh giới trong văn học và văn học nghệ thuật cũng
chính là tinh hoa của văn hóa thẩm mỹ, một lĩnh vực phong phú và nhạy cảm
trong văn hóa. Trong nghệ thuật xuất hiện nhiều yếu tố quan trọng tác động
mạnh mẽ đến tác phẩm văn học và một trong số đó có thể kể đến nghệ thuật
miêu tả tâm lý nhân vật. Phải chăng vì thế mà nhiều nhà văn đã chọn miêu tả
tâm lý nhân vật để thể hiện được chính mình? Và trong số đó nổi bật lên là Nam
Cao. Song tài năng miêu tả tâm lý nhân vật của Nam Cao càng được thể hiện rõ
trong tác phẩm “Đời thừa”.
Có thể thấy, miêu tả tâm lý nhân vật đóng vai trò nhất định trong các tác
phẩm văn học. Vậy miêu tả tâm lý là gì mà lại quan trọng trong văn học như
vậy? Miêu tả tâm lý nhân vật là miêu tả đời sống bên trong của con người, thể
giới nội tâm, bên trong nhân vật qua hành động, lời nói, hành vi, suy nghĩ, là sự
khám phá, đi sâu vào từng ngõ ngách, thể hiện những chuyển biến tinh tế trong
tâm trạng nhân vật. Qua đó, giúp khán giả hiểu rõ hơn về diễn biến và sự phát
triển của nhân vật, tạo sự đồng cảm và cảm nhận sâu sắc với họ. Từ đó tạo sự
hấp dẫn và thuyết phục trong tác phẩm nghệ thuật.
Kết hợp cùng ngòi bút sắc sảo của một nhà văn có bản lĩnh, Nam Cao đã
mở cho mình một lối đi riêng đầy sáng tạo. Ông dẫn dắt tâm lí nhân vật từ việc
khám phá tâm lý của con người, quan sát và phân tích mọi biểu hiện hành động
của nhân vật và từ đó rút ra được nhận xét đúng nhất về hình tượng tâm lí nhân
vật Nam Cao hướng tới. Có thể nói, Nam Cao chính là bậc thầy trong nghệ
thuật miêu tả và khắc họa tâm lí nhân vật. Trong tác phẩm của Nam Cao số
lượng các nhân vật thường ít ỏi, chỉ xoay quanh số phận của vài ba nhân vật.
Xoáy sâu vào tâm trạng của nhân vật, Nam Cao không phát triển câu chuyện
bằng các hành động, sự kiện mà không chỉ là nhân vật. Hành động thường được
soi rọi chủ yếu qua tâm lý, trạng thái tâm lý của nhân vật được biểu hiện ở hai
loại nhân vật chủ yếu là người nông dân và người tri thức.
Hơn cả là người tri thức trong tác phẩm của Nam Cao đã biểu hiện nhiều
trạng thái tâm lý được xem nhiều là cái chất tâm lý tiêu biểu của nhân vật tri
thức tiểu tư sản nghèo, bộc lộ những suy nghĩ, giằng xé bên trong cùng số phận
bất hạnh cùng những hoài bão ước mơ bị vùi dập trong cái xã hội phong kiến và
những điều đó đã được thể hiện rõ nét trong truyện ngắn Đời thừa qua việc diễn
tả, phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật Hộ.
Tác phẩm Đời thừa là một truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng
đề tài về người tri thức. Tác phẩm đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ
thuật và nhà văn và thường được xem như một tuyên ngôn của Nam Cao về văn
học. Không chỉ có giá trị về mặt tư tưởng, Đời thừa còn đặc sắc về nghệ thuật
miêu tả tâm lý nhân vật. Nam Cao đã diễn tả, phân tích rất sâu sắc những giằng
xé trong tăm trạng nhân vật Hộ, đó chính là những day dứt của Hộ về nghề
nghiệp. Anh có khát vọng cao đẹp, muôn nâng cao giá trị đời sống của mình
bằng lao động sáng tạo nghệ thuật, công hiến cho đời những tác phẩm có giá trị.
Nhưng thực tại đen tối, hoàn cảnh gia đình túng quẫn buộc anh phải viết thứ văn
chương “vô vị, nhạt nhẽo”. Anh đau khổ vì thấy mình đã trở thành “một kẻ vô
ích, một người thừa”. Nam Cao còn miêu tả rất tinh tế những dằn vặt của Hộ về
nhân cách. Hộ vốn là một người nhân hậu, vị tha. Trong bất kì hoàn cảnh nào,
Hộ cũng không từ bỏ yêu thương, làm một kẻ tàn nhẫn. Nhưng do bức xúc về
công việc viết lách, anh trút hết buồn bực lên đầu vợ con, gây đau khổ cho
người mà mình yêu thương, rồi lại hối hận về chính điều đó. Nam Cao đã khéo
léo tạo tình huống đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm nhân vật lên đỉnh
điểm. Xung đột nội tâm của Hộ thể hiện ở mâu thuẫn không thể dung hoà giữa
sống với hoài bão nghệ thuật và sống theo nguyên tắc tình thương. Chính vì
không thể chọn một trong hai con đường nên Hộ rơi vào bế tắc. Tâm trạng căng
thẳng, bế tắc của Hộ được diễn tả theo cái vòng quẩn quanh: Khát vọng - thất
vọng - nhẫn tâm - hối hận - khát vọng - thất vọng... ngày càng nặng nề hơn.
