You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ SINH 10

PHẦN MỞ ĐẦU
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
A. tính biến dị và di truyền ở các loài sinh vật.
B. sự khác biệt giữa thế giới sống và thế giới không sống.
C. mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường sống.
D. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm, … và con người.
Câu 2: Sinh học có thể hướng đến lợi ích nào sau đây?
A. Chăm sóc sức khỏe con người B. Tạo ra các vật liệu hóa học
C. Nhân bản vô tính người D. Tạo ra các vũ khí sinh học
Câu 3: Hoạt động nào sau đây là một ví dụ về công nghệ sinh học?
A. Vi khuẩn trong đất tiết ra chất kháng sinh để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh trong đất
B. Một nhà vi sinh vật học sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu vi khuẩn khoang miệng
C. Con người sử dụng nấm men để làm nên các sản phẩm bia và rượu
D. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis trong phổi gây ra bệnh lao
Câu 4: Hệ thống mở là một hệ thống
A. thường xuyên trao đổi chất với môi trường. B. trao đổi chất với môi trường có tính chu kì.
C. có khả năng thích nghi với môi trường. D. luôn phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 5: Trong cuộc sống, sinh học không có vai trò nổi bật trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
C. Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường. D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp điện tử.
Câu 6: Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất vì
A. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống và tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống và tất cảcác cấp độ tổ chức của
thế giới sống đều được cấu tạo từ tế bào.
C. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống và tất cả các sinh vật sống đều
được cấu tạo từ tế bào.
D. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống và tất cảcác cấp độ tổ chức của thế giới sống đều được
cấu tạo từ tế bào.
Câu 7: Việc xác định được có khoảng 30 000 gen trong DNA của con người có sự hỗ trợ của ngành nào?
A. Thống kê B. Khoa học máy tính. C. Pháp y. D. Tin sinh học.
Câu 8: Ngành nghề liên quan đến Sinh học nào sau đây thuộc nhóm ngành Sinh học cơ bản?
A. Nông nghiệp. B. Công nghệ thực phẩm. C. Khoa học môi trường. D. Dược học.
Câu 9: Để ghi nhận lại đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật, từ đó tiến hành phân
loại thực vật cần sử dụng phương pháp nghiên cứu Sinh học nào sau đây?
A. Phương pháp quan sát. B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Phương pháp lai hữu tính. D. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
Câu 10: Để quan sát hình thái của hạt giống đậu xanh, phương tiện quan sát phù hợp là
A. kính hiển vi. B. kính lúp. C. kính hội tụ. D. kính phân kì.
Câu 11: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển được gọi là
A. Các cấp độ tổ chức sống. B. Các cơ quan của cơ thể.
C. Các hệ cơ quan của cơ thể. D. Các cấp độ tiến hóa của 1 cơ thể.
Câu 12: Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không hoạt
động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ hô hấp, hệ tiêu
hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, ...). Điều này chứng tỏ tổ chức sống
A. có khả năng tự điều chỉnh. B. liên tục tiến hóa.
C. được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. D. là hệ mở.
Câu 13: Thứ tự các cấp độ tổ chức sống nào đúng theo mức độ tổ chức từ cao xuống thấp?
A. Cơ thể -> quần thể -> hệ cơ quan -> cơ quan. B. Cơ quan -> cơ thể -> hệ cơ quan -> quần thể.
C. Quần thể -> cơ thể -> hệ cơ quan -> cơ quan. D. Cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể -> quần thể.
1
Câu 14: Các cấp tổ chức sống cơ bản đều có điểm chung là
A. Có hệ thống mở và khả năng tự điều chỉnh. B. Đều có cấu tạo đa bào.
C. Luôn phải biến đổi mới thích nghi với môi trường. D. Đều được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 15: Cấp độ tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống là
A. Tế bào. B. Cơ thể C. Phân tử. D. Mô
SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Câu 1: Điều nào sau đây là một nội dung của Học thuyết tế bào?
A. Tế bào chỉ sinh ra từ tế bào trước đó B. Tế bào sinh ra từ các vật chất vô cơ
C. Ếch sinh ra từ tảng đá nhô lên dòng nước chảy D. Chuột sinh ra từ trong đống rác
Câu 2: Khi nói về học thuyết tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các loại tế bào đều có khả năng sinh sản. B. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
C. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống. D. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
Câu 3: Vì sao tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống? Những giải thích nào sau đây là hợp lí cho
câu hỏi trên?
