You are on page 1of 6

SƠ LƯỢC VÀ TỔNG QUAN NHỮNG QUY TẮC

CẦN LƯU Ý KHI VIẾT KIỂU BÀI


Nghị luận về vấn đề Xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

1. Một vài lưu ý chung.


– Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là một dạng đề tích hợp giữa làm văn
và đọc văn.
– Cần thấy rõ đây là kiểu bài nghị luận xã hội chứ không phải là nghị luận văn học. Tác phẩm văn
học chỉ là “ cái cớ” khởi đầu. Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn bạc nghị
luận về một vấn đề xã hội ,tư tưởng,nhân sinh đặt ra trong tác phẩm đó mà bàn luận ,kiến giải.
2. Diễn giải sơ đồ cấu trúc tổng quát cách làm cho dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác
phẩm văn học như sau:
Cũng giống như bố cục thông thường của một bài văn nghị luận, dạng bài nghị luận về vấn đề
xã hội trong tác phẩm văn học triển khai bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận.
a) MỞ BÀI:
-Giới thiệu tác phẩm văn học.
-Giới thiệu được vấn đề nghị luận ở dạng khái quát nhất và định hướng đi, phạm vi của bài viết.
b) THÂN BÀI:
Bài viết cho dạng này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:
– Phần một:
Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ một tác phẩm đã học, thì phân tích qua vấn đề ấy đã được
thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sẵn vấn đề, thì cần đọc hiểu, phân tích để rút ra
vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.
– Phần hai (trọng tâm): Nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có
vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận xã hội, nêu lên suy nghĩ
của bản thân mình về vấn đề ấy. Tùy thuộc kiểu bài (nghị luận về tư tưởng đạo lí, hay nghị luận về
hiện tượng xã hội) mà xác địnhcác bước làm bài phù hợp.
c) KẾT BÀI:
Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài,
góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.
Ví dụ minh hoạ:
Đề mẫu 01: Từ câu chuyện “Nhện và người” của Trần Duy Phiên đã gợi ra cho chúng ta bài học;
“Hãy nhìn sâu vào thiên nhiên, bạn sẽ thấy mọi thứ rõ ràng hơn” (Albert Einstein); Hoặc mối quan
hệ giữa thiên nhiên và con người. Anh/chị Hãy viết một bài văn nghị luận xã hội (từ 1,5 trang đến
2 trang giấy thị) về thông điệp trên.
Gợi ý:
a. Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai
được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề
nghị luận.
b. Nêu được vấn đề nghị luận: Những giá trị, ý nghĩa của việc thấu hiểu thiên nhiên.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm.
Gợi ý:
– Làm rõ vấn đề nghị luận: Giải thích câu nói, chú ý vào các từ khoá:
+ “thiên nhiên” (tất cả thế giới xung quanh con người, môi trường sinh sống, tồn tại của con người
và muôn loài, vốn sẵn có và được phát triển từ ngàn xưa,…),
+ “nhìn sâu” (quan sát, tìm hiểu thiên nhiên bằng sự hiểu biết, trí tuệ, bằng tâm hồn, thể hiện sự
kĩ lưỡng, cẩn trọng, tránh hời hợt,…).
+ Ý kiến của Albert Einstein là một lời khuyên, một thông điệp: hãy học từ thiên nhiên để thấu
hiểu thế giới và bản thân.
– Nêu quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình,… với ý kiến của Albert Einstein.
Ví dụ đồng tình:
+ “Nhìn sâu” vào thiên nhiên, chúng ta có thể “thấu hiểu” về các giá trị của đời sống: mối quan
hệ giữa cạnh tranh và cộng sinh để cùng sinh tồn và phát triển; sự cần cù, nhẫn nại; lòng bao dung;
sức sống mãnh liệt; sự tôn trọng,…
+ “Nhìn sâu” vào thiên nhiên, chúng ta có thể “thấu hiểu” về con con người và cuộc đời, về chính
bản thân mình: hiểu sự “vô minh” của bản thân và nhân loại khi tự phong cho mình là “thượng
đẳng” và đối xử thô bạo với thiên nhiên; hiểu tác hại và (hoặc) lợi ích của việc lựa chọn cách sống
cùng thiên nhiên,…
