You are on page 1of 4

TRƯỜNG TH, THCS & THPT ARCHIMEDES ĐÔNG ANH

THÔNG TIN HỌC SINH


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
NĂM HỌC 2022 - 2023 HỌ VÀ TÊN _________________________
MÔN SINH HỌC LỚP 10 NGÀY SINH ____________________
LỚP ___________

Câu 1. Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?
A. Sấy khô rau quả.
B. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh.
C. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường.
D. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng?
A. Mỡ ở động vật thường chứa các acid béo no. Mỡ ở thực vật chứa acid béo không no gọi là dầu.
B. Mỡ có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
C. Mỗi phân tử mỡ đều được hình thành do một phân tử glicerol (một loại rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo.
D. Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
Câu 3. Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là:
A. DNA và RNA đều là các đại phân tử.
B. Trong tế bào có 2 loại nucleic acid là DNA và RNA.
C. Kích thước phân tử của DNA lớn hơn RNA.
D. Đơn phân của DNA và RNA đều gồm có đường, acid, nitrogenous base.
Câu 4. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?
A. Monosaccarit, Polisaccarit, Disaccarit. B. Monosaccarit, Disaccarit, Polisaccarit.
C. Polisaccarit, Monosaccarit, Disaccarit. D. Disaccarit, Monosaccarit, Polisaccarit.
Câu 5. Thiếu một lượng Fe trong cơ thể, chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?
A. Thiếu máu. B. Còi xương. C. Bướu cổ. D. Giảm thị lực.
Câu 6. Mục tiêu của môn Sinh học là gì?
A. Tìm hiểu thế giới sống và ứng dụng của sinh học trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường.
B. Hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học, tìm hiểu thế giới sống và vận dụng những kiến thức,
kĩ năng đã học vào thực tiễn.
C. Hình thành thế giới quan khoa học, tìm hiểu thế giới sống và ứng dụng của sinh học để bảo vệ thiên nhiên.
D. Hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học, tìm hiểu thế giới sống và ứng dụng của sinh học trong
chăm sóc sức khoẻ con người.
Câu 7. Cho các ý sau:
(1) Là liên kết yếu, mang năng lượng nhỏ.
(2) Là liên kết mạnh, mang năng lượng lớn.
(3) Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá vỡ.
(4) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidro.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của liên kết hidro?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 8. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?
A. Quần thể. B. Quần xã. C. Cơ thể. D. Hệ sinh thái.
Câu 9. Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. C, H, Mg, Na. B. C, Na, Mg, N. C. C, H, O, N. D. H, Na, P, Cl.
Câu 10. Đâu không phải là nội dung của học thuyết tế bào?
A. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
B. Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA.
C. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.
D. Chỉ có một số sinh vật được cấu tạo từ tế bào.
Câu 11. Ý nào dưới đây đúng khi nói về ứng dụng của Sinh học trong lĩnh vực y học và dược học?
(1) Tạo ra các loại vaccine. (2) Tạo ra được giống vật nuôi kháng bệnh.
(3) Công nghệ ghép tạng. (4) Chế phẩm bảo vệ môi trường.
(5) Tạo ra nhiều loại thuốc mới. (6) Kĩ thuật tế bào gốc.
A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (3), (5), (6).

Câu 12. Cấu trúc protein có thể bị biến tính bởi:


