You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG HK 2 MÔN SINH HỌC 11

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Sinh sản vô tính ở thực vật
A. Giống nhau và giống cả bố và mẹ. B. Con cái giống nhau và giống cơ thể mẹ.
C. Rất đa dạng về đặc tính di truyền. D. Khác nhau và giống bố hoặc mẹ.
Câu 2: Ở thực vật, có các hình thức sinh sản vô tính nào?
A. Bào tử, sinh sản sinh dưỡng. B. Bào tử tiếp hợp, sinh sản sinh dưỡng.
C. Nội bào tử, bào tử tiếp hợp. D. Nội bào tử, sinh sản sinh dưỡng.
Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản tạo ra cây mới chỉ từ một phần:
A. của thân của cây mẹ và cây bố. B. của cơ quan sinh dưỡng ở cây mẹ.
C. rễ của cây mẹ và không có bố. D. lá của cây mẹ.
Câu 4: Hình thức sinh sản nào sau đây không phải là nhân giống vô tính?
A. Ghép cây C. Bằng bào tử.
B. Giâm cành. D. Nuôi cấy mô tế bào.
Câu 5: Trong thiên nhiên, cây tre sinh sản bằng
A. thân rễ. B. rễ phụ. C. thân bò. D. lóng.
Câu 6: Cho các loài thực vật sau, các loài thực vật có hình thức sinh sản bào tử là gì?
(1) Rêu (2) Dương xỉ (3) Cây bỏng
(4) Diếp cá (5) Khoai lang
A. (1), (2). B. (3), (4). C. (2), (3). D. (4), (5).
Câu 7: Trong nuôi cấy mô, người ta thường lấy các tế bào từ đỉnh sinh trưởng vì đỉnh sinh trưởng chủ yếu
được cấu tạo từ các tế bào mô
A. phân sinh. B. mềm. C. giậu. D. xốp.
Câu 8: Khi ghép cành phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép, vì sao?
A. Để tập trung nước nuôi các cành ghép. B. Để loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
C. Để tránh gió mưa làm lay cành ghép. D. Tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
Câu 9: Người ta thường chiết cành cây ăn quả lâu năm, giải thích vì sao?
A. Sớm thu hoạch và biết trước được đặc tính của quả. B. Để nhân giống nhanh và nhiều.
C. Để tránh sâu bệnh gây hại. D. Dễ trồng và ít công chăm sóc.
Câu 10: Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào mô thực vật?
A. Tính toàn năng của tế bào. B. Khả năng phân hóa của tế bào.
C. Tính chuyên hóa của tế bào. D. Khả năng cảm ứng của tế bào với hoocmôn.
Câu 11: Loài nào sau đây có sinh sản bằng bào tử?
A. Dương xỉ. B. Sắn. C. Lúa. D. Ngô.
Câu 12: Cho hình ảnh sau:

Hình ảnh trên thể hiện hình thức sinh sản vô tính nào ở thực vật?
A. Sinh sản bằng bào tử.B. Sinh sản nhờ thụ phấn.
C. Sinh sản bằng hoa. D. Sinh sản sinh dưỡng.
Câu 13: Cho hình ảnh mô tả các bước của kĩ thuật ghép mắt sau, bước 3
trong quy trình trên là gì?
A. Buộc áp vỏ gốc ghép vào chồi ghép.
B. Đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ.
C. Rạch lớp vỏ trên gốc ghép.
D. Cắt rời mặt ngoài của vỏ với chồi.

Câu 14: Bạn An quan sát thấy: Mẹ trồng rau lang bằng một đoạn thân. Sau một thời gian, An thấy từ thân đó
mọc thành một cây hoàn chỉnh. Hiện tượng đó cho thấy cây khoai lang sinh sản bằng hình thức sinh sản gì?
A. Hữu tính. B. Sinh dưỡng. C. Bào tử. D. Thân củ.
Câu 15: Khi nói về ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thích nghi kém với điều kiện môi trường thay đổi.
B. Giúp sản xuất các giống cây sạch bệnh, phục chế các giống cây quý.
C. Giữ nguyên được tính trạng tốt của cây mẹ. D. Nhân nhanh với số lượng lớn, giá thành rẻ.
Câu 16: Ưu thế nổi bật của phương pháp nuôi cấy mô so với các phương pháp sinh sản sinh dưỡng nhân tạo
là gì?