Cùng với giọng văn sắc sảo mà chua chát, Nam Cao đã cho thấy nhân vật Hộ
trong hai bối cảnh đó là rộng và hẹp. Rộng là trong xã hội phong kiến nửa thực
dân, là cuộc sống nghèo đói của tri thức tiểu tư sản. Trong cái xã hội phi nhân
tính bóp chết ước mơ, lấy đi ý nghĩa cuộc sống chân chính của con người thật
khó để những con người tri thức tiểu tư sản có thể sải rộng đôi cánh, thỏa mãn
cái đam mê của mình. Hẹp là tác giả đã đặt nhân vật trên nền không gian gia
đình và toàn bộ bi kịch để tìm hiểu đời sống bên trong của nhân vật. Sống trong
hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân Hộ lại là trụ cột chính của gia đình, cơn
khó khăn của cuộc sống ép buộc Hộ phải đánh đổi và từ bỏ ước mơ nghệ thuật.
Xung đột giữa ước mơ và hoàn cảnh đã đẩy Hộ vào thế đời thừa. Tâm trạng của
nhân vật Hộ cũng được khắc họa rõ nét trong hai bi kịch: bi kịch văn chương và
bi kịch nhân cách. Ở bi kịch văn chương, tác giả đã đặt nhân vật trong sự xung
đột giữa ý tưởng và hiện thực, sự xung đột đi liền giữa hai quá trình trái ngược
nhau. Hộ là một văn sĩ có tài, có tâm huyết, có đam mê và từng có giấc mơ rất
đẹp về nghề văn nhưng lại xưng đột với thực tế cuộc sống gia đình. Nam Cao đã
nhập vào suy nghĩ của nhân vật để miêu tả và khắc họa từ điểm nhìn bên trong.
Mâu thuẫn bên trong nhân vật đã được tác giả mổ sẻ, phân tích dưới ánh sáng lí
tưởng. Khiến nhân vật day dứt, dày vò để rồi chính nhân vật nhận ra mặt trái
của mình và hi sinh nghệ thuật vì cuộc sống. Cảm nhận được nỗi đau của Hộ,
tác giả đã cho thấy Hộ là một nhà văn chân chính, dám hi sinh vì gia đình của
mình, đó chính là sự hi sinh vô cùng cao cả. Song bên cạnh bi kịch nhân cách,
Hộ tôn trọng lẽ sống tình thương nhưng mâu thuẫn xung đột trà đạp lên lẽ sống
mà bản thân mình lựa chọn. Nhận thấy điều đó, Hộ sám hối, sửa sai và đối diện
với bế tắc không giải tỏa được khiến anh cảm thấy nhục nhã, bất lương. Dưới
ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật đầy chân thực, đi sâu từng ngóc ngách nội tâm
thầm kín của nhân vật, sử dụng lối viết tự nhiên, dung dị không có dáng vẻ tân
kì, nhưng đó là sự dung dị của cây bút già dặn. Nam Cao chỉ triển khai trên vận
động nội tâm của nhân vật mà vẫn cuốn hút người đọc. Cho thấy tác giả phải
hóa thân vào nhân vật để diễn tả nỗi đau tinh thần của nhân vật bằng sự đồng
cảm sâu sắc. Liệu có phải nhân vật Hộ đang mang dáng hình, hiện thân chính
của nhà văn Nam Cao không nhỉ? Đời thừa cho ta thấy từ những đau đớn của
cuộc đời mà xây dựng tình thương hoàn mĩ. Thông qua bi kịch của nhân vật Hộ,
thể hiện lời tố cáo gay gắt, thiết chế xã hội đã đẩy các giá trị lớn vào tình thế
xung đột với nhau. Cái xã hội khốc liệt ấy đã lấy đi ý nghĩa cuộc sống chân
chính của con người và mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Đồng thời
tác giả cũng bày tỏ niềm tin yêu thương, trân trọng với người tri thức trung
thực, luôn chống lại sự tha hóa, cố gắng giữ vững lẽ sống nhân đạo. Đó chính là
sự đấu tranh, khát vọng vượt qua khó khăn, khao khát sống, luôn giữ được cái
cốt cách của con người. “Đời thừa” không chỉ là một tác phẩm văn học mà nó
còn là món quà tinh thần khắc sâu vào tâm trí độc giả, mang niềm tin, hy vọng
vào khả năng vượt qua mọi thử thách.

Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm
thắm yêu thương. Văn Nam Cao vừa hết sức chân thực - ông coi sự thực là trên
hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực - vừa thấm đượm ý vị triết lý
trữ tình. Cùng biệt tài trong việc diễn tả phân tích tâm lý con người. Ngôn ngữ
của ông vô cùng sống động uyển chuyển, tinh tế rất gần với lời ăn, tiếng nói của
quần chúng. Với một tài năng lớn, giàu sức sáng tạo, Nam Cao đã góp phần
quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

You might also like