You are on page 1of 4

Đề : Nghị luận về sự bổ của việc đọc sách

I. Mở bài:
Sách đọc trăm lần xem chẳng chán
Một mình ngẫm nghĩ, một mình hay
Vâng, đó là lời thơ người xưa ca ngợi sách. Đọc
sách là một thú vui tinh thần tao nhã. Đồng thời cũng
là món ăn bổ ích cho trí tuệ, tâm hồn. Chính vì thế,
xưa nay, việc yêu sách luôn được đề cao. Nhưng để
thực sự yêu sách thì chúng ta cần hiểu được lợi ích của
việc đọc sách.Đó là vấn đề rất đáng quan tâm của tất
cả mọi người nói chung và học sinh nói riêng.
II. Thân bài:
1. Giải thích
- Đúng như vậy, việc đọc sách thật sự rất có lợi. Sách
có thể xem là thành quả vô giá của trí tuệ con người.
Là nơi kết tinh, hội tụ tri thức của con người qua bao
thời đại. Quá trình hình thành sách diễn ra rất lâu
dài.Từ những kí tự trên vách đá, nền hang đến những
quyển sách to nặng bằng đồng , bằng sắt . Và những
cuộn kinh thư bằng cách thẻ tre cồng kềnh đến những
cuốn sách nhỏ gọn như hôm nay là cả một quá trình
phát triển của nền văn minh nhân loại.
Đọc sách thật sự rất có ích. Bởi vì khi ta học phổ
thông sách đem đến cho chúng ta kiến thức cơ bản về
nhiều lĩnh vực giúp ta có nền tảng hiểu biết chuẩn bị
cho những việc nghiên cứu chuyên sâu.Sách khoa học
tự nhiên dạy ta từ những hạt vật chất đến các quy luật
của vũ trụ, giúp con người hiểu biết hơn. Sách thiên
văn lại nói về trái đất, vũ trụ , các thiên hà rất xa nơi
con người sinh sống. Sách văn học có những vật, câu
chuyện có thể đi vào thế giới tâm hồn của con người.
Sách thẩm mỹ dạy ta giữ gìn vẻ đẹp của bản thân,
sách y học cung cấp kiến thức về sức khỏe, giới tính….
Sách rất quý bởi sách giúp con người hoàn thiện và
làm chủ cuộc sống của mình. Sách là người thầy dạy ta
hiểu biết, có hiểu biết con người sẽ thoát khỏi cuộc
sống hoang dã, biết làm chủ chính mình, hiểu được
những quy luật để sống thích hợp hơn. Những cuốn
sách nhỏ về lịch sử có thể quay về với thế giới cách ta
đã hàng nghìn năm, hiểu được suy nghĩ, lối sống của
con người thời đó. Những trang sách nhỏ lại có thể
đưa ta đi khắp nơi trên thế giới như một người hướng
dẫn viên du lịch tài ba, ta biết đến những miền đất xa
lạ, biết thế giới rộng lớn bao la thế nào. Sách văn học
là người thầy dạy giáo dục công dân nhưng không khô
khan mà bằng những câu chuyện hấp dẫn. Sách còn
nâng cao khả năng giao tiếp cho con người. Giúp rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức để trở nên hoàn thiện hơn.
Sách giúp ta trở thành người làm chủ chính mình, tự
tin trong cuộc sống. Đó là con đường sống.
* Dẫn chứng: Thế giới cũng từng ghi nhận những
cuốn sách hay giàu giá trị của các vĩ nhân, sách vật lý
của Newton, toán học của Pasxcan, sách vũ trụ của
Bruno, Ga-li-lê, những cuốn sách như “ Những người
khốn khổ” của Vic-to Huy-gô, “ Thời thơ ấu” của
Mac-xim Go-rơ-ki… khiến bao người đồng cảm. Đó
thực sự là những “ nguồn kiến thức” có giá trị.
Thế nhưng, thật đáng buồn là hiện nay, bên cạnh
những người biết yêu sách còn có rất nhiều bạn trẻ xa
lạ với sách, không đọc, không học, không quan tâm.
Nhiều bạn chỉ đọc truyện tranh giải trí thuần túy
không nhiều lợi ích. Cũng có những người mua sách
nhiều chỉ để trang trí, không thực sự đam mê. Có
người đọc sách mà không học tập kiến thức từ đó. Có
người đọc xong thì vứt sách bữa bãi không trao đổi với
người khác. Cũng có những bạn đọc những cuốn sách
có nội dung xấu, gây lệch lạc trong suy nghĩ, hành
động… Những biểu hiện đó trong xã hội ngày nay thật
đáng lo.
Là học sinh , chúng ta cần yêu sách bằng việc chăm
đọc sách. Biết lựa chọn những cuốn sách hay cho
mình. Đọc sách cần nghiền ngẫm và đặc biệt là học hỏi
cái hay, cái đẹp từ sách. Có thể trao đổi với bạn bè để
đọc sách được nhiều hơn. Tuổi nhỏ cần tránh xa
những cuốn sách tiêu cực, đồi trụy gây hại nghiêm
trọng cho sự phát triển thể chất, tâm hồn.
III. Kết bài:
Tóm lại, đọc sách là việc làm tốt mang lại nhiều lợi
ích cho con người nhất là học sinh. Chúng ta hãy yêu
sách, chăm đọc sách để bồi đắp cho mình một nguồn
kiến thức vững chắc, chuẩn bị hành trang tiến bước
vào tương lai. Hãy luôn coi sách là người bạn đồng
hành đáng quý của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Đúng như Khổng Tử đã nói: “ Một kho vàng không
bằng một nang chữ”.

You might also like