A. Có thể nhân nhanh các giống cây quí. B. Giữ nguyên được các đặc tính tốt của giống ban đầu.
C. Không tốn nhiều diện tích. D. Có thể tạo ra các giống sạch bệnh.
Câu 17: Cho các hình thức sinh sản sau đây:
(1) Giâm hom sắn ¦ mọc cây sắn (2) Tre, trúc nảy chồi ¦ mọc cây con

(3) Gieo hạt mướp ¦ mọc cây mướP (4) Từ củ khoai lang ¦ mọc cây khoai lang
Những hình thức sinh sản sinh dưỡng là:
A. (1) và (2) B. (2) C. (1), (2) và (4) D. (2), (3) và (4)
Câu 18: Khi nói đến kỹ thuật giâm cành, thứ tự nào sau đây đúng quy trình?
(1) Khi rễ cây mọc nhiều và đủ dài ở các cành giâm, chuyển cây vào vườn ươm.
(2) Cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10 – 15cm các cành bánh tẻ.
(3) Khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà.
(4) Cành đã cắt có thể cắm trực tiếp hoặc xử lý bằng chất kích thích ra rễ, sau đó cắm vào nền giâm.
A. (1) ¦ (4) ¦ (2) ¦ (3) B. (2) ¦ (4) ¦ (1) ¦ (3)
C. (4) ¦ (2) ¦ (1) ¦ (3) D. (4) ¦ (2) ¦ (3) ¦ (1)
Câu 19: Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô thực vật là gì?
A. Tính toàn năng của tế bào. B. Khả năng phân hóa của tế bào.
C. Khả năng chuyển hóa của tế bào. D. Khả năng cảm ứng của tế bào.
Câu 20: Ở động vật, quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn
toàn giống nhau ở điểm nào?
A. Đều không qua giai đoạn lột xác. B. Con non khác con trưởng thành.
C. Con non giống con trưởng thành. D. Đều phải qua giai đoạn lột xác.
Câu 21: Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái khác sinh trưởng và phát triển qua biến thái không
hoàn toàn ở điểm nào?
A. Không phải qua giai đoạn lột xác. B. Con non giống con trưởng thành.
C. Phải qua giai đoạn lột xác. D. Con non khác con trưởng thành.
Câu 22: Khi nói về vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người và thực vật, phát biểu nào sau
đây đúng?
(1) Trồng cây xoài ghép sau 1 năm sẽ cho quả.
(2) Từ một đoạn nhỏ thân khoai tây có thể nhân ra hàng trăm, nghìn cây con.
(3) Trồng cây xoài từ hạt sau 4 năm sẽ cho quả.
(4) Tạo số lượng lớn giống cây sâm Ngọc linh bằng nuôi cấy mô.
A. (1), (2), (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3) và (4).
Câu 23: Khi nói về ưu điểm của phương pháp nuôi cấy tế bào và mô thực vật trong sản xuất giống cây trồng,
số phát biểu đúng?
I. Hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất II. Tạo sự đa dạng về di truyền ở thế hệ sau.
III. Phục chế các giống cây quý. IV. Có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
V. Sản xuất hàng loạt cây sạch bệnh, sinh trưởng mạnh.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 24: Khi nói đến sinh sản hữu tính, đặc điểm nào sau đây sai?
A. Tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.
B. Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao
tử).
C. Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
D. Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
Câu 25: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa, từ một tế bào sinh hạt phấn chín đã trải qua
quá trình nào sau đây?
A. 1 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân. B. 2 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân.
C. 2 lần giảm phân và 2 lần nguyên phân.D. 1 lần giảm phân và 2 lần nguyên phân.
Câu 26: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân và 4 lần nguyên phân
C. 1 lần giảm phân và 2 lần nguyên phân.D. 1 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân.
Câu 27: Một tế bào mẹ hạt phấn (2n) khi giảm phân cho bao nhiêu hạt phấn và có bộ NST là bao nhiêu?
