You are on page 1of 2

Khi nói về “cái tôi” Blaise Pascal đã từng nói: “Cái tôi đáng ghét”, thế nhưng, trong

mỗi người đều luôn


có “cái tôi” tồn tại, đấy là đặc trưng riêng, là cá tính, là thứ khiến bạn khác biệt với 7 tỉ người còn lại trên
thế giới. Nếu không có cái tôi, bạn có gì khác biệt so với mọi người xung quanh? Vậy thì, cái tôi thật sự
có đáng ghét hay không?

Đã sinh ra, tồn tại trong cuộc đời, ai cũng có “cái tôi” của riêng mình. Cái tôi chính là bản ngã, bản chất,
cá tính vốn có của mỗi con người. “Cái tôi” vừa để phân biệt, vừa để khẳng định “ta là ai” trong thế giới
bao la này. “Cái tôi” đã đang và luôn hiện hữu trong mỗi người, kể từ khi ta vừa chào đời. Thuở bé, đứa
trẻ trông thấy gì cũng đòi, không có được lại khóc lóc ăn vạ, bởi vì nó tự coi nó như trung tâm, mọi
người phải phục vụ nó. Sau này khi lớn lên, có ý thức, ai cũng vẫn cho mình là nhất, là trung tâm, là cái
rốn của vũ trụ. Người ta, dẫu là một kẻ tầm thường nhưng bao giờ cũng cho ý kiến mình là quan trọng
hơn tất cả. Cái “Tôi” có phải là “dễ ghét” đâu theo như lời của Pascal. Nó là chữ “dễ yêu” nhất trong đời.
Nhưng, vì ta đã quá nâng niu chiều chuộng nó… mà gây ra không biết bao nhiêu sự vụng về, ân hận, đau
khổ, tai ương… Và cũng chính vì thế, mà Blaise Pascal mới thốt ra câu nói chua cay này: "Cái tôi đáng
ghét” đã lưu truyền bao nhiêu năm cho hậu thế.

Cái tôi đáng ghét, vì cái tôi không bao giờ làm cho con người được yên. Cái tôi luôn luôn thuyết phục
người ta và có những lời nói ngọt ngào để cho nó được được tồn tại và lớn lên. Cái tôi lúc nào cũng
không cho con người được ngơi nghỉ. Nó luôn là kẻ giấu mặt tinh vi và gây cho con người nhiều bất an
nội tâm. Những khổ đau bất an trong cuộc đời mỗi người đa phần xuất phát từ cái tôi thái quá . Người
có cái tôi quá lớn là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì và xem
thường suy nghĩ, lời nói của người khác không cần biết điều mình làm đúng hay sai cứ tự hào một cách
vô ý thức. Thomas Edison nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra
điện. “Cái tôi” đôi khi đáng ghét, vì nó khiến chúng ta dễ thoả mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ “tự
sướng’’ quá. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ
đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ. Pablo Picasso khi thành công, được ca
tụng ở “période rose” (thời kỳ hồng), nếu thỏa mãn, sẽ không có “période bleue”(thời kỳ xanh). Nếu
thoả mãn với “période bleue” sẽ không có tranh trừu tượng, đưa hội họa đi vạn dặm. Thế đấy, người ta
nhìn nhận cái tôi là một thứ đáng ghét, vì nó khiến ta luôn nghĩ mình giỏi, khiến ta tự xem mình là trung
tâm của vũ trụ, từ đó ta ngừng tìm tòi, ngưng học hỏi, và hậu quả là mọi việc của ta đều trì trệ, kém phát
triển. Từ đó, ta sẽ trở nên thất bại vì “cái tôi đáng ghét” của mình giống như Donal Trump từng nói:"Chỉ
cho tôi thấy một người có cái tôi quá lớn và tôi sẽ chỉ cho bạn một kẻ thất bại".

