You are on page 1of 5

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2020 – 2021

TRƯỜNG THPT ……………. Môn: Sinh học 11 – Ban Cơ bản


( Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Họ và tên học sinh:…………………………………………………..………………..…Lớp:…………


-------------------------------------------------------------------
Câu 1: Thời điểm ra hoa của cây cà chua được xác định theo
A. Chiều cao của cây B. Thời gian trồng cây C. Đường kính gốc D. Số lượng lá trên thân chính
Câu 2: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?
A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.
B. Rất bền vững và không thay đổi.
C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.
D. Do kiểu gen quy định.
Câu 3: Ở nhiều động vật lớp thú, có chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu để đánh dấu vị trí nơi ở. Đây là
tập tính:
A. Kiếm ăn. B. Sinh sản. C. Di cư. D. Bảo vệ lãnh thổ
Câu 4: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu
nào sau đây là đúng?
1. Là hai quá trình độc lập nhau
2. Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau
3. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển
4. Phát triển làm thay đổi sinh trưởng
5. Sinh trưởng là một phần của phát triển
6. Sinh trưởng thường diễn ra trước, sau đó phát triển mới diễn ra
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Trong các phản xạ sau, đâu không phải là phản xạ có điều kiện ở người?
A. Nghe nói đến quả mơ, tiết nước bọt. B. Ăn cơm tiết nước bọt.
C. Co ngón tay lại khi bị gai nhọn đâm. D. Thói quen tập thể dục buổi
sáng
Câu 6: Cây nào sau đây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ một bộ phận của thân rễ?
A. Khoai tây B. Tre C. Thuốc bỏng D. Khoai lang
Câu 7: Sự sinh trưởng sơ cấp phụ thuộc vào hoạt động của:
A. Tầng sinh trụ B. Mô phân sinh C. Mô phân sinh ngọn D. Tầng sinh vỏ
Câu 8: Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:
A. Auxin, êtilen, axit abxixic. B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
C. Auxin, gibêrelin, êtilen. D. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.
Câu 9: Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo thứ tự nào sau đây?
A. Bướm → trứng → sâu → nhộng → bướm B. Bướm → sâu → trứng → nhộng → bướm
C. Bướm → nhộng → sâu → trứng → bướm D. Bướm → nhộng → trứng → sâu → bướm
Câu 10: Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì:
A. Cây con dễ trồng và ít công chăm sóc.
B. Phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều.
C. Phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại.
D. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính
của quả.
Câu 11: Khi nói về xinap và quá trình truyền tin qua xinap, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tốc độ truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn so với tốc độ truyền tin trên sợi thần kinh không có
bao mielin.
B. Tất cả các xinap đều chứa chất trung gian hóa học là axetincolin.
C. Truyền tin khi qua xinap hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học.
D. Xinap là diện tiếp xúc giữa các tế bào cạnh nhau.
Câu 12: Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản:
A. Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
B. Cần có 2 cá thể trở lên.
C. Chỉ cần có một cá thể có thể sinh ra các cá thể mới.
D. Không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
Câu 13: Ở Gà sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi diễn ra theo trật tự là:
A. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi.
B. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan.
C. Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử.
D. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan.
Câu 14: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?
A. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần. B. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
C. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn. D. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.
Câu 15: Học khôn là:
A. Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.
B. Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
C. Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
D. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
Câu 16: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên quá trình sinh
trưởng và phát triển của người?
