You are on page 1of 9

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

I. Tác giả: Chu Quang Tiềm

– Tên thật: Tự Mạnh Thực (1897 – 1986)

– Quê quán: Đông Thành, An Huy, Trung Quốc

– Là một nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc

– Được tôn là một danh nhân lớn với học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính
luận văn học nổi tiếng

Sự nghiệp và phong cách sáng tác:

Là một học giả nổi tiếng, những tác phẩm, tập sách của Chu Quang Tiềm được
xem là nguồn tài liệu phong phú, mang giá trị văn học, nghệ thuật và có sức ảnh
hưởng sâu rộng đối với thế giới học thuật và văn nghệ Trung Quốc. Các tác phẩm
tiêu biểu của Chu Quang Tiềm có thể kể đến bao gồm: “Bàn về đọc sách”, “Tâm lý
học văn nghệ”, “Bàn về thơ”, ,…

Những bài chính luận được viết bởi Chu Quang Tiềm phần lớn đều mang phong
cách nhẹ nhàng. Tuy vậy, các tác phẩm của ông vẫn có đầy đủ các lý lẽ xác đáng,
với những lập luận chặt chẽ và dẫn chứng sinh động, có khả năng thuyết phục
người đọc ngay từ đầu tiên

II. Thông tin về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Bàn về đọc sách” là đoạn văn bản được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn
về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” được viết bởi Chu Quang Tiềm, xuất bản
tại Bắc Kinh năm 1995, được dịch sang Tiếng Việt bởi Trần Đình Sử.

2. Bố cục
Văn bản được chia thành 3 phần với các luận điểm tương ứng như sau:

– Phần 1: Từ “Học vấn” đến “Thế giới mới”: Vai trò của việc đọc sách với đời
sống con người

– Phần 2: Tiếp đến “…tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn và sai lầm dễ mắc
phải khi đọc sách

– Phần 3: Đoạn còn lại: Cách xây dựng phương pháp đọc sách đúng đắn

III. Chủ đề của văn bản Bàn về đọc sách

Chủ đề của văn bản “Bàn về đọc sách” là nêu lên tầm quan trọng, ý nghĩa của việc
đọc sách. Đồng thời chỉ ra các khó khăn, sai lầm nguy hại dễ gặp của việc đọc sách
trong thời buổi hiện nay. Từ đó,giúp bạn đọc đưa ra cách lựa chọn sách phù hợp và
xây dựng phương pháp đọc hiệu quả nhất.

IV. Phân tích Bàn về đọc sách

1. Vai trò của việc đọc sách với đời sống con người

– Học vấn là thành quả của quá trình tích lũy qua hàng nghìn năm của nhân loại và
sách chính là nơi lưu giữ, ghi chép những thành quả đó: “Học vấn không chỉ là
chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học
vấn”.

⇒ Đọc sách là con đường quan trọng trong việc tăng khả năng học vấn. Muốn giỏi
hơn thì phải đọc sách

– Mỗi quyển sách đều mang đến một giá trị khác nhau, đánh dấu một cột mốc trên
con đường phát triển của thế giới học thuật. Nó có thể mang đến cho chúng ta
những thông tin, tri thức thuộc đa dạng các lĩnh vực khác nhau, từ văn học, lịch sử,
cho đến xã hội, kinh tế,…

⇒ Sách đóng vai trò quan trọng trên con đường phát triển tri thức của nhân loại

Ví dụ: nhờ thơ ca dân gian để lại mới có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, thơ Nôm
của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v.. Đọc sách giúp chúng ta
trả lời hàng vạn câu hỏi khác nhau, biết về lịch sử, văn hóa, chính trị của các quốc
gia trên khắp thế giới.

– Đọc sách là cách để con người trả nợ quá khứ, tiếp thu những trải nghiệm quý
giá của cha ông, đồng thời là một cách để chúng ta hưởng thụ kiến thức hay những
lời dạy tâm huyết của quá khứ. Không biết đọc sách đồng nghĩa với việc “xóa bỏ
hết” thành tựu văn hóa của quá khứ. Điều này chẳng khác nào “đi giật lùi, làm kẻ
lạc hậu”.

Ví dụ: Để có được một sự nghiệp lẫy lừng, cố thi sĩ đời Đường đã “độc thư phá
vạn quyển” – đọc hàng vạn quyển sách; ức Trai đã phải trải nghiệm, nung nấu
“thập tải độc thư bần đáo cốt”; nhà bác học Lê Quý Đôn cũng phải “mắt không
rời trung sách, tay không rời trang sách, mắt không ngơi cuốn sách”,…

– Đọc sách giúp con người tích lũy, nâng cao vốn tri thức và chuẩn bị sẵn sàng cho
việc chinh phục học vấn kéo dài hàng vạn dặm. Đọc sách giúp con người có thêm
hiểu biết trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp tăng sự tự tin trong giao
tiếp, ứng xử và linh hoạt hơn trong việc giải quyết tình huống thường ngày.