1-Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.; 3-Mọi quá trình tổng hợp chất hữu cơ đều diễn ra trong tế bào;
2-Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào; 4-Mọi quá trình phân giải sinh năng lượng đều diễn ra trong tế bào
A. 1,2. B. 3,4 C. 1,3. D. 2,4.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.; (2) Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau.
(3) Tất cả các tế bào có vật chất di truyền là RNA.
(4) Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các nguyên tử trong tế bào.
Số phát biểu đúng theo quan điểm của học thuyết tế bào là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Phát biểu sau đây đúng về lipid?
A. Là một nhóm chất rất đa dạng về cấu trúc nhưng có đặc tính chung là ưa nước.
B. Là một nhóm chất ít đa dạng về cấu trúc nhưng có đặc tính chung là ưa nước.
C. Lipid không hoặc rất ít tan trong nước vì chúng chứa một lượng lớn các liên kết C-H không phân cực, tạo nên
các sợi dài và chứa ít nguyên tử Oxygen gen.
D. Là một nhóm chất rất đa dạng về cấu trúc nhưng có đặc tính chung là kị nước.
Câu 6: Một sinh vật đơn bào khác một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào ở điểm là
A. có khả năng đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.
B. luôn sự phối hợp hoạt động với các tế bào cùng loại.
C. tham gia cấu tạo nên 1 loại mô nhất định trong cơ thể.
D. không có khả năng hoạt động độc lập trong môi trường
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai về đặc điểm của protein?
A. Protein là đại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa phân.
B. Đơn phân của protein là amino acid (20 loại amino acid).
C. Protein đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp các amino acid.
D. Mỗi phân tử protein được đều cấu tạo 20 loại amino acid.
Câu 8: Vì sao nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống?
A. Vì dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể sống. B. Vì cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
C. Vì nó là nguyên tố thiết yếu của tế bào. D. Vì chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các nguyên tố hóa học có trong tế bào?
A. Có khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống.
B. C, H, O, N là những nguyên tố hóa học chính trong tế bào.
C. Các nguyên tố khác nhau chiếm tỉ lệ như nhau trong một cơ thể sống.
D. Tỉ lệ của một nguyên tố có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ thể.
Câu 10: Nguyên tố hóa học chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào được gọi là
A. nguyên tố vi lượng. B. nguyên tố đa lượng. C. nguyên tố vô cơ. D. nguyên tố hữu cơ.
2
Câu 11: Thiếu nguyên tố iodine sẽ gây ra bệnh
A. bướu cổ. B. thiếu máu. C. ung thư. D. bại liệt.
Câu 12: Khi nói đến các hợp chất hữu cơ trong tế bào, nhận định nào sau đây đúng?
A. Carbohydrate là hợp chất được hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. Lipid là hợp chất hữu cơ tan được trong nước nhưng không tan trong dung môi hữu cơ.
C. Glicogen là hợp chất hữu cơ tham gia cấu tạo nên thành tế bào.
D. Cellulose là thành phần cấu tạo nên thành tế bào động vật.
Câu 13: Nước có tính phân cực là cơ sở để giải thích hiện tượng nào sau đây?
A. Nước chiếm khoảng 70% khối lượng tế bào và cơ thể.
B. Nước là dung môi hòa tan nhiều hợp chất như muối, đường, một số loại protein, …
C. Nước là dung môi hòa tan nhiều hợp chất, trong đó có lipid.
D. Nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn.
Câu 14: Nước có vai trò như thế nào đối với tế bào?
A. Thành phần cấu tạo, cung cấp và dự trữ năng lượng cho tế bào.
B. Cấu tạo, dung môi hòa tan các chất và môi trường của các phản ứng sinh hóa
C. Cung cấp năng lượng, môi trường của các phản ứng sinh hóa,
D. Cung cấp, dự trữ năng lượng, dung môi hòa tan các chất.
Câu 15: Các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành được gọi là
A. phân tử sinh học. B. đại phân tử. C. đa phân tử. D. phân tử hóa học.
Câu 16: Cho các phát biểu sau về vai trò của các carbohydrate trong tế bào và cơ thể:
(1) Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ ở các loài thực vật.
