You are on page 1of 6

Sưu tầm và biên soạn: LeDaiDong10T1

1
ÔN TẬP KIỂM TRA TX4 - SINH HỌC 10
TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1 (CD): Công nghệ tế bào là
A. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế
bào, mô trong môi trường sinh vật nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản
phẩm phục vụ đời sống con người.
B. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế
bào, mô trong môi trường nước nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản
phẩm phục vụ đời sống con người.
C. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế
bào, mô trong môi trường cạn nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm
phục vụ đời sống con người.
D. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế
bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản
phẩm phục vụ đời sống con người.
Câu 2 (KNTT): Công nghệ tế bào động vật là
A. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân
tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
B. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự
nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
C. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân
tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.
D. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự
nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.
Câu 3 (CTST): Công nghệ tế bào là
A. quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường
dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
B. quy trình chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác nhằm tạo ra giống mới
có năng suất cao, chất lượng tốt.
C. quy trình tạo ra giống mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất bằng cách gây đột biến các giống sẵn
có.
D. quy trình tạo ra thế hệ con có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu vượt trội hơn hẳn thế hệ
bố mẹ.
Câu 4 (CD): Tính toàn năng của tế bào là
A. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường
thích hợp.
B. quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức
năng.
C. quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về
cấu trúc và chức năng.
D. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong mọi loại môi
trường.
Câu 5 (CD): Tế bào sinh dưỡng của thực vật khi được kích hoạt phản biệt hoá sẽ hình thành
A. mô sẹo. B. mô biểu bì. C. mô sinh dưỡng. D. mô sinh sản.
Câu 6 (KNTT): Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC 9+ CÙNG LEDAIDONG 1


Sưu tầm và biên soạn: LeDaiDong10T1
2
A. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy
các tế bào thực vật tái sinh thành mô thực vật.
B. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các khoáng chất thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế
bào thực vật tái sinh thành mô thực vật.
C. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy
các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.
D. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các khoáng chất thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế
bào thực vật tái sinh thành các cây.
Câu 7 (CD): Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số
cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào sau đây của tế bào thực vật là nguyên lí
để thực hiện kĩ thuật này?
A. Tính toàn năng. B. Khả năng biệt hoá.
C. Khả năng phản biệt hoá. D. Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt
hóa.
Câu 8 (CD): Vi nhân giống là
A. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm tạo ra các giống cây trồng mới.
B. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm nhân nhanh các giống cây trồng.
C. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm giảm tốc độ sinh sản của thực vật có hại.
D. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm tạo ra các giống cây trồng siêu nhỏ.
Câu 9 (CD): Cho các bước tiến hành sau:
(1) Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo
(2) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc các tế bào lá non của cây mẹ
(3) Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con hoàn chỉnh
(4) Đem cây con trồng ngoài thực địa
(5) Đem cây con trồng trong vườn ươm
Trình tự các bước của quy trình vi nhân giống là
A. (2) → (3) → (1) → (5) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (4) → (5).
C. (2) → (1) → (3) → (5) → (4). D. (2) → (1) → (3) → (4) → (5).
Câu 10 (KNTT): Kĩ thuật nào của công nghệ tế bào có thể tạo ra giống mới?
A. Nhân bản vô tính. B. Nuôi cấy mô tế bào.
C. Lai tế bào sinh dưỡng. D. Nuôi cấy hạt phấn chưa thụ tinh.
Câu 11 (CTST): Cho các phát biểu sau đây:
(1) Các cây con được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(2) Các cây con được tạo ra có vật chất di truyền trong nhân giống cây mẹ.
(3) Các cây con được tạo ra có năng suất và chất lượng cao vượt trội so với cây mẹ.
(4) Các cây con được tạo ra luôn có năng suất và chất lượng giống nhau.
Số phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12 (CTST): Cho các bước thực hiện sau đây:
(1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo.
(2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm.
(3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non.
(4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con.
Trình tự thực hiện nuôi cấy mô tế bào ở thực vật là
A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (3) → (1) → (4) → (2).
C. (3) → (1) → (2) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4).