+ “Nhìn sâu” vào thiên nhiên, chúng ta có thể thấu hiểu cái đẹp, thiên nhiên là một đối tượng
thẩm mĩ đối với con người,…
– Liên hệ mở rộng và bài học rút ra về cách ứng xử của bản thân với thiên nhiên (Một số cách nhìn
và ứng xử với thiên nhiên chưa phù hợp; Để có thể “nhìn sâu” vào thiên nhiên mỗi chúng ta cần
làm như thế nào?…).
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ. n
Đề 02: Suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ gìn bản sắc văn hoá qua truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn
Khải.
Nhà văn Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ra tại Hà Nội. Là một nhà văn sớm nhận
được giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà văn Nguyễn Khải đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc qua các tác
phẩm như Mùa lạc, Đường trong mây, Ra đảo, Một người Hà Nội. Trong đó, Một người Hà Nội đã thể hiện
những cái nhìn rất tinh tế của tác giả về những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Tuy nhiên nó cũng bao
hàm sự nuối tiếc, xót xa về sự mai một của những nét văn hóa xưa kia để lại trong chúng ta nhiều suy ngẫm
về vai trò của việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong thế hệ trẻ ngày nay.
Có thể nói, “Một người Hà Nội" là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải. Tác phẩm xoay quanh
nhân vật chính là bà Hiền trong mối quan hệ với sự biến đối của thời cuộc. Những nét đẹp tính tuý nhất của
người Tràng An dường như đã được hội tụ ở nhân vật này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm là ở chỗ
tác giả không đi sâu vào những sự kiện lớn, ngược lại ông dùng ngòi bút của mình vào những điều hết sức
bình thường, giản dị hằng ngày của cuộc sống nhưng qua đó vẫn làm nổi bật được những nét tính các h độc
đáo của nhân vật. Những nét đẹp trong suy nghĩ của bà Hiền được thể hiện trước tiên qua cái cách mà bà chọn
chồng là một ông giáo tiểu học hết sức bình thường "khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc", cái quyết định dừng
sinh con ở tuổi bốn mươi, trái hoàn toàn với quan niệm "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" của xã hội ta lúc bây giờ,...
Là một người phụ nữ nhưng bà luôn chủ động, tự tin việc quản lí gia đình bởi bà ý thức rất rõ vai trò quan
trọng của một người vợ, người mẹ: "người đàn bà mà không là nội tướng thì cái gia đình ấy chả ra sao". Không
những thế, là một người mẹ, bà uốn nắn con từ cái nhỏ nhất như ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc
canh,... Rồi khi hai đứa con trai lần lượt xin ra chiến trường, người mẹ ấy "cũng đau đớn mà bằng lòng" vì
không muốn con sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Ở bà người ta vẫn thấy sáng lên một niềm tin mãnh liệt
vào vẻ đẹp trường tồn vĩnh cửu của Hà Nội: "Mỗi thế hệ đều có một thời vàng son của họ. Hà Nội thì không
thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi". Có thể nói cái cốt cách của Hà Nội còn được
thể hiện rất rõ trong cách ứng xử nhân vật này. Đó là sự linh hoạt đầy bản lĩnh trước những đổi thay của cuộc
sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn dám sống là mình, thẳng thắn, chân thành, giàu lòng tự trọng nhưng
cũng hết sức khéo léo, thông minh. Con người ấy vẫn luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sông của
người Hà Nội lộ cái quý phái, sang trọng, lịch lãm của ngưòi Hà Thành từ cách ăn mặc bài trí nhà cửa, từ cái
cảm nhận hết sức tinh tế "trời rét, mưa rây lả lướt dù đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt" đến cái cách lau chùi
bát hoa thuỳ rong ngày giáp Tết một cách hết sức tỉ mi,... đã cho thấy nét đẹp văn hoá trường tồn vĩnh cửu ở
một người Hà Nội hết sức bình dị nơi mảnh đất văn hiến này. Trong nhân vật bà Hiền vừa có một Hà Nội trí