(2) Glycogen là nguồn năng lượng dự trữ ở cơ thể động vật và nấm.
(3) Glucose là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào.
(4) Lactose là đường sữa, được sản xuất để cung cấp cho các con non.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Trong cơ thể sống các chất như vitamin, steroid, phospholipid, mỡ có đặc điểm chung gì?
A. Kị nước. B. Tan được trong nước. C. Không tan trong dung môi hữu cơ. D. Tan trong nước đường.
Câu 18: Nhóm thực phẩm nào sau đây chứa hàm lượng protein cao ?
A. Trứng B. Dầu ăn C. Khoai lang D. Rau xanh
Câu 19: Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. B. Dự trữ các lactic acid. C. Vận chuyển các chất. D. Bảo vệ cơ thể.
Câu 20: Những nguồn thực phẩm nào sau đây cung cấp carbohydrate cho cơ thể sinh vật?
1) Tinh bột 2) Thịt 3) Quả chín 4) Đường
A. 1, 2 và 3 B. 2, 3 và 4 C. 1, 3 và 4 D. 1, 2 và 4
Câu 21: Nguyên tố carbon có những vai trò nào sau đây?
1) Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào.
2) Chiếm khối lượng nhỏ nhưng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể.
3) Tạo nên sự đa dạng về cấu tạo của các hợp chất trong tế bào.
4) Có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính trong tế bào.
A. 1 và 2 B. 3 C. 1 và 3 D. 2 và 4
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC TẾ BÀO
Câu 1: Kích thước tế bào nhân sơ ….
A. bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực. B. bằng tế bào nhân thực.
C. lớn hơn tế bào nhân thực. D. bằng khoảng 10 lần tế bào nhân thực
Câu 2: Thành phần nào sau đây không có ở một tế bào nhân sơ?
A. Màng nhân. B. DNA. C. Thành tế bào. D. Ribosome.
Câu 3: Trong tế bào nhân thực, chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?
A. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài. B. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào.
C. Tiếp nhận và truyền thông tin vào trong tế bào. D. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
3
Câu 4: Lục lạp có chức năng nào sau đây?
A. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipid.
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào.
C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể.
D. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng.
Câu 5: Người ta cho rằng “nhân là trung tâm điểu khiển mọi hoạt động sống của tế bào”, có bao nhiêu phát biểu
dưới đây đúng?
I. Thông tin di truyền chủ yếu nằm trong nhân, các thông tin di truyền này sẽ tổng hợp nên các loại protein điều
khiển các hoạt động sống của tế bào.
II. Hầu hết bộ gene của sinh vật nằm ở trong nhân, các gen này sẽ tổng hợp nên các loại protein điều khiển các
hoạt động sống của tế bào.
III. Nhân tế bào chứa các bào quan rất quan trọng của tế bào.
IV. Nhân tế bào là nơi thực hiện các phản ứng hóa sinh và phân giải các chất độc tố quan trọng cho tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Ti thể có những đặc điểm nào sau đây?
1) Có 2 lớp màng bọc. 2) Chứa nhiều enzyme, ribosome, DNA, acid hữu cơ, ...
3) Có vai trò quan trọng trong hoạt động quang hợp. 4) Là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào.
A. 1, 2 và 3 B. 2, 3 và 4 C. 1, 3 và 4 D. 1, 2 và 4
Câu 7. Khi nói đến cấu trúc, vai trò các bào quan của tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Lục lạp là nơi thực hiện quang hợp.; II. Lục lạp là nơi tổng hợp chất hữu cơ.
III. Lục lạp có 2 lớp màng.; IV. Lục lạp có Enzyme hô hấp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 8: Khi nói đến cấu trúc màng sinh chất của tế bào nhân thực, thành phần nào sau đây không có?
