You are on page 1of 8

BÀI 19: KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT


Câu 1: Sinh trưởng là
A. sự tăng lên về kích thước của cơ thể sinh vật. B. sự tăng lên về khối lượng của cơ thể sinh vật.
C. sự tăng lên về thể tích của cơ thể sinh vật. D. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể sinh vật.
Câu 2: Phát triển là
A. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân
hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
B. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
C. những biến đổi của cơ thể sinh vật dưới tác động trực tiếp của môi trường sống mà không liên quan đến
biến đổi vật chất di truyền.
D. những biến đổi đột ngột của cơ thể sinh vật do biến đổi vật chất di truyền mà không liên quan đến biến đổi
điều kiện môi trường sống.
Câu 3: Ví dụ nào sau đây nói về quá trình sinh trưởng của sinh vật?
A. Thể trọng lợn con từ 5kg tăng 8kg. B. Trứng gà nở thành gà con.
C. Hạt giống nảy mầm. D. Cây bưởi ra lá non.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển?
A. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có mối quan hệ độc lập với nhau; sinh trưởng luôn diễn ra trước
phát triển.
B. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có mối quan hệ độc lập với nhau; phát triển luôn diễn ra trước sinh
trưởng.
C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết với nhau; sinh trưởng tạo tiền đề cho phát
triển còn phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
D. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết với nhau; phát triển tạo tiền đề cho sinh
trưởng còn sinh trưởng sẽ thúc đẩy phát triển.
Câu 5: Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc
A. mô mềm. B. mô xốp. C. mô dẫn. D. mô phân sinh.
Câu 6: Ví dụ nào dưới đây nói về phát triển của sinh vật?
A. Cây đậu cao thêm 2 cm sau 2 ngày. B. Cây chanh ra hoa.
C. Sự tăng kích thước của lá cây. D. Mèo con tăng 200 gr sau 1 tuần.
Câu 7: Giới hạn sinh trưởng phát triển của sinh vật được quy định bởi
A. nguồn thức ăn. B. nhân tố sinh thái. C. yếu tố di truyền. D. điều khiện môi trường.
II. VÒNG ĐỜI VÀ TUỔI THỌ
Câu 1: Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau gọi là
A. vòng đời. B. quá trình sinh trưởng. C. quá trình phát triển. D. quá trình biến
thái.
Câu 2: Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn lần lượt là
A. phôi → trứng → nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân → ếch con → ếch trưởng thành.
B. trứng → phôi → nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân → ếch con → ếch trưởng thành.
C. phôi → trứng → nòng nọc → nòng nọc 4 chân → nòng nọc 2 chân → ếch con → ếch trưởng thành.
D. trứng → phôi → nòng nọc → nòng nọc 4 chân → nòng nọc 2 chân → ếch con → ếch trưởng thành.
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản trong vòng đời của gà so với ếch là
A. xảy ra nhiều sự biến đổi đột ngột về hình thái.
B. không xảy ra nhiều biến đổi đột ngột về hình thái.
C. có giai đoạn hợp tử phát triển thành phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
D. không có giai đoạn hợp tử phát triển thành phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
Câu 4: Trong các yếu tố sau đây, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ con người?
I. Di truyền. II. Chế độ ăn uống. III. Lối sống.
IV. Chất phóng xạ. V. Khói độc, bụi. VI. Chế độ làm việc.
1
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về vòng đời và tuổi thọ con người?
I. Vòng đời của sinh vật gồm các giai đoạn: được sinh ra → cơ thể con → cơ thể trưởng thành → sinh sản →
già → chết.