tuệ, hiện đại, thức thời lại vừa tồn tại một Hà Nội đài các kiêu sa, cổ kính, với chiều sâu văn hoá. Dù đã có
tuổi, bà Hiền vẫn là "hạt bụi vàng của Hà Nội".
Thế nhưng câu chuyện của Nguyễn Khải đâu chỉ dành cho con người của Hà Nội mà còn hướng đến tất cả
những người Việt Nam nói chung để gửi đến thông điệp về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Văn
hoá có thể một cách đơn giản là tất cr những giá trị, những nét đẹp về vật chất và tinh thần của xã hội, chừng
nào con người còn tổn tại thi văn hoá cũng sẽ vẫn còn. Dù ở bất kì thời đại nào thì văn hoá cũng đóng vai trò
hết sức quan trọng. Bản sắc văn hoá là những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, góp phần không vào việc hình
thành nên một quốc gia độc lập. Và có lẽ cũng không phải vô cớ mà Nguyễn Trãi khi xưa đã nhắc đến truyền
thống văn hoá của dân tộc ngay sau khi tư tưởng nhân nghĩa ở phần mở đầu của "áng thiên cổ hùng văn Đại
cáo bình Ngô:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Mỗi dân tộc cần phải có một nền văn hoá riêng cũng giông như mỗi ca nhân trong cuộc đời phải có cá tính
riêng để làm nên cái "tôi" của chính mình phân biệt mình với người khác. Một đất nước làm sao có thể tồn tại
bền vững khi mà nhắc đến nó, người ta chăng có cớ gì để nhớ, chẳng có gì để nói Văn hóa là một trong những
yếu tố quan trọng nhất làm nên truyền thông của một dân tộc. Những giá trị văn hoá phi vật thể cũng phần
nào phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tâm hồn con người. Văn hoá Việt giản dị nhung có chiều sâu và có
bản sắc riêng, con người Việt Nam bình dị, hết sức tinh tế nhưng cũng vô cùng anh dũng, kiên cường. Chính
truyền thống văn hoá tạo nên cội nguồn, gốc rễ cho dân tộc, từ đó hình thành nên ở con người Việt Nam lòng
tự hào, tự tôn dân tộc, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Tôi chợt nghĩ đến hình ảnh cây si ở đền Ngọc
Sơn mà Nguyễn Khải đã từng nhắc đến trong "Một người Hà Nội". Gió bão có thể thế làm nghiêng cả tán, bật
cả rễ nhưng qua bao phong ba bão táp, bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nó lại hồi sinh, trổ lộc non. Văn
hoá góp phần làm nên cái "vàng son" cho quá khứ, còn quá khứ góp phần hun đúc nên những phẩm chất tốt
đẹp của con người bởi văn hoá thường hướng con người ta đến những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống, hướng con
người ta đến cái chân, thiện, mĩ, làm cho con người sống tốt hơn. Bên cạnh đó, những công trình kiến trúc,
những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,... không chỉ cho thấy những nét văn hoá rất riêng của đất nước
Việt Nam mà còn đóng góp không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Chưa
kể đến doanh thu không nhỏ cho ngành dịch vụ từ du lịch nội địa và quốc tế từ việc quảng bá hình ảnh đó, vị
thế của Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện, được nâng cao trên trường quốc tế, rất nhiều cơ hội mở ra cho
việc giao lưu cả về mặt kinh tế, chính trị phục vụ cho sự phát triển của đất nước, vì thế nếu chúng ta không có
ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình thì tự chúng ta sẽ làm mất đi vị thế riêng của mình, sẽ
bị hoà tan trong những nền văn hoá khác trên thế giới. Có những thứ khi đã mất đi ta vẫn có thể lầy lại được
nhưng có những điều nêu không níu giữ thì nó sẽ tuột khỏi tay ta mãi mãi.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, có rất nhiều thuận lợi khi chúng ta mở cửa, giao lưu với các nước trên thế
giới, mở ra nhiều cơ hội để quáng bá cho văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế nhưng nếu như chúng ta không
có ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc thì sẽ làm mất dần đi những giá trị văn hoá độc đáo. Làm sao để hoà
