You are on page 1of 18

1.

Nguyễn Huỳnh Khả Duyên


Ngắm nhìn những bông hoa quỳnh trắng tinh khiết, một bông hoa yêu kiều diễm lệ như thế
nhưng lại khiến người ta không thôi nuối tiếc. Bởi hay bông hoa trắng ấy chỉ “nở một lần rồi
tàn”, nhưng một lần ấy cũng đủ đã để người ta thổn thức không thôi, một vẻ đẹp hiếm hoi,
không chỉ bởi vẻ đẹp bên ngoài mà còn là vì sự ngưỡng mộ, ngưỡng mộ quá trình e ấp một
mầm hoa để rồi bung tỏa thành bông hoa thơm ngát. Tôi cũng vậy, dẫu đã từng là một đauws
trẻ ngây ngốc luôn chỉ biết cuối đầu và lắng nghe người khác, như những bông hoa dại bên
đường, song dường như câu nói của Raxu Nguyễn đã khơi gợi cho tôi vô ngàn lời chưa tỏ và
liệu rằng tôi sẽ tiếp tục là một cành bông dại trôi lạc trong cánh đồng hoa bất tận an nhiên
sống qua từng ngày hay mang theo những gì tươi đẹp nhất vươn lên nở rộ tuyệt đẹp một lần
như bông hoa quỳnh nổi bật kia dẫu cho có phải kết thúc đời minhd, cũng như câu nói “Điểm
khác nhau cơ bản giữa tôi và bạn là: bạn sống để mọi người yêu thích, còn tôi sống để chính
mình không phải hối hận sau này (dù có phải chống lại cả thế giới).”
Giữa những u tối của xã hội, nơi những định nghĩa về con người dần bị xóa nhòa, quên lãng,
thì nay “ điểm khác nhau cơ bản” cái phương cách phân biệt tối thiểu để nhận biết những giá
trị người riêng biệt được soi chiếu trên hai lối sống tưởng chừng như đối lập lại dung hòa đến
lạ. Bởi hay “sống để mọi người yêu thích” dẫu vốn chỉ là một phương thức tồn tại bị động và
lệ thuộc, hòa vào cái “chung” của xã hội, của đám đông. Song trái lại, sự mâu thuãn được
đặt ra khi có những kẻ muốn sống một đời “ để không phải hối hận”, mọt lối sống vì mình vì
bản thân vì một cái tôi riêng, đến nỗi quyết tâm “chống lại cả thế giới” vì một hình sắc va
một giá trị sống cho riêng mình. Nhận định trên cho thấy hai phương thức sống khác nhau
và những đặc điểm của nó, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh sự biến chất, hòa tan giữa một
xã hội người của các bạn trẻ ngày hôm nay, khi việc sống là chính mình dường như trở nên
khó khắn và gian nan hơn bao giời hết, nhất là khi ngày hôm nay con người ta đang càng bi
cái chung hóa, bị áp đặt bởi những định kiến trẻ mới. Cá nhân tôi, một thế hệ, một hạt mầm
đang dần nảy chồi trong thời đại mới, nơi những trang mạng xã hội đã khiến cho cuộc sống
trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết, cũng là nơi một bản ngã dễ bị phai nhòa phôi pha nhất
khi con người ta đang càng hướng tới những cái lẽ chung mà sống. Nhưng dẫu sao, là một cô
gái nhỏ, chỉ mới vừa ướm chồi non trên mảnh đất xa lạ, dẫu bao lần nhút nhát, dẫu bao lần vì
người khác mà bỏ đi bản thân, song lại thấy bản thân mới chính là chìa khóa mở đường, mới
là thứ đáng để con người ta khai thác nhất, bởi nó là bạn, là cái tôi duy nhất và riêng biệt nhất
không ai có thể sở hữu.
Luis Sepuslveda-ngôi sao sáng trên nền trời văn học thế giới bởi ngòi bút chuyên về nhân
cách và giá trị con người cũng đã từng ngõ lời “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương kẻ
nào đó giống mình”. Thật vậy, hay bởi con người vốn đã là một sinh vật cộng đồng, ta lớn
lên trong một cộng đồng và theo những dòng sóng của thời đại, cách sống, cách suy tư cũng
dần hòa theo những biển định kiến chung của thời đại, chính vì vậy việc ta sống để chan
hòa, để làm hài lòng cộng đồng, làm hài lòng người đời cũng là điều tất yếu. Trong khi dó, xã
hội cấu thành từ những mối quan hệ mà ra, con người cũng vậy, ta tồn tại dựa trên những
mối quan hệ xã hội, đó là điều hiển nhiên, bởi cuộc sống vốn là một cuộc đấu tranh sinh tồn,
việc ta làm hài lòng người khác dường như là một phương tiện hoàn mĩ để ta có thể tồn tại
giữa cái bấp bênh của thời đại, có một vị thế vững vàng trong cuộc sống. Cũng bởi đó, mà
các bậc phụ huynh - những người luôn muốn dành cho con mình những điều tốt nhất, họ luôn
mong con mình được giống “con người ta” được như “ người này”, “kẻ nọ”, nhưng cũng vì
đó, bản chất tự ti của một đứa trẻ lại được hình thành. Những đứa trẻ không bao giờ được
công nhận, thì còn đâu lí do để nó đi theo lối dẫn riêng của nó. Chính vì tư tưởng ấy, nó vô
tình khiến ta sống trong sự sợ hãi, sợ bị đánh giá, bị chê cười như một kẻ ngốc “dị biệt”. Và
không chỉ riêng đứa trẻ, theo nghiên cứu của tiến sĩ Joe Rubino, tác giả của "Self- Esteem
System" chỉ ra rằng “ 85% dân số thế giới chưa đủ tự tin vào năng lực bản thân”. Có lẽ vì thế
mà ít ai dám “chống lại cả thế giới” để mạo hiểm đánh đổi cho “cái riêng” của mình. Phải
chăng là do, thế hệ nào vốn dĩ cũng mang nặng những màu sắc định kiến, nếu không phải
thời phong kiến khắc nghiệt, nơi phụ nữ bị chà đạp không chút tiếc thương bị đánh giá bởi
những chuẩn mực không đáng có, thì ngày hôm nay, nơi những bản sắc riêng của con người
lại bị cho là quái dị, là khác thường, khiến cho con người ta dần không muốn phô trương
những nét riêng biệt của họ. Bởi ta đang sống trong đám đông, tư duy bị hòa trộn, hơn thế
nữa, dẫu cho tiêu chuẩn ấy có là sai lệch, nhưng bởi cái ảnh hưởng của số đông, mà cái sai ấy
lại trở nên đúng đắn, khiến ta liền bị lung lay, chuyển đổi và đánh mất đi quan điểm abn đầu
của bản thân, hay nói cách khác, cái khác biệt bao giời cũng sẽ bị kiềm kẹp trong những
xiềng xích, bị cái chung vùi lấp, bị xã hội phủ bỏ. Thế nhưng, việc sống để “được mọi người
yêu thích”, dường như cũng là một chuyện tốt. Khi đó là cuộc đi để hoàn thiện bản thân, ta
cũng học được cách lắng nghe, cũng đồng thời tiếp thu được những bài học, vốn lũy riêng để
trau dồi và bồi đắp nên những giá trị của bản thân. Bởi suy cho cùng, nó vẫn là điều kiện tốt,
điều kiện cần để ta có thể đạt đến phương diện thành công nhanh nhất, đồng thời cũng là môi
tường tốt để ta có thể dễ dàng trở mình và không bị cản chở bởi quá nhiều những mâu thuẫn
định kiến hay áp đặt.
Nhưng cứ hòa lẫn vào số đông như thế thì liệu bản thân có còn lại chút gì những giá trị riêng
biệt của mình, những giá trị để đánh dấu sự tồn tại độc lập của một cá thể hay không? Dẫu
biết, cuộc sống đôi khi là sự phụ thuộc, dựa dẫm vào tư duy của kẻ khác, song cũng chính vì
vậy mà đôi khi vì cái ảnh hưởng số đông, khiến cho sự thật dần méo mó, và hơn cả là ta lại
có thể thản nhiêm chấp nhận sự méo mó ấy chỉ vì không muốn “bị bỏ rơi”. Nhưng chính vì
như thế mà cái chủ nghĩa cá nhân cũng dần mờ nhòa, khiến tư tưởng và nhận thức trở nên sai
lệch với bản chất ban đầu, cái tôi cũng theo đó mà bào mòn dần, và đến một lúc cái tôi ấy
dần trở nên vô nghĩa, khiến cho con người ấy cũng dần mất đi tất thảy động lực sống, lí do
tồn tại của họ.Theo đó, không hẳn hướng tới mục tiêu chung lúc nào cũng tốt, bởi khi chúng
ta dần hòa mình vào những cái chung, cũng đồng nghĩa với việc con người bên trong dần bị
bào mòn và biến dạng. Trong khi đấy, ngày nay vốn dĩ những cái riêng cái độc đáo là những
cái vốn nên được bộc lộ, bộc lộ để cho thấy một tư duy mới, một cách thức suy nghĩ hiện đại
và cách tân hơn, thì chỉ vì để làm hài lòng người khác, mà bạn lại phải lấp đi những điểm
sáng của bản thể để nhưỡng ánh đèn cho kẻ khác, liệu điều đó có thực sự xứng đáng hay
không? Tự bóp chết ước mơ của chính bạn? Sự khai mở những tiềm năng còn ẩn chứa dường
như càng trở nên khó khăn hơn, càng không thể xác lập được một bản ngã cho riêng mình, lại
càng khó chạm tới sự thành công riêng biệt hay thậm chí sẽ trở thành con rối mặc người đời
sai bảo. Bởi một khi con người ta đã hòa tan vào trong cái chung, cái động, đồng nghĩa với
việc, ta tự đánh mất không gian, cơ hội để nghiền ngẫm, để khai thác tối đa quan điểm, cái
mình mong muốn. Và mặc khác, không phải lúc nào số đông cũng là người tạo ra chân lí và
chân lí cũng không xuất phát từ số đông mà ra, chân lí chính là từ bản dạ riêng của một cá thể
mà tạo thành, chính vì nó được hưởng ứng nên mới trở thành cái được cho là tiêu chuẩn cộng
đồng. Và cũng vì lẽ đó việc chúng ta chạy theo số đông, cố gắng hòa vào nơi mình không
thuộc về, khiến cho bản thân trở thành một bản sao lỗi, dẫu cho mỗi sinh mệnh đều mang
chứa những giá trị và bản ngã đầy cá tính riêng của chính mình. Nếu như năm đó, Galileo
Galilei không dám đứng ra ủng hộ và bảo vệ học thuyết của Copernicus, thì liệu những chân
lí có thể được khai minh hay không? Nêu như năm ấy, Sanders, bỏ cuộc dướ sự khuyên ngăn
của mọi người chỉ sau 10 lần thất bại thì có sáng lập được thương hiệu gà rán “KFC” như
ngày hôm nay hay không? Song, “để mọi người yêu thích” cũng chính là tựu tạo dựng cho
bản thân một vỏ bọc, một vỏ bọc tưởng chừng như hoàn mĩ, nhưng thực chất lại là một lớp
da nặng nề, cùng với một chiếc hồn sáo rỗng chẳng chút suy tư, bởi khi ấy, ta không còn là
ta, ta chỉ là một bản sao, bản sao lỗi trong vô ngàn những bản sao khác. Nhưng chỉ vì để làm
hài lòng mà ta lại tự khiến con người thể xác và tinh thần bị dày vò, bị dụ dỗ bởi thứ thuốc an
thần ngắn hạn Và liệu đó có thực sự là hạnh phúc mà bạn đang kiếm tìm hay chỉ đầy sự mỏi
mệ,t vì những cảm xúc dối trá, mỏi mệt vì chẳng phút giây nào được đối diện với con người
thật của bản thân, khiến cho mọi sự thành công cũng dương như mất đi ý nghĩa của nó.