II. Ở sinh vật, thế hệ tiếp theo được sinh ra ở giai đoạn trưởng thành của thế hệ trước.
III. Tuổi thọ của sinh vật được tính từ lúc cá thể đó sinh sản cho tới lúc chết.
IV. Tuổi sinh lí của sinh vật được tính từ khi sinh ra cho đến khi chết vì già.
V. Tuổi thọ của một loài sinh vật là tổng thời gian sống của tất cả các cá thể trong loài.
VI. Tuổi sinh thái của sinh vật tính từ khi sinh ra đến khi chết vì tác động của các nhân tố sinh thái.
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
BÀI 20: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
I. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Câu 1: Sinh trưởng của thực vật là sinh trưởng không giới hạn vì
A. quá trình sinh trưởng của thực vật có thể diễn ra trong suốt vòng đời.
B. quá trình sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp diễn ra xen kẽ và nối tiếp nhau.
C. thực vật có thể sinh sản hữu tính và hữu tính.
D. thực vật có mô phân sinh hoạt động mạnh.
II. MÔ PHÂN SINH, SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP
Câu 1: Cây Một lá mầm không có khả năng tăng kích thước đường kính thân liên tục như cây Hai lá mầm là do
cây Một lá mầm không có
A. mô phân sinh. B. mô phân sinh đỉnh. C. mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh bên.
Câu 2: Ở thực vật, cho các bộ phận sau:
(1) Chồi đỉnh (2) Hoa (3) Lá (4) Đỉnh rễ (5) Thân (6) Chồi nách
Những bộ phận nào của cây không có mô phân sinh đỉnh?
A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (5)
C. (3), (4) và (5) D. (2), (5) và (6)
Câu 3: Tại sao đếm số vòng gỗ trên mặt cắt ngang thân cây có thể tính được số tuổi của cây?
A. Tuổi thọ trung bình của cây ứng với số vòng gỗ.
B. Mỗi năm, sinh trưởng thứ cấp của cây tạo ra một hoặc một số vòng gỗ ở một số loài.
C. Mỗi năm đều có một tầng sinh trụ được hình thành mới tạo thành một vòng gỗ.
D. Không thể tính được số tuổi của cây dựa vào vòng gỗ.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là sai đối với sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ). D. Diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm.
Câu 5: Thực vật 2 lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động mô phân sinh nào?
A. Đỉnh. B. Cành. C. Bên. D. Lóng.
Câu 6: Kết quả sinh trưởng sơ cấp là gì?
A. Tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.
B. Làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
C. Tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng.
D. Tạo biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
Câu 7: Kết quả sinh trưởng thứ cấp là gì?
A. Do hoạt động của mô phân sinh bên, tạo ra gỗ dác, gỗ lõi và vỏ.
B. Làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
C. Tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng.
D. Tạo biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
Câu 8: Thực vật Hai lá mầm có các mô phân sinh nào?
A. Đỉnh và lóng. B. Đỉnh và bên. C. Đỉnh thân và rễ. D. Lóng và bên.
Câu 9: Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ nhờ hoạt động của
A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh đỉnh. C. mô phân sinh lóng. D. phần gỗ và vỏ
Câu 10: Loại mô phân sinh không có ở cây Xoài là mô phân sinh gì?

2
A. Lóng. B. Đỉnh rễ. C. Đỉnh thân. D. Bên.
Câu 11: Có thể xác định tuổi của cây thân gỗ, người ta nhờ dựa vào đặc điểm nào?
A. Tầng sinh mạch. B. Các tia gỗ. C. Vòng năm. D. Tầng sinh vỏ
Câu 12: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
D. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
III. HORMONE THỰC VẬT
Câu 1: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:
A. auxin, gibberellin, cytokinin. B. auxin, ethylene, abscisic acid.
C. auxin, gibberellin, abscisic acid. D. auxin, gibberellin, ethylene.
Câu 2: Trong công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật, để kích thích mọc chồi cần sử dụng hoocmôn thực vật
nào sau đây?
A. Auxin. B. Gibberellin. C. Cytokinin. D. Abscisic acid.
Câu 3: Cho các tác dụng sinh lí của hormone thực vật :
I. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi. II. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết.
III. Kích thích quả mau chín. IV. Tạo quả không hạt.
V. Làm chậm quá trình già của tế bào
Hoocmon auxin có những tác dụng sinh lí nào đối với cây ?
A. I, II, V. B. II, III, IV. C. I, II, IV. D. II, IV, V.
Câu 4: Mục đích chính của kĩ thuật nhổ cây con đem cấy là gì?
A. Bố trí thời gian thích hợp để cấy.
B. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.
C. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.