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC 9+ CÙNG LEDAIDONG 2


Sưu tầm và biên soạn: LeDaiDong10T1
3
Câu 13 (KNTT): Ưu điểm của nuôi cấy mô tế bào thực vật so với các phương pháp nhân giống sinh
dưỡng (giâm, chiết) là
A. giữ nguyên được phẩm chất của cây mẹ. B. tạo được số lượng lớn cây giống từ một cây mẹ.
C. tạo được cây trồng kháng tất cả các loại bệnh. D. rút ngắn được thời gian cho ra sản phẩm của
cây.
Câu 14 (KNTT): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp
nhân bản vô tính?
A. Quá trình tạo ra cừu Dolly không thông qua sự giảm phân và thụ tinh.
B. Cừu Dolly chỉ mang vật chất di truyền của cừu cho nhân.
C. Cừu Dolly có tuổi thọ dài hơn những con cừu bình thường khác.
D. Cừu Dolly không trải qua giai đoạn phát triển trong tử cung của cừu cái.
Câu 15 (KNTT): Liệu pháp tế bào gốc và liệu pháp gene đều có tiềm năng chung là
A. phát triển thịt nhân tạo làm thực phẩm cho con người.
B. sản xuất các chế phẩm sinh học làm thuốc chữa bệnh cho con người.
C. giúp làm tăng số lượng cá thể của những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
D. điều trị các bệnh ở người vốn chưa có phương pháp chữa trị triệt để.
Câu 16 (CD): Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo mô, cơ quan thay thế
(2) Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene
(3) Nhân bản vô tính ở động vật
Các thành tựu chính của công nghệ tế bào động vật gồm
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1), (2) và (3).
Câu 17 (CD): Quan sát quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly dưới đây:

Cừu Dolly sẽ có vật chất di truyền giống với


A. cừu cho nhân.
B. cừu cho nhân và cừu cho trứng.
C. cừu cho nhân và cừu mang thai hộ.
D. cừu cho trứng và cừu mang thai hộ.
Câu 18 (CTST): Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây?
A. Nhân nhanh nguồn gene động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Tạo nguồn cơ quan, nội tạng thay thế dùng trong chữa trị bệnh ở người.
C. Tạo ra các loài động vật biến đổi gene để sản xuất thuốc chữa bệnh.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gene của cá thể gốc được chọn lựa.
Câu 19 (CD): Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh. D. Có khả năng phân bố rộng ở hầu hết các môi
trường.
Câu 20 (CTST): Vi sinh vật thuộc những giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới?
A. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật. B. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm.
C. Giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật. D. Giới Khởi sinh, Giới Thực vật, giới Động vật.
Câu 21 (KNTT): Đặc điểm tiên quyết để xếp một loài sinh vật vào nhóm vi sinh vật là
A. kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
B. cấu tạo đơn giản, vật chất di truyền không được bao bọc bởi màng nhân.
C. tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC 9+ CÙNG LEDAIDONG 3