Đã một năm trôi qua, như dường như vụ tự sát của học sinh trường Amsterdam ở Hà Nội
năm ấy vẫn còn nhiều bỏ ngõ và tiếc nuối. Một cậu học sinh chỉ mới 16, một độ tuổi đầy khát
khao và hoài bão. Nhưng có lẽ những vỏ bọc mà cậu đeo trên mình quá nặng nề, khiến cậu
chnagwr còn lại chút vấn vương ở đời. Ngày ngày cắp cặp nẵng trĩu, vùi đầu trong con chữ,
sống trong những áp lưc mang tên “con nhà người ta” cùng với những tổn thương không thể
giải bày từ bên trong trái tim của một đứa trẻ, dường như đã cắn đứt chút hy vọng sống mong
manh mà cậu gieo gửi. Gía như ngay lúc ấy, cậu được sống là chính mình, cậu sống cho
chính những ước mơ của riêng cậu thì liệu những giọt nước mắt tiếc thương có ngừng rơi,
nỗi ám ảnh của người cha tận mắt nhìn con mình tự sát có thể được xóa nhòa và liệu cuộc đời
cậu sẽ còn được viết lên bởi những thành công rực rỡ hay không .Cùng với đó Oli London,
chàng trai đã bỏ gần bảy tỉ đồng với ba mươi hai ca phẫu thuật thẩm mĩ, chỉ vì muốn được
“coi” như Park Jimin-một ca sĩ hàn quốc trẻ của hàn quốc. Nhưng đâu hay biết hậu quả sẽ để
lại những biến chứng không lường trước được, khiến cho gương mặt trở nên dị dạng khác
thường với những đường nét giả tạo thô sơ. Việc sao chép, và trở thành một bản sao lỗi đã
khiến anh đánh đổi rất nhiều đau đớn, nhưng may thay giờ đây anh đã nhận ra và thực sự hối
hận vì đã đánh mất bản thân, đánh mất đi hình hài nguyên sơ của cính mình. . Trong một khía
cạnh rộng hơn, khi mà ngay tại Việt Nam, các trường hợp làm việc trái ngành, hoặc thất
nghiệp lên tới 60-70% đa số các sinh viên. Đặc biệt có chuyên ngành logistic, nơi có nhiều
bạn trẻ đang lựa chọn nhưng không phải vì đam mê hay những ước mơ cao đẹp khác, mà là
bởi cái tên chỉ vì “đọc có vẻ sang nên em đã chọn”-trích từ một cuộc phỏng vấn đường phố.
Đâu hay rằng chỉ bởi vì sự lựa chọn chạy theo đám đông ấy, đã khiến nhiều bạn trẻ chán nản
giữa chừng khi không bộc lộ được khả năng hay sự yêu thích của mình…Thế mới thấy, mỗi
người sinh ra đã là một cá thể riêng biệt và độc lập, ta không thể bắt ép ai hay tự mình biến
thành bản sao lỗi trong hàng ngàn bản sao lỗi khác
Bởi hơn ai hết từ khi cất tiếng khóc đầu đời, ta đã vốn là một đứa trẻ đặc biệt, một mầm non
với những khát khao sống tràn đầy, với những ước mơ những đam mê, những lý tưởng riêng
của bản thân. Chính vì những ước mơ ấy, việc ta sống làm chính mình, ta đeo đuổi cái đam
mê, cái ước mơ ấy nó không những là một quá trình trau dồi, nhưng kèm với đó là cả một
động lực dồi dào để ta có thể bước tiếp dẫu bước qua muôn trùng khó khăn. Chọn cái riêng
sẽ là phương thức lâu dài để ta kiến thành nên những giá trị khác biệt, cho ta cơ hội được
phơi bày những khả năng, lĩnh vực chuyên ngành của bản thân, đánh thức khơi nới tối đa
những sức mạnh tiềm ẩn của một cái tôi cá thể mang đầy cá tính độc đáo. Song, sống là
chính mình, là khi ta sống toàn vẹn với tất cả những ưu những khuyết, ta sống đúng với bản
chất với tâm hồn, nó không chỉ mang lại cho ta cảm giác khuây khỏa nhẹ lòng, không chỉ
khiến ta cảm nhận được niềm tin yêu cuộc sống mà còn là nguồn hi vọng, là điểm tựa để ta
có thể rực sáng trong tương lai. Cũng vì lẽ đó mà ta có thể định hướng cho cuộc sống, tránh
khỏi những dụ dỗ, nhân sinh và tạo thành một quan điểm sống vững chắc không dễ lung lạc
giữa dòng đời. Hơn hết là vì cuộc sống này là của bạn, bạn có quyền quyết định nó và không
ai có quyền thay thế bạn, chính vì thế mà ta cũng không cần chạy chọt, cũng chẳng cần xu
nịnh ai. Hay như câu nói “Chim yến sao biết được chí của chim ưng. Đối với người suốt đời
cống hiến cho sự nghiệp vĩ đại, ngoài ngưỡng mộ ra, bạn còn có thể làm gì”. Câu hỏi có lẽ đã
bỏ ngõ ít nhiều về cuộc hành trình đi tìm lại vị trí của con người cá nhân thực sự. Vì suy cho
cùng, tha nhân cũng chỉ là yếu tố bên ngoài, là ngoại vi, đừng những vì những lời xì xầm bàn
tán mà bạn lại từ bỏ “tòa lâu đài khát vọng” mà bạn đang xây đắp, đừng vì làm hài lòng
người khác, chạy theonhuwxng lý tưởn không phải của mình mà quên đi sự hài lòng của
chính con người bên trong, quên mất cái thực sự bản thân hướng tới là điều gì. Bên cạnh đó,
Thật dễ dàng để tìm người “sống để chính mình không phải hối hận sau này”, nhưng “ngay
cả chống lại thế giới” thì không phải ai cũng sẽ làm được. Việc ta sống vì chính mình luôn là
một điều không hề dễ dàng, có thể ta sẽ phải đối diện với nhiều trắc trở và khó hơn, bởi cái
sự lựa chọn riêng biệt của mình sẽ không có con đường tương lai cố định từ những người đi
trước. nhưng mặt khác, ta biết điều mình cần làm và điều mình muốn làm, ta hiểu rõ bản thân
ta là ai và vì ai vì điều gì mà sống, việc tìm ra con đường phù hợp để phát triển bản thân
không phải là lớn lao, cũng từ đó, khi ta tìm được ngôi nhà lý tưởng, một môi trường phù hợp
với bản thân, nơi làm cho bản thân cảm thấy đủ hạnh phúc và đủ nhiệt huyết để cống hiến cả
tuổi xuân. Trải qua những thửu thách, đè nén bởi trở ngại, và vô ngàn những lần thất bại, đó
là điều không thể tránh khỏi. Nhưng biết đâu hay, chính vì những khó khăn ấy lại tạo nên
một con người kiên cường. Có lẽ, chính vì sự đi ngược claji cái chung ấy khiến cho con
đường thành công đôi khi trở nên gian nan và đầy trắc trở hơn song chính vì những lúc ta vô
tình bị đặt trong những thử thách và áp lực ấy lại khiến ta trở nên mạnh mẽ hơn cả, bởi đấy
cũng chính là lúc ta càng quyết tâm bảo vệ lối sống mà bản thân đang hướng tới, ta có đủ tự
tin để bước ra khỏi vùng an toàn, thứ đã bắt nhốt bạn trong một khoảng thời gian dài, vượt
được ra khỏi vỏ bóc ấy, con người ta sẽ rèn luyện được sự nhạy bén, linh hoạt trước những
khó khăn, thử thách, làm chủ được nỗi đau, và cũng từu đó mà dương như ta lại càng biết
trân trọng hơn, trân trọng từng khonagr khắc lắng mình để tìm lại con người bên trong, tôn
trọng cả từng những thành công bé nhỏ. Người dám vì chính mình mà sống chưa bao giờ là
người hoàn hảo, song họ lại là những kẻ liều lĩnh, không bao giờ nhụt chí và luôn vững vàng
với mộ trái tim sắt đá đầy mạnh mẽ để đấu tranh cho việc “Sống một cuộc đời không hối
hận” (Takashi Saito). Đều là người con đất Việt, như Bác Hồ năm ấy, cũng từng là một
chàng trai đầy non nớt, nhưng chính vì để không hối hận, khát khao về lý tưởng “cứu nước”
quá lớn dường như đã khiến Người buông bỏ tất cả một mình bôn ba khắp các châu dẫu chỉ
với “đôi bàn tay trắng”. Thế nhưng từ đó, một vĩ nhân cứ thế ghi tên vào sách sử, và chúng
ta cũng thế, những người trẻ đầy khát vọng và ước mơ, tại sao lại không chạy đuổi theo
những đam mê và khát vọng của riêng mình. Bởi hay có lẽ con người vốn chẳng mang một
miền giới hạn nào, ta có thể bay lượn trê trời cũng có thể đi sâu dưới lòng đại dương, thế thì
vì sao ta không một lần sống vì “bản thân”, vì trọn vẹn một tuổi trẻ để bứt phá, vượt lên tất
thảy những định kiến tưởng chừng như đúng đắn kia.