D. kích thích sự ra rễ phụ để phát triển bộ rễ cho cây.
Câu 5. Để kích thích quả mau chín, người ta thường để xen kẽ quả chín với quả xanh vì
A. quả xanh tạo ra ABA để kích thích quả chín nhanh hơn.
B. quả chín tạo ra ethylene kích thích quả xanh chín nhanh.
C. quả chín tạo ra mùi thơm làm quả xanh chín nhanh hơn.
D. quả xanh tạo ra auxin làm quả chín không bị thối.
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng về tên hormone và tác dụng của hormone đến sinh trưởng phát triển của thực vật.
Tên hormone Tác dụng
1. Auxin a. Ức chế nảy mầm sớm, kích thích lá hóa già, kích thích sự chịu hạn.
2. Gibberellin b. Kích thích chồi bên phân chia mạnh mẽ tạo ra sự phân hóa chồi.
3. Cytokinin c. Gây ra tính hướng động của cây.
4. Abscisic acid d. Ức chế kéo dài thân, kích thích sự dãn của vách tế bào và sinh trưởng
ngang.
5. Ethylene e. Kích thích sự phát triển và nảy mầm của hạt, củ.
A. 1-d; 2-e; 3-b; 4-a; 5-c. B. 1-b; 2-e; 3-d; 4-a; 5-c.
C. 1-c; 2-e; 3-b; 4-a, 5-d. D. 1-c; 2-e; 3-d; 4-a; 5-b.
Câu 7: Chất điều hoà sinh trưởng làm chậm sự hoá già là:
A. Êtylen. B. Xitôkinin. C. Giberelin. D. Axit abxixic.
Câu 8: Loại hoocmôn nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng tự nhiên của thực vật?
A. Axit giberelic. B. Axit abxixic. C. Xitôkinin. D. Axit indol axetic.
Câu 9: Hoocmôn nào sau đây làm chậm sự sinh trưởng của các mầm thân củ?
A. Etilen. B. Etilen, Xitôkinin. C. Auxin, Giberelin. D. Axit abxixic.
Câu 10: Nhóm chất điều hoà sinh trưởng nào chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng và chiếm ưu thế trong
giai đoạn sinh dưỡng?
A. Auxin, Xitôkinin, Giberelin. B. Auxin, Giberelin, Êtylen.

3
C. Xitô kinin, Giberelin, Axit abxixic. D. Auxin, Xitô kini, Êtylen.
Câu 11: Axit abxixic (AAB) chỉ có ở cơ quan nào?
A. Sinh sản. B. Còn non. C. Sinh dưỡng. D. Đang hoá già.
IV. SỰ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
Câu 1: Xuân hóa ở thực vật được hiểu là
A. sự ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
B. phần lớn thực vật ra hoa vào mùa xuân.
C. có thể điều khiển sự ra hoa bằng cách tạo nhiệt độ ấm như mùa xuân.
D. điều kiện thực vật chỉ ra hoa vào mùa xuân.
Câu 2: Dấu hiệu nào cho thấy trong quá trình cây bưởi sinh trưởng từ cây con lớn lên thành cây bưởi trưởng
thành có xen lẫn sự phát triển?
A. Lá to ra. B. Ra lá non. C. Thân to ra. D. Rễ dài hơn.
Câu 3: Nhiều thí nghiệm với cây ngày ngắn với kết quả thí nghiệm như sau:
10 giờ chiếu sáng và 14 giờ để trong tối cây ra hoa
10 giờ chiếu sáng và 10 giờ để trong tối cây không ra hoa
14 giờ chiếu sáng và 14 giờ để trong tối cây ra hoa
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Đối với cây ngày ngắn, thời gian chiếu sáng là quan trọng.
B. Cây ngắn ngày thực chất là cây đêm dài.
C. Vai trò của độ dài sáng là quyết định cho sự ra hoa.
D. Sự ra hoa không phụ thuộc vào thời gian sáng và tối trong ngày.
Câu 4: Chế độ chiếu sáng nào sau đây làm ức chế sự ra hoa của cây ngày dài?
A. 14 giờ chiếu sáng, 10 giờ trong tối. B. 11 giờ chiếu sáng, 13 giờ trong tối.
C. 13 giờ chiếu sáng, 11 giờ trong tối. D. 15 giờ chiếu sáng, 9 giờ trong tối.
Câu 5: Vì sao không nên dùng auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn?
A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đối với người và gia súc.
C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.
D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.