nhập mà không hoà tan là một vấn để không đơn giản không phải là không thể làm được nếu như mỗi người
chúng ta đều có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ nay. Mỗi người
hãy tự trau dồi cho mình vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc làm sao để bạn bè quốc tế hiểu và yêu thích văn hóa
của đất nước chúng ta cũng là một cách để giữ gìn bản sắc văn hoá bởi ai đó đã từng nói rằng: cho đi cũng là
cái còn lại mãi mãi". Việc giữ gìn truyền thông văn hoá phải bắt đầu từ việc giữ gìn truyền thống của mỗi gia
đình, mỗi địa phương, vùng miền cụ thể. Và mỗi nét đặc sắc trong văn hoá của hơn năm mươi dân tộc sẽ làm
nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc. Mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ những giá
trị văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng miền mình, của đất nước mình. Nhà nước cần có những biện pháp
thích đáng đối với những hành vi gây tác động xấu đến văn hoá, song song với những chính sách hợp lí để
trùng tu, bảo tổn những di tích, danh lam và giữ gìn những giá trị văn hoá phi vật thể. Có thể nói, việc giữ gìn
những giá trị văn hoá không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần có sự tham gia của tất cả mọi người,
không phải bằng khẩu hiệu, bằng lời nói mà những việc làm hết sức cụ thể.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giữ gìn được những giá trị văn hóa của mình bởi lẽ cuộc sống cũng
có những biến cố (chiến tranh, thiên tai,...) có thể làm cho những công trình văn hoá bị xuống cấp nghiêm
trọng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang hằng ngày cố gắng tìm mọi cách để có thể giữ gìn được phố cổ Hà Nội,
chùa Một Cột,... Việt Nam vinh dự được UNESCO công nhận một số công trình văn hoá vật thể và phi vật
thể là di sản văn hoá thế giới chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của chúng ta trong việc phát huy những
giá trị văn hoá dân tộc. Cuộc sống hiện đại hối hả hơn, con ngươi ta bận rộn hơn, điểu kiện giao lưu quốc tế
mở rộng hơn bao giờ hết nhưng sâu thẳm trong mỗi chúng ta là một tâm hồn Việt, một cốt cách Việt.Tuy
nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá không có nghĩa là không có sự giao lưu, học hỏi. Mỗi nên văn hoá đều có
những thế mạnh riêng của nó. Tiếp thu một cách hợp lí có chọn lọc sẽ là điều kiện để làm giàu có thêm vốn
văn hoá của dân tộc. Ngoài ra, cũng chính từ sự giao lưu ấy mà ta có thế biết được điểm mạnh điểm yêu trong
nền văn hoá của mình, từ đó có thể phát huy những điểm mạnh đồng thời học hỏi những kinh nghiệm để có
thê khắc phục những chỗ còn khiếm khuyết.
Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng dân nhân loại mà còn rất ý nghĩa đối
với mỗi con người vì những giá trị văn hóa được thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hằng ngày của mỗi con
người.
Cảm ơn Nguyễn Khải với "Một người Hà Nội" bởi lẽ, với truyện ngắn ta nhận ra rằng văn hoá là một nét
đẹp của cuộc sống và dù có những đổi thay thì "nếp sống tốt đẹp của cha ông vẫn lặng lẽ chảy trong cuộc sống
ồ ạt hôm nay".
Hướng dẫn cách viết về các vấn đề xã hội trong văn học dễ dàng và hiệu quả.
I. Khái niệm:
loại thư Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học Là kiểu bài nghị luận về những vấn đề đặt
ra trong tác phẩm văn học thông qua kết cấu và nhân vật của tác phẩm. Đây là một dạng đề khá khó đối với
học sinh. Vì nó phải có khả năng nhận định, phán đoán và suy luận đúng đắn dựa trên các yếu tố có trong tác
phẩm.
1. Xác định đối tượng, phạm vi của vấn đề:
– Bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là nghị luận xã hội, không phải nghị luận
văn học. Khi viết luận văn, tránh lạc đề.

