You are on page 1of 7

BÀI 8: ÔN TẬP

BÀI 5: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO VÀ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ


TRONG TẾ BÀO
Câu 1: Trong giải quyết các vấn đề xã hội, Khoa học Sinh học có vai trò gì?
A. Xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội
B. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường
C. Tạo ra những giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao
D. Đưa ra các biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái
Câu 2: Trong phát triển kinh tế, Sinh học có vai trò gì?
A. Xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội.
B. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường.
C. Tạo ra những giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao và có giá trị
D. Đưa ra các biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái
Câu 3: Những việc làm nào dưới đây là vi phạm đạo đức Sinh học?
A. Nhân bản người, chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi.
B. Nuôi cấy mô tế bào thực vật, nhân bản vô tính động vật.
C. Nuôi cấy mô tế bào thực vật, cấy truyền phôi ở động vật
D. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật.
Câu 4: Cho các hướng nghiên cứu sau:
I. Tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh
II. Tìm ra các biện pháp mới trong xử lí ô nhiễm môi trường
III. Tìm ra các biện pháp mới trong tạo dựng trải nghiệm thực tế ảo
IV. Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu
Số hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Ngành nghề nào sau đây không có sự liên quan đến sinh học?
A. Ngành Chăn nuôi. B. Ngành Dược học.
C. Ngành Lâm nghiệp. D. Ngành Cơ khí.
Câu 6: Nối các thành tựu của sinh học (cột A) với ngành nghề tương ứng (cột B) để được nội
dung đúng.

Cột A Cột B

1. Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất cao, kháng được (a) Y học và dược học
nhiều bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu (b) Bảo vệ môi trường

1
2. Tạo ra các loại vaccine, tìm ra được nhiều loại thuốc mới, công nghệ (c) Công nghệ chế biến
ghép tạng, liệu pháp gene, kĩ thuật tế bào gốc,. và bảo quản thực phẩm
3. Tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần nâng cao sức (d) Nông nghiệp
khoẻ và có giá trị kinh tế cao
4. Tìm ra các chế phẩm sinh học, các quy trình công nghệ tiên tiến góp
phần xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lí sự cố tràn dầu,…

A. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b. B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.


C. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d. D. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d.
Câu 7: Phát triển bền vững là
A. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại.
B. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.
C. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu
phát triển của các thế hệ tương lai.
D. sự phát triển nhằm kìm hãm nhu cầu của thế hệ hiện tại để không làm tổn hại đến nhu cầu
phát triển của các thế hệ tương lai.
Câu 8: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau gồm
A. hệ tự nhiên, hệ văn hóa và hệ kinh tế. B. hệ văn hóa, hệ xã hội và hệ kinh tế.
C. hệ tự nhiên, hệ văn hóa và hệ xã hội. D. hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế.
Câu 9: Đâu là vai trò của ứng dụng sinh học trong công nghệ chế biến thực phẩm?
A. Sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống
B. Sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao
C. Sản xuất nhiều giống cây trồng
D. Sản xuất nhiều giống vật nuôi mới
Câu 10: Hoạt động nào sau đây được thực hiện ở bước tiến hành trong phương pháp quan sát?
A. Xác định mục tiêu, đối tượng hoặc hiện tượng và đặc điểm cần quan sát.
B. Lựa chọn phương tiện, tiến hành quan sát, ghi lại thông tin quan sát được.
C. Xử lí thông tin để kết luận về bản chất đối tượng hoặc hiện tượng quan sát.
D. Lập bảng báo cáo và thực hiện báo cáo về kết quả đã quan sát được.
Câu 11: Để quan sát hình thái của hạt giống đậu xanh, phương tiện quan sát phù hợp là
A. kính hiển vi. B. kính lúp. C. kính hội tụ. D. kính phân kì.
Câu 12: Để thực hiện một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm, học sinh cần tiến hành theo trình tự
các bước là
A. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Tiến hành thí nghiệm và thu
thập thông tin → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm.