A. Protein xuyên màng. B. Cholesterol. C. Protein bám màng. D. Sucrose.
Câu 9: Ở tế bào nhân thực, chức năng chủ yếu của lưới nội chất hạt là
A. bao gói và vận chuyển các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào ra bên ngoài tế bào.
B. tổng hợp protein tiết ra ngoài, protein cấu tạo màng sinh chất, protein trong lysosome.
C. vận chuyển các sản phẩm được tổng hợp ở nhân đến các bào quan khác trong tế bào.
D. tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối để bảo vệ tế bào.
Câu 10: Những bộ phận nào của tế bào tham gia trực tiếp vào việc tổng hợp và vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào. B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
C. Bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào, nhân, lục lạp. D. Ribosome, bộ máy Golgi, ti thể, màng tế bào.
Câu 11: Nối thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ (cột A) với chức năng tương ứng (cột B) để được nội dung đúng.
Cột A Cột B

(1) Thành tế bào (a) Mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của tế bào.
(2) Màng tế bào (b) Tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế
(3) Tế bào chất bào và các tác nhân gây hại khác.
(4) Vùng nhân (c) Đóng vai trò kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất.
(d) Là nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa, đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào.
A. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a. B. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a. C. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d. D. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa lục lạp và ti thể?
A. Ti thể là bào quan có màng kép còn lục lạp là bào quan có màng đơn.
B. Ti thể có khả năng tổng hợp ATP còn lục lạp không có khả năng tổng hợp ATP.
C. Lục lạp có khả năng chuyển hóa quang năng còn ti thể không có khả năng này.
D. Lục lạp có chứa DNA và ribosome còn ti thể không có chứa DNA và ribosome.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
1. Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài; 2. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
3. Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan; 4. Có hệ thố.ng nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
4
5. Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Các phát biểu nói về đặc điểm chung của tế bào nhân thực là:
A. (1), (3), (4), (5) B. (2), (3), (4), (5) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (5)
Câu 14: Tại sao thực vật có khả năng quang hợp còn động vật không có khả năng này?
A. Vì tế bào thực vật có chứa bào quan lục lạp còn tế bào động vật không có loại bào quan này.
B. Vì tế bào thực vật có chứa thành tế bào còn tế bào động vật không có thành tế bào.
C. Vì tế bào thực vật có chứa không bào trung tâm còn tế bào động vật không có loại bào quan này.
D. Vì tế bào thực vật có chứa bào quan ti thể còn tế bào động vật không có loại bào quan này.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(1) Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ.
(2) Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ đều chưa có nhân hoàn chỉnh.
(3) Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ đều chứa các bào quan không có màng.
(4) Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng còn tế bào nhân sơ không có.
Số phát biểu đúng khi nói về tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn và thành tế bào
của thực vật?
A. Thành tế bào của vi khuẩn mỏng còn thành tế bào của thực vật dày.
B. Thành tế bào của vi khuẩn nằm trong màng tế bào còn thành tế bào của thực vật nằm ngoài màng tế bào.
C. Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo bằng peptidoglycan còn thành tế bào của thực vật được cấu tạo bằng
cellulose.
D. Thành tế bào của vi khuẩn có chức năng dự trữ các chất dinh dưỡng còn thành tế bào của thực vật có chức năng
bảo vệ.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(1) Có màng kép đều trơn nhẵn.; (2) Chất nền có chứa DNA và ribosome.
(3) Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.; (4) Có chức năng tạo năng lượng ATP cho tế bào.
Số phát biểu đúng khi nói về lục lạp là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Các bào quan có cấu trúc màng kép trong tế bào nhân thực gồm
A. nhân, ti thể, lục lạp. B. ribosome, ti thể, lục lạp.
C. nhân, không bào, peroxisome. D. peroxisome, lysosome, không bào.
Câu 19: Trong các loại tế bào sau đây, loại tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào xương.
Câu 20: Khi nói đến cấu trúc, vai trò các bào quan của tế bào, có bao phát biểu nào sau đây đúng?
I. Ty thể và lục lạp là bao quan có 2 lớp màng bao bọc.; II. Trong ty thể không có ribosome.
II. Trong ti thể có các Enzyme hô hấp.; IV. Ti thể được ví như nhà máy năng lượng của tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Về mặt cấu trúc, ti thể khác lục lạp ở điểm là
A. màng trong gấp nếp tạo thành các mào. B. có chứa các phân tử DNA nhỏ, dạng vòng.
C. có chứa hệ enzyme tổng hợp ATP. D. được bao bọc bởi hai lớp màng.
Câu 22: Khi nói đến cấu trúc và chức năng các thành phần của tế bào, phát biểu sau đây sai?