A. 4 hạt phấn có bộ NST đơn bội n. B. 2 hạt phấn có bộ NST lưỡng bội 2n.
C. 2 hạt phấn có bộ NST đơn bội n. D. 4 hạt phấn có bộ NST lưỡng bội 2n.
Câu 28: Ở thực vật có hoa, sự hình thành Hạt phấn được hình thành qua giảm phân, sau đó sẽ tiếp tục quá
trình gì mới hình thành giao tử đực?
A. Sinh trưởng tạo giao tử đực. B. Giảm phân mới hình thành giao tử đực.
C. Nguyên phân mới hình thành giao tử đực. D. Hình thành bào tử thể.
Câu 29: Điểm chung của quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi là là gì?
A. Chỉ có một bào tử nguyên phân tạo giao tử.
B. Giống nhau ở cả hai giai đoạn giảm phân và sau giảm phân.
C. Cả 4 bào tử đều nguyên phân tạo giao tử.
D. Từ tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành 4 tế bào đơn bội (n).
Câu 30: Tự thụ phấn là gì?
A. Sự kết hợp của hạt phấn với nhụy trên cùng một hoa hay hoa khác của cùng một cây.
B. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
C. Sự kết hợp của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác loài.
D. Sự kết hợp của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
Câu 31: Thụ phấn chéo là gì?
A. Sự kết hợp của hạt phấn với nhụy của cùng hoa hay hoa khác của cùng một cây.
B. Sự kết hợp của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác loài.
C. Sự kết hợp của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
D. Sự kết hợp của tinh tử với trứng của cùng hoa.
Câu 32: Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra ở đâu?
A. Núm nhụy. B. Vòi nhụy. C. Túi phôi. D. Bao phấn.
Câu 33: Ở thực vật có hoa, sự thụ tinh kép diễn ra như thế nào?
A. Có hai giao tử đực tham gia thụ tinh tạo thành hai hợp tử.
B. Có hai giao tử đực cùng tham gia thụ tinh để tạo một hợp tử.
C. Cùng một lúc có hai giao tử tham gia thụ tinh để tạo hợp tử và nội nhũ.
D. Một giao tử đực tham gia thụ tinh tạo thành một hợp tử và nội nhũ.
Câu 34: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là gì?
A. Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử).
B. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
C. Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
Câu 35: Hạt của cây hạt kín có nguồn gốc từ đâu?
A. Noãn. B. Bầu nhụy.
C. Noãn cầu (trứng). D. Đầu nhụy.
Câu 36: Sau khi thụ tinh, quả được tạo thành từ đâu?
A. Noãn. B. Tràng hoa. C. Bầu nhụy. D. Đài hoa.
Câu 37: Khi nói về quá trình hình thành quả, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quả không hạt đều là quả đơn tính.
B. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
C. Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành.
D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
Câu 38: Khi nói về quá trình hình thành hạt, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.B. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.
C. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi. D. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
Câu 39: Khi nói đến sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật. Đặc điểm nào sau đây sai?
A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
C. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 40: Ở thực vật có hoa, sau thụ tinh, nhân tam bội sẽ phát triển thành
A. hạt. B. phôi. C. quả. D. nội nhũ.
Câu 41: Mỗi hạt thường có những bộ phận nào?
A. vỏ hạt, chồi, phôi nhũ. B. vỏ hạt và lõi hạt.
C. vỏ hạt, nhân hạt, mầm hạt. D. vỏ hạt, phôi và phôi nhũ.
Câu 42: Các hoocmôn nào của tuyến yên có tác dụng điều hoà sinh sản?
A. FSH và GH. B. FSH và LH. C. FSH và ADH. D. ADH và LH.
Câu 43: Kiểu sinh sản ở động vật, như phân đôi, phân mảnh, nảy chồi được gọi chung là kiểu sinh sản gì?
A. Hữu tính. B. Bào tử.
C. Sinh trinh. D. Sinh sản vô tính.
Câu 44: Cá thể mới sinh ra vẫn dính với cơ thể mẹ một thời gian là đặc trưng của hình thức sinh sản vô tính:
A. NNy chồi. B. Phân đôi. C. Tái sinh. D. Trinh sinh.
Câu 45: Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở:
A. Ruột khoang. B. Chân khớp. C. Bọt biển. D. Thằn lằn.
Câu 46: Trong các kiểu sinh sản vô tính ở động vật có một kiểu mà con sinh ra có vật chất di truyền chỉ bằng
một nửa của mẹ, đó là hình thức sinh sản nào?
