You are on page 1of 20

Câu 1: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin

so với sợi trụckhông


có bao mielin là

A. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc", chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.

B. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc", chậm và ít tiêu tốn năng lượng.

C. dẫn truyền theo lỗi "nhảy cóc", nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.

D. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc", nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

Câu 2: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều thức ăn hơn để chúng có thể sinh
trưởng và phát triển bình thường?

A. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ chất để phát triển bộ xương do ít ánh sáng.

B. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá ăn nhiều mới đủ năng lượng để chống rét.

C. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá gây mất nhiều nhiệt, nếu không tăng khẩu phần ăn sẽ làm
chậm quá trình sinh trưởng.

D. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ để cung cấp năng lượng cho sự phát triển bộ xương -
hệ cơ.

Câu 3: hình thức sinh sản của cây rêu, dương xỉ là sinh sản

A. Bằng bao tử

B. Dinh dưỡng.

C. Hữu tính.

D. Phân đôi.

Câu 4: đối với cây ăn quả lâu năm, người ta thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì :

A. Cây con sẽ rút ngắn được thời gian sinh trưởng. thu hoạch sớm và biết trước được đặc tính của quả.

B. Cây con dễ trồng và ít chăm sóc.

C. Rút ngắn được thời gian sinh trưởng và làm xuất hiện nhiều trạng tính tốt.

D. Muốn cải biến kiểu gen của cây mẹ, tăng năng suất và chất lượng cây giống.

Câu 5: động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?

A. Chuột.

B. Sư tử.

C. Ếch đồng.
D. Châu chấu.

Câu 06: Ở động vật, sinh trưởng và phát triển qua biển thái hoàn toàn và qua biển thái không hoàn toàn
giống nhau ở điểm

A. Đều không qua giai đoạn lột xác

B. Đều phải qua giai đoạn lột xác

C. Con non giống con trưởng thành

D. Công nương khác con trưởng thành

Câu 7: Testosteron được sản sinh ra ở...

A. Tuyến yên

B. Buồng trứng

C. Tuyến giáp

D. Tinh hoàn

Câu 8: khi có thể thiếu nước, cơ thể đảm bảo cân bằng nước xảy ra như thế nào?

A. Áp suất thẩm thấu, giảm huyết áp tăng gây nên khát, vùng dưới đồi tăng tiết ADH giảm tiết tiểu.

B. Tế bào giữ lại các ion khoảng để tăng áp suất thẩm thấu, nước được giữ lại kèm theo khoảng.

C. Áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm gây nên khát, vùng dưới đồi tăng tiết ADH, giảm tiết nước tiểu.

D. Có dấu hiệu khát nước và được bù lại bằng cách uống nước.

Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây sai khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú?

I. Tim co giãn tự động theo chu kỳ là nhờ hệ dẫn truyền tim.

II. Khi tâm thất trái cò máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.

III. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

IV. Loài có khối lượng cơ thể lớn có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ.

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 10: Bộ nhiễm sắc thể của đậu tương 2n =40, số nhiễm sắc thể trong tế bào nội nhũ (phôi nhũ) của đậu
tương là

A. 60. B. 10. C. 20. D. 40.

Câu 11: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Bề mặt trao đổi khí khô ráo giúp trao đổi khí hiệu quả hơn.

B. Phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả đối với động vật trên cạn.

C. Côn trùng trao đổi khi qua hệ thống ống khí.

D. Dòng nước chảy qua mang liên tục ngược chiều với dòng máu qua mang giúp tăng hiệu quả trao đổi
khí ở cá.

Câu 12: Chọn 1 cây mít có chiều cao 2m, đóng 1 cái đinh đóng vào thân cây ở vị trí xác định so với gốc
sát mặt đất là 30cm. Giả sử trong điều kiện thích hợp, mỗi năm cây tăng trưởng về chiều cao trung bình
40cm. Sau 5 năm khoảng cách của đỉnh bị đóng so với gốc sát mặt đất khoảng

A. 150 cm. B. 30 cm. C. 230 cm. D. 200 cm.

Câu 13: Sinh trưởng thứ cấp là:

A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?

A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.

B. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.

C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hoá về chức năng

D. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.