A. Thành phần chính nào cấu tạo màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực protein và phospholypid.
B. Trên màng sinh chất có những thụ thể (protein thụ thể) để thu nhận thông tin cho tế bào.
C. Lớp phospholipid chỉ cho những chất nhỏ tan trong dầu mỡ, không phân cực đi qua.
D. Các phân tử glicoprotein không phải là những thụ thể hay dấu chuẩn để nhận biết tế bào nhau, nhận biết tế bào lạ.
Câu 23: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào gan. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào cơ.
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tế bào nhân sơ?
A. Có tỉ lệ S/V lớn. B. Có màng bao bọc vật chất di truyền.
C. Không có các bào quan có màng bao bọc. D. Không có hệ thống nội màng trong tế bào chất.
5
Câu 25: Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ
A. peptidoglycan. B. cellulose. C. protein. D. phospholipid.
Câu 26: Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành các nhóm là
A. vi khuẩn nhân sơ và vi khuẩn nhân thực. B. vi khuẩn đơn bào và vi khuẩn đa bào.
C. vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. D. vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương.
Câu 27: Ở tế bào nhân sơ, lông (nhung mao) có chức năng
A. giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào. B. giúp vi khuẩn di chuyển.
C. giúp bảo vệ tế bào. D. giúp kiểm soát các chất ra vào tế bào.
Câu 28: Tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào vì
A. tế bào chất có chứa nhiều ribosome. B. tế bào chất có chứa nhiều chất vô cơ.
C. tế bào chất có chứa nhiều chất hữu cơ. D. tế bào chất có chứa nhiều nước.
Câu 29: Một số vi khuẩn tránh được sự thực bào của bạch cầu nhờ cấu trúc nào sau đây?
A. Màng tế bào. B. Thành tế bào. C. Vỏ nhầy. D. Vùng nhân.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(1) Màng sinh chất có tính khảm động với 2 thành phần chính là phospholipid và protein.
(2) Các phân tử cholesterol ở màng tế bào động vật có vai trò đảm bảo tính lỏng của màng.
(3) Các phân tử phospholipid trên màng có vai trò làm tín hiệu nhận biết, tham gia tương tác, truyền thông tin giữa
các tế bào.
(4) Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc giúp kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
Số phát biểu đúng khi nói về màng sinh chất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Câu 1: Trao đổi chất ở tế bào là
A. sự trao đổi các chất giữa tế bào và môi trường.
B. tập hợp các phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào và môi trường.
C. tập hợp các quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào và môi trường.
D. tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất qua lại giữa các tế bào với nhau.
Câu 2: Các hình thức trao đổi chất đi qua màng sinh chất gồm
A. khuếch tán và thẩm thấu. B. vận chuyển chủ động và xuất nhập bào.
C. vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. D. vận chuyển thụ động và xuất nhập bào.
Câu 3: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit
B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
C. Các ion Na+, Ca2+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất
D. Glucose khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng
Câu 4: Thẩm thấu là hiện tượng:
A. di chuyển của các phân tử chất tan qua màng. B. khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
C. khuếch tán của các ion dương khi qua màng. D. các phân tử nước di chuyển đi ngược nồng độ.
Câu 5: Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm hai mặt là
A. hấp thụ và bài tiết. B. đồng hóa và dị hóa. C. xuất bào và nhập bào. D. ẩm bào và thực bào.
Câu 6: Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
B. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
C. Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao
D. Diễn ra đối với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào
Câu 7: Các chất không phân cực, có kích thước nhỏ được vận chuyển thụ động vào trong tế bào nhờ hình thức
A. khuếch tán tăng cường qua kênh protein. B. thẩm thấu.
C. kênh protein rìa màng. D. khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipid.
Câu 8: Cho các hoạt động sau:
(1) Hấp thụ nước ở rễ cây; (2) Trao đổi khí O2 và CO2 ở phổi
6
(3) Tuyến tụy tiết enzyme, hormone; (4) Hấp thụ glucose ở ống thận
Số hoạt động có sự tham gia của hình thức vận chuyển chủ động là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở vận chuyển chủ động mà không có ở vận chuyển thụ động?
