You are on page 1of 4

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KTCKII SINH 11

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là
A.  làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 2. Ở cây hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:
A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên →  mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ →  mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên →  mô phân sinh bên.
D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn →  mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 3: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
A. Ở đỉnh rễ. B. Ở thân.
C. Ở chồi nách. D. Ở chồi đỉnh.
Câu 4: Hoocmôn thực vật Là:
A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.
B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.
C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.
D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
Câu 5: Auxin chủ yếu sinh ra ở:
A. Đỉnh của thân và cành. B. Phôi hạt, chóp rễ.
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. D. Thân, lá.
Câu 6.  Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là
A. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
Câu 7: Quang chu kì là:
A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
B. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày.
C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.
D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
Câu 8: Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ và Pđx như thế nào?
A. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
B. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
C. Chỉ dạng Pđ chuyển hoá sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng.
D. Chỉ dạng Pđx chuyển hoá sang dạng Pđ dưới sự tác động của ánh sáng.
Câu 9: Tuổi của cây một năm được tính theo:
A. Số lóng. B. Số lá. C. Số chồi nách. D. Số cành.
Câu 10.Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
A. các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào.
C. các mô trong cơ thể.
D. các cơ quan trong cơ thể.
Câu 11. Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non
có đặc điểm hình thái
A. sinh lý rất khác với con trưởng thành.
B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
Câu 12. Khi trời rét, động vật biến nhiệt trưởng thành và phát triển chậm vì thân nhiệt
giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể
A. giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng.
B. mạnh hơn tạo nhiều năng lượng để chống rét.
C. giảm, sinh sản tăng.
D. tăng, sinh sản giảm.
Câu 13. Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là
A. người nhỏ bé, ở bé trai đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
B. người nhỏ bé, ở bé gái đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ.
D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 14: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:
A.  Nhân tố di truyền. B.  Hoocmôn.
C.  Thức ăn. D.  Nhiệt độ và ánh sáng.
Câu 15. Ơstrogen được sinh ra ở
A. tuyến giáp.      B. buồng trứng. C. tuyến yên.        D. tinh hoàn.
Câu 16. Testosterone có vai trò kích thích
A. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở  con đực.
B. chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng,  phát triển bình thường của cơ thể.
C. quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì
vậy  làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
D. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 17. Phương pháp trồng nào sau đây dễ xuất hiện đặc điểm mới ở cây con so với bố mẹ ?
A. Ghép cành.    B. Gieo hạt. C. Giâm cành.     D. Chiết cành.
Câu 18. Đặc điểm nào không phải là ưu thế cùa sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực
vật ?
A. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
B. Duy trì ỏn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
C. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 19. Trồng khoai lang bằng cách nào sau đây để cho hiệu quả kinh tế cao nhất ?
A. Bằng chiết cành. B. Bằng lá.
C. Giâm các đoạn thân xuống đất. D. Bằng củ.
Câu 20. Sinh sản sinh dưỡng là:
A. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
B. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.
Câu 21. Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng:
A. Lóng                          B. Thân rễ C. Rễ phụ                       D. Thân bò.
Câu 22. Tự thụ phấn là:
A. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
B. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.
D. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
Câu 23. Sinh sản hữu tính ở động vật là:
A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành
cơ thể mới.
B. Sự kết hợp của nhiều  giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới.
C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành
cơ thể mới.
D. Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ
thể mới.
Câu 24. Các hình thức sinh sản nào chỉ có ở động vật có vú ?
A. Trinh sinh, phân mảnh, thụ tinh ngoài. B. Phân đôi, nảy chồi.
C. Nảy chồi, phân mảnh, đẻ trứng. D. Đẻ con và nuôi bằng sữa.
Câu 25. Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật ?
A. Tự phối ( tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa haigiao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ
thể lưỡng tính.
B. Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh.
C. Giao phối ( thụ tinh chéo ) là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ
thể khác nhau.
D. Một số dạng động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo.
Câu 26. Ong mật sinh sản theo hình thức nào ?
A. Trinh sinh   B. Hữu tính C. Vô tính   D. Trinh sinh và hữu tính.
Câu 27. Phương pháp nuôi da người đề chữa bệnh nhân bỏng là ứng dụng hình thức sinh sản nào
?
A. Nhân bản vô tính. B. Trinh sinh.
C. Sinh sản vô tính tự nhiên. D. Nuôi cấy mô sống.
Câu 28. Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật ?
A. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
B. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
C. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đồi của điều kiện môi trường.
Câu 29. Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì
A. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc
B. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều
C. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại
D. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước
đặc tính của quả
Câu 30. Hình thức sinh sản của cây dương xỉ là sinh sản
A. bằng bào tử        B. phân đôi C. dinh dưỡng       D. hữu tính
Câu 31. Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là
A. Nảy chồi        B. Trinh sinh C. Phân mảnh        D. Phân đôi
Câu 32. Cho các phát biểu sau:
1. giun dẹp sinh sản bằng hình thức phân đôi và phân mảnh
2.Thủy tức sinh sản bằng hình thức nảy chồi và phân mảnh
3. bọt biển sinh sản bằng hình thức nảy chồi và phân mảnh
4. Trùng biến hình sinh sản bằng phân đôi
5. kiến sinh sản bằng phân đôi và trinh sinh
6. ong sinh sản bằng hình thức trinh sinh
Tính đúng (Đ)/sai (S) trong các phát biểu trên là:
A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6Đ. B. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6Đ.
C. 1Đ, 2Đ, 3Đ, 4S, 5S, 6Đ. D. 1S, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6Đ.
Câu 33. thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì
A. không nhất thiết phải cần môi trường nước.
B. không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.
C. hạn chế tiêu tốn năng lượng.
D. cho hiệu suất thụ tinh cao.
Câu 34. Xét các phát biểu sau:
1. các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
2. trinh sinh là hiện tượng các trứng không qua thụ tinh phát triển thành các cơ thể mới có bộ
NST  lưỡng bội
3. một trong những ưu điểm của sinh sản vô tính là tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về mặt di
truyền
4. chúng ta chưa thể tạo ra được cá thể mới từ tế bào hoặc mơ của động vật có tổ chức cao vì do
tính biệt hóa cao của tế bào động vật có tổ chức cao
5. trinh sinh là hình thức sinh sản thường gặp ở loài chân đốt
Số phát biểu đúng là:
A. 2       B. 4       C. 3       D. 5
Câu 35: Thai sinh là hiện tượng .
A. phôi phát triển trong cơ thể mẹ và được nuôi dưỡng qua nhau thai.
B. phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng
C. phôi phát triển trong trứng và được mẹ ấp.
D. phôi phát triển trong cơ thể mẹ không qua thụ tinh.

II. PHẦN TỰ LUẬN


Bài 38,39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Giải thích được tác động của các nhân tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển ở động vật. (Câu 1 – TL)
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật. (Câu 3 – TL)
Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính (nuôi mô sống, cấy mô tách rời vào
cơ thể, nhân bản vô tính ở động vật).( Câu 2 – TL)
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật (đẻ trứng, đẻ con).

You might also like