Câu 15:

a) thúc đẩy quả xanh chóng chín 1.Auxin

b) kích thích ra rễ và kích thích thụ tinh kết hạt 2.Xitôkinin

c) ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá 3.Gibêrelin

d) nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách 4.Axit abxixic
sinh trưởng

e) phá ngủ cho hạt, quả; tạo quả không hạt 5.Êtilen

Phương án trả lời đúng là:


A. 1-d ; 2-a ; 3-c ; 4-e ; 5-b

B. 1-b ; 2-d ; 3-c ; 4-c ; 5-a

C. 1-a ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-e

D. 1-c ; 2-a ; 3-b ; 4-d ; 5-e

Câu 16: Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) sau đây

(1) kiến lính sẵn sang chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha

(2) Hổ báo bò sát lại gần con mồi sau đó nhảy lên vồ con mồi là tập tính bảo vệ lãnh thổ

(3) tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh
thổ

(4) sếu đầu đỏ, hạc thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính kiếm ăn

(5) chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội

Phương án trả lời đúng là:

A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ

B. 1Đ, 2Đ, 3Đ, 4S, 5Đ

C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ

D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S

Câu 17: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây không thuộc hướng động?

I. Cây non trồng trong chậu uốn cong về phía cửa có chiếu sáng.

II. Rễ cây luôn mọc hướng đất luôn hướng đến nguồn nước, nguồn phân

III. Cây họ đậu xếp lá khi trời lặn, xòe lá khi trời mọc.

IV. Vận động cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm.

Ở người trưởng thành mỗi chu kì tim kéo dài?

Câu 18:

A. 0,1 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

B. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

C. 0,12 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

D. 0,6 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
Câu 19: Con người làm bù nhìn ở các ruộng lúa để đuổi chim ăn lúa. Cơ sở khoa học của biện pháp trên
là dựa vào hiểu biết về dạng tập tính nào của chim

A. Tập ính tự vệ.

B. Tập tính xã hội.

C. Tập tính săn mồi.

D. Tập tính sinh sản.

Câu 20: Cân bằng nội môi là:

A. duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.

B. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.

C. duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.

D. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Câu 21: Quả được hình thành từ

A. Noãn đã được thụ tinh

C. Noãn không được thụ tinh.

B. Bầu nhị.

D. Bầu nhuỵ

Câu 22: Trong các kiểu hướng động sau, kiểu nào là hướng động dương của rễ? (1) Hướng đất (2) Hưởng
nước (3) Hướng sáng. (4) Huớng hoá.

A. (2), (3), (4)

B. (1), (2), (3)

C. (1), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

Câu 23: Ở thực vật 2 lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của
A. mô phân sinh lỏng.

B. mô phân sinh cảnh

C. mô phân sinh đỉnh.

D. mô phân sinh bên.

Câu 24: Nếu tuyến yên sản sinh ra quả ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn
đến hậu quả

A. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

B. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

D. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

Câu 25: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng về quá trình truyền tin qua xinap?

I. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.

II. Tốc độ lan truyền qua xi náp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần
kinh không có bao miêlin

III. Tất cả các xináp đều chứa chất trung gian

hóa học axêtincolin

IV. Truyền tin qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 26: Tập tính bẩm sinh là những tập tính:

A. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài

B. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể

C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể

D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Câu 27: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Có nhiều tác nhân kích thích.

B. Tác nhân kích thích không định hưởng.

C. Cả sự vận động vô hướng

D. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.

Câu 28: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có:

A. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý.

B. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

C. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.

D. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý giống với con trưởng thành.

Câu 29: Điện thế hoạt động gồm các giai đoạn diễn ra theo thứ tự

A. Mất phân cực -> tái phân cực -> đảo cực

B. đảo cực -> tái phân cực-> Mất phân cực

C. tái phân cực -> đảo cực -> Mất phân cực

D. Mất phân cực-> đảo cực -> tái phân cực

Câu 30: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây đúng với phát triển qua biến thái hoàn toàn?

I. Ếch đẻ trứng, nở nòng nọc rồi phát triển thành ếch con.

II. Sự phát triển của phôi vịt, nở vịt con.

III. Kiểu phát triển con non phải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng thành.

IV. Trứng muỗi nở cung quăng, rồi phát triển thành muỗi.

V. Kiểu phát triển mà con non có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 31: Có bao nhiêu hoocmôn sau đây thuộc nhóm hoocmon kích thích? I.Auxin. II. Etylen. III. Axit
abxixic. IV. Gibêrelin. V. Xitôkinin.
A. 3.