“Bắt đầu từ nơi bạn đứng. Sử dụng những gì bạn có. Làm những gì bạn có thể” – Arthur
Ashe, một câu nói nhưng lại là bao gồm tất thảy cả cuộc đời của một vận động viên quần vợt
đầy tài ba. Ông đã sống rất trọn vẹn, ông đã sống vì chính mình, đạp lên những ngọn sóng
định kiến để tự kiến tạo nên một chỗ đưng riêng cho mình. Xuất thân là một người da màu,
có lẽ nếu không có ước mơ, ông sẽ không thể thành công được bởi những rào cản cho người
da màu trong lĩnh vực này là quá lớn. Từ một cậu bé ốm tong teo, suốt ngày trốn sau lưng mẹ
ngước ánh nhìn ngưỡng mộ với những kì thủ cầu vợt da trắng đầy ngưỡng mộ, thế là từ đấy,
hằng ngày người ta thấy cậu nhóc con năm sáu tuổi gầy còm ra sức cầm cây vợt nặng trĩu tập
tành đánh banh nỉ, thậm chí không được đến sân xem quần vợt, vì không một người da đen
nào có thể đặt chân vào các trung tâm nếu không có cây lau nhà trong tay. Nhưng cũng vì
dáng vẻ đầy kiên định ấy, cho đến nay, Ashe vẫn là người Mỹ gốc Phi duy nhất giành chức
vô địch đơn ở Wimbledon, Mỹ Mở rộng và Úc Mở rộng. Ông là một trong hai người da màu
gốc Phi giành được danh hiệu Grand Slam đơn. Và hơn hết, nếu không vì đam mê mà gạt qua
một bên cái cô đơn giữa sân đấu, dẫm lên định kiến “quần vợt là môn thể thao cao sang chỉ
dành cho người da trắng” thì một kẻ “da đen nghèo hèn” như ông đã chẳng bao giờ thực hiện
được ước mơ của mình. Và không đâu xa, một dân tộc đã cho đi rất nhiêu xương máu, một
dân tộc danh cả một dòng sông “đỏ” để đấu tranh, nhưng chưa bao giờ chịu đầu hàng. Việt
Nam, một cái tôi dân tộc đầy mạnh mẽ, nơi dường như đã thực sự chống lại cả thế giới hơn
4000 năm sách sử. Chúng tôi, đồng bào việt, người trẻ, ông cha, tuy là những cá nhân riêng
biệt. Nhưng trong những trận chiến năm ấy, cả dân tộc như hòa vào làm một, vì lý tưởng “tự
do-độc lập-hòa bình”, mà hơn 1, 2 triệu người con đất Việt ngã xuống. Một con số như thế,
nhưng chẳng một ai cất lời than oán hay trách cứ song thế giới bảo chúng tôi ương bướng,
chúng tôi dại dột, nhưng họ không biết chúng tôi vì đâu mà “chống lại cả thế giới”, vì đâu mà
chỉ là một dải đất nhỏ song lại có thể tồn tại đến bây giờ, lại có thể khởi sướng lên phong trào
đấu tranh để giành lại đất nước của 19 nước Châu Phi. Có lẽ trải qua những đau thương đến
tuột cùng như thế đấy, biết bao gia đình tan tác, biết bao sinh viên tri thức trẻ từ bỏ ngòi bút
để chiến đấu vì Tổ Quốc, nhưng có lẽ vì quá đớn đau mà họ càng đâm đầu vào “biển lửa ấy”
để đánh đổi cho con em mai sau bốn chữ “ấm no-hạnh phúc”. Vì thời lính mà, cái thời con
người ta sẽ còn chẳng màng tới sống chết ra sao, cái thời mà lý tưởng duy nhất là vì một non
sông vẹn nguyên chẳng cách xal Vậy đấy, có lẽ sẽ chẳng mấy ai nghĩ đến những cái nhỏ lẻ sẽ
tạo nên kì tích, nhưng những lớn lao bao giờ cũng từ những cái vụn vặt nhỏ lẻ mà ra, một
người da đen hay một mảnh đất nhỏ, chưa bao giờ là yếu đuối hay bất tài, bởi vỏ bọc cũng
chỉ là vỏ bọc, bởi cái tôi mới chính là cốt lõi là cái để ta chứng minh được sự hiện diện, đánh
dấu giá trị tồn tại của mình trên mảnh đất đời.
Có lẽ, hai lối sống khác nhau, lại có những ưu khác khác nhau, vì vốn dĩ chính bản thân
chúng ta cũng đều là một sinh vật không hòa chỉnh, cũng sẽ có những lầm lỗi cũng sẽ có
những khúc mắc mà bản thân không thể tự giải bày, song chính vì thế tôi hướng bản thân đến
lối sống “hòa nhập chứ không hòa tan”. Bởi ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà
đôi bên mang lại, lắng nghe mọi người và lắng nghe bản thân thiết nghĩ nó là hai yếu tố nên
song hành, để cùng hỗ trợ và bù đắp cho nhau. Mặc khác, điều gì còn quan trọng hơn tình
cảm giữa người và người, nếu ta chịu đôi chút hạ cái tôi mình xuống, tâm sự tỉ tê cùng đôi ba
những lời giải bày , thì khi ấy phải chăng cuộc sống sẽ trở nên ấm áp hơn bao giừ hết, nơi
con người ta có thể vì nhau mà cười đùa mà hạnh phúc, nơi co người ta có thể vừa sống thật
nhưng cũng vừa tạo dựng được những mối quan hệ lành mạnh, gắn bó chân thành. Hơn hết,
“sống để mọi người yêu thích không đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào người khác. Bởi sự
“hòa nhập” ấy không chỉ là lối đi vững trãi với những kinh nghiệm và bài học được tích lũy
từ những người đi trươc, mà còn là thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với quan điểm và ý
kiến chung của mọi người, nhất là khi con người nhất là ở cái độ đôi mươi, còn đầy thiếu sót
và bồng bột, ta luôn dễ va vấp và dễ dàng bị mê dụ bởi những cạm bẫy nhân sinh, khi ấy,
việc “hòa nhập”, sẽ làm ta nhận ra những vấn đề của chính ta, và thức tỉnh con người bên
trong, mở ra những cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, góp phần lớn trong việc hoàn
thiện bản thân. Nhưng đôi lúc, đừng mãi chạy đua với thời gian, đừng mãi hòa nhập với phần
đông mà quên rằng bản thân cũng cần một điểm tựa một chốn tĩnh lặng, vì vậy sau một cuộc
hành trình đi dài, cũng đồng thời tạo ra một khoảng lặng để bản thân có thể nhìn lại những nỗ
lực, những điều tươi đẹp nhất mà lấy lùi làm tiến, để có thể vừa thành công lại thành nhân.
Nắng lên dần, đậu trên những hàng cây già đứng tuổi. Mây hờ hững, trôi nhè nhẹ qua những
tầng trời xanh. Và ở đâu đó, trong một ngôi trường nọ, giữa một thành phố xa xa, có một cô
bạn đang mải ngắm nhìn những bông hoa nhỏ, thổn thức tìm mình trong vô ngàn nhành hoa
đó, nhưng có lẽ cô gái ấy dường như cũng đã nhận ra điều bản thân cần nhất ngay lúc này
đây, chẳng là bông hoa quỳnh mỹ miều cũng sẽ chẳng mãi sống an nhàn như hoa cúc trắng
ven đường, bởi cô là mọt bông hoa riêng một bông hoa của chính cuộc đời mình, một bông
hoa đủ khiến cô cảm thấy hạnh phúc và ngọt ngào.
2. Đỗ Dương Quỳnh Anh
3. Trần Khánh Linh
4. Trần Bảo Ngọc
Lev Tolstoy từng viết một câu chuyện ngụ ngôn “Hai con ngựa” và bắt đầu nó với đoạn hội
thoại của chúng, chuyện kể trong khi ngựa nhà làm việc, sinh hoạt chăm chỉ theo ý chủ nó
chỉ để được hưởng một bữa ăn ngon trong chiếc chuồng bó buộc thì loài ngựa rừng dẫu có
thiếu kém hơn nhưng lại rất tự do và luôn thoải mái tận hưởng thảo nguyên mênh mông rộng
lớn mà nó vốn dĩ thuộc về. Cùng một giống loài, nhưng chúng có những mưu cầu và con
đường sống song song để từ đó dẫn đến kết quả khác nhau, con người chúng ta cũng vậy.
Càng tiến đến kỷ nguyên mới, xã hội càng đa dạng và phức tạp, phân nhánh thành nhiều cá
thể với lối sống riêng biệt đặt trong hệ quy chiếu về tính chất khách quan và chủ quan. Nói về
“cái tôi - cái ta”, điều này ắt hẳn đã khiến biết bao người phải suy tư trăn trở, có lẽ vì vậy mà
trong cuốn sách “Mình phải sống như biển rộng sông dài”, tác giả Raxu Nguyễn (tác giả trẻ
thuộc thế hệ 9x) viết: “Điểm khác nhau cơ bản giữa tôi và bạn là: bạn sống để mọi người yêu
thích, còn tôi sống để chính mình không phải hối hận sau này (dù có phải chống lại cả thế
giới)”.

Với những nhu cầu và mục đích riêng biệt, mỗi người chúng ta sẽ vạch ra, lựa chọn hướng
mình theo phương cách sống khác nhau, tạo thành một thế giới nhị nguyên giữa “sống để
được mọi người yêu thích”, tức sống hướng mình ra cái bên ngoài, theo quy chuẩn, cái nhìn
và sự thỏa mãn của người khác, có phần thiên tính, bị động và “sống để chính mình không
phải hối hận sau này, dù có phải chống lại cả thế giới” - sống hướng vào bên trong, sống với
những khát cầu, đam mê của bản thân, sống hết mình và không chịu sự tác động, chi phối của
người khác mặc những hậu quả có thể dự đoán trước. Dẫu được đặt trong cặp phạm trù đối
lập phân tách nhau, nhưng ý kiến đã cho thấy giữa hai lối sống dường như có một sự liên kết
chặt chẽ bởi chúng có cùng một gốc rễ mang tính “cơ bản”, căn cốt, cốt lõi tạo nên môi sinh
xã hội, dẫn đến việc con người ta buộc phải lựa chọn một trong hai phương cách để tiếp tục
tồn tại và phát triển. Với tôi, thế giới muôn màu muôn vẻ, khía cạnh nào cũng tồn tại nhiều
mặt tựa như con dao hai lưỡi, nhưng với những trải nghiệm riêng của bản thân, đặt trong thời
điểm bắt buộc và cần thiết để níu giữ chính mình trong cuộc đời, tôi sẽ lựa chọn việc “sống
để chính mình không phải hối hận sau này, dù có phải chống lại cả thế giới”.