A. Sự có mặt cuả CO2 quá nhiều. B. Nhiệt độ, pH.
C. Sự có mặt của O2 quá ít. D. Liên kết phân cực của các phân tử nước.
Câu 13. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Nitrogen. B. Hydro. C. Oxy. D. Carbon.
Câu 14. Có bao nhiêu phương pháp phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu sinh học?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 15. Một hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó được gọi là gì?
A. Nhóm quần xã. B. Hệ sinh thái. C. Quần thể. D. Loài sinh vật.
Câu 16. Xây dựng ngân hàng gene là ứng dụng của ngành khoa học nào?
A. Sinh học phân tử, tế bào. B. Tin sinh học.
C. Sinh học tiến hóa. D. Hóa tin học.
Câu 17. Các loại Nucleotid trong phân tử DNA là:
A. Adenin, Uraxin, Timin và Guanin. B. Uraxin, Timin, Xitozin và Adenin.
C. Guanin, Xitozin, Timin và Adenin. D. Uraxin, Timin, Adenin, Xitozin và Guanin.
Câu 18. Cho các ý sau:
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
(2) Carbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có bao nhiêu ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 19. Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:
A. RNA vận chuyển là thành phần cấu tạo của riboxom.
B. Trong các RNA không có chứa bazơ nitơ loại timin.
C. Các loại RNA đều có chứa 4 loại đơn phân A, T, G, X.
D. tRNA là kí hiệu của phân tử RNA thông tin.
Câu 20. Chức năng của RNA thông tin là:
A. Qui định cấu trúc của phân tử protein. B. Truyền thông tin di truyền.
C. Quy định cấu trúc đặc thù của DNA. D. Tổng hợp phân tử DNA.
Câu 21. Phát triển bền vững được hiểu là
A. sự phát triển không thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các
thế hệ tương lai.
B. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ
tương lai.
C. sự phát triển của thế hệ hiện tại làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
D. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của
các thế hệ tương lai.
Câu 22. Kí hiệu của các loại RNA thông tin, RNA vận chuyển, RNA riboxom lần lượt là:
A. tRNA, rRNA và mRNA. B. rRNA, tRNA và mRNA.
C. mRNA,tRNA và rRNA. D. mRNA,rRNA và tRNA.
Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vai trò của nước?
A. Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon,...
B. Tham gia các quá trình chuyển hóa vật chất.
C. Là dung môi hoà tan các chất, là môi trường cho các phản ứng sinh hóa.
D. Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
Câu 24. Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:
A. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể.
C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái. D. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã.
Câu 25. Các Nucleotid trên mạch đơn của phân tử DNA liên kết với nhau bằng liên kết
A. glicosidic. B. hidro.
C. photphodieste (cộng hóa trị). D. peptid.
Câu 26. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là:
A. Hệ cơ quan. B. Sinh quyến. C. Hệ sinh thái. D. Loài.
Câu 27. Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh còi xương. B. Bệnh bướu cổ. C. Bệnh tự kỉ. D. Bệnh cận thị.

Câu 28. Cho các phát biểu sau:


(1) Khi thu thập dữ liệu người nghiên cứu chỉ được sử dụng một phương pháp nhất định.
(2) Có thể ghi chép dữ liệu bằng nhiều cách như ghi sổ tay, máy ghi âm, video,…
(3) Nếu dữ liệu được ghi chép dưới dạng số liệu thì chỉ cần ghi nhận số liệu một lần để tránh sai sót.
(4) Micropipette là một dụng cụ cơ bản trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
Phát biểu nào là đúng?
A. (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1). D. (1), (3).
Câu 29. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là:
A. Sinh quyển. B. Hệ cơ quan. C. Loài. D. Hệ sinh thái.
Câu 30. Đặc điểm cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là:
A. Là một chuỗi polypeptid do các axit amin liên kết với nhau tạo thành.
B. Là một chuỗi polypeptid ở dạng xoắn alpha.
C. Là một chuỗi polypeptid ở dạng xoắn đặc trưng.
D. Là một chuỗi polypeptid ở dạng cuộn tạo dạng hình cầu.
Câu 31. Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A. 3. B. 2 C. 5. D. 4.
Câu 32. Chọn nội dung phù hợp để điền vào câu sau: Thuyết tế bào cho rằng ……………, tế bào đến từ tế bào đã
có từ trước, và mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
A. tế bào tạo thành mô.
B. tế bào là đơn vị cấu tạo nên mọi sinh vật.
C. tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi sinh vật.
D. tế bào thực hiện các chức năng của mọi sinh vật.
Câu 33. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên tất cả mọi người phải tăng cường ăn rau xanh. Vai trò quan
trọng trong việc ăn rau xanh là
A. cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng.
B. tiết kiệm về mặt kinh tế vì rau xanh có giá rẻ.
C. giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.
D. chống các bệnh về tim mạch và cao huyết áp.
Câu 34. Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?
A. Insulin có trong tuyến tụy. B. Keratin có trong tóc.
C. Colagen có trong da. D. Hemoglobin có trong hồng cầu.
Câu 35. Các thành phần cấu tạo của mỗi Nucleotid là:
A. Đường pentose (C5H10O5), nhóm photphate và nitrogenous base.
B. Đường pentose (C5H10O4), nhóm carboxyl (-COOH) và nitrogenous base.
C. Đường pentose (C5H10O4), nhóm photphate và nitrogenous base.
D. Đường pentose (C5H10O4), nhóm amin (-NH2) và nitrogenous base.
Câu 36. mRNA, tRNA, rRNA đều có đặc điểm chung là gì?
A. Đều là thành phần cấu tạo của màng tế bào
B. Đều được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin.
C. Đều có cấu trúc một mạch.
D. Đều có chức năng là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 37. Phương pháp quan sát gồm 3 bước theo thứ tự là
A. Xác định đối tượng, phạm vi quan sát – Xác định dụng cụ quan sát – Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu.
B. Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu – Xác định dụng cụ quan sát – Xác định đối tượng, phạm vi quan sát.
C. Xác định đối tượng, phạm vi quan sát – Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu – Xác định dụng cụ quan sát.
D. Xác định dụng cụ quan sát – Xác định đối tượng, phạm vi quan sát – Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu.
Câu 38. Cho các nhận định sau:
(1) Tinh bột là chất dự trữ trong cây.
(2) Glycogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm.
(3) Glucozo là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào.
(4) Pentozo tham gia vào cấu tạo của DNA và RNA.
(5) Cenlulozo tham gia cấu tạo màng tế bào.
Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng với vai trò của carbohydrate trong tế bào và cơ thể?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 39. Điểm giống nhau của protein bậc 1, protein bậc 2 và protein bậc 3 là:
A. Chỉ có cấu trúc 1 chuỗi polypeptid.
B. Chuỗi polypeptid ở dạng mạch thẳng.
C. Chuỗi polypeptid xoắn cuộn tạo dạng khối cầu.
D. Chuỗi polypeptid xoắn lò xo hay gấp lại.
Câu 40. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì
A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt
động của tế bào.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.
C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự
hoạt động của tế bào.
Câu 41. Tính đa dạng của protein được qui định bởi
A. Nhóm R của các axit amin.
B. Thành phần, số lượng và trật tự axitamin trong phân tử protein.
C. Nhóm amin của các axit amin.
D. Liên kết peptid.
Câu 42. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về vai trò của Sinh học trong phát triển bền vững?
A. Sinh học chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí
hậu, duy trì phát triển bền vững.
B. Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.
C. Sinh học đóng góp vào xây dựng chính sách môi trường, phát triển kinh tế, xã hội.
D. Sinh học phát triển nhờ sự tích hợp các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Câu 43. Có nhiều nguyên nhân làm cho muối dưa cải bị hư hỏng, trong đó có hai nguyên nhân được đưa ra: (1)
do đậy nắp hũ dưa không kín; (2) do không đảm bảo về điều kiện ánh sáng. Dựa vào phương pháp nào để xác định
đâu là nguyên nhân làm cho dưa cải muối bị hỏng?
A. Phương pháp quan sát. B. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
C. Phương pháp thí nghiệm. D. Phương pháp phân tích.
Câu 44. Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
A. Màng tế bào. B. Nhiễm sắc thể.
C. Nhân tế bào. D. Chất nguyên sinh.
Câu 45. Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là:
A. Các hợp chất vô cơ. B. Các nguyên tố đại lượng.
C. Các hợp chất hữu cơ. D. Các nguyên tố vi lượng.
Câu 46. Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Carbonhidrate là:
A. Oxi và cacbon. B. Hidro và oxi.
C. Cacbon, hidro và oxi. D. Cacbon và hidro.
Câu 47. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?
A. Quần thể. B. Cơ thể. C. Hệ sinh thái. D. Quần xã.
Câu 48. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguyên tố đại lượng?
A. Điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào.
B. Có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô.
C. Bao gồm các nguyên tố Cu, Fe, Mn, Co, Zn...
D. Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: Carbohydrate, lipit...
Câu 49. Photpholipit có chức năng chủ yếu là:
A. Là thành phần của máu ở động vật. B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào.
C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào. D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây.
Câu 50. Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào?
A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống.
B. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử vào bào quan.
C. Là đơn vị chức năng của tế bào sống.
D. Được cấu tạo từ các mô.
------------- HẾT -------------

You might also like