Câu 6: Hoocmôn nào tác động giúp cây ngày dài có thể ra hoa trong điều kiện ngày ngắn?
A. Êtylen. B. Axit abxixic. C. Xitokinin. D. Giberelin.
Câu 7: Khi nói về chức năng của auxin, kết luận nào sau đây là sai?
A. Kích thích hình thành và kéo dài rễ. B. Thúc đẩy sự phát triển của quả.
C. Thúc đẩy sự ra hoa. D. Kích thích vận động hướng sáng, hướng đất.
Câu 8: Trong quá trình phát triển, sự phân hóa của các tế bào có ý nghĩa gì?
A. Phân công các tế bào theo đúng chức năng của chúng đảm nhiệm.
B. Bố trí các tế bào theo đúng vị trí của chúng.
C. Tạo ra các mô, các cơ quan, hệ cơ quan cho cơ thể.
D. Làm thay đổi hình thái của cơ thể.
BÀI 21: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
A. các hệ cơ quan trong cơ thể. B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. các mô trong cơ thể. D. các cơ quan trong cơ thể.
Câu 2: Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể động vật có đặc điểm
A. không đều theo thời gian. B. luôn bền vững, không thay đổi.
C. giảm dần theo độ tuổi. D. tăng dần theo độ tuổi.
II. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm những giai đoạn nào?
A. Phôi và hậu phôi. B. Phân cắt và phôi vị.
C. Phôi và phôi vị. D. Phôi vị và biến thái.
Câu 2: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, ở giai đoạn phôi, động vật trải qua các giai đoạn nhỏ kế tiếp
nhau là
A. phân cắt, phôi nang, phôi vị, mầm cơ quan. B. phân cắt, phôi vị, phôi nang, mầm cơ quan.
4
C. phôi nang, phôi vị, phân cắt, mầm cơ quan. D. phôi vị, phôi nang, phân cắt, mầm cơ quan.
Câu 3: Ở giai đoạn hậu phôi, động vật có thể phát triển qua
A. biến thái hoặc không qua biến thái. B. biến thái hoàn toàn hoặc biến thái không hoàn toàn.
C. không qua biến thái hoặc biến thái hoàn toàn. D. không qua biến thái hoặc biến thái không hoàn toàn.
III. CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là quá trình phát triển mà con non có đặc
điểm về
A. hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành
B. hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
C. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
D. hình thái và sinh lý khác với con trưởng thành.
Câu 2: Đâu là phát biểu đúng về khái niệm phát triển qua biến thái ở động vật?
A. Phát triển qua biến thái ở động vật là quá trình phát triển mà con non có sự thay đổi rất nhiều về hình thái,
cấu tạo và sinh lí mới biến đổi thành con trưởng thành.
B. Động vật phát triển qua biến thái có đặc điểm về cấu tạo và sinh lý tương đồng nhau ở giai đoạn con non và
con trưởng thành.
C. Để tồn tại và thích nghi với sự thay đổi của môi trường, động vật phải biến đổi nhiều lần về hình thái và sinh
lý nhưng vẫn giữ nguyên đặc điểm cấu tạo của cơ thể.
D. Con non có sự thay về hình thái và cấu tạo để biến đổi thành con trưởng thành.
Câu 3: Những loài động vật nào sau đ kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 4: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm
A. hình thái, cấu tạo, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. hình thái, cấu tạo, sinh lý tương tự với con trưởng thành.
C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành nhưng khác về hình thái.
D. cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành nhưng giống về hình thái.
Câu 5: Những loài động vật nào sau đây có kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. Châu chấu, ếch, muỗi.
IV. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI
Câu 1: Quá trình phát triển của người được chia thành những giai đoạn nào?
A. Phôi thai và sau sinh. B. Phôi và hậu phôi.
C. Phôi thai và hậu phôi. D. Hậu phôi và sau sinh.
Câu 2: “Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi lớn cả về ……………………… để chuyển từ một đứa
trẻ thành người trưởng thành”. Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu trên.
A. thể chất, sinh lí, tâm lí và tình cảm. B. thể chất, sinh lí và tâm lí.
C. tâm lí, sinh lí và tình cảm. D. tâm lí, thể chất và tình cảm.
V. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Hormone testosterone do cơ quan nào tiết ra?