A. Phân đôi. B. Trinh sinh. C. Tái sinh. D. Phân mảnh.
Câu 47: Ở một số động vật có hình thức trinh sản. Vì sao nói trinh sản là hình thức sinh sản vô tính?
A. Có thể tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
B. Con cháu sinh ra giống hệt nhau và giống mẹ.
C. Cơ thể mới được sinh ra chỉ từ một cơ thể mẹ duy nhất.
D. Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
Câu 48: Ở động vật, từ một cơ thể mẹ hình thành 2 cơ thể mới giống nhau và giống hệt mẹ. Hình thức sinh
sản này được gọi là gì?
A. Phân đôi (trực phân).B. Phân bào nguyên nhiễm.
C. Phân mảnh. D. Sinh đôi.
Câu 49: Nhóm sinh vật nào sau đây có hình thức sinh sản phân đôi là phổ biến?
A. Giun dẹp và giun đất.B. Vi khuNn và động vật đơn bào.
C. Trùng roi và thuỷ tức. D. Bọt biển và trùng đế giày.
Câu 50: Khi nói đến sinh sản ở động vật. Hình thức trinh sản khác với các hình thức sinh sản vô tính như thế
nào?
A. Tạo ra được nhiều cá thể mới trong một lần sinh.
B. Chỉ gặp ở một số côn trùng, cơ thể mới tạo ra mang đặc điểm của 2 loài.
C. Cơ thể mới được sinh ra từ tế bào sinh dục chứ không từ tế bào sinh dưỡng.
D. Thời gian để tạo ra thế hệ mới khá dài và các cơ thể con mang bộ NST lưỡng bội.
Câu 51: Hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật giống nhất với hình thức sinh sản nào sau đây ở động
vật?
A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Tái sinh. D. Phân mảnh.
Câu 52: Khi nói đến sinh sản vô tính ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tạo ra số lượng lớn cá thể mới trong thời gian ngắn.B. Con sinh ra hoàn toàn giống mẹ.
C. Con cháu thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.D. Không có lợi khi quần thể có mật độ thấp.
Câu 53: Điều nào sau đây có thể trở thành hiểm hoạ đối với các quần thể sinh sản vô tính?
A. Khan hiếm thức ăn và thiếu nguồn nước. B. Kẻ thù ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
C. Sự thay đổi đột ngột của môi trường sống. D. Xuất hiện các loài cạnh tranh mới.
Câu 54: Trường hợp nào sau đây được gọi là sự sinh sản?
A. Tế bào hợp tử phân cắt tạo thành hai phôi riêng rẽ.
B. Hợp tử nguyên phân tạo thành phôi.
C. Tế bào bạch cầu phân đôi tạo 2 tế bào giống hệt nó.
D. Một con rắn sinh ra có hai đầu.
Câu 55: Trường hợp nào sau đây không phải là ứng dụng của sinh sản vô tính?
A. Nuôi cấy mô trong môi trường nhân tạo. B. Ghép cơ quan từ người này sang người khác.
C. Chuyển gen từ loài này sang loài khác. D. Nhân bản vô tính ở động vật.
Câu 56: Một người bị bỏng ở mặt và bác sĩ đã lấy da đùi của người đó để ghép lên phần mặt, trường hợp này
được gọi là gì?
A. Tự ghép. B. Đồng ghép. C. Dị ghép. D. Ghép tạng.
Câu 57: Trong sinh sản vô tính con sinh ra hoàn toàn giống mẹ, vì sao?
A. Con có vật chất di truyền giống hệt mẹ.
B. Con sống trong môi trường giống mẹ.
C. Chỉ có một cá thể mẹ duy nhất tham gia tạo ra cơ thể mới.
D. Con được hình thành nhờ cơ chế nguyên phân.
Câu 58: Trong sinh sản hữu tính cơ thể mới được sinh ra từ đâu?
A. Giao tử. B. Hợp tử. C. Bào tử. D. Phôi.
Câu 59: Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, được gọi là quá trình gì?