Loài người chúng ta dường như luôn tồn tại những cái tôi mang cảm thức cô đơn, một mình,
đặc biệt hơn khi đứng giữa kỉ nguyên của công nghệ truyền thông và muôn vàn các hệ giá trị
ảo lên ngôi, họ lại càng khát mong bản thân có một điểm tựa để khẳng định sự tồn tại của
mình, chính vì thế việc bấu víu vào những tâm tư, suy nghĩ và hành động của người khác và
thuận theo nó để sống là điều có thể thấy được. Song song với đó, là sinh vật cộng đồng, khi
chung sống trong một bầu khí quyển, lẽ dĩ nhiên con người sẽ nảy sinh bản chất dễ chịu tác
động, ảnh hưởng và nảy sinh tâm lý, tư tưởng thay đổi để giống với số đông luôn định kiến,
áp đặt khái niệm chung lên hành động riêng, để rồi từ bao giờ bầu khí quyển ấy sẽ làm nảy
sinh nên những nhu cầu, mong đợi cá nhân trong ước muốn có một cuộc sống thuận lợi, dễ
dàng hơn, không phải chịu nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng, không vấp phải những chỉ trích khi
đưa ra quan điểm cá biệt, chúng ta sẽ được yêu thích, dễ gây thiện cảm, thuận lợi cho cả
mình và người, cho công việc và đời sống, dần dần sẽ buông bỏ suy nghĩ “sống cho mình, là
mình”, chuyển thành “sống cho người, vì người”. Sống để mọi người yêu thích, dù không thể
phủ định những ưu điểm của nó, nhưng tôi cho rằng, chúng ta nên nhìn vào yếu tố thời gian
và tính khả thể lâu bền, rằng điều gì sẽ tạo nên giá trị vĩnh cửu, liệu một lối sống mà đằng sau
đó ta như một con rối bị người khác xem thường, điều khiển, mất đi tính tự chủ, độc lập bởi
quen thuộc với việc dựa dẫm vào các yếu tố khách quan hay thậm chí là lãng phí quỹ thời
gian của bản thân và bỏ rơi chính mình sẽ làm nên tương lai của bạn như thế nào ? Khi câu
hỏi ấy mơ hồ cất tiếng cũng là khi chúng ta buộc phải nhìn nhận lại nhân sinh quan, về hệ tư
tưởng của riêng mình, điều gì sẽ giải quyết triệt để câu hỏi trong cảm thức về “khủng hoảng
hiện sinh” của con người giữa thế giới này ? Có lẽ, câu trả lời vẫn luôn hiện hữu, nhưng
chúng ta chưa từng nghiêm túc nhìn nhận và rạch ròi chúng với nhau và khao khát kiếm tìm
chìa khóa cho cánh cửa còn đang đóng kín ấy cũng là yếu tố thúc đẩy tôi phát triển bản thân
theo hướng đi thiết lập một cái tôi nguyên vẹn, mạnh mẽ nhất từ sâu bên trong.
Hành trình khơi dậy những năng lực chân chính chưa bao giờ là điều dễ dàng, ta phải liên tục
vượt qua những thách thức, đặt mục tiêu và hoàn thiện nó, nhưng chính cá thể nỗ lực ấy sẽ
không ngừng vươn xa, trở nên can đảm, mạnh mẽ, chạm tới những giá trị thành công và tự
hào vì những “quả ngọt” chính mình nuôi trồng nên, nhiệt huyết hơn với cuộc đời. Ngay từ
xuất phát điểm khi lựa chọn sống không theo số đông đã là khi ta tự tách biệt con người cá
nhân mình khỏi những ảnh hưởng xung quanh, vạch ra “cõi riêng”, không gian riêng, từ đây
ta có cho mình một không gian sáng tạo và kiến tạo độc lập, có chính kiến của bản thân, dám
nghĩ dám làm, dũng cảm đối diện với khó khăn bằng thái độ điềm tĩnh cùng khả năng thích
nghi cao sau thời gian dài tôi luyện nội lực. Khi ta sống để bản thân không phải hối hận, ta
không cần phải chạy theo số đông, không phải giả tạo với những bộ mặt khác nhau hay cảm
thấy hổ thẹn với “tòa án lương tâm” của chính mình, thoải mái và độc hành kiến tạo màu sắc
riêng, màu sắc không nhập nhằng, mờ nhạt trong bức tranh chung, xác định được rõ ràng
yêu, ghét, đúng, sai, tình huống, trải nghiệm nào đúng đắn, phù hợp với mình, tạo bệ đỡ cho
“tôi tự tin - tôi tỏa sáng” và trả lời được câu hỏi “mình là ai”, câu hỏi mà có lẽ cả đời con
người đều suy tư về nó và bản thân chúng ta sẽ đi đến một kết quả viên mãn, tốt đẹp mà
không khiến mình tự trách hay tiếc nuối vì những sai sót không đáng có. Hơn hết, ta sẽ
không hối hận vì sự lựa chọn lối sống với tâm thế hài lòng và thỏa mãn trong cuộc sống do
chính mình làm chủ này vì ta học được cách tôn trọng và tạo điều kiện cho bản thân, danh
tính và nội tâm được khơi mở, lòng sẽ an nhiên, tự tại, không phí hoài thời gian, công sức,
giá trị vật chất và tinh thần cho những điều không cần thiết mà có thể chữa lành và hồi phục
thế giới bên trong một cách vững vàng, hoàn thiện, xinh đẹp nhất, tiếp nối giá trị hạnh phúc
theo cách của riêng mình, bởi “muốn được người khác yêu thương, trước hết phải học cách
tự thương lấy mình”, yêu và sống cho mình chính là yêu người và yêu đời. Lùi vài bước chân
về những năm của thế kỷ XVII, ta bắt gặp Galileo Galilei - nhà thiên văn học người Ý, một
người hoàn toàn phù hợp với cụm từ “dù có phải chống lại cả thế giới” khi thế giới vẫn còn
tin vào “Thuyết địa tâm” thì ông đã không ngần ngại đứng lên chống lại điều ấy, chống lại
Nhà thờ Thiên chúa Giáo, lấy đó làm trung tâm triết học của chính mình, có cho mình niềm
tin riêng vào thuyết “Thuyết Nhật tâm” (cho rằng các hành tinh quay xung quanh mặt trời),
dù có phải đối mặt với tòa án dị giáo và phục tùng trước lời tuyên án nhưng tôi tin rằng, trong
tâm tưởng của ông, tính độc lập của Khoa học không bao giờ lay chuyển, và cái chết ấy cũng
không thể xóa mờ sự vĩ đại của người cha đẻ khai sáng cho nền khoa học hiện đại. Thêm vài
năm trên tiến trình phát triển của nhân loại, Jean-Henri Fabre dẫu sinh ra trong hoàn cảnh
nghèo khó, bị chèn ép bởi đồng tiền và những áp đặt phải đi vào con đường mòn trong tư
tưởng của một gia đình làm nông, bị tổn thương và cho rằng hoang đường với ước mơ của
mình nhưng ông vẫn luôn nuôi dưỡng một niềm đam mê giản dị, trong sáng với thế giới
riêng, thế giới của sinh vật và các loại côn trùng để rồi mở ra một kho tàng tri thức mới cho
con người và Darwin, người khai sinh ra thuyết tiến hóa đã dành cho nhà côn trùng học
người Pháp danh xưng “người quan sát tuyệt vời nhất”, một danh xưng mà Fabre có được
bằng tất cả nội lực và sự đấu tranh thầm lặng để được hiện thực hóa ước mơ cho bản thân.
Không chỉ là con đường khoa học đầy lý trí, đến với Phật giáo, một khía cạnh khác mang bản
chất tâm linh hơn, Đức Đạt Lai Lạt Ma khi được hỏi: làm sao Ngài có thể tự tin thuyết giảng
trước đám đông hàng ngàn người, hoặc không e dè ngại ngần khi bắt chuyện với một người
hoàn toàn xa lạ? Ngài trả lời: “Hãy thành thật với chính mình.” Câu trả lời của Đức Đạt Lai
Lạt Ma cùng câu chuyện của Galileo hay Fabre - những vĩ nhân thuộc thế hệ đi trước đã cho
thấy mọi giá trị trên cuộc đời này đều xuất phát từ chính mình, con người mình, cái tôi và sự
lựa chọn hướng sáng từ bên trong chứ không vì việc chạy theo bất cứ lối sống khách quan xa
lạ nào tạo dựng thành.
Mọi khía cạnh đều tồn tại ở hai mặt, bởi tôi không muốn mình là một người theo chủ nghĩa
“độc tôn - độc quyền” nên song song với hành trình “sống để không khiến bản thân hối hận
sau này”, tôi cũng cần nhìn nhận thêm lối sống “để mọi người yêu thích”, vì đó không hoàn
toàn là một điều xấu và hoàn toàn tiêu cực, nó giúp ta hướng bản thân ra cái nhìn khách quan
và cảm nhận trong nhiều chiều kích. Bên cạnh đó, dẫu có “sống để không phải hối hận”, tuy
nhiên không nên quá gắn liền với việc “dù có phải chống lại cả thế giới”, bởi nếu ta cứ khăng
khăng với suy nghĩ, hành động của mình, ta sẽ không phân định được đâu là sống vì chính
mình và đâu là sống tối nghĩa, không chịu thay đổi, cố chấp và bảo thủ, hẹp hòi, thậm chí
nông cạn, thiếu hiểu biết, không dễ chung sống trong môi sinh chung, không nhận được sự
yêu quý, không thể phát triển bản thân theo chiều hướng tốt mà ngược lại đang tự giết chết
chính cuộc đời mình, biến mình thành kẻ cô đơn. Và cũng vì thế giới muôn màu muôn vẻ,
chúng ta nên dung hợp hai lối sống lại với nhau, bởi chúng sẽ bù trừ, tác động lẫn nhau và
đưa chủ thể là con người về với tính cân bằng vốn có của vũ trụ.
Albert Einstein từng nói rằng: “Có một câu hỏi đôi khi khiến tôi mơ hồ: Tôi điên hay người
khác điên?”. Câu hỏi của ông như bật thức trong tôi những suy nghĩ về việc liệu chính mình
đang làm đúng hay nương theo xã hội và quy cách muôn thuở của mọi người xung quanh
mới là đúng, bởi là thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay, thời đại mà thế giới như biến thành
“vương quốc” được cai trị bởi mạng xã hội và truyền thông, tôi cũng từng là một người bị
cuốn theo dòng chảy chung và hoang mang khi chính mình không có điểm tựa trong tâm hồn
để có thể tự đối thoại, cho mình lối đi riêng, bản sắc riêng. Dẫu đây là nơi khuyến khích
những người trẻ thể hiện cái tôi của mình, tôi cho rằng “hãy là chính mình” được tiếp nhận
không gì khác hơn là một mệnh lệnh trống rỗng, nghe đúng nhưng lại hời hợt, mọi người đi
theo “chính mình” của người khác, vẫn sống để hài lòng số đông và “chính mình” vẫn luôn là
câu hỏi khiến tôi hoài suy tư. Tôi vẫn đang trên hành trình đi tìm “chính mình” và một lối
sống phù hợp để không khiến bản thân phải hối hận sau này, mà có lẽ, tôi sẽ chấp nhận và
học cách dung hợp chúng lại với nhau, tôi không thật sự lựa chọn, bởi tôi chưa đủ can đảm
hay mạnh mẽ để từ bỏ đời sống xã hội, nhưng cũng không muốn trở thành một người mờ
nhạt trong chính đời mình.
