You are on page 1of 2

Đại văn hào Nga M.

Gorki từng viết “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách
khỏi con thú để lên tới gần con người”. Câu nói đã gợi thúc trong tôi những suy tư, suy ngẫm về vai trò
của việc đọc sách để có thể dẫn tới con đường thành nhân và thành công. “Đọc sách” là một quá trình
tìm hiểu, tiếp thu hay lĩnh hội những thông tin từ sách và trau dồi kiến thức cho bản thân. Một người có
thói quen đọc sách mỗi ngày sẽ biết nâng cao giá trị của chính mình, thường xuyên tích lũy vốn hiểu biết
từ sách vở có chọn lọc và cảm nhận được một thế giới muôn vàn điều hay. Không chỉ thế, việc đọc sách
là một trong những yếu tố then chốt đắp bồi nền tảng cho sự thành công của một người bất kể là trong
công việc hay các mối quan hệ xung quanh bởi lẽ, đọc sách giúp cá nhân hấp thu được những tinh hoa
vh và những kt xh vô cùng quý báu theo chiều rộng và sâu. Đồng thời “sách” là một kho tàng tri thức của
nhân loại và là sản phẩm của những bộ óc phi thường nhất, chúng bao chứa đầy đủ mọi lĩnh vực mà con
người đang tìm kiếm để rồi giúp con người được có tầm nhìn xa trông rộng và tạo một nền móng vững
chắc để có thể giải quyết những tình huống trong thực tiễn Bên cạnh đó, khi ý thức được điều này, con
người sẽ tự tạo cho mình 1 lối sống khác với thực tại trần trụi, giúp ta giải phóng được những năng
lượng tiêu cực hay tiềm năng tưởng tượng và đem tới cho bản thân ta nhiều trải nghiệm phóng khoáng
hơn, từ đó ta sẽ cảm thấy cuộc sống chỉ toàn niềm vui và hưng phấn tinh thần. Mặt khác, các nhà nghiên
cứu cho rằng đọc sách mỗi ngày sẽ giúp bản thân người đọc rèn luyện được tính kiên trì nhẫn nại, có
phong thái điềm tĩnh khi đối mặt trước những tình huống khó xử và dễ cảm thông, đồng cảm với những
người khác hơn. Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi xh ngày nay ko ngừng tiến lên vs tốc độ pt ngày càng
nhanh thì sự cần thiết của văn hóa đọc lại càng trở nên cấp bách. Đọc sách chính là chiếc chìa khóa quan
trọng để nâng cao trình độ dân trí, góp phần phát triển một xã hội văn minh và tiến bộ. Không chỉ thế, ta
thường đổ lỗi cho hoàn cảnh là chướng ngại vật cản trở con đường dẫn tới thành công nhưng khi biết
đến câu chuyện của B.Franklin thì đã hoàn toàn phá vỡ qui luật đó. Ông được sinh ra trong một gia đình
nghèo khó với ba chữ không-không tiền, không có điều kiện giáo dục đầy đủ, không được kì vọng từ ba
mẹ và phải bỏ học từ năm 12 tuổi. Tuy nhiên, hoàn cảnh lúc ấy không phải là chướng ngại vật để ông từ
bỏ cuộc đời mình mà ông đã xin làm việc tại xưởng in. Xuất phát từ niềm ham học hỏi, ông không thể
cưỡng lại sự hấp dẫn của những dòng chữ nhảy trên trang giấy, ông đã “ngấu nghiến” hàng nghìn trang
bản thảo ở xưởng in. Chính vì tận dụng được cơ hội đọc những quyển sách đưa đến xưởng in, sau bao
nhiêu năm ròng rã, ông đã trở nên nổi tiếng với nhiều việc làm ý nghĩa để đời-viết bản TNDL hay cha đẻ
của cột thu lôi. Hay ta kh thể quên kế đến dân tộc do Thái với lịch sử nghìn năm lưu lạc trên vùng đất
"chảo lửa trung đồng", luôn p chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh tg t2 và phần lớn đất đai của họ
cũng không được thiên nhiên ưu đãi. Nhưng những điều đó không phải là rào cản trong việc giáo dục,
học tập và phát triển trí tuệ người dân Israel và một phần giúp đất nước của họ trở nên tiến bộ đó chính
là thói quen đọc sách. Họ tâm niệm rằng: ”Tài sản có thể bị mất chỉ có tri thức và trí tuệ thì không mất đi
đâu được”. Với phương châm đó mà nhiều đấng sinh thành đã tạo thói quen thích sách cho những đứa
trẻ bằng việc nhỏ những giọt mật ngọt ngào lên kinh thánh và cho bé liếm. Từ đó, việc đọc sách như một
tín ngưỡng và là hình thức tẩy rửa tâm hồn của người dân Do Thái. Quả thực, văn hóa đọc có tầm ảnh
hưởng rất lớn đối với nhân loại bởi những lợi ích mà nó mang đến và điều đó khiến ta càng thấu rõ hơn
về hậu quả mà việc không đọc sách gây ra đó là sẽ dẫn tới sự thiếu hụt tri thức, vốn từ nghèo nàn, không
có tư duy sâu rộng để nhìn nhận vấn đề. Tuy nhiên, người ta cũng hay thầm nghĩ liệu có phải lúc nào đọc
sách cũng tốt không? Đương nhiên là không bởi lẽ, ta phải biết lựa chọn loại sách phù hợp với lứa tuổi,
cung cấp những tư liệu hay để phát huy vai trò của đọc sách chứ không phải đọc sách theo xu hướng của
giới trẻ hiện nay hay ngày đêm ngấu nghiến hàng ngàn kho sách nhưng lại rồi ngu ngơ trước cuộc đời. Vì
thế, việc đọc sách cần đi đôi với hành. Bản thân em cũng có nhiều lần không chịu đọc sách và lấy lí do
không có thời gian nhưng em chợt nhận ra rằng thói quen đọc sách có được hình thành là do ý thức tự
giác, chủ động trong việc tìm tòi những thứ mới mẻ chứ không phải đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chính vì thế,
mỗi chúng ta nên dành 15p đến 30p để đọc sách, trau dồi cho bản thân nhiều hơn và con đường thành
công phía trước sẽ mở ra từ từ.

You might also like