A. Tuyến giáp. B. Tuyến yên. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
Câu 2: Hormone estrogen do cơ quan nào tiết ra?
A. Tuyến giáp. B. Buồng trứng. C. Tuyến yên. D. Tinh hoàn.
Câu 3: Thuỳ trước tuyến yên sản sinh ra loài hormone nào sau đây?
A. Thyroxine. B. Testosterone. C. Hormone sinh trưởng. D. Ơstrogen.
Câu 4: Tuyến giáp là nơi sản sinh ra hormone
A. Thyroxine. B. Testosterone. C. Hormone sinh trưởng. D. Ơstrogen.
Câu 5: Tuyến ngực trước của động vật không xương sống sản sinh ra loại hormone nào sau đây?
A. Ecdysone. B. Testosterone. C. Juvenile. D. Ơstrogen.
Câu 6: Thể allata của động vật không xương sống sản sinh ra loại hormone nào sau đây?
A. Ecdysone. B. Testosterone. C. Juvenile. D. Ơstrogen.
Câu 7: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm
A. chế độ dinh dưỡng, điều kiện môi trường và tác nhân gây bệnh.
B. hormone sinh trưởng, chế độ dinh dưỡng và điều kiện môi trường.
5
C. điều kiện môi trường, đặc điểm giới tính và tác nhân gây bệnh.
D. hormone sinh trưởng, đặc điểm giới tính và điều kiện môi trường.
Câu 8: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm
A. yếu tố di truyền, giới tính và hormone.
B. hormone, chế độ dinh dưỡng và yếu tố di truyền.
C. tác nhân gây bệnh, giới tính và yếu tố di truyền.
D. hormone, giới tính và điều kiện môi trường.
Câu 9: Ấu trùng của động vật sinh trưởng, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm
A. chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để biến thành con trưởng thành.
B. hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi để biến thành con trưởng thành.
C. chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi để biến thành con trưởng thành.
D. hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để biến thành con trưởng thành.
Câu 10: Đâu là nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật?
A. Nhân tố di truyền. B. Hormone. C. Thức ăn. D. Nhiệt độ và ánh sáng.
Câu 11: Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật và con
người?
A. Nhiệt độ. B. Hormone. C. Thức ăn. D. Ánh sáng.
Câu 12: Hai đặc điểm dễ nhận thấy nhất do yếu tố di truyền quyết định là gì?
A. tốc độ lớn và giới hạn lớn. B. tốc độ lớn và sinh sản.
C. sinh sản và giới hạn lớn. D. sinh sản và giới hạn chịu đựng.
Câu 13: Bốn loại hormone ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển là gì?
A. hormone sinh trưởng (GH), thyroxine, testosterone và estrogen.
B. hormone sinh trưởng (GH), thyroxine, juvenile và ecdysone.
C. thyroxine, testosterone, estrogen và ecdysone.
D. thyroxine, testosterone, juvenile và ecdysone.
Câu 15: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hormone sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến
hậu quả nào sau đây?
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. B. Các đặc điểm sinh dục nữ kém phát triển.
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
Câu 15: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu hormone thyroxine là
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. B. Các đặc điểm sinh dục nữ kém phát triển.
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
Câu 16: Hormone estrogen có vai trò gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể?
A. Điều hoà sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con đực.
B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, làm
tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
C. Điều hoà sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con cái.
D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
Câu 17: Hormone testosterone có vai trò
A. điều hoà sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con đực.
B. kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. kích thích phân chia và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp protein.
D. điều hoà sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con cái.
Câu 18: Hormone thyroxine có tác động như thế nào đối với cơ thể?
A. Kích thích phân chia và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp protein.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Điều hoà phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D. Điều hoà quá trình phát triển hệ sinh dục ở thời kì phôi thai.
Câu 19: Loại hormone nào sau đây có vai trò kích thích sự phát triển và hoạt động bình thưởng của hệ thần
kinh, hệ sinh dục?
A. Hormone sinh trưởng. B. Thyroxine. C. Testosterone. D. Estrogen.
6
Câu 20: Hormone sinh trưởng có vai trò
A. kích thích phân chia và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp protein.
B. kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. tăng cường sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 21: Loại hormone nào sau đây có vai trò gây lột xác ở sâu bướm?