Nói như nhà thơ Xuân Diệu, “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất”, là bản thể độc lập và tự do,
vậy nên hãy triệt tiêu “ta thứ hai” đang ngầm ẩn lớn lên trong cuộc sống mỗi người và khắc
ghi trong từng giây phút dấu chân con người ta, để mai đây ta sẽ không hối hận và tự hào về
hành trình miên viễn do chính thân ta xác lập nên.
5. Đinh Hoàng Phương
Hạnh phúc của chúng ta là gì ? Là tinh thần Azart sống hết mình,không từ bỏ của người Nga hay
là việc trân trọng những điều quý giá, quan trọng với mình trong quan niệm ‘’ Pura vida’’ của
người dân Costa Rica. Mỗi vùng đất, mỗi con người lại có cách riêng để định nghĩa và lựa chọn
một cuộc sống như thế nào là hạnh phúc, hay đơn giản chỉ là sống như thế nào để không phải hối
hận. Và câu trả lời ấy có thể xuất hiện trong cuốn sách ‘’ Mình phải sống như biển rộng sông
dài’’ của Raxu Nguyễn, khi tác giả bày tỏ ‘’ Điểm khác nhau cơ bản giữa tôi và bạn là: bạn sống
để mọi người yêu thích, còn tôi sống để chính mình không phải hối hận sau này (dù có phải
chống lại cả thế giới).’’
Trên hành trình ‘’ biển rộng sông dài’’ của mình, mỗi người lại có ‘’cách sống’’-phương thức
phát triển và tồn tại của mọi sinh thể khác nhau. Và sống như thế nào lại càng ý nghĩa, quan
trọng với con người. Nếu ‘’sống để mọi người yêu thích’’- chan hòa, luôn làm hài lòng người
khác thì ‘’sống để chính mình không phải hối hận’’ lại hướng về nội giới, luôn tuân thủ theo
những quyết định, mong muốn cá nhân dù cho có phải ‘’ chống lại cả thế giới’’- kiên định đi
ngược, phản lại với những quan niệm, chuẩn mực, yêu cầu của người khác. Lời bày tỏ của tác
giả đã vạch ra sự khác biệt cơ bản giữa hai lối sống hướng ngoại-hướng nội, từ đó đề cao hơn lối
sống độc lập, lấy chính mình làm trục qua cấu trúc ‘’ bạn sống để… còn tôi sống để’’. Với tôi,
việc lựa chọn chính mình, sống được là chính mình là cách sống mà tôi trân trọng hơn cả.
Thay vì chọn làm cái tôi nguyên vẹn bản chất, những người luôn cố gắng làm mọi người yêu
thích mình thường luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, luôn coi trọng quyết định của
người khác hơn bản thân hay luôn chú ý đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác để điều chỉnh
hành vi của bản thân,... Từ cá nhân cho đến tập thể, đất nước, chúng ta luôn cố gắng làm hài lòng
số đông hơn mình mà nương theo hệ quy chiếu của người khác. Thế nhưng, đây vốn không phải
là lối sống hoàn toàn thụ động, mất kiểm soát. Bởi xuất phát từ quy luật tự nhiên và hành trình
lịch sử văn minh tiến bước của loài người, tinh thần đồng lòng, đề cao lối sống tương trợ, hòa
hợp đã trở thành một điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển. Ta có thể thấy từ loài linh dương
ăn cỏ cho đến giống săn mồi như sư tử, đều không thể tách khỏi bầy đàn của mình để sống, hay ở
một quốc gia phải hứng chịu nhiều thiên tai như Nhật Bản, Yuimaru- lối sống đoàn kết, tương
trợ của người dân Okinawa đã trở thành một tinh thần không thể thiếu của người Nhật. Từ đó,
mới thấy được sống vì người khác, vì số đông đã trở thành một ‘’ tập tính’ ăn sâu trong xã hội
loài người. Gốc rễ của nó càng không thể đào lên, hủy bỏ bởi tự tâm con người có những khát
muốn, nhu cầu nhân bản : được yêu thích. Tình yêu thương ấy là môi sinh lí tưởng để mỗi người
có thể sống thoải mái, an toàn và chinh phục được những ước muốn của mình. BỞi nếu sinh ra
không được yêu thương, chúng ta sẽ không khác gì một thứ xấu xí, vô dụng và mãi mãi bị cô lập
với thế giới. Dẫu vậy, hành trình để làm chính mình được yêu không hề dễ dàng. Bởi nếu nó
không xuất phát từ bản chất hay mục đích thuần khiết, chính bản thân sẽ dần hứng chịu những
hậu quả từ khát vọng được yêu thương ấy.
‘’Thời gian của bạn là có hạn, nên đừng lãng phí để sống cuộc đời của người khác’’ là lời của
Steve Jobs muốn nói với toàn bộ những ai đang để người khác làm chủ cuộc đời mình. Sự ưu ái
mà ta nghĩ cả đời sẽ dành cho mình sẽ tự động bóp chết khả năng làm chủ, đặt cá thể vào thế
gọng kìm của những chuẩn mực do người khác đặt ra. Ta sống thụ động không khác gì một con
rối, ‘’ kí sinh’’ trên mong muốn của người khác và khi nhận ra, con người đã lãng phí toàn bộ
cuộc đời mình để tôn thờ một thứ tầm thường. BỞi khi ta tôn thờ nó, con người luôn e sợ, rụt rè
trước việc đưa ra quan điểm, suy nghĩ của chính cá nhân, phủi bỏ giá trị của bản thân khi vấp
phải chỉ trích, ngăn cản, một lòng ta xem những gì số đông đặt ra mới là chân lí, mới là tối
thượng. Thứ cảm giác hòa nhập và tự hào sự hi sinh lợi ích bản thân vì lợi ích chung, là một
phần khiến các chế độ độc tài trở nên càng xấu xa và hung hãn. Người dân phải cống hiến bản
thân cho một thế lực cao hơn và hi sinh những giới hạn của cái tôi cá nhân để gìn giữ sự tinh
khiết, nắm lấy cơ hội bất tử,chuộc tội.Hitler đã hứa hẹn về thiên đường đó với người Đức
“Nhưng Thiên Đường này chỉ dành cho những người Đức thực sự và đảng viên Đức Quốc xã
thực sự. Tất cả những người bên ngoài đều thuộc phe ác, và vì thế xứng đáng bị ghét bỏ.”.
Không một ai khi đó thoát khỏi luận điệu ‘’ sống vì cộng đồng’’ đó, bởi tất cả tình yêu thương
mà họ nhận được khi đi theo số đông sẽ khiến họ trở nên thật cao cả, tốt đẹp. Nhưng sao, số đông
ấy có thật sự đã đưa họ đi đến cõi vĩnh hằng hay trở thành nỗi ám ảnh cho những dân tộc khác,
cho những người mà họ đã thẳng tay sát hại. Thật buồn cười khi thứ độc ác trên thế giới lại
hoành hành trên danh nghĩa của sự lương thiện. Khi trở về sau cuộc chiến đẫm máu ấy, những
người theo Phát xít nhận được gì ? Tội ác đã thành hình ăn sâu vào kí ức nhân loại.
Giả dối, ngụy giá trị, tôi sẽ sống trong cái vỏ bọc chật chội, ngột ngạt mà cái tôi thì luôn có vẫy
vùng trong bất lực để thoát ra. Ta đeo chiếc mặt nạ đối xử với thế giới theo cách mà họ muốn tôi
làm nhất, nhưng rồi tôi chỉ thấy bản thân luôn sống trong sự sợ hãi, lo âu, không hề có cảm giác
hưởng thụ những gì mình đang làm. Tất cả là vì phục vụ lợi ích cộng đồng sẽ ban tặng lại cho lợi
ích cá nhân. Nhưng nếu một ngày ta không còn hữu dụng với mọi người, ta sẽ như con búp bê cũ
mèm bị vứt vào xó, nhìn người khác âu yếm một thứ đồ chơi mới đẹp hơn, tốt hơn mà bản thân
thì luôn ám ảnh bởi nghi vấn về sự bất tài, vô dụng của chính mình. Không thể thoát khỏi nó, ta
đánh mất đi con đường tìm kiếm dấu ấn bản thể riêng- thứ có thể vực dậy một con người, để đột
phá và sáng tạo ra chính mình một lần nữa. Nhưng ta đã bỏ rơi nó từ lâu, cô đơn và lạc lối,
không một ai cứu ta khỏi vũng lầy đó được nữa.
Nhưng nếu ta làm điều ngược lại, không kì vọng vào người khác,sống thật với mọi tâm tư của
bản thân thì những thất vọng khi không được yêu thương sẽ chẳng còn mang đến cảm giác lạc
lõng, bị bỏ rơi như trước đó. Con người tự tạo ra niềm hạnh phúc, tự yêu lấy mình để tự do
hưởng thụ những gì bản thân làm ra. Những điều chân chính ấy sẽ mãi ở lại, vì không ai muốn
phản bội lại chính mình. Sự chân thật đối mặt với cái tôi và người khác khiến ta sống nhẹ nhõm
hơn, không còn sự xảo trá và giả dối. Chỉ có người và người đối xử với nhau bằng tất cả sự chân
thành, đôi khi còn khiến chúng ta được tin yêu, tôn trọng hơn cả. Tại sao ta phải xóa bỏ mình để
cố gắng phục vụ cho niềm ưu thích của người khác trong khi bản thân không hề mong muốn ? Ta
đâu thể tồn tại dưới dạng một bức tranh nằm yên một chỗ, chỉ biết đẹp đẽ để người khác ngắm
nhìn và khen thưởng. Ta phải là một thứ gì đó thật tự to, được bay cao và làm những gì bản thân
mong muốn để sống, không phải để tồn tại cho người khác xem. Chỉ có thể, ta mới nắm được
nguồn động lực ‘’ sạch’’ để bản thân cố gắng hoàn thiện, phát triển từng ngày chứ không phải là
trưng cầu sự ưu thích mà làm những điều trái với lương tâm. Sống trọn vẹn như thế, ta mới biết
được mình là ai, mình có gì và muốn gì. Chỉ có cách sống vì chính mình mới là chìa khóa giúp ta
mở ra cánh cửa của những khả thể về bản thân, nhận ra giá trị của riêng mình, phát huy nội lực.