B. 1.

C. 4

D. 2.

Câu 32: Hiện tượng nào sau đây thuộc kiểu ứng động sinh trưởng?

A. Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối.

B. Cây non trồng trong chậu uốn cong về phía cửa có chiếu sáng

C. Lá cây trinh nữ cụp lại khi có va chạm cơ học.

D. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó.

Câu 33: Đối với cây ăn quả, chiết cành có ý nghĩa:

A. Cải biến kiểu gen của cây mẹ

B. Rút ngắn thời gian sinh trưởng thu hoạch sớm và biết trước đặc tính của quả.

C. Thay cây mẹ già cỗi bằng cây con có sức sống hơn.

D. Làm tăng năng suất so với trước đó.

Câu 34: Hạt được hình thành từ

A. hạt phấn.

B. Bầu nhị.

C. Noãn được thụ tinh.

D. bầu nhụy.

Câu 35: Hướng động là hình thức phản ứng

A. của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

B. của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. C. của cây trước tác nhân kích
thích theo nhiều hướng khác nhau.

D. của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

Câu 36: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.

II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.

IV.Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 37: Nếu thiếu lốt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hoocmôn

A. testosteron.

B. tiroxin.

C. ecdison.

D. ostrogen.

Câu 38: Nhân tố ảnh hưởng mạnh lên sinh trưởng và phát triển của động vật là

A. Nhiệt độ và ánh sáng

B. Thức ăn.

C. Hoocmôn

D. Nhân tố di truyền.

Câu 39: Khi nói về cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong 3 hệ đệm điều chỉnh pH máu thì hệ đệm proteinat là mạnh nhất

II. Nếu khiêng vật nặng thì sẽ tăng nhịp tim.

III. Khi cơ thể thừa nước thì ASTT máu giảm và huyết áp tăng

IV. Hoạt động thải CO2 ở phổi góp phần làm giảm độ pH máu.

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 40: Quá trình sinh sản hữu tính của động vật không gồm giai đoạn:

A. Thụ tinh

B. Hình thành tinh trùng, trứng

C. Hình thành bào từ


D. Phát triển phôi hình thành cơ thể mới.

Câu 41: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật?

A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt
trao đổi khí.

B. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

C. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề
mặt trao đổi khí.

D. Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

Câu 42: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là

A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

B. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

C. Châu chấu, ếch, muỗi.

D. Muỗi, ruồi, ếch.

Câu 43: Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về.......(1)......,.. ..... (2).....và ........(3)...........sao cho phù hợp
với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

A. (1) Số con, (2) thời điểm sinh con, (3) khoảng cách sinh con

B. (1) Thời điểm sinh con, (2) tuổi của con, (3) Số con

C. (1) Số con, (2) tuổi của con, (3) giới tính con

D. (1) Thời điểm sinh con, (2) giới tính con, (3) khoảng cách sinh con

Câu 44: Động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang?

A. Chim.

B. Giun đất.

C. Cá chép.

D. Châu chấu.

Câu 45: Điều không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật là

A. thụ tỉnh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể con cái

B. thụ tinh ngoài làm giảm hiệu quả thụ tinh


C. thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non

D. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái

Câu 46: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.

B. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.

C. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn

D. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

Câu 47: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình

A. hình thành các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản ở thực vật.

B. phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể thực vật (rễ, thân, lá, hoa, quả).

C. tăng lên về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể.

D. phân hóa các thành phần cấu trúc của tế bào và cơ thể thực vật.

Câu 48: Khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

II. Ở thú ăn thịt, thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người.

III. Ruột non ở thú ăn thịt thường dài hơn so với ruột non ở thú ăn thực vật.

IV. Ở thú ăn thịt, răng nanh, răng trước hàm, răng ăn thịt phát triển.

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 49: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sự trao đổi khí ở côn trùng thực hiện qua ống khí.

B. Hô hấp là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng năng lượng.

C. Phổi chim cấu tạo bởi các ống khí có mao mạch bao quanh.

D. Sự trao đổi khí ở người thực hiện qua bề mặt phế nang.
Câu 50: Thụ tinh kép là

A. giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào cực (n)→ hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực (2n)
phôi nhũ (3n).

