You are on page 1of 2

Trong phiên chợ văn chương tấp nập, đã bao lần ta bắt gặp những tác phẩm chỉ

tồn tại một thời gian


ngắn ngủi rồi chìm đi trong kho tàng văn học đồ sộ, song, bên cạnh đó, có những tác phẩm vẫn luôn
trường tồn với thời gian, vẫn làm người đọc thổn thức khi nhắc về? Phải chăng, tác phẩm tuy sinh ra từ
tâm trí nhà văn chỉ thực sự sống thông qua sự đọc, vì “Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm. Đồng
thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình”

“Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm” vì đọc tác phẩm văn học là một trải nghiệm mang tính cá
nhân. Mỗi người đọc khi đọc tác phẩm với trình độ văn hóa, góc nhìn khác nhau, với trí tưởng tượng
khác nhau sẽ cho ra những khám phá, phát hiện mới mẻ. Bởi vậy, mỗi người đọc sẽ sáng tạo lại tác
phẩm, khiến cho tác phẩm trở nên giàu giá trị và ý nghĩa hơn. Thế nhưng, không dừng lại ở việc khám
phá, sáng tạo lại tác phẩm, đọc còn “Đồng thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình”. Mỗi tác
phẩm văn học đích thực, khi đọc xong còn cho ta những bài học về nhân cách, về lối sống, khiến cho bản
thân con người trở nên hoàn thiện hơn về tâm hồn, để hướng đến mục đích cuối cùng đó là vẻ đẹp của:
chân – thiện – mĩ. Vì thế, quá trình tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần làm mới mẻ tác phẩm mà còn
hoàn thiện nhân cách cho chính người đọc.

“Không phải là một cái gì đó cố định và bất biến, mỗi tác phẩm văn học mang ý nghĩa của một cuộc
đối thoại cả về hình thức cũng như nội dung” ,trải nghiệm văn học là một trải nghiệm mang tính cá
nhân, vì thế, đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm. Mỗi độc giả, tùy theo trình độ văn hóa, thời đại,
trí tưởng khác nhau sẽ có một cách nhìn khác, cách nghĩ khác đối với cùng một tác phẩm vì ”Một tác
phẩm đã hoàn thành chưa nhất thiết đã hoàn tất. Sự hoàn thành là do nhà văn, sự hoàn tất là do bạn
đọc, do thời gian, do lịch sự mà nhiều lúc nhà văn không can dự vào” (Baudeler). Lúc ấy, tác phẩm
không còn là của nhà văn nữa mà nó sẽ sống một cuộc đời riêng – một cuộc đời của chính nó vì “Khi tác
phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu”. Những biến chuyển của xã hội sẽ tác
động tới suy nghĩ, tư tưởng, những định kiến của con người khi nhìn nhận một vấn đề. Đó chính là lí do
tác phẩm có thể không phù hợp với giai đoạn này nhưng lại là “bất hủ” với giai đoạn khác. Thời Nguyễn
Công Trứ, khi nho giáo, những ràng buộc đối với người phụ nữ vẫn còn, ông cho Kiều là “đáng kiếp tà
dâm”, nhưng đến thời Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh, khi thời đại đang đề cao tiếng nói cá nhân, những
tình cảm rất riêng tư, con con, mộc mạc, thì một nhân vật như Kiều lại đáng được trân trọng : “Chạnh
thương cô Kiều như đời dân tộc/Sắc tài sao mà lắm truân chuyên” (Chế Lan Viên). Hay như chuyện của
Sekhov, kể về một người đàn bà có nhiều đời chồng. Lênin cho rằng vậy là “gió chiều nào theo chiều ấy”,
là không chung thủy, là bởi ông thuộc về con người của tư duy, của lí trí, của những kiên định và sắt đá.
Lep Tônxtôi lại bênh vực, thương cảm thay cho người phụ nữ kia. Rằng người đàn bà ấy sao mà khổ, mà
thương, khi dành trọn tình cảm cho ai cũng không có được kết cục viên mãn. Là người con gái, ai chẳng
mong được hạnh phúc bên người mình yêu, có một mái ấm, một bờ vai vững chắc. Hai người có hai lí lẽ
rất khác nhau, không ai đúng, sai, hoàn toàn, chỉ bởi hai người khai thác ở hai khía cạnh khác nhau, và
tâm tư, lối nghĩ của hai người cũng được định hình theo những lối khác nhau. Vì thế, tác giả thứ 2 - tức
người đọc và nhà văn sẽ đồng sáng tạo để tạo nên một tác phẩm văn học. Điểm khác biệt giữa tác phẩm
văn học và các văn bản khác là vì nó có sự ảm ảnh bởi vì nó thôi thúc người ta suy nghĩ, hòa tâm của
mình vào và trăn trở tìm cho ra chiếc chia khóa được cất giữ trong ngõ ngách tâm hồn, thôi thúc ta
khám phá, sáng tạo lại tác phẩm. Cùng một tác phẩm nhưng nhiều người, nhiều hoàn cảnh, nhiều số
phận có nhiều cách hiểu khác nhau. Chính vì thế mà tác phẩm văn học có sức sống bất diệt nối tiếp từ
thời đại này sang thời đại khác, số phận này sang số phận khác. Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm mới, tạo
ra đứa con tinh thần đến với người đọc, nhưng nuôi dạy “đứa con” ấy thế nào, tính cách ra sao, hoàn
toàn là ở độc giả.
Tuy nhiên, bạn đọc đến với một tác phẩm, không đơn thuần là đọc nó, trải nghiệm nó, mà qua các tác
phẩm ẩy, người đọc phải đúc kết được một thứ gì đó mới mẻ, đồng thời khám phá, sáng tạo chính
bản thân mình. Tác phẩm nếu sinh ra chỉ để thỏa mãn cái mong muốn được đọc, được tìm hiểu của
chúng ta, vậy thì văn chương khác gì những bài phóng sự cung cấp tri thức, khác gì những bài học đạo
đức dạy về cách nghĩ, cách làm. Vậy người đọc còn tìm đến các tác phẩm văn học để làm gì? Văn chương
là một thứ không thể thay thế được, vì đọc một tác phẩm, là đồng thời khám phá, sáng tạo chính bản
thân mình. Bản chất của văn chương là hướng con người tới cái đẹp, cái tốt, chân - thiện - mỹ từ cổ chí
kim mãi là đích hướng tới của văn chương. Tác phẩm văn học dùng cái đẹp, cái tinh tuy nhất của để tiêu
diệt cái ác, cái xấu, gạn lọc cuộc sống, giữ lấy cái đức thiện; giữ lại những giá trị chân thực, những chân lí
của cuộc sống. Bởi vì văn chương “là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực”, vậy nên nó có sức mạnh
thần kì trong việc giáo dục và nhận thức con người. Vì thế, tác phẩm không sinh ra chỉ để thỏa mản sự
đọc của mỗi người mà qua đó, ta còn “khám phá, sáng tạo chính bản thân mình”. Đối với con người, văn
chương nghệ thuật mãi mãi vẫn là một người bạn vô cùng thân thiết. Sự tồn tại vĩnh cửu của văn
chương chân chính đã nói lên được tất cả những giá trị tự thân của nó. Với những kĩ thuật tiến bộ ngày
nay, máy móc có thể dọn sạch một căn phòng, làm đẹp một căn nhà, thậm chí có thể làm sạch được cả
môi trường, nhưng nhất định, không bao giờ chúng có được khả năng làm sạch tâm hồn con người như
văn chương nghệ thuật. Những giọt nước mắt khóc thương cho cuộc đời đau khổ, cho một số phận bị
biến dạng, dập vùi… trong từng tác phẩm, sẽ làm cho con người trong sạch thêm, tốt đẹp hơn và “ra
người” hơn.