Một con mèo không thể nào dạy con hải âu bay cũng như một con chim không thể bơi lội như cá.
Chúng ta thuộc về những địa hạt riêng, hành tinh riêng trong hằng hà sa số những tinh cầu khác
của vũ trụ, hiểu được điều đó, con người không chỉ biết cách để hòa hợp mà con biết nắm bắt cái
độc nhất của riêng mình mà thành công phát triển. Nếu cả thế hệ sau này của người Việt Nam
đều sính ngoại, ăn mòn trong quan niệm hàng ‘’ made in Vietnam ‘’ là hàng rẻ, rởm để đi theo
thị hiếu sài hàng ngoại nhập thì nguy cơ vong bản sẽ chẳng còn là điều bất khả thi. Hàng nghìn
ngôn ngữ đã biến mất, tiếp đến đây sẽ là câu chuyện văn hóa và bản sắc dân tộc. Câu hỏi đặt ra
nếu những người yêu thích và sử dụng hàng Việt, những sản phẩm của người Việt bị chê bai và
khinh thường, buộc họ phải đi theo xu hướng ưa thích của số đông. đâu sẽ là tương lai tiếp theo
để những gì nước ta tạo ra được đến với thế giới, hay đơn giản là được giữ gìn. Chỉ có khao khát
dám nghĩ, dám làm mới đủ sức vượt qua mọi rào cản, chỉ trích đó. Dù cho có phải chống lại cả
thế giới. Con người đi trên đoạn đường chông gai đó sẽ vấp ngã rất nhiều lần, chịu nhiều nỗi đau
hơn ai khác. Nhưng khi ta cho phép mình tự do để thất bại, thậm chí là bị tổn thương, ta lại càng
có nhiều tự do để hoàn thiện và trưởng thành. Đi lên từ cõi chết, Salman Rushdie - nhà văn người
Anh gốc Ấn Độ đã bị kết một án tử vô hình vì đã viết tác phẩm The Satanic Verses (1988), thứ bị
cho rằng là báng bổ đạo Hồi và bị cấm ở một số quốc gia. Salman đã tự theo làm theo mong
muốn và nguyện vọng của chính mình, dù ngoài kia có đang nguyền rủa ông hay không. ‘’‘’Một
tác phẩm văn học đáng đọc phải có tính thách thức.’’ . Rushdie đã dõng dạc tuyên bố đức tin của
mình trước ‘’ vành móng ngựa’’. Ông chấp nhận đưa ra thách thức để bảo vệ lí tưởng nghệ thuật
của mình. Tôi cho rằng Rushdie sẽ thua, nhưng bằng cách nao do ông đã thắng, khi dám đối diện
với bản thân, sự thật thay vì những người ngoài kia còn đang bao biện cho kẻ khác, đang xu nịnh
cho cái ác, cái xấu hoành hành. Điều tự hào là con người ta được cất tiếng nói riêng của chính
mình hơn là sống một cuộc đời trong câm lặng, như một kẻ câm điếc thật sự.
Thế nhưng, nhân vô thập toàn là lí lẽ muôn đời, con người đôi lúc ngoan cố, bảo thủ mà đương
đầu với cả thế giới, không biết thật giả đúng sai. Đó là những người chưa hiểu được bản chất của
lối sống được là chính mình,, cho mình và vì mình. Lối sống ấy khiến bản thân không phải hối
hận vì những điều xuất phát từ ban đầu đã mang mục đích chân chính, tốt đẹp, không phải vì
lòng tham hay sự ích kỉ. Chúng ta phải tự hỏi mình rằng nếu những thành tựu mà bản thân đạt
được trái ngược với quy chuẩn, luân lí, đạo đức của con người thì có trở nên vô nghĩa ? Vì thế
mà luôn phải thận trọng với những quyết định của bản thân. Tôi đã cảm thấy xấu hổ khi người
khác hô hào và ca vang bài hát sống là chính mình của họ vì họ cho rằng đó mới là lối sống tốt
đẹp. Vì tôi sợ phải nhìn nhận ánh mắt phán xét và những lời chê bai. Tôi, sinh ra muốn được yêu
thương, điều đó đâu hề sai ? Chẳng phải người ta vẫn nói ‘’ cứng quá thì gãy ‘’ hay sao. Nhưng
tôi đã thử phản bội mình để làm người không được yêu thương, tôi tự do tự tại làm những gì bản
thân thích, ngang bướng và cứng đầu. Nhưng tôi nhận ra, không ai có thể chiến thắng nếu cứ
đương đầu với hoàn cảnh hay cố gắng nuông chiều tất cả. Tôi học cách để làm một cây tre, vững
chắc từ gốc rễ nhưng mềm dẻo ở ngọn, tôi biết khi nào cần lắng nghe và sửa đổi, khi nào nên
kiên quyết với mục tiêu của bản thân bởi ta không chỉ đơn giản là sống vì chính mình mà con là
sống với phiên bản hoàn hảo, rực rỡ nhất của chính mình.
Trong bức tranh ‘’ cái chết của Socrates’’, người họa sĩ Jacques-Louis David đã để nhà triết học
vĩ đại chỉ ngón tay lên trời-biểu thị cho sự thành thực sống với chính lí tưởng của mình như một
lời tuyến bố trước những mê lầm của số đông. Mỗi người, hãy là một sự thật cao cả như
Socrates, nhưng hãy là chính mình dù cho là chống lại cả thế giới hay làm thế giới hài lòng về
mình.
6. Nhật Quang
Kiếp sống tắt đi rồi kiếp sống trở lại, kiếp sống ơi có hối tiếc một đời? Vì chẳng biết tôi rồi sẽ trở
thành ai, rồi ai sẽ yêu tôi, ghét tôi, quý tôi, thích tôi, nên tôi ngày bé đến bây giờ, vẫn luôn sống
sao cho mỗi hừng đông rạng rỡ lúc tỉnh giấc, tôi là chính mình, tôi không hối hận. Rồi tôi đã biết
rằng lối sống của mình, không phải là gì đó kì lạ khi tìm đọc cuốn sách “Mình phải sống như
biển rộng sông dài” của tác giả Raxu Nguyễn, với câu văn: “Điểm khác nhau cơ bản… (dù có
phải chống lại cả thế giới)”.
Tác giả đã đưa ra hai lối sống đối nghịch nhau nhưng đều cùng điểm khởi đầu là mục đích, lợi
ích của cá nhân trên chặng đường sống. “Sống để mọi người yêu thích” là lấy cái nhìn, quy
chuẩn, đạo đức của người khác làm tiêu chuẩn sống, lẽ sống của bản thân. “Sống để chính mình
không phải hối hận sau này” là sống theo quan điểm cá nhân, sống hết mình, sống thật với bản
chất, theo đuổi lối sống dựa trên ý thức cá nhân, dẫu có phải “chống lại cả thế giới”- trở thành
phe đối lập, phải đối mặt với sự dè bỉu, chê bai, phải bỏ ngoài tai những lời phán xét, đánh giá,
đôi khi là phải tự bước chân trên con đường của mình mà không có ai kề cạnh, không có ai ủng
hộ. Bản thân tôi chọn lối sống là chính mình để không phải hối hận sau này, như đã đề cập ở
trên.
Muôn người muôn vẻ, không ai giống ai. Vậy nên ngoài tôi ra, chắc chắn sẽ có những người
chọn lối sống “để mọi người yêu thích”. Tôi không hề đánh giá hay chê bai lựa chọn của họ, bởi
phần nào tôi hiểu được vì sao họ chọn lối sống ấy. Xuất phát từ bản chất con người, là sinh vật
tồn tại và phát triển theo cộng đồng, dựa trên cộng đồng, bị ảnh hưởng bởi cộng đồng. Mà “cộng
đồng” lại tồn tại nhiều cá thể khác nhau, sẽ có nhiều tư tưởng, quan điểm, lẽ sống. Thế nên để
được “mọi người yêu thích”, cá nhân ấy sẽ phải ứng xử linh hoạt và có lối sống linh hoạt, đầy
chuyển biến. Chính vì con người sống theo bầy đàn, nên những cá nhân có cách sống làm hài
lòng người khác, thích “ghi điểm” trong mắt người khác dù cho có trái với bản chất của mình sẽ
có được cuộc sống khá bằng phẳng, nhận được nhiều sự tương trợ khi có thể dễ đang tham gia
vào các nhóm nhỏ hoặc lớn, gây được thiện cảm với số đông. Những cá nhân ấy ít khi phải một
mình trong tập thể, luôn được chào đón, có cái nhìn tốt đẹp trong mắt người khác, được ưu tiên.
Nếu lối sống “được mọi người yêu thích” là một lời đề nghị thì ngay những giây ban đầu, nếu
không suy nghĩ kĩ, tôi cũng sẽ chấp nhận lời đề nghị ấy bởi nhiều lợi ích hấp dẫn của nó. Thế
nhưng, lối sống này tiềm ẩn nhiều tác hại và rủi ro. Mỗi cá nhân đều có cho mình những quan
điểm, tư tưởng, tình cảm khác nhau. Nên nếu bạn có lối sống “dĩ hoà vi quý”, làm hài lòng người
khác, tránh tranh cãi để không làm mất lòng bất kì ai, bạn sẽ phải hy sinh khao khát chứng minh
bản thân, hy sinh đi tiếng nói của bản thân, dễ trở nên hoà tan và mất đi chính kiến. Và không
phải tầm nhìn, quan điểm của số đông lúc nào cũng là chân lý, là chuẩn xác. Việc chỉ chăm chú
và răm rắp nghe theo số đông sẽ hạn chế những sáng tạo đặc biệt của bản thân, hạn chế những
khả năng thiên phú, sự thông thái được trời ban tặng. Cuối cùng, với việc sống hoà hợp với quan
điểm của nhiều người, gió chiều nào ta trôi chiều đó, ít khi có sự thống nhất trong cách ta cư xử,
trong lời ăn tiếng nói, sự giả tạo ấy sẽ bị lật tẩy bởi những cá nhân có mắt nhìn người, có khả
năng cảm nhận đặc biệt.
