You are on page 1of 4

I.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CHƯƠNG I- CHỦ ĐỀ: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Câu 1: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng biến hình B. Trùng roi xanh C. Trùng giày D. Trùng sốt rét
Câu 2: Trong việc phòng bệnh sốt rét, người ta muốn hạn chế sự sinh trưởng của
bọ gậy (lăng quăng hoặc cung quăng) bằng cách nào?
A. Khai thông cống rãnh.                         B. Phun thuốc diệt muỗi.
C. Ngủ phải có màn.                                D. Ngủ phải có màn và diệt muỗi.
Câu 3: Dưới đây là các giai đoạn kí sinh của trùng sốt rét trong hồng cầu người:
(1): Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính
cho nhiều cá thể mới.
(2): Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu.
(3) : Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lí.
A. (2) → (1) → (3).
B. (2) → (3) → (1).
C. (1) → (2) → (3).
D. (3) → (2) → (1).
CHƯƠNG II- CHỦ ĐỀ: NGÀNH RUỘT KHOANG
Câu 1. Đặc điểm nào đặc trưng nhất cho các loài sứa, thủy tức, san hô, hải quỳ:
A. Cơ thể đối xứng.                              B. Có hệ thần kinh phát triển            
C. Ruột dạng túi                                   D. Thành cơ thể hai lớp tế bào.
Câu 2. Vai trò quan trọng của các loài Ruột khoang với môi trường là điểm nào
A. Tạo cảnh quan đẹp.           B. Làm sạch môi trường sinh thái nước.            
C. Có tế bào gai tự vệ, tấn công      D. Nguyên liệu quý giá để trang trí.
Câu 3:Đặc điểm của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là:
A. Sống trong nước               B. Cấu tạo đơn bào
C. Cấu tạo đa bào                  D. Sống tự do
Câu 4. Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn.
B. Có khả năng kết bào xác.
C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.
D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
CHƯƠNG III- CÁC NGÀNH GIUN
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan?
A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.
C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông.
D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao.
Câu 2: Sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì:
A. chúng có lối sống kí sinh.                             B. chúng đều là sán.
C. cơ thể dẹp có đối xứng hai bên.                    D. chúng có lối sống tự do
Câu 3. Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun tròn có tác dụng gì?
A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù.
B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non.
C. Giúp cơ thể luôn căng tròn.
D. Giúp cơ thể dễ di chuyển.
Câu 4: Vì sao trong cơ thể người và động vật giun dẹp thường kí sinh ở máu, ruột,
gan, cơ?
A.Kín đáo khó phát hiện
B.Có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển
C.Có nhiều chất dinh dưỡng
D. Điều kiện thuận lợi và đủ dinh dưỡng
CHƯƠNG IV- CHỦ ĐỀ: NGÀNH THÂN MỀM
Câu 1. Hãy chọn các dãy sau thuộc ngành Thân mềm:
A. Ốc sên, Mực, Sò, Bạch tuộc, Ngao B. Mực, Ốc sên, Bạch tuộc, Sứa,
Sò.
C. Trai sông, Hải quỳ, Mực , Ốc vặn. D. Hải quỳ, San hô, Mực, Bạch
tuộc.  
Câu 2: Người ta thường dùng lớp nào trong cấu tạo của vỏ trai để khảm tranh?
A. Lớp đá vôi ở giữa                                   B. Lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng
C. Có lớp sừng bọc ngoài                                     D. Lớp đá vôi và lớp sừng
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai?
A. Thân mềm.
B. Hệ tiêu hóa phân hóa.
C. Không có xương sống.
D. Không có khoang áo.
CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP
Câu 1. Tôm, nhện, ong, cua, mọt ẩm có điểm nào giống nhau nhất trong sau đây:
A. Có chân bò.                   B. Có hệ thần kinh chuỗi hạch phát triển
C. Có vỏ áo giáp cứng        D. Có phần phụ phân đốt và khớp động với nhau
Câu 2: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ.
B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi.
D. Giúp trứng nhanh nở.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hầu hết các giáp xác đều có hại cho con người.
B. Các giáp xác nhỏ trong ao, hồ, sông, biển là nguồn thức ăn quan trọng của
nhiều loài cá.
C. Giáp xác chỉ sống được trong môi trường nước.
D. Chân kiếm sống tự do là thủ phạm gây chết cá hàng loạt.
Câu 4: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác :
(1): Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
(2): Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
(3): Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc.
(4): Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
A. (3) → (2) → (1) → (4).
B. (2) → (4) → (1) → (3).
C. (3) → (1) → (4) → (2).
D. (2) → (4) → (3) → (1).
II. ĐIỀN TỪ/CỤM TỪ VÀO CHỖ TRỐNG
Câu 1/. ...(1)… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị
thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.
Câu 2/  Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với
cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.
Câu 3/ Sán lá gan đẻ nhiều trứng, trứng gặp nước nở thành ấu trùng …(1)… và
sau đó ấu trùng kí sinh trong …(2)…, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng …(3)…, loại
ấu trùng này rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh và biến đổi trở thành
…(4)…. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
Câu 4/ Vỏ trai sông gồm …(1)… gắn với nhau nhờ …(2)… ở …(3)….
Câu 5/ Nhện hoạt động chủ yếu về (1) ……………… có các tập tính chăng lưới
và (2) ……………… sống. Trừ một số đại diện (3) ……………… (như cái ghẻ,
ve bò…) còn đa số nhện đều (4) ………………. Chúng săn bắt sâu bọ có hại.

You might also like