– Các chủ đề được nêu ra trong Đề là những câu hỏi về lí tưởng sống (qua những nhân vật anh hùng), những
câu hỏi về số phận con người (qua những thân phận bất hạnh), những câu hỏi về đạo đức, nhân cách, phẩm
giá. nhân vật điển hình)… được phản ánh trong văn học. Đây thường là những đề tài có tính khái quát cao,
đòi hỏi tác giả phải tổng hợp nhiều kiến thức và kỹ năng lập luận.

– Các vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể được bắt nguồn từ hai nguồn: tác phẩm văn học hoặc truyện ngắn đã
học trong khóa học và các văn bản văn học ngắn đã học hoặc không. Thông thường ở dạng đề này, người hỏi
sẽ thường chọn ngữ liệu ngoài chương trình và yêu cầu phân tích, chứng minh, liên hệ nội dung về một tác
phẩm hoặc nhiều tác phẩm cùng chủ đề mà học sinh đã nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề.

2. Về cấu trúc triển khai tổng thể:

– phần đầu tiên: Phân tích văn bản (hoặc nêu ngắn gọn câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của câu hỏi (hoặc
câu chuyện). Đây là phần rất quan trọng có thể giúp người đọc định vị một cách cơ bản những câu hỏi mà
tác giả sẽ nêu ra trong phần tiếp theo. Tác giả cũng nên tránh dài dòng khi tóm tắt nội dung văn bản (đặc biệt
là những văn bản truyện có kết cấu phức tạp).
– phần thứ hai (nhấn mạnh): Nghị luận (phân tích, chứng minh, nghị luận, so sánh…) về ý nghĩa của các
vấn đề xã hội được rút ra từ tác phẩm văn học (truyện) và tác động của chúng đối với bản thân và xã hội
đương thời. Ở phần này, để viết bài hay, tác giả cần có cấu trúc nhất định, tránh dài dòng, lỏng lẻo, thiếu lập
luận. Tác giả cũng nên cân nhắc, chỉ lựa chọn những luận cứ, tư liệu cần thiết để làm sáng tỏ vấn đề, đáp
ứng yêu cầu của đề.
– phần thứ ba: Tóm tắt, tổng kết, tóm tắt, trình bày lại câu hỏi, rút ra thông tin cần thiết. Mục đích của
phần này là xác định mối quan hệ giữa các câu hỏi nêu trong ngữ liệu với nội dung của văn bản đã học.
3. Dàn ý:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và những vấn đề xã hội được đề cập trong tác phẩm. Nêu chủ đề thì trích dẫn
một đoạn thơ, câu văn, đoạn văn.
– Diễn giải và sơ đồ hóa các vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm. Phần này chỉ cung cấp một mô tả và phân
tích chung về vấn đề. Cuối cùng, nó phải được tóm tắt trong một bài báo ngắn.
– Chứng minh, thảo luận, khẳng định hoặc bác bỏ luận điểm vừa nêu ở phần trước. Thực hiện trình tự các
thao tác tương tự như bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hay bài văn nghị luận về các hiện tượng đời sống
nêu trên.
– So sánh, thảo luận, câu hỏi mở rộng. Nhiều bên khác hoặc các vấn đề, công việc và các vấn đề được đề
nghị liên hệ.
– Rút ra bài học giáo dục từ các hiện tượng đời sống đang xét. Bày tỏ thái độ và hướng nỗ lực của bạn đối
với vấn đề đang thảo luận.
*Nhận định chung về ý nghĩa xã hội của chủ đề trong tác phẩm văn học. Sau đó tóm tắt thành tin nhắn và gửi
cho mọi người.
Đề mẫu 03: Qua truyện ngắn "Áo tết” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận
trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội được rút ra từ tác phẩm