Về lựa chọn của mình, tôi chưa bao giờ muốn thay đổi nó. Tôi không muốn phải nói một câu
“giá như”, tôi không muốn phải tiếc nuối. Thế nên tôi sống đúng với bản chất và đam mê của
mình. Việc sống là chính mình khiến ta trở nên mạnh mẽ, kiên cường vì đã không ít lần nghe
những ý kiến trái chiều, những lời dè bỉu. Từ đó ta có khả năng sống độc lập, tự thân, có khả
năng đứng dậy sau những vấp ngã. Trở nên tự tin hơn, có thể không trở thành người tuyệt vời
nhất nhưng chắc chắn sẽ trở thành phiên bản tuyệt vời nhất của chính mình. Tư tưởng con người
không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Mà tư tưởng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của
người đó. Nếu muốn tôn trọng cái gọi là tư tưởng đó thì cần học cách khoan dung, đừng bao giờ
vọng tưởng thống nhất tư tưởng, nó là điều phi lý Tại sao phải mãi chạy theo người khác để giải
thích, để cho họ thấy suy nghĩ, tư tưởng của bản thân là hợp lí, là đúng đắn. Kể cả khi bản thân ta
khoan dung, tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt của người kia, liệu họ có làm được điều tương tự?
Thay vì vậy, tại sao không sống đúng với chính mình, sống để bản thân ta không phải hối hận?
Dành thời gian cho những lối đi riêng để chứng tỏ con đường mình chọn là đúng đắn, là sáng rõ
chẳng phải hiệu quả hơn việc chạy theo người khác và khuyên nhủ, thuyết phục họ công nhận ta
hay sao? Việc “sống để không phải hối hận sau này” còn tạo ra bản sắc riêng, tính cá thể riêng
biệt, xây dựng thế giới nhiều màu, giúp người khác có được cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống.
Thật vậy, tưởng như ta sống khác biệt với cộng đồng nhưng sau cùng lại giúp đỡ cộng đồng và
cống hiến cho cộng đồng, trở về với cộng đồng. Tôi vẫn nhớ đến Galileo Gailei, một mình chống
lại Giáo hoàng lúc bấy giờ với câu nói “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay!”. Ông đã phản bác quan
điểm “Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu không lay chuyển”. Dù đã phải hứng chịu nhiều lời chỉ
trích, sự mỉa mai thậm chí là bỏ tù, nghiên cứu của ông cho thấy Trái Đất xoay quanh Mặt Trời
(thuyết Nhật tâm) nhưng Galileo vẫn nhất quyết tin vào khoa học, tin vào con đường mình đã
chọn, ông rắn rỏi “sống để chính mình không phải hối hận”. Để rồi hàng trăm năm sau, hậu thế
chứng minh thuyết Nhật tâm của ông là chính xác. Có lẽ vĩ nhân Galileo đã sống một đời như
thế, không hối tiếc dẫu bị cho là ngông cuồng. Để rồi cái người ta gọi là “ngông cuồng” ấy lại
đóng góp không ít cho nhân loại. Tuy quan điểm của ông khác biệt nhưng suy cho cùng, điều ấy
mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Hoà hợp mà khác biệt, cái quan trọng nhất là phải chấp nhận và dung nhập vạn vật, thứ hai là
biết chọn lựa và sử dụng những thứ phù hợp với đặc tính tự thân để hoàn thiện chính mình. Cuối
cùng là đặt mình trong nhiều hoàn cảnh, tập cho bản thân tính phóng khoáng lạc quan. Dù là một
chỉnh thể bền chắc như thép cũng phải có một thứ khác biệt để điều hoà. Không ít những công ty
quốc tế luôn giữ vài người có ý kiến trái ngược nhau trong hội đồng quản trị, những người này sẽ
luôn soi mói làm khó dễ các quyết định được hội đồng đưa ra, thế nhưng chỉ có vậy mới có thể
thúc đẩy hội đồng đưa ra những quyết sách chính xác và đúng đắn nhất. Sự gắn kết, hài hoà là
đích đến cuối cùng của con người. Nhưng đừng bao giờ vì làm hài lòng người khác mà đánh mất
bản thân, khiến bản thân mình phải hối hận.
Vậy, lối sống bạn chọn là gì?
7. Hà Phương

8. Phạm Anh Thư


9. Trang Anh Thư

10. Trần Phạm Thanh Thư


Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân sống trên đời vì lý do gì. Thật ra, tôi đã luôn nghĩ chỉ cần còn
sống thôi là tốt rồi, làm gì cần nhiều nguyên do đến thế… Nhưng thật ra, xác lập cho mình một
sống lại tạo nên ý nghĩa của cả đời. Tôi đã trăn trở về điều này khi nhiều lần đọc lại dòng văn của
tác giả Raxu Nguyễn trong cuốn "Mình phải sống như biển rộng sông dài": "Điểm khác nhau cơ
bản giữa tôi và bạn là: bạn sống để mọi người yêu thích, còn tôi sống để chính mình không phải
hối hận sau này (dù có phải chống lại cả thế giới)." Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách mình
sống, hạnh phúc hay khổ đau, miễn ta thấy phù hợp thì đều đáng giá.
Ta luôn phải đắm mình trong muôn vàn câu hỏi về “cách sống”, ta ghê sợ sự giả tạo nhưng
cũng ghét cảm giác bản thân đứng ngoài vòng. Cuối cùng thì ta có thể sống theo những cách như
thể nào? Trước hết, hiểu rõ “cách sống” - sự hình thành về tính cách, thái độ cũng như phương
hướng điều hành mọi việc trong cuộc sống của mỗi người. Ai cũng có quyền lựa chọn cho mình
một lối sống riêng để bản thân cảm thấy phù hợp và chính đáng nhất. Trong đó có “sống để mọi
người yêu thích” và “sống để chính mình không phải hối hận sau này. “Sống để mọi người yêu
thích” - lối sống vì người khác, để đem lại cảm giác hài lòng, thuận mắt cho người khác, nói cách
khác là sống theo cách người khác muốn bạn như vậy. Người có lối sống này thường ghét sợ ánh
mắt phán xét, gièm pha của người khác, mong muốn ai cũng yêu quý, đối xử hòa nhã với mình.
“Sống để chính mình không phải hối hận sau này” - sống cho bản thân, vì bản thân, góp nhặt
những điều trọn vẹn nhất cho cuộc sống của chính mình. Không vì người khác mà cảm thấy mặc
cảm hay nhụt chí, xác lập được bản thân muốn gì. Người có lối sống này thường tự chủ và thuận
theo mong muốn của chính mình trước hết. Như vậy, mỗi người được sinh ra trong những hoàn
cảnh, điều kiện khác nhau; lựa chọn lối sống nào âu cũng là để phù hợp với chính mình. Chỉ cần
tâm hướng thiện, không hại người hại mình thì cách sống nào cũng đáng trân quý, cũng có cái lẽ
riêng của nó. Bất kể là sống cho chính mình, không uổng phí thanh xuân hay sống để nghe thấy
tiếng cười, sự yêu thích của người khác, ta đều có thể thấy được những nét riêng của chúng. Và
nếu có thể lựa chọn, tôi muốn làm một linh hồn tự do, phiêu du trên những vùng đất của bản thân
mình, sống sao cho đáng một đời, không hối hận. Tôi muốn được làm chính mình, được khai phá
hết những tiềm năng ẩn giấu, được phổ bày cá tính trước đám đông mà không e ngại lời gièm
pha, bàn tán. Nhưng cuộc sống vẫn luôn khắc nghiệt như vậy, mấy ai có thể sống là chính mình,
dù ra sao, ta vẫn phải tồn tại.
Cuộc sống vốn dĩ muôn màu muôn vẻ, khó khăn thuận lợi khôn nhường, bởi vậy mỗi người
luôn có cách sống của riêng mình để đối mặt với mọi thách thức. Sẽ luôn có những sự phán xét
không ngừng bên tai dù cho bạn chọn lối đi như thế nào, bởi vậy, có người sẽ khuất phục nhưng
cũng có người khát khao vươn lên, bỏ ngoài tai những điều khiến bản thân dễ gục ngã. Ta
thường luẩn quẩn giữa hai kiểu sống rõ nhất tồn tại song song ở bao con người trên thế gian này:
“Sống để mọi người yêu thích” và “Sống để chính mình không phải hối hận sau này”
Muốn bàn luận về cách sống phù hợp, trước hết ta phải hiểu rõ nguồn cơn cũng như cách nó
tồn tại trên thế giới này. Vậy, “sống để mọi người yêu thích” sẽ như thế nà0? Nếu bạn cảm thấy
đây là lối sống ba phải, xu nịnh thì cách hiểu này không hẳn là sai nhưng phần lớn những người
đang phải vật lộn với xã hội này chính là sống như thế. Sở dĩ mọi thứ mà ta phải đối mặt trong
cuộc sống luôn rất khắc nghiệt và biến chuyển qua từng ngày, ta buộc bản thân phải giữ thái độ
hòa nhã và khiêm nhường, tránh những động thái quá khác biệt, khiến mình hòa vào một tập thể
và luôn để ý ánh mắt của người đời. Nghe thì có vẻ khá khổ sở nhưng đây có lẽ là vốn sinh tồn
chung của vô vàn con người đang phải oằn mình trước bao sóng gió. Bất kể ở nơi đâu, mỗi người
chúng ta chắc hẳn đều giữ cho mình vài chiếc mặt nạ; không phải để lừa gạt kẻ khác, mà cốt lõi
mong có thể an ổn chính mình. Trước hết, con người ai cũng sợ cảm giác bị soi mói phán xét,
ghét cách người khác đánh giá, phê phán mình. Khi cảm giác này lên tới đỉnh điểm, người có
tâm lý yếu thậm chí còn bị ép đến mức trầm cảm rồi quyên sinh. Miệng lời đời người là thứ gì đó
còn hơn cả những điều ta có thể tưởng tượng, cũng bởi vậy nên lối sống “để mọi người yêu
thích” dần được sản sinh. Người đặc biệt (cá biệt) về mặt tích cực hay tiêu cực đều sẽ luôn được
để ý, những lời bất kể là khen ngợi hay ghen tị, phán xét đều có một mức độ tác động nhất định
bởi vậy nhiều người sẽ e sợ bộc lộ bản thân mình mà lựa chọn sống trong vỏ bọc, mong muốn
trở nên bình thường, hòa nhập và thuận mắt trước người khác. Ngược lại, khi “sống để mọi
người yêu thích”, nhiều phần ta sẽ có một cuộc sống thoải mái hơn, không phải lo bị người đời
dè bỉu; trong công việc cuộc sống sẽ dễ dàng nhận được sự hỗ trợ từ mọi người. Khi được mọi
người yêu thích, ta sẽ tránh được những hiềm khích không đáng có. Tuy vậy, “sống để mọi
người yêu thích” lại là lối sống đánh mất chính mình, khi ta quá tập trung vào những tiêu chuẩn
chung, ta thường sẽ quên mất tiếng nói tự tâm, từ đó từ bỏ việc khai phá sở thích, tiềm năng
riêng của chính mình, sống xuôi theo chiều gió và như một bản sao giữa bao bản sao khác trên
đời. Mọi thứ đều như một cơn xoáy hai chiều khiến tôi đôi lúc bàng hoàng và tiếc thương cho
muôn trùng số phận trắc trở, có lẽ sống khi phải chiều ý người khác không hề dễ dàng đến vậy.
