You are on page 1of 5

Bài làm:

"Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ
Phải giấu tình cảm anh đi như ém quân trong rừng vắng
Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thú đi tìm vàng trên trang giấy
Đang bơi thuyền giữa sen hồ bỗng bắt gặp môi son"

(Tín hiệu- Chế Lan Viên)

Nếu ví thi nhân là người thợ mộc thì có lẽ những thi phẩm của họ là những
sản phẩm điêu khắc đầy huyền bí. Tác phẩm "huyền bí” ở chỗ chỉ gợi mà không tả,
chỉ hoạ mà không khắc để rồi những vần thơ được sinh ra và vượt mọi sự băng
hoại của thời gian chính nhờ sức gợi đầy truyền cảm. Cùng bàn về vấn đề này, Văn
Cao đã từng tâm sự: “Sự thất bại thường gặp trong một bài thơ là khép lại: Khép
tất cả sự muốn nghĩ và muốn nói”.

      Thơ là khúc nhạc trữ tình vừa có vần điệu vừa có nội dung truyền tải sâu
sắc. Thơ sinh ra từ lòng căm thù từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt
đắng cay" mà thơ đâu đơn thuần thể hiện tình cảm một cách vô hồn, thơ chỉ "gợi"
chứ không "tả", không bao giờ được “khép lại”- nghĩa là phải mở ra cho người đọc
cơ hội khám phá, tìm kiếm đồng sáng tạo với nhà thơ hay tìm đến những giá trị ẩn
sau trang giấy. Qua đó, ý kiến của Văn Cao đề cập đến sức gợi trong một tác phẩm
văn học- điều mà không chỉ Văn Cao mà những người sáng tác khác luôn hướng
tới: Mỗi chữ mỗi câu trong bài thơ phải mở ra một cái quãng ngược, quãng xuôi,
những cái không nói mà người đọc tìm thấy mãi mãi.

       "Ý hết mà lời dừng, ấy là lời rất mực trong thiên hạ. Nhưng lời dừng mà ý
chưa hết, ấy là điều tuyệt vời của thi ca"(Lê Quý Đôn). Quả thật là vậy, đặc trưng
ngôn từ của thơ là sự ngắn gọn, nói như Mai-a-cốp-xki: "Làm thơ là cân một phần
nghìn miligam quặng chữ". Ngắn gọn là thế, song thơ lại đòi hỏi phải truyền tải
cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc, nhiều cung bậc đa dạng, tinh vi, phức tạp. Tất yếu thơ
cần có sức gợi, cần một "chiều không gian thứ tư" để truyền tải, chứa đựng cảm
xúc ấy. Thế nên, khi "tả một son môi" người nghệ sĩ chỉ cho phép mình nói "sắc
sen hồ". Điều đó làm độc giả tò mò mà đi khám phá cái "sắc sen hồ" mà anh đã
chưng cất.

Nguyễn Khải từng cho rằng: "Tình cảm là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng
trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật". Tình cảm trong thơ nảy sinh từ
những rung động trực tiếp của nhà thơ. Tình cảm ấy không chỉ là tình cảm cá nhân
mà còn là tình cảm của xã hội, tình cảm của nhân loại. Chính vì tình cảm ấy còn là
tình cảm của nhân loại, của xã hội nên người nghệ sĩ không thể phô bày tình cảm
cá nhân trực tiếp hết lên trang giấy mà tình cảm ấy phải được bật lên từ những
cung bậc cảm xúc. Biến những con chữ thẳng đờ trên trang giấy kia thành những
dòng thơ có hồn, có sức gợi và hơn hết là có cảm xúc. Ví quá trình sáng tác như
một sự "kí mã" thì quá trình đọc tác phẩm có lẽ là một sự "giải mã". Người đọc thu
hút bởi " sức gợi" của tác phẩm mà đi tìm những " tình cảm" bị "ém trong rừng
vắng". Hiện thực trong cuộc sống được biến thành một hiện thực thứ hai trong nhà
văn và hiện thực ấy tiếp tục được thay đổi tích cực qua lăng kính của độc giả. Họ
được tham gia vào quá trìn sáng tác tác phẩm. Tác phẩm ấy lại có cơ hội sống thêm
với đời. Vượt lên trên mọi sự băng hoại của thời gian, những trang thơ vẫn in sâu
tình cảm của tác giả, chính cái tình cảm thẳm sâu sau con chữ, chính sức gợi mãnh
liệt ấy lại trở thành sợi dây vô hình gắnn kết độc giả và nhà văn. Mấy mươi năm
sau khi một thế hê lại sinh ra tác phẩm ấy lại sống thêm cuộc đời mới theo những
tình cảm và sức gợi mà nhà văn của thế hệ trước đã gửi tặng.