A. Estrogen. B. Ecdysone. C. Juvenile. D. Thyroxine.
Câu 22: Khi nồng độ hormone Juvenile trong cơ thể đột ngột tăng cao sẽ tác động như thế nào đến quá trình lột
xác ở sâu bướm?
A. Kích thích quá trình lột xác, ức chế sự biến thái.
B. Ức chế quá trình lột xác, kích thích sự biến thái.
C. Kích thích quá trình sâu hoá thành nhộng và bướm.
D. Ức chế quá trình lột xác và sự biến thái.
Câu 23: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển bướm, điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ hormone Juvenile trong
cơ thể giảm xuống một ngưỡng nhất định?
A. Sâu sẽ hoá thành nhộng.
B. Sâu sẽ trực tiếp biến đổi thành bướm.
C. Kích thích quá trình lột xác ở sâu bướm diễn ra nhanh hơn.
D. Ấu trùng phát triển đến giai đoạn sâu thì ngừng lại.
Câu 24: Vì sao khi trời rét, động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm hơn bình thường?
A. Thân nhiệt giảm theo nhiệt độ môi trường, làm chậm các quá trình chuyển hoá trong cơ thể, từ đó hạn chế
tiêu thụ năng lượng.
B. Nhiệt độ cơ thể tăng, thúc đẩy quá trình chuyển hoá trong cơ thể, tạo nhiều năng lượng giúp động vật chống
rét.
C. Thân nhiệt giảm theo nhiệt độ môi trường, thúc đẩy sự chuyển hoá trong cơ thể, tạo nhiều năng lượng giúp
động vật chống rét.
D. Nhiệt độ cơ thể tăng, kích thích các quá trình chuyển hoá, hạn chế sự tiêu thụ năng lượng.
Câu 25: Cho các triệu chứng sau:
(I) Quá trình chuyển hoá trong cơ thể tăng cao. (II) Nhịp tim đập nhanh. (III) Huyết áp cao.
(IV) Cơ thể tăng cân không kiểm soát. (V) xuất hiện bướu tuyến giáp.
Những triệu chứng của người mắc bệnh Basedow là:
A. (I), (II), (IV). B. (I), (II), (V). C. (II), (III), (V). D. (II), (III), (IV).
Câu 26: Cho các triệu chứng sau:
(I) Quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm. (II) Nhịp tim đập nhanh. (III) Huyết áp cao.
(IV) Cơ thể tăng cân không kiểm soát. (V) Mắt khô, da sần sùi.
Những triệu chứng của người mắc bệnh nhược giáp là:
A. (I), (III), (V). B. (I), (III), (VI). C. (II), (IV), (VI). D. (II), (III), (V).
Câu 27: Nếu tuyến yên giảm khả năng tiết hormone sinh trưởng (GH) trong giai đoạn trước tuổi dậy thì sẽ gây
ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ?
A. Giảm sự phân chia tế bào, hạn chế sự phát triển của xương, cơ thể nhỏ hơn so với người bình thường.
B. Giảm sự phân chia tế bào, hạn chế sự phát triển của xương, cơ thể cao lớn hơn so với người bình thường.
C. Kích thích sự phân chia tế bào, thúc đẩy sự phát triển của xương, có xương chi to hơn so với người bình
thường.
D. Kích thích sự phân chia tế bào, thúc đẩy sự phát triển của xương, có xương chi nhỏ hơn so với người bình
thường.
Câu 28: Việc tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có vai trò như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ
nhỏ?
A. Các tia tử ngoại trong ánh nắng làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá protein
để hình thành xương.
B. Các tia tử ngoại trong ánh nắng làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Calcium
để hình thành xương.

7
C. Giúp tăng nhiệt độ cơ thể, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hoá vật chất, kích thích phân chia các tế bào
xương.
D. Giúp tăng nhiệt độ cơ thể, kích thích sinh tổng hợp protein cần thiết cho cơ thể.
VI. ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Biện pháp nào sau đây được dùng trong chăn nuôi lợn giúp tăng năng suất vật nuôi?
A. Tiêm hormone thyroxine liều cao.
B. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định ở mức trên 35oC.
C. Tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn.
D. Triệt sản (cắt bỏ tinh hoàn ở lợn đực).
Câu 2: Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn nào trong vòng đời của châu
chấu sẽ cho hiệu quả cao nhất?