Tôi vỡ lẽ ra sự thật này khi vô tình đọc được vài dòng đưa tin về chị T.N.H trên báo
VietNam.Net, một cô gái trẻ ở độ tuổi 16, đã lựa chọn tự kết thúc cuộc đời mình chỉ để lại vài
dòng tâm thư nhắn nhủ. Được biết, chị luôn là một đứa con ngoan nghe lời cha mẹ, thân thiện
với bạn học nhưng mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi sự thật rằng chị đang cố gượng chính mình. Đáng
thương thay cho một số phận vì muốn được mọi người yêu quý mà lầm lỡ bước đường này. Tôi
cũng đã từng nhìn thấy nhiều người từ thân quen đến xa lạ phải khoác lên vai bao chiếc mặt nạ
trịu nặng, có lẽ có đã từng có muôn ngàn khoảng thời gian suy sụp. Tuy vậy, ta vẫn không thể
phủ nhận rằng “sống để người khác yêu thích” cũng có điểm lợi nhất định của nó.
Đáng buồn thay cho bản thân khi tôi thấy chính mình cũng đáng sống theo cách mà không hề
mong muốn. Tôi không phủ nhận lợi ích có được từ cách sống “theo lòng người” nhưng nếu như
tôi có cơ hội, có đủ dũng khí và bản lĩnh, tôi sẽ một lần làm đúng như những gì bản thân hằng
mong muốn, một lần “sống để chính mình không phải hối hận sau này, dù cho có chống lại cả
thế giới.” Trước hết, ta cũng phải nắm rõ “sống để chính mình không phải hối hận sau này” là
như thế nào? Trong vô vàn những con người đang sống theo cách dè chừng, ta vẫn có thể thấy
những tia sáng ánh lên giữa đám đông. Họ là những người không màng quy chuẩn, tự tin và khát
khao thể hiện bản ngã trọn vẹn nhất của bản thân mình. Có thể cuộc sống mang chứa muôn vàn
gian khó khắc nghiệt, nhưng nếu không một lần đấu tranh, bày tỏ cá tính độc quyền, thì sao ta có
thể sống là ta giữa bao con người với vô vàn trùng lặp. Khi ta có bản lĩnh sống là chính mình,
buông bỏ ràng buộc, ta sẽ như cởi khóa xích cho tâm hồn, để bản thân tự do phát huy hết suy
nghĩ tiềm năng riêng, trở thành một cá thể độc nhất đầy tỏa sáng. Khi không còn bó buộc, ta có
thể làm điều mình mong muốn, dù cho có kỳ quặc đến đâu, chỉ cần không còn dè chừng những
ánh mắt dò xét, ta vẫn có thể sống mà không hối hận. Chưa kể, khi không cần nghe lời ảnh
hưởng của kẻ khác, ta hoàn toàn có đủ tỉnh táo để làm chủ các quyết định của mình, vạch ra được
lối đi riêng, không quy phục số đông, dần xác lập được con đường thành công của riêng mình.
Khi tâm không còn khuôn khổ, ta sẽ có một tinh thần tươi trẻ, không màng gian khó sự đời, thu
phục lòng người bằng tài năng và có một ý chí kiên cường. Tuy vậy, mọi thứ đều cần có quá
trình cân bằng và phát huy. Sẽ không ai thích nếu thấy một người vượt quá quy chuẩn, trở nên
quá tài giỏi hay quá kì quặc. Ta vẫn có thể nhận lại vô số ánh mắt dò xét, thậm chí là sự đố kỵ.
Con đường xác lập bản thân không hề dễ dàng, ta có thể gặp phải khó khăn khi cần người giúp
đỡ, thậm chí là có hàng nghìn con mắt chờ xem ta làm trò cười. Bởi lẽ, họ vì cái tôi từ lâu nên
không thể chấp nhận hoàn toàn một bản ngã khác biệt là ta, hòa nhập với cuộc sống cũng sẽ phần
nào bị cản trở bởi ta đang bứt phá, đang là chính mình. Tuy vậy, có thể một lần dũng cảm vì bản
thân, sẽ không khiến cuộc đời bạn bị phí hoài, tôi đã luôn muốn sống thật xác đáng khi đọc đến
câu chuyện của Jean-Henri Fabre - một nhà côn trùng học nổi tiếng người Pháp khi tự tin theo
đuổi đam mê côn trùng của mình mặc kệ bao lời gièm pha, đánh giá. Cậu bé ấy từ thuở nhỏ đã
đem sở thích khác người này bộc lộ ra dù cho có nhiều lần tổn thương vì miệng lưỡi người đời,
thậm chí là bị chính thân sinh phụ mẫu chê trách. Tuy đã có vô số lần cậu tổn thương nhưng đến
cuối cùng một nhà côn trùng học vĩ đại ra đời, để lại những cuốn sách nghiên cứu vô giá và được
bao người thán phục, tỏa sáng trên con đường riêng, được làm chính mình.
Sẽ rất khó để đưa ra lựa chọn xem bản thân mình nên sống theo cách nào, bởi vậy, đừng vội
đánh giá một ai đó chỉ từ cách sống mà họ chọn, bởi ai cũng có nỗi niềm riêng, khao khát và mục
tiêu riêng. Trong xã hội hiện nay, từ giới trẻ cho đến những người trưởng thành đĩnh đạc đều có
phần nhiều lối sống “trông mặt người khác”. Tâm lý e dè, sợ bị đánh giá khiến ta dần trở nên
thận trọng trước bốn bề. Tôi từng nghe giáo sư Nguyễn Đình Thuật chia sẻ về hiện trạng lối sống
này: “Hiển nhiên thôi khi các ông, các bà sống rất mệt mỏi nhưng phải luôn mỉm cười. Bản thân
tôi cũng như vậy, làm gì có ai sống một cách biệt lập bao giờ, họ vẫn luôn kiêng nể nhau, làm
vừa lòng nhau, âu để mọi thứ diễn ra thuận lợi, xuôi chiều…” Để sống thôi đã rất khó khăn rồi,
vì vậy đừng nên làm khó nhau thêm nữa. Chỉ đơn thuần là một câu nói tôi vô tình nhặt được đâu
đây cũng có thể khiến tôi thêm quan hoài về bản thân mình của thực tại. Tại sao tôi lại khao khát
được “sống để chính mình không phải hối hận sau này” đến vậy? Có lẽ điểm mạnh lớn nhất của
lối sống này chính là “được làm bản thân mình” - được trao quyền tự do một cách thoải mái nhất
mọi hành vi, suy nghĩ và không cần phải đoái hoài đến bất cứ ai. Lối sống mãnh liệt đến vậy, tự
do đến vậy, có ai mà không khát cầu? Chính bởi vậy nên với tôi, dù cho hai lối sống kia đều có
điểm mạnh và yếu bù trừ những chắc hẳn trong tâm bạn, cũng khao khát được sống là chính
mình phải không?
Ai cũng có quyền xác lập cho mình một lối sống riêng, bất kể ta sống như thế nào, sẽ luôn có
những điểm tốt và hạn chế nhất định. Không phải cứ luôn “là người khác yêu thích” là sẽ hạnh
phúc và “sống là chính mình” sẽ luôn thoải mái. Mọi thứ cần sự đánh đổi, vấn đề là ta có thể
chấp nhận hay không. Bởi vậy, dù khó khăn nhưng hãy sống thật trọn vẹn, đừng để phí hoài một
kiếp người, hãy làm cho những người ganh ghét ta phải câm nín và dần thán phục, hãy thu phục
lòng người bằng ánh hào quang rực rỡ nhất. Bên cạnh đó, những người sống thụ động rất đáng
lên án. Họ khác với những người “sống để người khác yêu thích” ở chỗ luôn thích a dua, xu
nịnh, hoàn toàn phụ thuộc vào sắc mặt của kẻ khác mà ứng xử. Nếu còn có suy nghĩ riêng mình,
hãy chỉ nhún nhường chứ đừng phụ thuộc. Hãy sống có tự trọng và đừng để bản thân trông quá
thảm hại. Bên cạnh đó, ở một phương diện khác, có thể ta sẽ thấy hai lối sống này không hề
kiêng kị nhau, mà thậm chí còn có thể bổ trợ, kết hợp với nhau. Sẽ là một điều may mắn nếu bạn
có thể vừa sống để người khác yêu thích đồng thời đó cũng là bản ngã chân thật của chính bạn.
Tôi không biết tận sâu trong đáy lòng họ như thế nào những cá nhân tôi muốn bày tỏ sự trân
trọng và ngưỡng mộ đến các cô chú nghệ sĩ trong làng giải trí. Họ có thể từ khả năng của mình,
biến hóa để được vô vàn khán giá yêu thích mà vẫn giữ được nét cá tính riêng; có thể phía sau
bức màn, họ cũng mệt mỏi, nhưng sự kính nghiệp họ dành cho đời, cho khán giá của mình là
không thể phủ nhận đồng thời cũng phải mang gánh nặng áp lực vô cùng lớn.
Tôi cũng là một người rất e ngại ánh nhìn của kẻ khác. Đã từ lâu tôi luôn được nhìn như một kẻ
trầm tính, ít nói cũng bởi vì tôi sợ, sợ cách đám đông nhìn tôi, sợ cách họ cười nói rồi đánh giá
đủ điều. Tôi cứ mãi cho qua mọi chuyện dù biết mình trông thật ngu ngốc. Bao nhiêu lời cứ thế
nuốt lại vào trong mà chẳng dám bày tỏ. Tôi khác với những người vẫn luôn nỗ lực sống dù bị xã
hội chèn ép, tôi biết điều đó những vẫn luôn như thế. Tuy vậy, tôi đang nỗ lực từng ngày, bạn bè
tôi nhìn thấy, những người tôi e sợ cũng nhìn thấy, tôi sẽ cố gắng khắc phục bản thân, lại lần nữa
có thể làm chính mình. Mong rằng nếu mọi người cũng như tôi, hãy cố gắng vì ta chỉ có một
cuộc đời
Ai trong chúng ta cũng có những muộn phiền và mệt mỏi của riêng mình, ta lựa chọn cách
sống phù hợp để có thể bảo toàn và thuận lợi bước qua giông bão. Nếu có thể, xin hãy để bản
thân mình tự do tỏa sáng, hãy bồi đắp thêm nữa, để chính ta có đủ năng lực tự bảo vệ và khiến
người đời thán phục.

11. Hà Vy

You might also like