You are on page 1of 5

MỘT SỐ Ý NGHĨA CỦA THƠ CA ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG

CON NGƯỜI
1.Đặt vấn đề
Nhecoraxop đã từng khẳng định: “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở
được” hay trong cuốn “Đa-ghe-xtan của tôi” Ra-xen Gam-ra-tốp viết: “ Thơ ca, nếu không có người, tôi đã
mồ côi.” Ở đây Gam-ra-tốp muốn nói đến sự mồ côi trên phương diện tinh thần. Đã có rất nhiều định
nghĩa về thơ nhưng chung quy lại, có thể hiểu thơ là tiếng lòng của mọi con người, thơ xuất phát từ lòng
người mà có. Cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra với những gì vốn có của nó nhưng phải đến với thi ca,
con người mới phát hiện những cái đẹp thầm kín, thần túy mà trước đó chưa ai phát hiện được. Thơ còn
làm sáng tỏ sự thật, phơi bày hiện thực. Bởi thế, thiếu thơ ca, không gì có thể thành chính nó. Đến với thơ
ca, tác giả ngày càng thêm sức sống và những bất ngờ, vẽ đẹp tuyệt diệu mà phải nhờ đến chiếc cầu nối
ấy, nó mới thực sự hé mở và lộ diện, phô diễn. Gieo vào tâm trí người đọc những suy nghĩ sâu sắc về đời
sống để thơ ca thực sự là chính nó “là người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp”- xứ sở của những giá trị chân –
thiện – mĩ cao đẹp.

2. Giải quyết vấn đề


a, Ý nghĩa của thơ ca đối với đời sống con người về việc nói lên tiếng lòng của người cầm
bút
Thơ là hình thức sáng tạo nghệ thuật dùng ngôn từ để làm chất liệu thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được
ý thức. Nhờ vậy thơ được tạo ra từ thực tiến cuộc sống và cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Cũng thông qua
thơ người nghệ sĩ gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình. La mactin, nhà thơ lãng mạn pháp cho rằng: “Thơ
là hiện thân cho những gì thầm kín nhất tựa con tim và tâm hồn con người và cho những hình ảnh tươi
đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên”. Viên Mai người Tiền Đường, Trung Quốc chủ
trương: “Thơ ca phải thể hiện tính tình của con người nghĩa là phải bộc lộ được tình cảm chân thực, ý tứ
sầu kín cá nhân. Trong “Tùy viên thi thoại” quyển 10 ông nói: “Tôi thích nhất những sáng tác nói lên tình
cảm, đọc nó lên như thể Hoàn Tử Dã nghe ca, ngọc nhiêu thích thu làm sao!” Chính vì coi trọng yếu tố tình
cảm trong thơ, Viên Mai đề cao những sáng tác ngôn tình, công khai chống lại quan niệm tiến liệt phong
kiểu, chống lại thói sùng cổ, phục cổ, cách luật trói buộc hồn thơ. Rõ ràng làm thơ gốc phải ở tình cảm,
khác với tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình nắm bắt một cách tinh tế thế giới bên trong con người mà mô
ta bằng hình ảnh, hệ thống ngôn từ giàu cảm xúc và rất cá thể. Tình cảm chính là nguồn động lực trực tiếp
và mạnh mẽ nhất thôi thúc nhà văn đến với sáng tạo nghệ thuật.
Và Đỗ Phủ - một trong hai nhà thơ vĩ đại của lịch sử văn học Trung Quốc cũng đã nhiều lần bộc lộ tâm
trạng qua những tác phẩm của mình. Một trong số đó là “Thu hứng”. Bài thơ “Thu hứng vừa là bức tranh
thu ảm đạm hiu hắt, vừa là bức tranh tâm cảnh u sầu trĩu nặng trước cảnh đất nước rối ren, loạn lạc của
ông
........
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Như vậy trên cái nền của thu nhà thơ đã hòa vào đó tinh túy của chủ thể trữ tình – một tâm trạng
đượm buồn, tha thiết, sâu thương, khắc khoải trong tình quên nặng và nỗi âu lo về thế hệ.
Và nếu như những xúc cảm của các nhà thơ cổ điển được thể hiện qua các thi phẩm nặng từ chương,
biểu mẫu, bằng trắc, chải chuốt trang nghiêm thì thơ mới lại chú trọng diễn đạt được tinh tế vóc dáng và
tâm hồn, cảnh vật và con người với những cảm nhận riêng độc đáo, giàu cảm xúc bằng phương thức thâm
nhập trực tiếp đời sống và thế giới bên trong con người. Điều đó cho phép tác phẩm thơ diễn tả được
những rung cảm đa dạng và đặc biệt tinh tế của tâm hồn con người
Thế Lữ là người mang tâm sự thời thế đất nước vì thế ông không thể thoát khỏi tâm trạng u uẩn. Bất
hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. Thế Lữ khao khát một cái tôi được
khẳng định và phát triển trong cuộc sống tự do. Tâm sự ấy, niềm khao khát ấy được ông kí họa vào nhân
vật con hổ ở vườn bách thú qua “Nhớ rừng”. Trong bài thơ, Thế Lữ xây dựng một nhân vật trữ tình lãng
mạn. Toàn bộ cảm hứng lãng mạn của Thế Lữ dồn vào việc miêu tả tâm trạng con hổ
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua
Thế lữ viết bài thơ qua lời con hổ để thể hiện niều uất hận ngàn thâu với hiện thực tù túng, ngột ngạt,
khiến con người ta muốn từ bỏ, thoát li khỏi nó. Bài thơ đã nói lên tiếng nói của cái tôi cá nhân đòi giải
phóng, cái tôi dám phủ nhận thực tại, cái tôi khao khát tự do, mong muốn được khẳng định mình. Qua bài
thơ Thế Lữ còn gửi gắm tâm sự yêu nước thâm kín của người dân mất nước thời bấy giờ. Có thể thấy nhà
thơ đã mượn lời thơ để thể hiện tâm sự tiếng lòng của chính bản thân mình. Chỉ qua đó, ta càng thấy rõ
được ý nghĩa quan trọng của thơ ca trong việc nói lên tiếng lòng của người cầm bút.