A. Giai đoạn trứng. B. Giai đoạn ấu trùng. C. Giai đoạn con non. D. Giai đoạn trưởng thành.
Câu 3: Ở gia cầm, virus Newcastle gây bệnh gà rù. Gà bị bệnh có triệu chứng biếng ăn, tiêu chảy, thở gấp, co
giật và tỉ lệ chết 100%. Đây là ví dụ về sự tác động của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển ở động
vật?
A. Chế độ dinh dưỡng. B. Điều kiện môi trường. C. Tác nhân gây bệnh. D. Hormone.
Câu 4: Các giống lợn nhập nội có tốc độ sinh trưởng nhanh và khối lượng cơ thể khi trưởng thành lớn hơn so
với các giống lợn nội địa của Việt Nam. Đây là ví dụ về sự tác động của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát
triển ở động vật?
A. Chế độ dinh dưỡng. B. Điều kiện môi trường. C. Di truyền. D. Hormone.
Câu 5: Trong trồng trọt người ta dùng GA3B (Gibberelline) trong công nghệ lúa lai, phun lên bông của cây mẹ,
để bông lúa vươn dài ra, dễ tiếp nhận phấn hoa. Đây là ví dụ về sự tác động của nhân tố nào đến sự sinh trưởng
và phát triển ở động vật?
A. Chế độ dinh dưỡng. B. Điều kiện môi trường. C. Di truyền. D. Hormone.
Câu 6: Việc sử dụng nanobiotic - Ag (hạt bạc có kích thước từ 0,1 - 100 nm) có vai trò như thế nào trong chăn
nuôi?
A. Kích thích hoạt động chuyển hóa tế bào trong cơ thể, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của vật
nuôi.
B. Hạn chế hoạt động chuyển hoá tế bào trong cơ thể, làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của vật
nuôi.
C. Điều hoà quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp tăng trọng lượng vật nuôi.
D. Làm giảm khả năng sinh sản của vật nuôi.
Câu 7: Trong trồng trọt, nhằm làm giảm sự tác động của sâu đục thân lên cây trồng, người nông dân thường sử
dụng biện pháp nào sau đây?
A. Thường xuyên phun một thuốc diệt sâu bọ lên cây trồng.
B. Tăng cường bón phân cho cây, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển.
C. Thả ong mắt đỏ để chúng đẻ trứng lên sâu đục thân.
D. Sử dụng nanobiotic – Ag kết hợp phân bón nhằm ức chế sự sinh trưởng, phát triển của sâu.
Câu 8: Nhằm làm giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tuỷ sống của thai nhi; phụ nữ
mang thai cần sử dụng các loại thực phẩm giàu folic acid như
A. gan động vật, lòng đỏ trứng, cam, bơ, đậu đỗ, ngũ cốc. B. thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua.
C. gạo, mì, ngô, khoai. D. dầu, mỡ, sữa, cà rốt, khoai tây.
Câu 9: Trong chăn nuôi, kỹ thuật chuyển gene Booroola vào gia súc có vai trò
A. thúc đẩy sự phát triển vật nuôi và nâng cao chất lượng thịt.
B. kích thích sự phát triển tuyến vú, tăng sản lượng sữa của vật nuôi.
C. ức chế sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp, tăng trọng lượng vật nuôi.
D. tăng khả năng chống chịu của vật nuôi với các tác nhân gây bệnh.
Câu 10: Ví dụ nào sau đây là không cho thấy được sự khác biệt tốc độ sinh trưởng, phát triển giữa giới đực và
giới cái?
A. Lợn Đại Bạch khi trưởng thành có thể đạt khối lượng lên đến 200 kg, trong khi lợn Ỉ chỉ khoảng 50 kg.
B. Gà Mía khi đến giai đoạn trưởng thành, con trống đạt cân nặng 3,5 – 4 kg và con mái cân nặng đạt cân nặng
2,5 – 3 kg.
C. Ở người, trong giai đoạn dậy thì, chiều cao của người nam tăng nhiều hơn so với người nữ.
D. Ở giai đoạn trưởng thành, gà mái có tỉ lệ mỡ cao hơn so với gà trống.

You might also like