A. Thức ăn B. Nhiệt độ môi trường C. Độ ẩm D. Ánh sáng
Câu 17: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn cho người vì:
A. Làm giảm năng suất của cây cho lá và thân.
B. Cơ thể người không có enzim phân giải nên hooc môn này tích luỹ trong cơ thể sẽ gây độc hại
cho sức khỏe.
C. Làm giảm chất dinh dưỡng trong nông phẩm.
D. Kéo dài thời gian sinh trưởng, lâu ra hoa, tạo quả do tăng sinh tế bào.
Câu 18: Cho các loài theo thứ tự từ 1 – 10 như sau: Cá chép, Gà, Ruồi, Tôm, Khỉ, Bọ ngựa, Cào Cào,
Ếch, Trâu, Bồ câu. Những loài sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là
A. (1), (4), (6), (9) và (10) B. (1), (2), (5), (9) và (10)
C. (1), (3), (6), (9) và (10) D. (4), (6), (7), (9) và (10)
Câu 19: Đối với gia súc, về mùa lạnh nếu vẫn giữ nguyên khẩu phần thì sự sinh trưởng và phát triển
thường chậm lại. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa, sinh sản giảm.
B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể và tiêu thụ năng lượng giảm.
C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể tăng, sinh sản tăng.
D. Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt.
Câu 20: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. Diệp lục b B. Carôten C. Phitôcrôm D. Diệp lục a,b và
phitôcrôm
Câu 21: Hoocmôn thực vật nào sau đây không đúng với vai trò của nó:
A. Xitôkinin – đẩy nhanh sự lão hóa của tế bào.
B. Gibêrelin – kích thích hạt và chồi nảy mầm.
C. Auxin – kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào.
D. Axit abxixic – làm cho hạt và chồi tiếp tục ngủ.
Câu 22: Loại mô phân sinh không có ở cây lúa là:
A. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh thân C. Mô phân sinh lóng D. Mô phân sinh
đỉnh rễ
Câu 23: Khi nói về biến thái ở động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật trong quá
trình sinh trưởng và phát triển.
B. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
động vật.
C. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật trong giai
đoạn hậu phôi.
D. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
động vật.
Câu 24: Điều kiện hóa hành động là:
A. Kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này.
B. Kiểu liên kết giữa một hành vi với một kích thích mà sau đó động vật chủ động lập lại hành vi này.
C. Kiểu liên kết giữa các hành vi với các kích thích mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi
này.
D. Kiểu liên kết giữa một hình vi với một hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại hành vi này.
Câu 25: Một số loài cá biển (cá trích, cá mòi) vào cửa sông đẻ trứng sau đó quay về biển. Đây là tập
tính:
A. Kiếm ăn. B. Di cư hai chiều. C. Sinh sản. D. Di cư một chiều.
Câu 26: Khi nói về sự phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quá trình phân chia tế bào sinh dưỡng làm tăng trưởng các bộ phận cơ quan của cơ thể.
B. Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh các cơ quan và cơ
thể.
C. Quá trình sinh sản, làm tăng số lượng các thể trong quá trình ngày càng nhiều.
D. Giai đoạn cơ thể phát dục, có khả năng sinh sản.
Câu 27: Khi nói về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính.
B. Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính.
C. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính
D. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.
Câu 28: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và mạch gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?
A. Mạch gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
B. Mạch gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
C. Mạch gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
D. Mạch gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
Câu 29: Người ta sử dụng Gibêrelin để:
A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không
hạt.
B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả
không hạt.
C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả
không hạt.
Câu 30: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Câu 31: Quá trình hình thành điện thế hoạt động kéo dài:
A. 2- 3 phần nghìn giây B. 3- 4 phần nghìn giây
C. 3- 5 phần nghìn giây D. 4- 5 phần nghìn giây
Câu 32: Quá trình phát triển của người gồm giai đoạn
A. Phôi B. Phôi và hậu phôi
C. Hậu phôi D. Phôi thai và sau khi sinh
Câu 33: Cho các thông tin sau:
1. Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu non