b, Ý nghĩa của thơ ca trong đời sống con người về việc phản ánh hiện thực cuộc đời
Như nhà thơ Tố Hữu đã nói: “ Thơ là hiện thưc, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa.”Thơ ca bắt
nguồn từ hiện thực đương đại của thi nhân. Vì thế mà thơ bắt rễ từ cuộc đời, đâm chồi kết trái mà góp nên
câu. Người thi sĩ phải gom góp, lụm nhặt những hạt ngọc của hiện thực mà viết lên những câu thơ đậm
chất cuộc đời. Và thế, chính nhà thơ Nguyễn Du cũng đã dùng biệt tài của mình viết nên những vần thơ soi
bóng cả thời đại “Truyện Kiều” – một kiệt tác vẻ vang ngàn đời của ông đã chứng minh tất cả:
“ Trước lầu ngưng bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông.”
Hiện thực thời phong kiến thật khắt khe. Nguyễn Du đã phản ánh được một xã hội phong kiến nam
quyền, xã hội mà cái cân công lí bị đảo lộn, ông còn nói lên số phận lênh đênh, phiêu bạt, trôi nổi của
người con gái sống trong xã hội xưa. Từ đó, ta càng thấy ý nghĩa quan trọng của thơ ca trong việc phản ánh
hiện thực cuộc đời, thơ đã châm ngòi cho thi sĩ nói lên tiếng lòng của mình tố cáo xã hội đầy bất công
Không chỉ trong thơ trung đại. Ở thơ mới, ta vẫn bắt gặp được nỗi lòng của thi nhân trước một hiện
hiện thực đầy chua xót. Vũ Đình Liên đã không quên nhiệm vụ của người cầm bút viết lên thi phẩm “Ông
Đồ”.
“Ông Đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay.
......”
Chẳng cần quá cầu kì nhưng những câu thơ của Vũ Đình Liên cũng chạm đến trái tim bạn đọc khi
nói về một nềm văn hóa “chơi chữ” đã dần tàn phai mà nhường chỗ cho sự du nhập của văn hóa phương
Tây. Đó cũng chính là hiện thực cuộc đời mà ông đang rất đau đáu, xót xa.
Như Chế Lan Viên đã nói : “Đời thi sĩ là thơ, như đời một nông dân là lúa. Nhan sắc của viên ngọc ư!
Có khi là nhiệm vụ của nó đấy.” Thơ không chỉ là nơi để người thi sĩ ca tụng cảnh sắc mà thơ còn để phản
ánh hiện thực cuộc đời, để đòi lại sự công bằng cho xã hội. Vì thế nên ta càng thấy ý nghĩa quan trọng của
thơ ca trong đời sống con người.

c, Ý nghĩa của thơ ca trong đời sống con người về việc tăng tính thẩm mỹ, tìm tòi cái đẹp
của nhà thơ
Có người nói rằng: “ Từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ
khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”.
Đúng như vậy, ý nghĩa của thơ ca là không giới hạn về định nghĩa cái đẹp nên người nghệ sĩ phải bỏ công
tìm kiếm, khám phá, phải dùng cái “tôi” của mình mà đi tìm cái đẹp. Tùy theo người cầm bút mà cái đẹp ấy
sẽ được tìm thấy ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nó giúp con người tăng thêm bản lĩnh cảm thụ cái đẹp của
ngôn từ và qua ngôn từ sẽ cảm nhận cái đẹp của toàn cầu khách quan. Khi đọc những dòng thơ của tác
phẩm “Một mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ta lại thấy điều đó:
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...”
Trước hết, tầm hồn ta rung cảm trước một bức tranh mùa xuân tinh khôi. Rồi chúng ta cảm nhận
được sự khôn khéo tinh tế trong cách dùng từ, cách phối thanh, ngắt nghịp của một bậc thầy tiếng nói thi
ca. Cái đẹp tạo điều kiện cho con người rung cảm, thanh lọc tâm hồn và hướng về chân thiện mĩ. Để làm
được điều này, thơ ca phải chú trọng tới vẻ ngoài nghệ thuật của nó. Nó cần sự rung động nghiêm chỉnh
của người cầm bút. Thơ ca chẳng phải là thành phần của những người thợ, nó là đứa con tinh thần của
người nghệ sĩ. Có những hình ảnh đời thường bị lãng quên nhưng khi đến với thơ ca, nó lại mang những
giá trị mới. Vậy thơ ca còn mang đến cho ta những cảm nhận mới về tính thẩm mĩ, tìm tòi cái đẹp của nhà
thơ