Trong truyện ngắn "Áo Tết" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, một vấn đề xã hội quan trọng được thể hiện là
vấn đề về sự cô đơn và cảm giác không thuộc về nơi mình đang sống. Tác phẩm đưa ra cái nhìn sâu sắc về
cuộc sống của những người di cư, những người rời bỏ quê hương để tìm kiếm cuộc sống mới ở nơi xa lạ.
Sự cô đơn và cảm giác không thuộc về nơi mình đang sống được thể hiện qua nhân vật chính trong truyện,
một phụ nữ đã rời bỏ quê hương để đến sống ở một nước ngoại. Dù đã có gia đình, công việc ổn định nhưng
cô vẫn cảm thấy cô đơn và mất đi sự gắn kết với quê hương, với người thân, với truyền thống văn hóa của
mình.
Từ tác phẩm "Áo Tết", chúng ta có thể rút ra suy nghĩ về vấn đề xã hội về sự cô đơn và khao khát tìm lại
gốc rễ, tình cảm, và sự thân thuộc với quê hương. Đây là một vấn đề mà không chỉ người di cư mà còn nhiều
người trong xã hội hiện đại đều phải đối diện khi xa lìa quê nhà, xa lìa người thân để theo đuổi ước mơ hay
công việc.
Với sự nhạy bén và sâu sắc trong việc đề cập đến vấn đề này, tác phẩm "Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư đã
góp phần khơi dậy nhận thức và suy ngẫm về tình cảm, tâm trạng của những người sống trong cảnh cô đơn
và mất mát tình thân, tình cảm với quê hương, từ đó khuyến khích độc giả suy ngẫm và chia sẻ với những
người xung quanh để tạo ra sự đồng cảm và hiểu biết hơn về vấn đề này trong xã hội.

Đề Mẫu 04: Từ nội dung đoạn trích trong truyện ngắn Hoàng Lân Ngư của Tiến Dũng, anh/chị hãy viết bài
văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình mẫu tử

MB1: Tôi viết về một tình cảm thiêng liêng nhỏ bé vô cùng. Tôi viết lên câu thơ về hình ảnh một vầng trăng
khuyết, vầng trăng khuyết như một dáng nằm nghiêng, giữ cái khuyết cho mình nhưng là để ôm vòng lấy yêu
thương, vầng trăng tuy khuyết nhưng đối với tôi, đó sẽ mãi là vầng trăng đẹp nhất, sáng nhất, và cái ánh sáng
nhẹ nhàng, hiền dịu như tình Mẫu tử ấy sẽ mãi mãi soi sáng cho tôi trong suốt cuộc đời này. Với tôi, bất cứ
những điều thuộc về tình Mẫu tử, dẫu bình thường nhưng cũng rất thiêng liêng.

MB2: Có người từng nói: “Trái tim người mẹ chính là kì quan vĩ đại nhất của tạo hóa”. Quả thực, ai sống trên
đời cũng khao khát có được tình yêu của mẹ. Tình mẫu tử là tình cảm quan trọng nhất đối với con người.

MB3; Tình mẫu tử dường như đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ


Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”
(Con cò, Nguyễn Đình Thi)

Tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng nhất là tình mẫu tử. Trên đời này, điều gì cũng có thể dễ dàng thay
đổi nhưng có lẽ tình mẫu tử là tình cảm mãi nguyên vẹn và tròn đầy, lớn lao, cao đẹp nhất.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng về cơ bản, ta có thể hiểu tình mẫu tử chính là tình cảm yêu thương,
gắn bó, chở che, bao dung giữa người mẹ và con cái. Tình mẫu tử là thứ tình cảm thuần khiết, chân thành mà
cũng vô cùng mãnh liệt. Tình cảm ấy được thể hiện rất đa dạng trong đời sống. Người mẹ sinh thành và nuôi
dưỡng con, chăm sóc con từng bữa ăn giấc ngủ, dạy dỗ con trưởng thành, vị tha trước lỗi lầm của con, đồng
hành cùng con trước những khó khăn,... là biểu hiện của tình mẫu tử. Không chỉ vậy, tình mẫu tử còn nằm ở
việc những người con biết quan tâm, sẻ chia với mẹ, biết ơn công lao của mẹ hay thông cảm trước khoảng
cách thế hệ.

Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn, đem lại những giá trị tốt đẹp cho đời sống con người. Tình cảm đó
được hình thành từ khi con người còn chưa lọt lòng nên rất tự nhiên, quý báu, không gì đổi lấy được. Nhờ có
tình mẫu tử, con người được yêu thương, bao bọc, chăm sóc, được sở hữu những điều kiện tốt nhất để phát
triển. Đó chính là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần cho con người mỗi khi gặp gian nan, thất bại. Ngoài
ra, tình mẫu tử còn có sức mạnh diệu kì, là động lực thúc đẩy con người phấn đấu, truyền cảm hứng sống cho
chúng ta. Bên cạnh đó, tình mẫu tử còn bồi đắp cho con người những đức tính như đồng cảm, trách nhiệm, vị
tha, nhân hậu, dũng cảm, chăm chỉ... Người được sống trong tình mẫu tử thiêng liêng, biết trân trọng tình mẫu
tử sẽ nhận được sự tin yêu, cảm phục từ những người xung quanh và trở thành công dân tốt cho xã hội.

Minh chứng tiêu biểu cho sức mạnh của tình mẫu tử chính là câu chuyện về Maya Musk - mẹ của tỉ phú Elon
Musk. Bà từng trải qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, phải làm 5 công việc việc vất vả để nuôi ba đứa
con. Nhưng chính tình mẫu tử, khao khát phấn đấu vì các con đã khiến bà quyết tâm học tập, làm việc để xây
dựng sự nghiệp và trở thành chuyên gia dinh dưỡng. Tỷ phú Elon Musk rất biết ơn mẹ, ông nói rằng chính mẹ
là người truyền cảm hứng để ông có được thành công hiện tại. Hay ta có thể kể đến câu chuyện mẹ của Mạnh
Tử dạy con. Bà từng ba lần chuyển nhà vì mong con được sống trong môi trường tốt. Khi sống gần bãi tha
ma, bà thấy con trai thường diễn lại những cảnh nhìn thấy đây. Nhận thấy đây không phải là chỗ ở tốt, bà liền
chuyển nhà đến khu phố mua bán tấp nập. Mạnh Tử lại học thói khoe khoang, cân đo đong đếm của những
nhà buôn. Đến khi chuyển nhà tới gần trường học, thấy con tuân theo lễ giáo mà học hành chăm chỉ thì người
mẹ mới an lòng. Dưới sự dạy đỗ nghiêm khắc của mẹ, Mạnh Tử đã trở thành bậc vĩ nhân Trung Hoa. Có thể
thấy, tình mẫu tử có thể được biểu hiện rất đa dạng nhưng suy cho cùng thì đều đáng quý.

Tuy nhiên, hiện nay trong xã hội vẫn còn những người không biết trân trọng tình mẫu tử. Những người mẹ
nhẫn tâm, sống thiếu trách nhiệm với con cái, những người con bất hiếu, đối xử tệ bạc với cha mẹ hay những
người lợi dụng tình mẫu tử với mục đích sai trái,... Tất cả đều đáng lên án.

Như vậy, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng của con người, chứa đựng những ý nghĩa vô giá. Mỗi người cần
biết trân trọng tình cảm tốt đẹp ấy và bồi đắp, lan tỏa nó bằng những hành động thiết thực ngay trong đời sống
hằng ngày.

You might also like