B. giao tử đực thứ 1 (n) + noãn (n)→ hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực (2n) phôi
nhũ (3n).

C. giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào kèm (n) → hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực (2n)
phôi nhũ (3n).

D. giao tử đực thứ 1 (n) + tế bào đối cực (n) → hợp tử (2n) và giao tử đực thứ 2 (n) + tế bào nhân cực
(2n) phôi nhũ (3n).

Câu 51: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Mèo rừng.

B. Cá chép.

C. Châu chấu.

D. Cá sấu.

Câu 52: Từ mảnh vụn vỡ của cơ thể gốc phân bào nguyên nhiễm tạo nên thể mới là hình thức sinh sản
bằng cách:

A. Phân đôi.

B. Nảy chồi.

C. Trinh sản.

D. Phân mảnh.

Câu 53: Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo thứ tự nào sau đây:

A. Bướm → trứng → sâu → nhộng → bướm

B. Bướm → sâu → trứng → nhộng → bướm

C. Bướm → nhộng → sâu → trứng → bướm

D. Bướm → nhộng → trứng → sâu → bướm

Câu 54: Ở rêu, cả thể mới được tạo thành từ

A. Hợp tử.

B. Trứng.
C. Phôi.

D. Bào tử.

Câu 55: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là

A. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý giống với con trưởng thành. B. Trường
hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

C. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.

D. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành.

Câu 56: Một con mèo đang đói, chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp.
Đó là hình thức học tập nào?

A. Điều kiện hoá hành động

B. Điều kiện hoá đáp ứng.

C. Học khôn.

D. Quen nhờn.

Câu 57: Những tập tính nào sau đây là những tập tính bẩm sinh?

A. Sự di cư của cá hồi, ếch đực kêu nhiều vào mùa sinh sản.

B. Người thấy đèn đỏ thì dùng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản

C. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

D. Ve kêu vào mùa hè, vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn.

Câu 58: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn
đến hậu quả:

A. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

B. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

C. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

Câu 59: Hoocmon nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống

A. Tiroxin, ecdixon, hoocmon sinh trưởng (LH)

B. Otrôgen,testosteron,hoocmon sinh trưởng (LH)

C. Testosteron, otrôgen, Juvernin


D. Insulin,glucagon, ecdixon, juvernin.

Câu 60: Thế nào là cân bằng nội môi?

A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.

B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.

C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.

Câu 61: Hình thức sinh sản của cây dương xỉ là sinh sản

A. Bằng bào tử.

B. Hữu tính.

C. Phân đôi.

D. Dinh dưỡng.

Câu 62: Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:

A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.

B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin

C. Auxin, gibêrelin, etilen.

D. Auxin, êtilen, axit abxixic.

Câu 63: Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.

II. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

III. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ.

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 64: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ơt não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.

C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.

D. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 65: Dưới đây là những nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng, phát triển
ở động vật. Có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Thức ăn là yếu tố ít ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở động vật.

II. Mỗi loài động vật sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

III. Tia tử ngoại chứa tiền vitamin D nên có tác dụng chữa còi xương.

IV. Mẹ nghiện rượu và ma túy, con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường.

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 66: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không
có bao miêlin là:

A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng

C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.

D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Câu 67: Trong sản xuất trồng trọt, đôi khi người ta bấm ngọn cây là để

A. Kích thích cây phát triển chiều ngang

B. Làm cho cây chóng ra hoa tạo quả

C. Tăng cường ưu thế ngọn

D. Loại bỏ ưu thế ngọn


Câu 68: Trong các hiện tượng sau: (1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) khí khổng đóng mở (3) hiện
tượng thức ngủ của chồi cây bàng (4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ (5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban
ngày và khép lại vào ban đêm. Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. (1), (2) và (3).

B. (2), (3), và (5).

C. (2) và (4).

D. (3) và (5).

Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào ?

A. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.

B. Tác nhân kích thích không định hướng.

C. Có nhiều tác nhân kích thích.

D. Có sự vận động vô hướng.

Câu 70: Khi nói về vai trò của iot đối với cơ thể người, phát biểu nào sau đây sai?

A. Thiếu iot ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn.

B. Iot là chất hoạt hóa enzim tổng hợp hoocmon sinh trưởng.

C. Thiếu iot sẽ gây ra bệnh bướu cổ.

D. Thiếu iot thì khả năng chịu lạnh của cơ thể giảm.

Câu 71: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu quả
cao nhất?