d, Ý nghĩa của thơ ca trong đời sống con người về việc giao tiếp và giáo dục
Thơ ca không chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống con người về nhiều khía cạnh mà còn có ý
nghĩa to lớn trong giao tiếp và trong giáo dục. Thơ ca dạy cho ta nhiều điều về cách đối nhân xử thế, dạy
cho ta nhiều bài học quý giá trong cuộc sống, nó mang tính giáo dục sâu sắc. Có thể thấy điều đó qua một
số bài thơ haiku (Nhật Bản) như bài thơ của chi-y-ô: Tác phẩm này nêu lên triết lí về cách ứng xử của con
người đối với thiên nhiên, trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé. Hay là bài thơ haiku của Issa dạy cho
ta rằng: Điều mà ta cần làm đó chính là luôn luôn cố gắng, nỗ lực hết mình trên hành trình chinh phục ước
mơ, chinh phục lí tưởng sống của mình như con ống sên nhỏ chậm rãi trèo lên núi Phu-gi (Fuji) vậy. Không
chỉ có bài thơ haiku truyền tải cho ta nhiều điều hay mà còn rất nhiều bài thơ mang tính giáo dục vô cùng
ý nghĩa như những lời thơ trong tác phẩm “nhật kí trong tù” của Bác Hồ. Theo Đại tá, nhà thơ Nguyễn Hữu
Quý, khí thơ trong Nhật ký trong tù thấm sâu tinh thần tự do cao cả. Tự do chắp cánh cho thơ Hồ Chí Minh
thoát khỏi tù ngục, dây trói, xiềng xích. Nhật ký trong tù quy tụ nhiều tri thức về chính trị, triết học, đạo lý.
70 năm đã trôi qua, giá trị của Nhật ký trong tù vẫn bền vững, cần có những nỗ lực mới trong nghiên cứu,
trong giảng dạy ở nhà trường về tác phẩm có giá trị với tầm vóc lớn nhất trong thơ ca Việt Nam thời kỳ
hiện đại. Và ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Ðinh Thế Huynh đã từng nhấn mạnh,
“Nhật ký trong tù” không chỉ có ý nghĩa văn chương, thời đại mà còn là tài sản vô giá trong di sản văn hóa
của dân tộc Việt Nam. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm hoàn cảnh ra đời đặc biệt của tập thơ;
những giá trị lớn lao về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm; phương thức để kế thừa, phát huy các giá trị
và ảnh hưởng sâu sắc, lâu bền của tác phẩm trong việc giáo dục, học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh... . Thế nên ta có thể thấy chỉ với một tác phẩm thơ mà người đã truyền tải cho các thế hệ trẻ
sau này biết bao nhiêu là kiến thức về chính trị, về triết học hay những đạo lý, truyền tải cho con cháu sau
này, cho người dân Việt Nam về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường và một quyết tâm cao độ đấu tranh
cho tự do. Như vậy chúng ta có thể nói rằng thơ ca gửi gắm những giá trị nhân sinh sâu sắc và cần thiết
cho cuộc sống. Cũng như tác giả Bùi Việt Bằng từng cho rằng: “ Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết
thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và dự cảm về
tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”. Vậy nên không sai khi nói rằng thơ ca góp phần nâng cao tri
thức đời sống mà hiệu quả thì không thua bất kì hình thức nào.

3.Kết luận
Thơ không chỉ được xem là một thể loại của văn chương mà thơ còn là một nghệ thuật của đời sống.
Thơ phản ánh lên hiện thực, thơ để thi sĩ giãi bày nỗi lòng, và thơ còn hướng đến cho ta những cái đẹp, cái
“chân-thiện-mĩ”. Từ đó ta càng thêm thấm nhuần được cốt lõi của thơ ca là hướng đến con người ta
những giá trị cao quý chỉ có thể thơ mới mang lại được.
Vậy, là những người được thưởng thức tinh hoa của các thi sĩ, ta càng thấy được tấm quan trọng của
thơ ca trong đời sống con người

Tài liệu tham khảo


1. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, SGK Ngữ Văn 8
2. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, SGK Ngữ Văn 9
3. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, SGK Ngữ Văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống
4. Phạm Thị Thanh Huyền – Lê Thanh Kim, Báo điện tử đại biểu nhân dân, giá trị và sức sống của <nhật kí
trong tù> :
https://daibieunhandan.vn/van-nghe/Gia-tri-va-suc-song-cua-iNhat-ky-trong-tui-i192763/

5. trang lí luận văn học: https://theki.vn/110-nhan-dinh-hay-ve-tho/

You might also like