A. Tiếp hợp. B. Giao phối. C. Thụ tinh. D. Phối tinh.
Câu 60: Hợp tử được hình thành khi nào?
A. Giao tử đực hoà nhập vào giao tử cái. B. Tế bào chất của trứng và tinh trùng hoà lẫn vào nhau
C. Tinh trùng vừa chui vào trong trứng.D. Nhân của giao tử đực hoà nhập và nhân của giao tử cái.
Câu 61: Giao tử được hình thành trong cơ quan sinh sản nhờ quá trình nào?
A. Trực phân. B. Nguyên phân.
C. Giảm phân. D. Phân hoá tế bào.
Câu 62: Các loài động vật ở cạn không bao giờ có quá trình thụ tinh nào?
A. Thụ tinh ngoài. B. Thụ tinh trong.
C. Tự thụ tinh. D. Thụ tinh chéo.
Câu 63: Động vật lưỡng tính sinh sản giao phối có cơ chế ngăn cản tự thụ tinh bằng cách như thế nào?
A. Chỉ phát triển cơ quan sinh dục đực. B. Chỉ tiến hành thụ tinh ngoài, thụ tinh khác cơ thể. C. Chỉ
phát triển cơ quan sinh dục cái, cơ quan sinh dục đực không tạo tinh trùng.
D. Tinh trùng và trứng không tạo ra cùng một lúc.
Câu 64: Nhược điểm lớn nhất của thụ tinh ngoài là gì?
A. Cần có môi trường nước và trứng cần được bảo vệ.
B. Khả năng kết hợp giữa tinh trùng và trứng thấp.
C. Trứng không được bảo vệ và dễ bị chết.
D. Năng lượng bị lãng phí nhiều.
Câu 65: Khi nói về quá trình thụ tinh, điều nào sau đây sai?
A. Các loài đẻ trứng đều thụ tinh ngoài. B. Các loài thụ tinh ngoài thường rất nhiều trứng.
C. Các động vật đẻ con đều thụ tinh trong. D. Tỉ lệ thụ tinh trong cao hơn ngoài.
Câu 66: Sinh sản theo kiểu đẻ trứng có ưu điểm gì so với đẻ con?
A. Làm tăng nhanh số cá thể của loài.B. Ít hao tốn năng lượng của cơ thể mẹ trong mùa sinh sản.
C. Ít gây trở ngại cho các hoạt động sống của cơ thể mẹ.
D. Cả bố và mẹ đều tham gia chăm sóc con.
Câu 67: Khi nói đến sinh sản của thú. Điều nào sau đây có thể coi là nhược điểm?
A. Số con trong một lần sinh là rất ít. B. Con non mới sinh ra khá yếu.
C. Thời gian mang thai quá dài. D. Hầu hết các loài chỉ có mẹ chăm sóc con non.
Câu 68: Ưu điểm lớn nhất của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính là gì?
A. Tạo ra đời con đa dạng nên có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
B. Có thể điều tiết số cá thể của loài một cách phù hợp.
C. Làm tăng nhanh số cá thể của loài trong thời gian ngắn.
D. Mở rộng khu phân bố của loài trong khoảng thời gian ngắn.
Câu 69: Khi nói đến chiều tiến hoá trong sự thụ tinh ở động vật. Đặc điểm nào sau đây sai?
A. Từ thụ tinh ngoài tiến đến thụ tinh trong. B. Từ thụ tinh đơn tiến đến thụ tinh kép.
C. Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo. D. Từ thụ tinh cần nước tiến đến không cần nước.
Câu 70: Nhóm động vật nào thụ tinh trong nhưng không đẻ con?
A. Cá. B. Bò sát. C. Chim. D. Thú có túi.
Câu 71: Điều hoà quá trình sinh sản tự nhiên ở động, thực vật thực chất là điều hoà quá trình là gì?
A. Điều hoà sản sinh trứng và tinh trùng. B. Hình thành các tập tính hoạt động sinh dục.
C. Điều hoà tiết hoocmôn sinh dục. D. Điều tiết số con trong một lứa đẻ.
Câu 72: Yếu tố nào quan trọng nhất chi phối quá trình tạo tinh trùng và trứng ở động vật có xương sống?