2
B. Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết
bị an toàn → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm.
C. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Báo cáo và vệ sinh phòng thí
nghiệm → Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin.
D. Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm →
Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn.
Câu 13: Để kiểm tra giả thuyết "Nếu đặt chậu cây ở một nơi bất kì thì thân cây sẽ phát triển
cong về phía có ánh sáng", người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai chậu cây cùng loài ở hai vị trí
khác nhau (gần cửa sổ, góc cầu thang). Hoạt động này thuộc bước nào trong tiến trình nghiên
cứu môn Sinh học?
A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. B. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
C. Điều tra, khảo sát thực địa. D. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
Câu 14: Trong quá trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm có
vai trò nào sau đây?
A. Định hướng vấn đề cần nghiên cứu.
B. Công bố kết quả nghiên cứu.
C. Đặt ra vấn đề cần nghiên cứu.
D. Chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đặt ra.
Câu 15: Trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng nào sau đây có vai trò định hướng
vấn đề nghiên cứu?
A. Kĩ năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm. B. Kĩ năng xây dựng giả thuyết.
C. Kĩ năng điều tra, khảo sát thực địa. D. Kĩ năng quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
Câu 16: Các lĩnh vực hình thành tin sinh học gồm
A. sinh học và tin học. B. sinh học và thống kê.
C. sinh học và khoa học máy tính. D. sinh học, khoa học máy tính và thống kê.
Câu 17: Cơ thể sinh vật đa bào lớn lên được là nhờ hoạt động sống nào sau đây của tế bào?
A. Sự vận động của tế bào.
B. Sự vận động và cảm ứng của tế bào.
C. Sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào.
D. Sự cảm ứng, tự điều chỉnh và thích nghi của tế bào.
Câu 18: Ăn quả nhãn đã được để trong tủ lạnh thì ta có cảm giác ngọt hơn so với quả nhãn mới
hái từ trên cây. Nguyên nhân là do ở trong tủ lạnh có nhiệt độ thấp nên
A. quá trình tổng hợp các chất diễn ra mạnh làm tăng lượng đường ở trong quả nhãn.
B. nước ở trong tế bào đóng băng làm tăng thể tích dẫn tới phá vỡ tế bào và giải phóng đường.
C. nước ở trong tế bào đóng băng làm cho nồng độ đường trong tế bào tăng lên.

3
D. tế bào quả nhãn bị co lại dẫn tới Giải phóng các phân tử đường ra khỏi tế bào.
Câu 19. Khi bảo quản rau xanh trong tủ lạnh, người ta chỉ để trong ngăn mát mà không để trong
ngăn đá. Nguyên nhân là vì
A. Trên các lá rau có vi sinh vật nên nếu để trong ngăn đá thì rau sẽ làm hỏng tủ lạnh.
B. Ngăn đá có nhiệt độ thấp (dưới O0C) cho nên nước trong tế bào đóng băng, làm vỡ tế bào rau.
C. Để trong ngăn đá sẽ làm cho vi sinh vật có trên bề mặt lá rau phát triển mạnh, làm cho rau
nhanh hỏng.
D. Ngăn đá có nhiệt độ thấp (dưới O0C) nên các chất dinh dưỡng ở trong rau dễ bị phân hủy, làm
giảm chất lượng rau.
Câu 20: Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của H2O?
A. Điều hòa thân nhiệt. B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
C. Nguyên liệu cho một số phản ứng. D. Dung môi hòa tan các chất.
Câu 21: Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 25. B. 60. C. 100. D. 105.
Câu 22. Nước đá có đặc điểm nào sau đây?
A. Các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục.
B. Các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. Các liên kết hyđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng tinh thể.
D. Không tồn tại các liên kết hyđrô.
Câu 23: Khái niệm nào sau đây chứa các khái niệm còn lại?
A. Tinh bột. B. Cellulose. C. Đường đôi. D. Carbohydrate
Câu 24: Điểm khác biệt cơ bản giữa các loại đường đa (polysaccharide) được thể hiện ở đặc
điểm nào sau đây?
A. Khối lượng và kích thước của phân tử.
B. Thành phần và số lượng của đơn phân.
C. Cấu trúc và chức năng của các đơn phân.
D. Thành phần và cách thức liên kết của các đơn phân.
Câu 25: Protein là loại hợp chất hữu cơ có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì protein có:
I. Cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân.
II. Cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polypeptide.
III. Cấu trúc không gian nhiều bậc.
IV. Nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể.
A. I, II, III. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D. II, III, IV.
Câu 26: Dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia carbohydrate thành 3 nhóm: đường đơn, đường
đôi và đường đa?

