You are on page 1of 5

Phần câu hỏi trắc nghiệm cho Sinh học từ bài 26 đến 31 lớp 12

Bài 26
Câu 1: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình
A. Hình thành các nhóm phân loại B. Duy trì ổn định thành phần kiểu gen
trên loài. của quần thể.
C. Biến đổi thành phần kiểu gen của D. Củng cố ngẫu nhiên những alen trung
quần thể dẫn đến sự hình thành loài tính trong quần thể.
mới.
Câu 2: Theo quan niệm hiện tại,thực chất của tiến hóa nhỏ:
A. Là quá trình hình thành loài mới B. Là quá trình hình thành các đơn vị
tiến hóa trên loài
C. Là quá trình làm biến đổi cấu D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di
trúc di truyền của quần thể truyền của quần thể
Câu 3: Kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ:
A. Hình thành loài mới B. Hình thành các kiểu gen thích nghi
C. Hình thành các nhóm phân loại D. Hình thành các đặc điểm thích nghi
Câu 4: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể
gồm:
A. Biến dị đột biến B. Di nhập gen.
C. Biến dị tổ hợp. D. Cả A, B và C
Câu 5: Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu
thứ cấp của tiến hóa?
A. Biến dị tổ hợp. B. Đột biến gen.
C. Đột biến nhiễm sắc thể. D. Thường biến.
Bài 27
Câu 6: Thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi:
A. Hình thái cơ thể. B. Giải phẫu cơ thể.
C. Sinh lí cơ thể. D. Cả A, B, C.
Câu 7: Ba yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào quá trình hình thành các đặc điểm thích
nghi của quần thể sinh vật là:
A. .. Đột biến, giao phối và chọn lọc B. . Đột biến, chọn lọc tự nhiên và chọn
tự nhiên lọc nhân tạo
C. Chọn lọc, giao phối và phát tán D. . Đột biến, phát tán và chọn lọc ngẫu
nhiên
Câu 8: Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là:
A. Giao phối. B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di nhập gen.
Câu 9: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có hệ gen
như thế nào?
A. Hệ gen lưỡng bội. B. Hệ gen đơn bội.
C. Hệ gen đa bội. D. Hệ gen lệch bội.
Câu 10: Các đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ mang tính?
A. Hợp lí tuyệt đối. B. Không thay đổi
C. Hợp lí tương đối. D. Đặc trưng
Bài 28
Câu 11: Mỗi loài giao phối là một tổ chức tự nhiên, có tính toàn vẹn là do cách li
A. Địa lí B. Sinh sản
C. Sinh thái D. Hình thái
Câu 12: Trong điều kiện tự nhiên, dấu hiệu nào là quan trọng nhất để phân biệt loài?
A. Cách li sinh sản B. Cách li địa lí
C. Cách li sinh thái D. Cách li sinh lí – sinh hóa
Câu 13: Bản chất của sự cách li sinh sản là
A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái
C. Cách li di truyền D. Phối hợp giữa cách li địa lí và cách li
sinh thái
Câu 14: Tổ chức loài ở những sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh hay tự phối ít thể hiện tính tự nhiên
và toàn vẹn hơn so với loài giao phối vì giữa các cá thể trong loài không có mối quan hệ
A. Về dinh dưỡng B. Về nơi ở
C. Mẹ - con D. Ràng buộc về mặt sinh sản
Câu 15: Trường hợp nào sau đây là các li sau hợp tử?
A. Vịt trời mỏ dẹt và vịt trời mỏ B. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác
nhọn có mùa giao phối trong năm nhau khi giao phối.
khác nhau.
C. Cây lai giữa 2 loài cà độc dược D. Phấn của loài thuốc lá này không thể
khác nhau bao giờ cũng bị chết sớm. thụ phấn cho loài thuốc lá khác.
Bài 29
Câu 16: Vai trò của điều kiện địa lí trong quá trình hình thành loài mới là
A. Nhân tố tạo điều kiện cho sự B. Nhân tố tác động trực tiếp gây ra
cách li sinh sản và cách li di truyền. những biến đổi tương ứng trên cơ thể
sinh vật
C. Nhân tố chọn lọc những kiểu D. Nhân tố tạo ra những kiểu hình thích
gen thích nghi theo những hướng nghi với những điều kiện địa lí khác
khác nhau nhau
Câu 17: Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là
bằng con đường
A. Cách li tập tính B. Lai xa kết hợp đa bội hóa
C. Sinh thái D. Cách li địa lí
Câu 18: Tại sao từ 1 loài lại có thể hình thành loài khác hoặc 1 vài loài khác nhau trong khi
nó vẫn chiếm địa bàn sinh sống như cũ?
A. Do đột biến B. Do ngoại cảnh thay đổi
C. Do áp lực của chọn lọc D. Do quá trình đột biến, giao phối và
CLTN theo con đường phân li
Câu 19: Vai trò của CLTN trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là
A. Tích lũy những biến dị có lợi và B. Tích lũy những đột biến và biến dị tổ
đào thải những biến dị có hại, dần hợp theo những hướng thích nghi khác
dần hình thành nòi mới. nhau, dần dần tạo thành nòi địa lí rồi tới
các loài mới.