A. Hệ nội tiết. B. Hệ thần kinh.
C. Các yếu tố môi trường. D. Sự xuất hiện cá thể khác giới.
Câu 73: Hoocmôn sinh dục nam FSH có tác dụng gì?
A. Tương tự tác dụng của LH. B. Kích thích tinh hoàn tiết hoocmôn testosteron.
C. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. D. Kích thích sự phát triển của ống sinh tinh.
Câu 74: Hoocmôn testosteron được tiết ra bởi các tế bào kẽ của tinh hoàn khi nào?
A. Tuyến yên tiết ra FSH. B. Tuyến yên tiết ra LH.
C. Cơ thể trưởng thành. D. Có hoocmôn sinh trưởng (GH).
Câu 75: Loại hoocmôn có vai trò kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ơstrogen. Hoocmôn này được sản
sinh ra từ đâu?
A. Tuyến yên. B. Vùng dưới đồi.
C. Thể vàng. D. Buồng trứng.
Câu 76: Loại hoocmôn kích thích niêm mạc tử cung phát triển dày lên, đồng thời ức chế tuyến yên và vùng
dưới đồi tiết hoocmôn?
A. FSH và LH. B. FSH và progesteron.
C. Progesteron và ơstrogen. D. LH và ơstrogen.
Câu 77: Trong cơ chế điều hoà sinh sản, vùng dưới đồi có tác dụng gì?
A. Tiết hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng và trứng.
B. Tiết ra GnRH điều hoà hoạt động của tuyến yên.
C. Hình thành đường liên hệ ngược.
D. Tiết hoocmôn làm phát triển cơ quan sinh dục.
Câu 78: Thuốc tránh thai chứa thành phần chủ yếu là progesteron. Thành phần này có tác dụng gì?
A. Duy trì sự tồn tại của thể vàng. B. Ngăn không cho trứng chín và rụng.
C. Kìm hãm sự phát triển của nang trứng. D. Ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên.
Câu 79: Loại hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng, phát triển các tuyến sinh dục phụ ở nam giới, nồng độ
cao có ức chế tuyến yên. Hoocmôn đó là gì?
A. Progesteron. B. Testosteron.
C. Hoocmôn sinh trưởng (GH). D. Aldosteron.
Câu 80: Hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở đàn ông được tiết
ra từ đâu?
A. Tuyến yên. B. Ống sinh tinh.
C. Tế bào kẽ trong tinh hoàn. D. Tế bào sinh dục.
Câu 81: Ở động vật có vú, khi nói đến quá trình sinh trứng và quá trình sinh tinh. Có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Quá trình sản sinh trứng diễn ra theo chu kì, còn tinh trùng được tạo ra liên tục.
II. Số lượng trứng sinh ra qua phân bào giảm nhiễm ít hơn so với tinh trùng.
III. Tinh trùng có thể được sản sinh suốt đời, còn trứng chỉ được tạo ra trong thời gian nhất định ( ở độ tuổi
sinh sản).
IV. Tinh trùng và trứng được sản sinh không liên quan đến đặc điểm sinh lý cơ thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 82: Biện pháp hữu hiệu nhất để điều khiển tỷ lệ đực cái ở động vật là:
A. Tách tinh trùng X và Y rồi cho thụ tinh nhân tạo.B. Tiêm hoocmôn sinh dục cho động vật mang thai.
C. Sử dụng thức ăn phù hợp để sinh theo ý muốn. D. Chọn thời điểm thích hợp để phối giống tự
nhiên.
Câu 83: Đặt vòng tránh thai có tác dụng gì?
A. Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
B. Ngăn không cho trứng chín và rụng để kết hợp với tinh trùng.
C. Ngăn không cho hợp tử làm tổ trong tử cung.
D. Kìm hãm sự hình thành nhau thai.
Câu 84: Hoocmôn LH của tuyến yên không có tác dụng nào sau đây?
A. Ức chế ngược vùng dưới đồi. B. Kích thích trứng chín và rụng.
C. Kích thích thể vàng tiết hoocmôn. D. Kích thích tinh hoàn tiết testosteron.
Câu 85: Ở loài Ong, nếu hoocmôn juvenin tiết ra quá nhiều thì sinh trưởng phát triển sẽ như thế nào?