2. Hợp tự phân chia nhiều lần để tạo phôi
3. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành
4. Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành
5. Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất ít
6. Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng
Thông tin đúng về biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn là
A. biến thái hoàn toàn: (1), (3), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (5), (6)
B. biến thái hoàn toàn: (1), (5), (6) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (3), (5)
C. biến thái hoàn toàn: (2), (4), (5) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (3), (4), (6)
D. biến thái hoàn toàn: (1), (2), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (2), (3), (5), (6)
Câu 34: Loại hoocmon nào sau đây liên quan đến bệnh bướu cổ?
A. Testosteron B. Tiroxin C. Ơstrogen D. Insulin
Câu 35: Trong hình thức sinh sản bào tử, cơ thể mới được hình thành từ
A. Hợp tử. B. Thể giao tử. C. Thể bào tử. D. Bào tử.
Câu 36: Trong thiên nhiên cây hoa đá sinh sản bằng:
A. Rễ phụ B. Lá C. Thân rễ D. Thân bò
Câu 37: Giải phẫu mặt cắt ngang thân trong sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A. Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch gỗ sơ cấp → Tuỷ.
B. Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch gỗ sơ cấp → Tuỷ.
C. Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Tuỷ.
D. Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Mạch gỗ sơ cấp → Tuỷ.
Câu 38: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá. Đây là tập tính:
A. Lãnh thổ. B. Sinh sản. C. Kiếm ăn. D. Di cư.
Câu 39: Loại chất nào có liên quan tới sự ra hoa của cây?
A. Xitôcrôm B. Florigen C. Xitôkinin D. Auxin
Câu 40: Auxin tự nhiên được biết nhiều hơn cả là:
A. AAB B. ANA C. AIA D. AIB
Câu 41: Trong tự nhiên hình thức sinh sản vô tính không có ở cây:
A. Lạc B. Mía C. Chuối D. Hành
Câu 42: Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái chủ yếu xảy ra ở đối tượng động vật nào sau
đây?
A. Hầu hết các động vật không xương sống
B. Hầu hết các động vật có xương sống
C. Tất cả các loài động vật không xương sống và động vật có xương sống
D. Chân khớp, ruột khoang và giáp xác
Câu 43: Kiến thợ sẵn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính:
A. Thứ bậc. B. Bảo vệ lãnh thổ. C. Vị tha. D. Kiếm ăn.
Câu 44: Khi di cư, chim định hướng bằng cách nào?
A. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày...
B. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu.
C. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, mặt trăng, sao, địa hình.
D. Động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình; cá định hướng dựa vào
thành phần hoá học của nước
Câu 45: Một bạn học sinh lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Em hãy chỉ ra
theo thứ tự: Tác nhân kích thích → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp
thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên?
A. Gai → Thụ quan đau ở tay → Tủy sống → Cơ tay.
B. Gai → tủy sống → Cơ tay → Thụ quan đau ở tay.
C. Gai → Cơ tay → Thụ quan đau ở tau → Tủy sống.
D. Gai → Thụ quan đau ở tay → Cơ tay → Tủy sống.
Câu 46: Cảm ứng ở động vật là khả năng cơ thể:
A. Cảm nhận các kích thích của môi tr ường.
B. Phản ứng lại các kích thích của môi trư ờng một cách gián tiếp.
C. Trả lời các kích thích của môi trư ờng trong một giới hạn xác định.
D. Phản ứng tức thời các kích thích của môi trư ờng để tồn tại và phát triển.
Câu 47: Sinh sản vô tính ở thực vật gồm các hình thức:
A. Sinh sản tái sinh và hữu tính
B. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng
C. Sinh sản sinh dưỡng và nhân giống vô tính
D. Sinh sản sinh dưỡng
Câu 48: Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là
A. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu
B. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi
C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn
D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định
Câu 49: Tế bào mô phân sinh khác các tế bào khác trong cây ở chỗ:
A. Chúng quang hợp với tốc độ nhanh B. Chúng dự trữ các chất dinh dưỡng
C. Chúng luôn phân chia D. Chúng hô hấp với tốc độ nhanh
Câu 50: Nhân tố không điều tiết sự ra hoa là:
A. Tuổi cây B. Hàm lượng O2 C. Quang chu kì D. Florigen
……………… Hết……………

You might also like