DẪN CHỨNG:…

Tôi tin rằng, mỗi tác phẩm đều có nhiều cuộc đời khác nhau, không thể tách rời, nhưng cũng không
thể trộn lẫn. Người đọc tìm hiểu, khám phá, sáng tạo lại tác phẩm, tức là đang sáng tạo một cuộc đời
mới cho tác phẩm ấy. Mỗi người sẽ có một cách nghĩ riêng, một sở thích riêng, một thời đại riêng, vì thế,
những “cuộc đời” mà tác phẩm hóa thân vào đều mang nét riêng biệt nhất định. Thế nhưng, dẫu có
được “mài dũa” thành bao nhiêu cuộc đời khác nhau, tác phẩm vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị ban đầu, vẫn
sẽ giữ lại những gì tinh túy và cốt lõi nhất từ thuở ban sơ. Tác phẩm ấy vẫn chứa những tình cảm, tư
tưởng của nhà văn, chứa những “ngọn gió” mà nhà văn thổi vào, và rồi khi mang “ngọn gió” đấy đến với
muôn nơi, dẫu có trở thành một “con người” mới, nó vẫn phải vẹn nguyên, không thể tách rời nguyên
bản.

“Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm” nhưng người đọc văn học không có quyền tự do muốn hiểu
văn bản thế nào cũng được, mà phụ thuộc vào cấu tạo của văn bản. Như người ca sĩ hát bài hát của
mình theo bản nhạc của nhạc sĩ, người đọc văn cũng phải cảm nhân tacv1 phẩm theo cung bậc của văn
bản. Đọc là một quá trình khám phá và sáng tạo, mọi người đều có thể phát huy sự tìm tòi, cảm nhận
của mình, song đấy phải là những sáng tạo nằm trong khuôn khổ cho phép, phải có cơ sở trong toàn bộ
văn bản chứ hông thể dựa vào sự sáng tạo mà tùy tiện cắt xén câu văn hay áp đặt ý nghĩa.

You might also like