Sưu tầm và biên soạn: LeDaiDong10T1
4
D. khả năng thích nghi cao với mọi loại môi trường sống.
Câu 22 (CD): Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật?
A. Vi khuẩn. B. Vi nấm. C. Động vật nguyên sinh. D. Côn trùng.
Câu 23 (CD): Số kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là
A. 4 kiểu. B. 3 kiểu. C. 2 kiểu. D. 5 kiểu.
Câu 24 (CD): Khi nói về các kiểu dinh dưỡng của các vi sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng.
B. Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và màu tía dinh dưỡng theo kiểu quang dị dưỡng.
C. Vi nấm dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.
D. Vi khuẩn nitrate hóa dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.
Câu 25 (KNTT): Cho các nhóm sinh vật sau đây:
(1) Vi khuẩn (2) Động vật nguyên sinh (3) Động vật không xương sống
(4) Vi nấm (5) Vi tảo (6) Rêu
Số nhóm sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 26 (KNTT): Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng. B. tự dưỡng và dị dưỡng.
C. quang dưỡng và hóa dưỡng. D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.
Câu 27 (CTST): Cho các phương pháp sau đây:
(1) Phương pháp định danh vi khuẩn (2) Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi
(3) Phương pháp phân lập vi sinh vật (4) Phương pháp nuôi cấy
Trong các phương pháp trên, số phương pháp được sử dụng để nghiên cứu vi sinh vật là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28 (CTST): Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một nhóm vi sinh vật cần sử dụng phương
pháp nào sau đây?
A. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi. B. Phương pháp nuôi cấy.
C. Phương pháp phân lập vi sinh vật. D. Phương pháp định danh vi khuẩn.
Câu 29 (CTST): Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi
quan sát?
A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt. B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.
C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày. D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.
Câu 30 (CD): Vi sinh vật có thể phân bố trong các loại môi trường là
A. môi trường đất, môi trường nước.
B. môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn.
D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
Câu 31 (CD): Nối nhóm vi sinh vật (cột A) với đặc điểm tương ứng (cột B) để được nội dung phù hợp.
Cột A Cột B
(1) Giới Nguyên sinh (a) Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng
(2) Giới Khởi sinh (b) Sinh vật nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng
(3) Giới Nấm (c) Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng

A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-b, 2-a, 3-c. C. 1-c, 2-a, 3-c. D. 1-c, 2-b, 3-a.
Câu 32 (CD): Đặc điểm nào sau đây của vi sinh vật đã trở thành thế mạnh mà công nghệ sinh học đang
tập trung khai thác?
A. Có kích thước rất nhỏ. B. Có khả năng gây bệnh cho nhiều loài.

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC 9+ CÙNG LEDAIDONG 4


Sưu tầm và biên soạn: LeDaiDong10T1
5
C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh. D. Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi
trường.
Câu 33 (CD): Kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì
A. tốc độ trao đổi chất càng cao, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh.
B. tốc độ trao đổi chất càng cao, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng chậm.
C. tốc độ trao đổi chất càng thấp, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh.
D. tốc độ trao đổi chất càng thấp, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng chậm.
Câu 33 (CD): Tảo, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là
A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hoá tự dưỡng.
Câu 34 (CD): Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO 2 thì sẽ có kiểu
dinh dưỡng là
A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hóa tự dưỡng.
Câu 35 (CD): Căn cứ để phân loại các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là
A. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp vật chất.
B. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp năng lượng.
C. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp vật chất.
D. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp năng lượng.
Câu 36 (CTST): Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?
A. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
B. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường.
C. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
D. Giúp vi sinh vật có khả năng di chuyển nhanh trong mọi loại môi trường.
Câu 37 (CD): Cho các bước sau:
(1) Chuẩn bị mẫu vật
(2) Quan sát bằng kính hiển vi
(3) Thực hiện phản ứng hoá học để nhận biết các chất có ở vi sinh vật
(4) Pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc
Các bước trong phương pháp nghiên cứu đặc điểm hoá sinh của vi sinh vật là
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).

--HẾT--

Đáp án:

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC 9+ CÙNG LEDAIDONG 5


Sưu tầm và biên soạn: LeDaiDong10T1
6
1. D 2. A 3. A 4. A 5. A 6. C 7. A 8. B 9. C 10.C
11. A 12. B 13. C 14. A 15. D 16. D 17. B 18. C 19. B 20. B
21. A 22. D 23. A 24. D 25. B 26. B 27. D 28. A 29. A 30. D
31. A 32. C 33. A 34. C 35. B 36. A 37. B

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC 9+ CÙNG LEDAIDONG 6

You might also like