You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT VŨNG TÀU ĐỀ THAM KHẢO HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn: SINH HỌC 11

I/ TRẮC NGHIỆM (6 điểm).


Câu 1: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm
A. sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
B. sinh trưởng và phân hoá tế bào.
C. sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
D. phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Câu 2: Muốn tạo ra giống ỉ từ 40kg thành giống ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng lên 100kg thì phải
A. thức ăn nhân tạo có đủ chất dinh dưỡng. B. cải tạo giống di truyền.
C. cải tạo chuồng trại D. sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
Câu 3: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là
A. cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 4: “Tắm” vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm
cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò
A. chuyển hoá Na để hình thành xương. B. chuyển hoá Ca để hình thành xương.
C. chuyển hoá K để hình thành xương. D. ôxy hoá để hình thành xương.
Câu 5: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái,
A. sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành
C. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
D. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
Câu 6: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là ấu trùng
A. phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
B. phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
C. phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
D. và con trưởng thành giống nhau, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
Câu 7: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
A. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.
B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.
C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.
D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nhộng lột xác nhiều lần tạo thành bướm.
B. Tất cả trứng đều phát triển thành phôi.
C. Nhộng là giai đoạn tu chỉnh lại toàn bộ cơ thể để sâu biến thành bướm.
D. Giai đoạn phôi ở bướm có biến thái từ sâu bướm thành nhộng và sau đó thành bướm.
Câu 9: Giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn khác biệt nhau ở giai đoạn nào?
A. Giai đoạn ấu trùng với con trưởng thành. B. Giai đoạn con non với ấu trùng.
C. Giai đoạn con non với con trưởng thành. D. Giai đoạn con trưởng thành
Câu 10: Biến thái là sự thay đổi
A. từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
B. đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
C. từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
D. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
Câu 11: Nếu nuôi gà Ri và gà Đông tảo đạt đến khối lượng 1,5 kg thì nên nuôi tiếp gà nào, xuất chuồng gà
nào?
A. Nuôi tiếp gà Ri, xuất chuồng gà Đông tảo. B. Nuôi tiếp gà Đông tảo, xuất chuồng gà Ri.
C. Nuôi tiếp gà Đông tảo và gà Ri D. Xuất chuồng gà Đông tảo và gà Ri.
Câu 12: Các chất độc hại gây quái thai vì gây
A. chết tinh trùng. B. chết hợp tử.
C. chết trứng. D. sai lệch quá trình sinh truởng và phát triển của hợp tử.
Câu 13: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. nhân tố di truyền. B. hoocmôn. C. thức ăn. D. nhiệt độ và ánh sáng.
Câu 14: Hoocmôn sinh trưởng (GH)  được sinh sản ra ở
A. tuyến giáp       B. buồng trứng C. tuyến yên       D. tinh hoàn
Câu 15: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Câu 16: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra
A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây. B. chỉ từ rễ của cây.
C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây.
Câu 17: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?
A. Rêu, hạt trần. B. Rêu, quyết. C. Quyết, hạt kín. D. Quyết, hạt trần.
Câu 18: Sinh sản vô tính là tạo ra cây con
A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
D. mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
Câu 19: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì
A. dễ trồng và ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu bệnh gây hại.
D. rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 20: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng
A. rễ phụ. B. lóng. C. thân rễ. D. thân bò.
Câu 21: Sinh sản bào tử là tạo ra thế hệ mới từ
A. bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
B. bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
C. bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và
thể giao tử.
D. hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
Câu 22: Sinh sản sinh dưỡng là tạo ra cây mới
A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây. B. chỉ từ rễ của cây.
C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây.
Câu 23: Bào tử mang bộ nhiễm sắc thể
A. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội. B. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.
C. đơn bội và hình thành cây đơn bội. D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.
Câu 24: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì
A. để tránh gió, mưa làm lay cành ghép. B. để tập trung nước nuôi các cành ghép.
C. để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. D. loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
II/ TỰ LUẬN (4 điểm).
Câu 1: Giải thích vì sao ở giai đoạn trẻ em, nếu thiếu hoocmôn sinh trưởng (GH) sẽ dẫn đến bệnh lùn khi
trưởng thành (người chỉ cao 0,7 – 1m). Nếu muốn chữa bệnh lùn cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Giải thích?
- Tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em
→ giảm phân chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào.
→ tốc độ sinh trưởng chậm lại gây ra bệnh lùn.
- Chữa bệnh lùn tiêm GH ở tuổi thiếu nhi vì:
Giai đoạn này tốc độ sinh trưởng diễn ra mạnh nên GH mới phát huy tác dụng.
Giai đoạn trưởng thành tốc độ sinh trưởng chậm lại GH không phát huy tác dụng.
Câu 2: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iốt thì trẻ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ
thấp?
Iốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin.
- Thiếu iốt dẫn tới thiếu tirôxin.
- Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người
chịu lạnh kém.
- Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ
em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, não ít
nếp nhăn, trí tuệ thấp.
Câu 3: Cho sơ đồ phát triển qua biến thái ở
bướm:
a. Chú thích các vị trí (1), (2), (5), (6).
b. Hãy cho biết kiểu biến thái ở bướm là biến
thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Giải thích.

Câu 4: Nối ghép nội dung ở cột A và cột B sao cho phù hợp
Cột A Cột B
1. Tirôxin a. Hình thành bờm ở sư tử.
2. Hoocmon sinh trưởng (GH) b. Giọng thanh ở nữ.
3. Ơstrogen c. Gây biến thái ở nòng nọc.
4. Testosteron d. Nếu thiếu có thể gây bệnh đần độn ở trẻ.
e. Được sinh ra ở tuyến yên.
f. Kích thích phát triển xương.
Câu 5: Các nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a. Thiếu iốt có thể dẫn đến bệnh bướu cổ.
b. Rắn có lột xác nên có hình thức phát triển qua biến thái.
c. Phát triển ở gián là phát triển không qua biến thái.
d. Ở lưỡng cư, hoocmon sinh trưởng có thể gây biến thái nòng nọc thành ếch.

You might also like