Cái tôi quả thật đáng ghét, nhưng chỉ đáng ghét khi ta không biết cách sử dụng nó. Ngược lại, nếu biết
cách “rèn dũa”, “cái tôi” sẽ trở thành thứ “vũ khí” sắc bén nhất của bạn. “Vũ khí” ở đây chính là “cái
tôi” tốt đẹp của mỗi người. Đấy là “cái tôi” quyết đoán, mạnh mẽ, luôn tiên phong trong việc khám phá
hướng đi mới để đem lại thành công, hay là “cái tôi” sâu sắc, tế nhị, khiến người khác tôn trọng, hay là
sự tự trọng, là mong muốn bản thân được tôn trọng và được đối xử một cách công bằng, chính đáng.
Cái tôi ấy giúp ta nhận ra rằng bản thân mình cũng có những ưu điểm riêng, mình xứng đáng được tôn
trọng, xứng đáng được yêu thương. Cái tôi không hề đáng ghét, miễn là chúng được đánh thức đúng lúc,
để phục vụ cho một mục đích chung nào đó, như cách Ibrahimovic rực sáng ở trận cuối trong vị thế một
người đội trưởng, dù chỉ để đội tuyển Thụy Ðiển có thể kiêu hãnh ngẩng cao đầu rời cuộc chơi. Hay như
EURO 2012 đã có được một vòng đấu bảng căng thẳng và gay cấn nhất trong lịch sử nhờ sự vươn dậy
của những "bản ngã" bị dồn đến chân tường. Cristiano Ronaldo của Bồ Ðào Nha, Balotelli của Italy, hay
Cộng Hòa Séc và Hy Lạp, đều đã từng rớt xuống tận cùng cay đắng sau hai loạt trận đầu, song lòng tự
tôn của họ đã có tác dụng như những chiếc lò xo cực mạnh, đẩy họ vọt lên trong những thời điểm "sinh
tử". Vì thế, “cái tôi” sẽ trở nên thật hữu ích nếu chúng ta biết kiểm soát nó đúng cách.

Cái tôi cá nhân luôn đặt chúng ta vào những vị trí đối kháng nhau. Cuộc sống mà, tìm lỗi thì dễ hơn
nhận lỗi, dày vò người khác thì dễ hơn tự vấn bản thân, vẫn là oán trách thì dễ hơn tự trách…vẫn là phê
bình công khai dễ dàng hơn là nhận lỗi. Ai cũng có cái lý của mình, ai cũng có lời biện minh cho hành
dộng của mình. Vì chỉ bận tâm đến chính mình, mãi chỉ trích người khác nên bạn có thể mất đi sự cảm
thông và quan tâm đến những người xung quanh. Muốn có được sự hòa hợp trong một tập thể, mọi
người phải có sự hiểu biết về cái tôi cá nhân của nhau. Phải biết đặt mình vào suy nghĩ của người khác
để dung hòa, mỗi người nên nhường nhịn nhau để không gây ra mâu thuẫn. Chỉ có như vậy mới có thể
rút ngắn khoảng cách và tránh được những xung đột không đáng có. Dẹp bỏ cái tôi không phải là bạn
phải hy sinh quyền lợi của bản thân, mà những nhu cầu cần thiết của bạn vẫn cần thực hiện và vì những
ước mơ của bản thân bạn vẫn nên phấn đấu, như Khuyết Danh từng nói: “Cuộc sống cũng giống như
cách pha trà! Hãy đun sôi cái tôi của bạn, làm bay hơi mọi lo lắng, pha loãng mọi buồn phiền, lọc đi
mọi sai lầm, và bắt đầu thưởng thức sự hạnh phúc”.

Khuyết Danh cho rằng “điều quan trọng nhất trong cuộc đời là tìm thấy cái tôi bởi vì chỉ khi thấy được
bạn mới có thể làm bất kì điều gì khác”, vì "cái tôi" là nguyên nhân và cũng là lý do cho sự tồn tại của
mỗi con người. Nếu không có nó, chúng ta sẽ rơi vào sự hoang mang trong suốt cuộc hành trình đi tìm
bản thân mình. Nếu không có cái tôi, vậy bạn khác gì 7 tỉ người còn lại trên Trái Đất, nhưng nếu cái tôi
quá lớn, vậy làm sao bạn có thể hòa hợp với 7 tỉ người ấy? Vì vậy, chúng ta phải kiểm soát được "cái tôi"
của mình, để tránh gây ra phiền phức. Hãy hòa nhập chứ đừng hòa tan.

You might also like