Còn nhớ, Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” được Mộng Liên Đường chủ nhân
nhận xét như có “máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy”, có lẽ
rằng, đại thi hào họ Nguyễn đã dành tất cả tâm huyết, cả bầu máu nóng của mình
mà làm nên tác phẩm. Đó không phải là tình cảm thông thường, mà là tình cảm đã
được ý thức, được sinh ra từ những tư tưởng lớn, là tình cảm cho cả nhân loại. Xót
thương cho những phận đời “tài hoa bạc mệnh” như nàng Kiều hay Đạm Tiên,
Nguyễn Du viết:

“Rằng: hồng nhan tự thuở xưa


Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”

Từng dòng thơ, con chữ như một tiếng kêu ai oán cho số kiếp hồng nhan
nhưng bạc phận, tuy tài hoa nhưng cuộc đời đầy sóng gió. Phải thương Kiều, yêu
Kiều lắm, phải đặt cả tâm hồn vào nhân vật thì Nguyễn Du mới có thể khóc thương
cho cuộc đời nàng như vậy. Chính tấm lòng nhân đạo của tác giả đã dấy lên sự
đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt nơi bạn đọc. Chu Mạnh Trinh từ cuối thế kỷ XIX đã
tự coi mình là nòi đa tình, thương cảm sâu sắc với nàng Kiều như một người đồng
điệu: “Bộc bản đa tình, cảm thâm đồng điệu”. Rồi đến vua Minh Mệnh khen Kiều
đủ trung, hiếu, tiết, nghĩa, “nêu danh giáo và phong lưu muôn thuở”. Hay qua cách
mà nhà văn Phạm Quỳnh cảm thán về tác phẩm rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta
còn, tiếng ta còn, nước ta còn” cũng đủ chứng tỏ “Truyện Kiều” được độc giả đón
nhận và trân trọng như thế nào. Nhà thơ Tố Hữu cũng bộc bạch sự kính trọng cùng
lòng ngưỡng mộ đối với đại thi hào họ Nguyễn:
“Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
(Kính gửi cụ Nguyễn Du)

“Truyện Kiều” là tiếng kêu đứt ruột, làm náo động cả không gian trước
“những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, mãi day dứt không nguôi trong lòng bạn
đọc về lòng xót thương cho những kiếp người tài hoa bị xã hội vùi dập. Người đời
đối với Kiều là “nâng niu”, trân trọng ngắm từ xa”, nhưng phải chăng hành trình
200 năm “Truyện Kiều” chỉ có vậy? Với nhiều quan điểm trái chiều xuất phát từ
cách nhìn nhận của mỗi thời đại, sự “hạch sách” hay “giày vò” là điều không thể
tránh khỏi. Nếu đứng trên lập trường Tống Nho xem “chết đói là sự nhỏ, thất tiết là
sự lớn” thì quả thật việc Kiều không tự tử mà chấp nhận cuộc sống nhục nhã suốt
hàng chục năm trời ấy là điều đáng lên án. Cũng trên quan điểm ấy, Nguyễn Công
Trứ cũng có những chỉ trích rất nặng nề trong tác phẩm “Vịnh Thúy Kiều”:

“Bạc mệnh chẳng làm người tiết nghĩa


Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”