4
A. Khối lượng phân tử. B. Độ tan trong nước.
C. Số loại đơn phân có trong phân tử. D. Số lượng đơn phân có trong phân tử.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các loại carbohydrate?
A. Trong tế bào, loại đường đơn phổ biến chỉ có đường 6 carbon.
B. Surcrose là loại đường đa có nhiều trong thực vật như mía và củ cải đường.
C. Lactose là loại đường đôi có nhiều trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha.
D. Các loại đường đa phổ biến ở sinh vật gồm tinh bột, cellulose, glycogen, chitin.
Câu 28: Cho các loại carbohydrate sau:
I. Ribose. II. Glucose. III. Fructose.
IV. Surcrose. V. Maltose. VI. Galactose.
Trong số các carbohydrate trên, số carbohydrate thuộc nhóm đường đôi là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 29: Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại
rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được?
A. Vì cellulose giúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng thời cũng giúp cuốn trôi
những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài.
B. Vì cellulose đóng vai trò như chất cảm ứng kích thích các enzyme tiêu hóa hoạt động nhờ đó
thức ăn được tiêu hóa nhanh và triệt để hơn.
C. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn dự trữ năng
lượng mà không cần thông qua sự tiêu hóa.
D. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn nguyên liệu cấu
trúc tế bào mà không cần thông qua sự tiêu hóa.
Câu 30: Các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao vì
A. chuối chín có chứa hàm lượng đường glucose cao.
B. chuối chín có chứa hàm lượng đường Surcrose cao.
C. chuối chín có chứa hàm lượng đường lactose cao.
D. chuối chín có chứa hàm lượng tinh bột cao.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
I. Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide
tạo thành chuỗi polypeptide dạng mạch thẳng.
II. Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp.
III. Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng xoắn hoặc gấp
nếp tiếp tục co xoắn.
IV. Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein là hai hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 kết
hợp với nhau.

5
Số phát biểu đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 32: Cấu trúc của thymine (T) khác với uracil (U) bởi yếu tố nào sau đây?
A. Thành phần đường và loại nitrogenous base.
B. Thành phần đường và loại acid phosphoric.
C. Cách thức liên kết giữa phosphoric với đường.
D. Cách thức liên kết giữa đường với nitrogenous base.
Câu 33: RNA thông tin (mRNA) có chức năng nào sau đây?
A. Vận chuyển các amino acid để tổng hợp protein.
B. Là thành phần cấu trúc nên màng tế bào.
C. Là thành phần cầu trúc nên DNA.
D. Mang thông tin quy định tổng hợp protein.
Câu 34: Loại phân tử nào sau đây không được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân?
A. DNA. B. Protein. C. Cellulose. D. Phospholipid.
Câu 35: Khi nói về đặc điểm của các phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Đều có khối lượng lớn và cấu trúc không gian phức tạp.
B. Đều do nhiều đơn phân liên kết lại theo một trật tự xác định.
C. Đều do nhiều hợp phần gắn lại với nhau theo trình tự bất kì.
D. Đều có nhiều vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể.
Câu 36: Khi nghiên cứu về nguyên tắc bổ sung ở RNA, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loại RNA đều có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
II. Trên t-RNA chỉ có một số đoạn liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
III. Ở tRNA có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung nên A bằng U và G bằng C.
IV. Các cặp base liên kết bổ sung với nhau làm cho RNA dễ bị phân huỷ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Về cấu trúc, cả ba loại RNA có bao nhiêu đặc điểm chung sau đây?
I. Chỉ gồm một chuỗi polynucleotide.
II. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
III. Có bốn loại đơn phân là A, U, G, C.
IV. Các đơn phân không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
V. Các đơn phân chỉ liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 38. Một đoạn phân tử DNA có số lượng nucleotide loại A = 20% và có C = 621 nucleotide.
Đoạn DNA dài bao nhiêu μm?
6
A. 0,0017595. B. 0,3519. C. 3519. D. 0,7038.
Câu 39: Mạch 1 của gene dài 0,408 μm có thành phần các loại nucleotide như sau: Adenine
chiếm 10%; số nucleotide loại G gấp 3 lần loại A ; loại C gấp 2 lần loại T. Số lượng nucleotide
mỗi loại trên mạch 2 của gene là:
A. 120A; 240T; 360G; 480C. B. 120T; 240A; 360C; 480G.
C. A=T=360; G=C=840. D. A=T=180; G=C= 240.
Câu 40: Một sợi của phân tử DNA xoắn kép có tỉ lệ (A+T)/(G+C) = 0,6 thì tỉ lệ số nucleotide
loại G chiếm tỉ lệ gần với giá trị nào sau đây?
A. 34%. B. 31%. C. 43%. D. 40%.

You might also like