A. Sự khuếch tán các chất diễn ra theo chiều gradient nồng độ.
B. Nước thẩm thấu qua màng bán thấm ngăn cách giữa 2 vùng có nồng độ chất tan khác nhau.
C. Những phân tử có thể đi qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất.
D. Sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ và thường tiêu tốn năng lượng.
Câu 10: Quá trình đồng hóa khác quá trình dị hóa ở điểm là
A. có sự giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động của tế bào.
B. có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng hóa năng thành dạng cơ năng.
C. có sự chuyển hóa vật chất từ chất phức tạp thành chất đơn giản.
D. có sự chuyển hóa vật chất từ chất đơn giản thành chất phức tạp.
Câu 11: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có thể diễn ra theo mấy hình thức trong số các hình thức vận
chuyển dưới đây?
(1) Vận chuyển chủ động.; (2) Vận chuyển thụ động.; (3) Xuất bào.; (4) Nhập bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Cho các đặc điểm sau:
(1) Kích thước nhỏ.; (2) Tan trong nước.; (3) Tan trong lipid.
Đặc điểm của chất được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất là
A. (1), (2), (3). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (2), (3).
Câu 13: Dựa vào nồng độ chất tan của môi trường so với nồng độ chất tan trong tế bào, môi trường được chia thành
A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại.
Câu 14: Môi trường có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào được gọi là
A. môi trường ưu trương. B. môi trường đẳng trương. C. môi trường nhược trương. D. môi trường bão hòa.
Câu 15: Khi muối dưa cà, sản phẩm sau khi muối bị nhăn nheo là do
A. nước trong môi trường được vận chuyển vào tế bào làm tế bào trương không đều.
B. muối trong môi trường được vận chuyển vào tế bào làm tế bào trương không đều.
C. nước trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước.
D. muối trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động?
A. Tiêu tốn năng lượng ATP của tế bào. C. Vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ.
B. Cần sự tham gia của protein vận chuyển. D. Phụ thuộc vào nồng độ chất tan bên ngoài và bên trong tế bào.
Câu 17: Vận chuyển chủ động và vận chuyển xuất nhập bào giống nhau ở điểm
A. đều có sự biến dạng của màng sinh chất. B. đều cần có sự tham gia của kênh protein.
C. đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện ánh sáng. D. đều cần được cung cấp năng lượng ATP.
Câu 18: Cho tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó, chuyển tế bào này sang
môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Môi trường A và môi trường B thuộc loại môi trường nào?
A. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương.
B. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương.
C. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương.
D. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương.
Câu 19: Một tế bào động vật và một tế bào thực vật được đặt trong nước cất. Tế bào động vật trương lên rồi vỡ
còn tế bào thực vật trương lên nhưng không vỡ. Sự khác nhau này là do
A. tế bào động vật không có không bào trung tâm. B. tế bào động vật không có thành tế bào.
C. tế bào thực vật có màng bán thấm. D. thành tế bào thực vật có tính thấm hoàn toàn.
Câu 20: Cho tế bào hồng cầu ếch vào môi trường A thấy tế bào hồng cầu bị teo lại. Môi trường A là
A. môi trường bão hòa. B. môi trường ưu trương. C. môi trường đẳng trương. D. môi trường nhược trương.

7
II. PHẦN TỰ LUẬN
1. So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp. Hai bào quan này có mối quan hệ như thế nào trong quá trình chuyển hóa
năng lượng ở tế bào thực vật?
2. Trong các loại tế bào của cùng 1 cơ thể: tế bào bạch cầu, tế bào cơ, tế bào gan, tế bào nào thường tổng hợp
nhiều loại protein nhất? Vì sao?
3. Trong các loại tế bào của cùng 1 cơ thể: tế bào thần kinh, tế bào tinh hoàn, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào bạch
cầu, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển? Vì sao?
4. Khi ngâm quả sấu ngập trong nước đường khoảng 10 ngày, quả sấu sẽ bị teo nhỏ và xuất hiện những nếp nhăn.
Hãy giải thích?
5. Trong hai loại tế bào là tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây, tế bào nào có nhiều ti thể hơn? Vì sao?
6. Hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng ướp muối để bảo quản thực phẩm?

You might also like