A. Kéo dài giai đoạn ấu trùng B. Rút ngắn giai đoạn ấu trùng.
C. Không thể biến đổi nhộng thành ong D. Rút ngắn giai đoạn nhộng.
Câu 86: Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi nào?
A. Trứng được thụ tinh. B. Hình thành hợp tử.
C. Hợp tử phân bào. D. Con được sinh ra hoặc nở ra.
Câu 87: Sinh trưởng của cơ thể thể động vật là gì?
A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Câu 88: Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Bướm, ếch nhái. B. Cá, nhện.
C. Cào cào, bọ ngựa. D. Châu chấu, ong.
Câu 89: Những sinh vật nào sau đây phát triển không qua biến thái?
A. Bọ ngựa, cào cào. B. Bọ xít, ong, châu chấu.
C. Cá chép, khỉ, chó, thỏ. D. Cánh cam, bọ rùa.
Câu 90: Quá trình phát triển của người là một ví dụ điển hình về kiểu phát triển nào?
A. Qua biến thái hoàn toàn. B.Qua biến thái không hoàn toàn.
C. Không qua biến thái. D. Qua biến thái.
Câu 91: Ở động vật đẻ trứng giai đoạn phôi diễn ra ở đâu?
A. Trong trứng chưa thụ tinh. B. Trong trứng đã thụ tinh.
C. Trong tử cung của con cái. D. Trong bụng của con cái.
Câu 92: Ở động vật, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm gì?
A. Qua hai lần lột xác. B. Con non gần giống con trưởng thành.
C. Con non giống con trưởng thành. D. Qua 3 lần lột xác.
Câu 93: Các giai đoạn lần lượt của chu kỳ sinh trưởng và phát triển của bướm là gì?
A. Trứng, nhộng, sâu, bướm. B. Trứng, sâu, nhộng, bướm.
C. Sâu, bướm, nhộng, trứng, D. Bướm, trứng, nhộng, sâu.
Câu 94: Nhận xét nào sau đây là sai về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số động vật là?
A. Ruồi - biến thái hoàn toàn. B. Ve sầu - biến thái hoàn toàn.
C. Cá mập - không có biến thái. D. Cua - biến thái không hoàn toàn.
Câu 95: Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ thể không có đủ hoocmôn
nào?
A. tirôxin B. testostêrôn C. sinh trưởng D. ơstrôgen
Câu 96: Nói về Hoocmôn sinh trưởng (GH) điều nào sau đây là sai?
A. Nó được tiết ra bởi tuyến yên. B. Tác động chủ yếu vào quá trình tổng hợp protein. C. Kích thích sự
phát triển xương.
D. Chỉ có tác dụng đối với sự sinh trưởng phát triển của người mà không có vai trò đối với các loài khác.
Câu 97: Hoocmôn tirôxin có tác dụng gì?.
A. Gây lột xác ở sâu, bướm. B. Kích thích sự phát triển xương.
C. Ức chế biến đổi nhộng thành bướm D. Gây biến thái nòng nọc thành ếch.
Câu 98: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến
hậu quả gì?
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. Làm cho người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Các đặc điểm sinh dục nam phát triển.
Câu 99: Trẻ em bị còi xương thường được bác sĩ khuyên dùng vitamin D vì chất này có tác dụng gì?
A. Tạo xương giống tương tự canxi. B. Tăng quá trình hấp thụ canxi.
C. Thành phần cấu tạo tủy xương. D. Tăng quá trình phân giải canxi.
Câu 100: Cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc sẽ gây ra hậu quả gì sau đây?
A. Nòng nọc có kích thước khổng lồ nhưng không phát triển thành ếch được.
B. Nòng nọc không lớn lên được.
C. Nòng nọc còn nhỏ nhưng đã có hình dạng của ếch.
D. Nòng nọc không hình thành đuôi.
PHẦN TỰ LUẬN
1.Sinh sản vô tính ở thực vật
2.Sinh sản vô tính ở động vật
3.Sinh sản hữu tính ở động vật (Đv đẻ trứng, ĐV đẻ con, thụ tinh trong, thụ tinh ngoài)
4.Cơ chế điều hoà sinh sản (cơ chế điều hoà sinh tinh, cơ chế điều hoà sinh trứng)

You might also like