⇒ Bằng cách lập luận hợp lý, diễn giải thông tin một cách thấu tình đạt lý, kín kẽ
sâu sắc, tác giả đã cho thấy những vai trò của đọc sách như: nâng cao nhận thức, trí
tuệ, phát triển tư duy, tình cảm và rèn giũa hành động.

2. Những khó khăn và sai lầm dễ mắc phải khi đọc sách

Vấn đề 1: Có quá nhiều sách khiến người ta đọc không chuyên sâu:

– Ngày trước, khi sách ít, có người “đọc đến bạc đầu”, đọc đi đọc lại mới hết một
quyển kinh. Nhưng cũng chính vì ít sách mà người ta có cơ hội đọc nghiền ngẫm,
đọc chậm để thấm từng câu từng chữ có trong sách vào tận xương tủy.

– Ngày nay, sách tuy nhiều nhưng những học giả trẻ thường chỉ đọc “lướt qua”,
đọc nhiều sách nhưng không thấm sâu. Đọc nhiều mà không chất lượng thì cũng
chỉ là “hư danh nông cạn”, mỗi thứ biết một chút mà chẳng chuyên sâu bất kỳ cái
nào.

⇒ Tại đây, Chu Quang Tiềm đã châm biếm những “học giả trẻ” thích khoe khoang
về việc đã từng đọc hàng vạn cuốn sách. Ông coi thường cách đọc “liếc qua”, đó là
cách đọc tưởng nhiều mà “lưu tâm” rất ít. Đọc sách mà không nghiền ngẫm, không
dành thời gian suy nghĩ thì chẳng khác nào “ăn sống nuốt tươi”, ăn mà không cần
chế biến.

⇒ Sử dụng hình ảnh đối sánh hợp lý, xác đáng, tác giả đã chỉ ra một thực trạng
hiện nay của việc đọc sách. Đó là sách nhiều khiến người đọc ít để tâm đến nội
dung hơn, thường chỉ đọc lướt qua, hời hợt không chuyên sâu, không đem lại giá
trị gì cho người đọc.

Vấn đề 2: Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng:

– Tác giả đề cập đến thực trạng người đọc lạc hướng khi đứng trước quá nhiều
nguồn tài nguyên sách. Việc có quá nhiều thứ để đọc khiến người đọc không biết
mình thực sự cần gì và đâu là kiến thức phù hợp với năng lực của bản thân.

– Số lượng sách quá lớn khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không
phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” (những cuốn sách mang lại
nhiều giá trị nội dung), với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt” (sách truyện,
truyện tranh, văn bản giải trí,..)

– Tác giả đã khéo léo đưa ra một so sánh về thực trạng số lượng sách lớn như hiện
nay. Ông cho rằng, với chuyện đọc nhiều sách, kiến thức sẽ không được chuyên
sâu mà chỉ là “đá bên đông, đấm bên tây”, “tự tiêu hao lực lượng”, không mang lại
hiệu quả cao sau khi đọc. Thay vào đó, phải biết “đánh vào thành trì kiên cố, đánh
bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu” thì mới mong dành được
chiến thắng.

⇒ Cách so sánh của tác giả giúp chúng ta nhận ra việc đọc sách để làm học vấn,
đọc sách để tự học không phải là một điều dễ dàng. Đồng thời ông cũng nhấn
mạnh, việc sách nhiều có thể gây lãng phí thời gian và sức lực. Thậm chí, nếu đọc
phải sách độc hại còn có thể gây ra hậu quả khôn lường đến tư duy sau này.

3. Cách xây dựng phương pháp đọc sách đúng đắn

Cách chọn sách:

– Tìm hiểu sách trước khi đọc, chọn đọc cho tinh, Tránh đọc phải những cuốn
sách thị trường, không mang ý nghĩa và thông điệp nào
– Nên chọn lựa cẩn thận và sàng lọc những đầu sách đã có sự công nhận về nội
dung.

– Hạn chế chọn sách mà không biết sách viết về thể loại gì, tác giả nào, nội dung
bao hàm tác phẩm là gì

– Không xem thường sách thường thức vì đây là thể loại sách ở lĩnh vực gần gũi,
kế cận nhất với chuyên môn và đời sống hàng ngày của mình

Cách đọc sách:

– Đọc cho kĩ: đừng chỉ đọc “lướt qua” 10 quyển sách. Nếu đọc 10 quyển sách
“không quan trọng”, không đem lại giá trị thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách thật sự
có giá trị sẽ tốt hơn. Như lời một câu thơ của cổ nhân xưa đã từng nói: “Sách cũ
trăm lần xem chẳng chán/ Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay.”

– Không đọc lướt qua, vừa đọc vừa suy nghĩ: Đọc nhiều chưa chắc đã là “vinh dự”,
đọc ít cũng không phải là “xấu hổ”. Điều quan trọng trong đọc sách là phải “đọc
kĩ”, tập thành nếp “suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến
mức lì đồi thủy khí chất!. Ở đây, Chu Quang Tiềm đã đưa ra so sánh “cưỡi ngựa đi
qua chợ…”, “kẻ triệu phú khoe của” để châm biếm những người đọc nhiều nhưng
không hiểu sâu, nhằm thể hiện thái độ coi thường “phẩm chất tầm thường, thấp
kém”.