Cũng có rất nhiều người dựa trên lập trường đạo đức nghiêm khắc để xét đoán
“Truyện Kiều” như Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng cho rằng tuy văn chương
hay nhưng tác phẩm vẫn không thể tránh khỏi “cái vẻ ai, dâm, sầu, oán, đạo, dục,
tăng”,…
Từ khi ra đời đến nay, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã có nhiều cách tiếp
nhận , đánh giá khác nhau, “kẻ khen, người chê”, người “nâng niu”, kẻ “hạch
sách”, người “trân trọng nagắm từ xa”, kẻ “giày vò mỗi chữ”. Dẫu như thế nào,
ngọn lửa sức sống của “Truyện Kiều” vẫn không thể bị hủy diệt, dù Nguyễn Du có
mất đi nhưng nàng Kiều vẫn đi vào cõi bất tử và thi hào chính là “nhà thơ lớn” của
mọi thời đại.
Bước vào nền văn học hiện đại, có thể nói thơ mới là thơ của những tiết tấu
âm vang, của những con chữ biết hát ca và trò chuyện, thơ của sắc màu rộn rã dù
bàng bạc trong nó “nỗi buồn thế hệ” của một thời đi qua không trở lại. Chính sự
say mê với tâm trạng ưu sầu đã dẫn dắt các nhà thơ trong sự tìm kiếm đề tài, thi
liệu hay sự cảm nhận những khía cạnh đầy chất bi cảm thi vị của đời sống. Họ say
sưa với hình ảnh mùa thu gợi cảm giác hoang liêu của Lưu Trọng Lư, những buổi
chiều tà gợi nỗi niềm cô quạnh của Huy Cận, những cuộc chia li không lời hẹn
ước, những tình yêu mong manh không bao giờ trọn vẹn của Nguyễn Bính, Hàn
Mặc Tử…, hay thích hoài niệm những quá vãng mà bước chân thời gian đã đi qua
và dẫm đạp lên của Chế Lan Viên.
Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, đã vẽ nên một hình ảnh
hết sức mới lạ, độc đáo nhưng không khỏi làm con người say đắm trong tình yêu
qua lời thơ của ông. Sự sống trong cảm nhận của Xuân Diệu mới cụ thể, hữu hình
làm sao:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.


(Vội vàng)
Lăng kính tình yêu đã chi phối liên tưởng của nhà thơ. Vẻ đẹp của con người
trở thành thước đo của vạn vật, cảm giác đậm màu sắc dục vọng tình yêu lại là
cách nhà thơ cảm nhận về thiên nhiên. Chỉ một liên tưởng độc đáo cũng đủ để tái
hiện cả bức tranh mùa xuân rạo rưc đầy hương sắc, thanh âm, khiến con người ta
không sao không chìm đắm với tình yêu mà Xuân Diệu gợi mở, và hơn hết là
khẳng định quan niệm sống “vội vàng” của con người cháy hết mình vì tình yêu.
Xuân Diệu đã ấp ủ, tạo nên chất men tình kích thích những cung bậc cảm xúc của
bạn đọc.

Thơ ca sinh ra mang nội dung thế nào một phần cũng do thời đại nó ra đời mà
nên. Mỗi thời đại lại có một cách nhìn, cách nghĩ riêng biệt. Bước sang một thời
đại mới sau khi thống nhất đất nước, thơ ca bắt đầu đi sâu vào khám phá thế giới
nội tâm của con người. Không đơn thuần là miêu tả một cách trực tiếp mà có nhiều
nhà thơ đã mượn hình ảnh của thiên nhiên để khám phá con người. Tiêu biểu là
nhà thơ Hửu Thỉnh đã mượn hình ảnh chớm thu trong "Sang thu" để giải bày tính
triết lý về độ tuổi trung niên. Mở đầu bài thơ là một bản phác hoạ đầy khéo léo,
tinh vi về một chớm thu với những tính hiệu hết sức mới lạ:

“ Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

 "Hương ổi" là một thi liệu mới mẻ khi nhắc đến mùa thu. Mùa thu của Lưu
Trọng Lưu là " trăng mờ thổn thức", là "lá vàng khô". Mùa thu là một nỗi buồn
miên mang của thi ca còn với Hữu Thỉnh mùa thu lại tươi mới, đậm hương thơm
như hương ổi chính đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Từ "bỗng" gợi một cảm giác
bất ngờ, đầy bớt chợt, làm cho bức tranh thiên nhiên sinh động ngay từ những phút
đầu gặp gỡ. Động từ mạnh " Phả" vào trong làn gió se. Hương ổi như trực tiếp lan
toả trực tiếp vào không gian, đậm đà thơm lừng. Hình ảnh nhân hoá" Sương chùng
chình" thật đặc sắc. Sương giờ đây cũng biết quyến luyến, bịn rịn. Cái "ngõ" ấy
phải chẳng là cái ngõ của thời gian là ranh giới giữa mùa hạ và mùa thu, ranh giới
ấy chẳng thể nhìn bằng mắt, cũng chẳng thể sờ bằng tay mà chỉ thể cảm nhận qua
trái tim nhạy cảm của tác giả. " Sương" dường như quyến luyến mùa hè muốn lưu
lại một những kí ức đẹp nơi hạ chí để rồi câu thơ cuối khép lại khổ thơ Hửu Thỉnh
phải bật lên rằng "thu đã về" song lại đầy nghi ngờ qua tình thái từ "hình như". Vẻ
đẹp của mùa thu được gợi nên bằng những hình ảnh đặc trưng tiêu biểu nhưng lại
vô cùng mới mẻ, là "hương ổi", là "sương" là những tín hiệu nhỏ bé trong vô vàn
tín hiệu thu sang. Có lẽ Hữu Thỉnh đã dành tình cảm nhiều lắm cho bức tranh "
Sang thu" của mình nên mới phát hiện ra những nét tinh tế như thế. Vẻ đẹp mùa
thu được khắc hoạ là thế mà thẳm sâu trong bức tranh giao mùa ấy lại còn là một
tín hiệu phát hiện ra tuổi đời của con ngừoi đã bước sang tuổi trung niên. Chẳng
còn là một cơn mưa rào, một ánh năng gay gắt mà là một "hương ổi" dịu dàng, một
làn "sương chùng chình" bịn rịn, để độc giả khi độc tác phẩm có thể chiêm nghiệm,
suy tư những triết lý sâu xa ấy.

"Nhà thơ như con ong, biến trăm hoa thành một mật

  Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay"

(Chế Lan Viên)

  Và hơn cả, nhà thơ cũng phải thể hiện được lối đi riêng, một vân tay nghệ
thuật riêng nói như Lê Đạt " Mỗi nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ". Vân
chữ ấy không trùng với bất kì ai, mang đậm dấu ấn riêng của tác giả. Quá trình kí
mã cũng phải đi kèm với quá trình giải mã. Bên cạnh người nghệ sĩ thì người đọc
cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ phải mở lòng ra đón nhận những vang
vọng ở đời để khi tham gia vào quá trình giải mã tác phẩm mới có thể hiểu hết
những gì nhà thơ muốn truyền tải. Phải sống sâu với đời để có khả năng đồng cảm
với những gì thi nhân bày tỏ.

Như vậy ta có thể thấy, nhận định về sức gợi tình cảm trong sáng tác thơ ca
của Văn Cao là vô cùng đúng đắn. Mỗi vần thơ vang lên chứa đựng những nổi
niềm khắc khoải riêng, những âm thanh không thể nào xoá nhoà. Rồi đây ta sẽ
không thể tìm được một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, ảo não như Huy Cận, kì dị
như Chế Lan Viên song ta vẫn sẽ nhớ về họ qua những tượng đại văn học họ đã
dày công điêu khắc
"Nền đất ẩm, chiếu manh, trang giấy trắng.
 Anh khi sinh bao nhiêu vật cho đời
   Nên anh chết như chuyến đi dài hạn
  Bởi họ sống thay anh có mặt giữa muôn đời"

You might also like