You are on page 1of 9

Đặc trưng thơ trữ

tình và kịch
Tư duy qua “Hồn Trương Ba da hàng thịt,
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài và một số tác
phẩm thơ trữ tình.
Thể loại tác phẩm văn học

Trữ tình Kịch


Tự sự

Trình bày đời sống qua Thể hiện những cảm nhận Phản ánh đời sống trong những
các sự kiện, biến cố chủ quan của con người
mâu thuẫn xung đột được đẩy
đến độ căng

Tôi NHÌN THẤY thế giới Tôi CẢM THẤY trạng thái Tôi phải HÀNH ĐỘNG như thế
đang diễn biến như thế nào? thế giới như thế nào? nào để can thiệp vào thế giới
Thơ trữ tình
"Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa,
là ý thức mà không phải ý thức, là vô thức mà
không hẳn vô thức. Thơ đúng nghĩa là sự bộc
lộ tận cùng của nhà thơ" (Thanh Thảo)
Định nghĩa: Thơ trữ tình (tiếng Pháp: poésie lyrique) là thuật ngữ dùng chỉ chung các thể
thơ thuộc loại trữ tình trong đó, những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật
trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể
hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu
của thơ trữ tình.

Thơ trữ tình khởi phát từ khát vọng được thành thực của con người. Thơ ca là “nhật kí tâm
trạng” với những thú nhận thuộc về tâm tư tình cảm bên trong. Mỗi một sáng tác thơ ca là
những trải nghiệm thuộc về cá nhân của nhà thơ. Người làm thơ để quan sát trải nghiệm
nội tâm, lắng nghe chính mình, cách trò chuyện với nội tâm chính mình. Tình cảm trong
thơ gắn với hàng loạt chữ “tự” như (tự họa, tự thuật, tự tình, tự thú).

- Thơ trữ tình gắn liền với “sự tự biểu hiện của chủ thể” (Hegel). Chủ thể tự biểu hiện cảm
xúc, tâm trạng trong thơ là nhân vật trữ tình.

- Tình cảm trong thơ được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ gắn liền với khoái cảm tự ý thức
về mình, về đời. Làm thơ nhìn mình rộng hơn chính mình
Nhận diện thơ
Trên phương diện tinh thần, thơ là nguồn cảm thông chung của nhân loại (Hegel). Về cấu trúc, thơ
là một ngôn ngữ riêng trong ngôn ngữ chung của loài người và làm thơ tức là làm thế nào cho ngôn
ngữ trở thành một tác phẩm nghệ thuật (Paul Valéry). Về phương diện ngữ học,thơ là ngôn ngữ
trong chức năng thẩm mỹ của nó (Jakobson).

- Đặc tính của thơ là tạo đời sống tinh thần và thể xác cho vạn vật và cho những ý niệm trừu tượng
như thời gian, không gian, dĩ vãng, kỷ niệm ... Bởi vì, nhà thơ, khi sáng tác đã hòa mình với vạn vật:
con người, cỏ cây, đêm, ngày, hạt cát hay vũ trụ đều "bình đẳng" và có một linh hồn

- Đặc điểm thứ hai của nhà thơ là nhà thơ không dùng chữ như những dấu hiệu để chỉ định, giải
thích, mà dùng chữ như chất liệu. Nhà thơ tụ hợp, biến đổi, giao ứng những chất liệu ấy với nhau,
sai khiến màu sắc, âm thanh, khiến chúng hấp dẫn nhau, xô đẩy nhau, "đốt cháy" nhau, nhào lộn
trong tâm hồn, quyện thành một "thể" mới: ấy là thơ.