– Sách nhiều nhưng không nên đọc tràn lan mà cần đọc có kế hoạch và có hệ
thống. Tìm ra đâu là kiến thức, lĩnh vực mình cần, mình yêu thích để đọc mở rộng,
đọc chuyên sâu

⇒ Bằng các chi tiết so sánh, kết hợp phân tích lí lẽ, lập luận logic, tác giả đã chứng
minh quan điểm đọc sách chính là rèn luyện tính cách, học làm người.

IV. Tổng kết

1. Giá trị nội dung

Bài viết là lời khẳng định của tác giả về tầm quan trọng của đọc sách. Đó là con
đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Tiếp đó tác giả cũng nêu ra các
khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Sau khi nêu
được vấn đề, tác giả cũng nêu ra được cách để xây dựng phương pháp đọc sách
hiệu quả, đọc thế nào cho đúng ý nghĩa của việc đọc sách.

2. Giá trị nghệ thuật

– Bàn về đọc sách là một bài văn nghị luận có hệ thống luận điểm rõ ràng, thuyết
phục.

– Bố cục bài viết hợp lý, chặt chẽ, các luận cứ, dẫn chứng dẫn dắt tự nhiên.

– Lối viết giàu hình ảnh với hệ thống các bằng chứng thực tế, phép so sánh thú vị
đã tạo ra sức thuyết phục cao và hấp dẫn.

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

1.Tác giả - tác phẩm:


a. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003).
- Quê: Hà Nội.
- Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lý luận văn học.
- Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu xuất sắc.
- Trước cách mạng, ông là thành viên của tổ chức Văn hoá cứu quốc.
- Sau cách mạng:
+ Làm Tổng thư ký Hội Văn hoá cứu quốc.
+ Từ 1958 - 1989, ông là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
+ 1995, là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
b. Tác phẩm:
- Xuất xứ: “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948 - Thời kỳ đầu kháng chiến
chống Pháp, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm 1956.
- Tóm tắt:
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ: Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới
mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm cá nhân người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn
là cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh
chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay (thời điểm sáng
tác).
+ Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu - bởi đó
là tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa
tự trái tim.
- Bố cục: 3 phần.
1.Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ.
2. Tiếp đến “tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con
người.
3. Còn lại: Sức mạnh kì diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích (SGK)
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ:
- Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại - không
đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng
kính chủ quan của người nghệ sĩ (đó là cái nhìn, quan niệm tác giả, lời nhắn nhủ
riêng tư…)
- Nội dung của tác phẩm văn nghệ không đơn thuần là câu chuyện con người như
cuộc sống thực (đời thường) mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ
đã
gửi gắm chất chứa trong đó.Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng
kính chủ quan của người nghệ sỹ.
- Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng
nhắc - mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó.
Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất
cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những
điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.
- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.
- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc.
- Những nhận thức
- Những rung cảm.
“Mỗi tác phẩm như rọi… của tâm hồn”.
- Mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ.
Tóm lại: Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con
người và cả thế giới bên trong con người.
- Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự
nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời
sống tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
2. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người:
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn
nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.
Ví dụ: Những người tù chính trị từ Sở Mật Thám:
+ Bị ngăn cách với thế giới bên ngoài.
+ Bị tra tấn, đánh đập.
+ Không gian tối tăm, chật hẹp…
Tiếng nói văn nghệ đến bên họ như phép màu nhiệm, một sức mạnh cổ vũ tinh
thần to lớn.
Hay những người sống trong lam lũ vất vả, u tối cả cuộc đời. Tiếng nói văn nghệ
làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày.
- Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con
người thêm phong phú. Qua văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung
cảm và biết ước mơ.
- Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết
phục - phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con
người : “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng,
không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả trên
mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn,
óc ta nghĩ”.
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu ghét, nỗi buồn của chúng
ta trong cuộc sống.
3. Sức mạnh kì diệu của nghệ thuật:
Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư
tưởng.
- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm
xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận
thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình,
tự xây dựng mình.
- Bằng cách thức đặc biệt đó văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự
nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.
- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.
Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng
tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân
đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc
nào đó.
+ Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ
cho các tư tưởng chính trị.
- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú
của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình
cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện
thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ
thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường
ấy”.
-Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.
- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con
người.
Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức
mạnh cảm hoá to lớn
Ví dụ:
- Tiếng nhạc của bản thánh ca trong truyện “Người cảnh sát và bản thánh ca”
(O.Henri).
- Truyện : Bức tranh (Nguyễn Minh Châu).
- Bài thơ “thần”: “Nam quốc sơn hà”.
- Câu chuyện: Bó đũa - giáo dục tinh thần đoàn kết.
- Bài thơ chép tay của Phạm Thị Xuân Khải: Mùa xuân nhớ Bác…
III. Tổng kết:
- Bố cục: Chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết: Giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, có sức thuyết phục
cao.
- Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lý.
- Lời văn: Chân thành, say sưa nhiệt huyết.
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩvới bạn đọc thông qua những
rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống
phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã
phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”
với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

You might also like