A. Phổi của chim.

B. Phổi của bò sát.

C. Phổi và da của ếch nhái.

D. Bề mặt da của giun.

Câu 72: Làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng là ứng dụng những hiểu biết
về tập tính vào lĩnh vực nào?

A. an ninh quốc phòng

B. bảo vệ mùa màng

C. giải trí.
D. săn bắn.

Câu 73: Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là

A. Phân đôi.

B. Nảy chồi.

C. Trinh sinh.

D. Phân mảnh.

Câu 74: Vận động nở hoa của cây nghệ tây và cây tulip nở ra vào lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối
(do sự biến đổi của nhiệt độ) là kiểu ứng động

A. Sinh trưởng - quang ứng động.

B. Không sinh trưởng - quang ứng động.

C. Sinh trưởng - nhiệt ứng động.

D. Không sinh trưởng - nhiệt ứng động.

Câu 75: Tiêu hoá là quá trình

A. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo năng lượng.

B. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

C. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng.

D. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ

Câu 76: Xét các tập tinh sau: (1) Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, (2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu,
(3) Ve kêu vào mùa hè, (4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc, (5) Ếch đực kêu vào mùa sinh
sản. Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

A. (2) và (5).

B. (4) và (5).

C. (3) và (4).

D. (3) và (5).

Câu 77: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề của cây ngang

A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra.

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra.

C. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra.


D. do mô phân sinh bên của cây một lá mầm tạo ra.

Câu 78: Sự ra hoa của cây chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố:

A. hoocmôn ra hoa, tuổi của cây, nhiệt độ.

B. hoocmôn ra hoa, chu kì quang, nhiệt độ.

C. tuổi của cây, nhiệt độ, chu kì quang và hoocmôn ra hoa.

D. tuổi của cây, nhiệt độ và chu kì quang.

Câu 79: Kiểu phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình
thái

A. sinh lý rất khác với con trưởng thành.

B. cấu tạo giống với con trưởng thành.

C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

Câu 80: Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở cơ quan

A. ruột già.

B. dạ dày.

C. thực quản.

D. ruột non.

Câu 81: Khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?

I. Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

II. Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.

III. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào

IV. Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải.

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 82: Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào?
A. Diễn ra chậm hơn một chút.

B. Diễn ra ngang bằng.

C. Diễn ra nhanh hơn.

D. Diễn ra chậm hơn nhiều.

Câu 83: Nếu tuyến yên sản sinh ra qua nhiều hoocmon sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

A. cho xương dài ra và gây bệnh khổng lồ.

B. gây ra bệnh to đầu xương chi.

C. làm tăng sinh tế bào gây khối u.

D. làm rối loạn chức năng các tuyến nội tiết khác.

Câu 84: Phát biểu nào sau đây không đúng về bề mặt trao đổi khí?

A. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

B. Bề mặt trao đổi khí rộng.

C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

D. Có sự thông khí tạo sự cân bằng nồng độ khí O2 và CO2 .

Câu 85: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể.

B. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể.

C. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

D. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài.

Câu 86: Ở động vật ăn thực vật, thức ăn được biến đổi

A. cơ học và hoá học.

B. hoá học và sinh học.

C. cơ học, hoá học và sinh học.

D. cơ học và sinh học.

Câu 87: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

A. Ở thân.
B. Ở chồi đỉnh.

C. Ở chồi nách.

D. Ở đỉnh rễ.

Câu 88: Ở thực vật, đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây chỉ có ở sinh sản hữu tính mà không có
ở sinh sản vô tính?

A. Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi sẽ chết hàng loạt.

B. Có quá trình nguyên phân

C. Đảm bảo vật chất di truyền của cơ thể con hoàn toàn giống cơ thể mẹ

D. Tạo ra cơ thể mới bằng cách kết hợp giao tử đực và giao tử cái

Câu 89: Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn

A. Hậu phôi.

B. Phôi thai và sau khi sinh.

C. Phôi.

D. Phôi và hậu phôi.

Câu 90: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

A. Sự phân giải sắc tố.

B. Sự thay đổi hàm lượng axit nucleic.

C. Tác nhân kích thích từ một hướng.

D. Đóng khí khổng.

Câu 91: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Cơ quan sinh sản

B. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu...

-HẾT-

You might also like