- Nhà thơ không dùng ngôn ngữ để nhắn nhủ, giải thích, mà dùng ngôn ngữ để truyền cảm. "Thi
nhân khơi gợi trong ta một trạng thái" (Valéry).
02
Đặc trưng kịch
ĐẶC TRƯNG KỊCH

Kịch khác tác phẩm tự sự ở kịch tính. Kịch tính là đặc điểm nổi bật của thể loại kịch. Không có
xung đột, mâu thuẫn thì không có kịch tính. Không phải cứ hễ miêu tả mâu thuẫn, xung đột của
đời sống hiện thực là tác phẩm văn học sẽ có kịch tính. Về vấn đề này, Bielinski có một ý kiến rất
quan trọng. Ông viết: “Kịch và tự sự đều có sự kiện; nhưng từ trong bản chất, tự sự và kịch hoàn
toàn đối lập nhau. Sự kiện thống ngự trong tác phẩm tự sự, con người lại thống ngự trong tác
phẩm kịch. Nhân vật của tự sự là biến cố, nhân vật của kịch là con người cá nhân”. Có thể định
nghĩa, kịch tính là trạng thái căng thẳng đặc biệt của mâu thuẫn, xung đột, được tạo ra bởi
những hành động thể hiện các khuynh hướng tính cách và ý chí tự do của con người.

Đặc điểm nhân vật kịch: Nhân vật có vai trò duy trì toàn bộ diễn biến cốt truyện kịch và đảm
bảo sự vận hành của tác phẩm.
+ Số lượng hạn chế
+ Tính cách nhân vật nổi bật
+ Nhân vật kịch thường gắn với hành động cụ thể
Ngôn ngữ kịch: Tất cả mọi vấn đề trong kịch đều xoay quanh ngôn ngữ nhân vật nên ngôn ngữ
ấy phải hướng tới khắc họa tính cách. Mỗi nhân vật với hoàn cảnh, nguồn gốc, bản chất xã hội
lại phải có ngôn ngữ khác nhau, có tiếng nói riêng thật phù hợp.
Đặc trưng thể loại của văn học kịch
1. Vấn đề kịch tính: Kịch tính được tạo nên bởi những xung đột được đẩy đến độ căng trong tác
phẩm. Xung đột là cơ sở là lực thúc đẩy hành động, quy định các giai đoạn phát triển của cốt
truyện, thường được thể hiện dưới dạng đụng độ và phản kháng dưới các thế lực hành động được
miêu tả trong tác phẩm.
Hegel “Kịch phải trình bày cho chúng ta một biến cố, một kì công, một hoạt động nhưng nó phải
tước mất đi tính chất bên ngoài của chúng và phải đưa cá nhân có ý thức và hành động thay vào
đó”.

2. Nhân vật kịch: Chịu điều kiện ràng buộc chặt chẽ bởi điều kiện luật lệ của đời sống sân khấu.
Nhân vật kịch là nhân vật được xác định rất rõ ràng về nét tính cách, chủ yếu là đơn nhất và chủ yếu
được khắc họa thông qua lời thoại

3. Vấn đề ngôn ngữ kịch: Đây là một phương tiện để khắc họa tính cách nhân vật. Cấu trúc đối
thoại kịch thường chứa đựng những nội dung đối nghịch như: tấn công - phản đòn, chất vấn - chối
cãi, cầu xin - từ chối.
Một số quan điểm của Lưu Quang Vũ trong kịch
“Một câu trả lời có vẻ đã cũ nhưng thật ra luôn luôn là chân lý đối với người viết: cuộc sống,
chỉ gắn bó với cuộc sống, sống hết mình với cuộc sống mới tránh khỏi sự khô cạn tài năng
và tâm hồn – hiểm họa luôn đe dọa người nghệ sĩ ở bất cứ lửa tuổi nào, địa vị nào.”

“Tôi chưa phải là một người tốt, tôi mới chỉ mơ mộng về điều tốt. Không phải chỉ giữ cho mình tốt
thôi là đủ, còn phải làm sao cho cuộc sống trở nên tốt, sao cho điều tốt của người này không làm
mưa dột xuống đầu người khác”
(Người tốt nhà số 5)

“Ngoài thế giới của những người đang sống và cõi im lặng của những người đã chết còn có một cõi
thứ ba nữa, đó là cõi của những người sống trong trí nhớ của người khác, những người không bị
lãng quên”
(Người trong cõi nhớ)

“Anh không tin ảo tưởng về cái chết đâu. Anh không tin sự bất tử của linh hồn. Chết là hết. Nhưng
cuộc sống thì vẫn còn đó, những vườn quả, những trận bóng, lũ trẻ con, những gì anh đã mến
yêu”.
(Nguồn sáng trong đời)

You might also like