C. Nhân tố gây ra sự phân li tính D. Nhân tố gây ra sự biến đổi tương ứng
trạng tạo ra nhiều nòi mới. trên cơ thể sinh vật
Câu 20: Trong quá trình hình thành loài mới, các cơ chế cách li có vai trò:
A. Làm phân hóa vốn gen của các B. Duy trì sự toàn vẹn của loài
quần thể
C. Sàng lọc kiểu gen có kiểu hình D. Tạo ra kiểu gen thích nghi
thích nghi
Bài 30
Câu 21: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là
nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
A. Sự thay đổi điều kiện địa lí B. Sự cách li địa lí
C. Đột biến D. CLTN
Câu 22: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng sinh vật
nào?
A. Thực vật B. Thực vật và động vật có khả năng di
chuyển xa
C. Động vật D. Thực vật và động vật ít có khả năng
di chuyển
Câu 23: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu
Âu có bộ NST 2n = 26 toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ
chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52?
A. Con đường lai xa và đa bội hoá B. Con đường sinh thái
C. Con đường địa lí D. Con đường cách li tập tính.
Câu 24: Hai loài khác nhau được hình thành từ một loài ban đầu bằng cách li tập tính sẽ có đặc điểm nào
khác nhau?
A. Tập tính B. Ổ sinh thái
C. Hình thái D. Khu phân bố
Câu 25: Loài cỏ Spartina được hình thành bằng con đường:
A. Lai xa và đa bội hoá B. Phương pháp lai tế bào
C. Địa lí D. Sinh thái
Bài 31
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn?
A. Diễn ra trong phạm vi của loài B. Không thể nghiên cứu bằng thực
với quy mô nhỏ nghiệm
C. Diễn ra trong thời gian lịch sử D. Hình thành các đơn vị phân loại trên
dài loài
Câu 27: Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự
A. Chi → họ → lớp → bộ → ngành B. Họ →chi → bộ → lớp → ngành →
→ giới. giới.
C. Chi → họ → bộ → lớp → ngành D. Chi → bộ → họ → lớp → ngành →
→ giới. giới
Câu 28: Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các
nhóm sinh vật có tổ chức cao?
A. Vì trong những điều kiện xác B. Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn
định, có những sinh vật duy trì tổ không ngừng phát sinh.
chức nguyên thuỷ của chúng hoặc
đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm
bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và
phát triển.
C. Vì các sinh vật có tổ chức thấp D. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không
không có nhu cầu nhiều về dinh có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các
dưỡng cho sự sinh trưởng và phát hoạt động sống.
triển.
Câu 29: Sinh giới đã tiến hoá theo chiều hướng
A. Sinh giới ngày càng đa dạng và B. Sinh giới có tổ chức ngày càng cao
phong phú
C. Sinh giới thích nghi ngày càng D. Tất cả đều đúng
hợp lí
Câu 30: Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là
A. Phân hoá ngày càng đa dạng B. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp
C. Thích nghi ngày càng hợp lí D. Phương thức sinh sản ngày càng hoàn
thiện
Hết phần câu hỏi
Phần giải thích trắc nghiệm cho Sinh học từ bài 26 đến 31 lớp 12
Câu 1: Giải thích: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp thì tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành
phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
Câu 2: Giải thích: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hóa nhỏ là: Quá trình làm
biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể => kết quả mới là hình thành loài mới.
Câu 3: Giải thích: Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
(biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể ). Quần thể là đơn vị tiến hóa nhỏ kết
thúc khi loài mới xuất hiện.
Câu 4: Giải thích: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của
quần thể là: biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.
Câu 5: Giải thích: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của
quá trình tiến hóa.
Câu 6: Giải thích: Thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi hình thái, giải phẫu,
sinh lí, phản ứng phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.
Câu 7: Giải thích: Ba yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào quá trình hình thành các đặc
điểm thích nghi của sinh vật là: Đột biến: tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Giao phối:
để phát tán biến dị trong quần thể. Chọn lọc tự nhiên: để chọn ra đặc điểm thích nghi
Câu 8: Giải thích: Theo SGK
Câu 9: Giải thích: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những
loài có hệ gen đơn bội vì các alen luôn được biểu hiện ngay thành kiểu hình → tốc độ của
chọn lọc nhanh hơn.
Câu 10: Giải thích: Theo SGK
Câu 11: Giải thích: Theo SGK
Câu 12: Giải thích: Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh
sản hữu tính là cách li sinh sản.
Câu 13: Giải thích: Giải chi tiết: Bản chất của sự cách li sinh sản là dạng cách li di truyền
(các cá thể của các quần thể không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng tạo ra con
lai bất thụ).
Câu 14: Giải thích: Theo SGK
Câu 15: Giải thích: Cách li sau hợp tử là đã xảy ra quá trình hợp tử chết, hoặc hợp tử phát
triển thành con lai bị chết hoặc bất thụ. Cách li trước hợp tử là ngăn cản quá trình tạo thành
hợp tử
Câu 16: Giải thích: Theo SGK
Câu 17: Giải thích: Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả
nhanh nhất là lai xa kết hợp gây đa bội hoá, bộ NST của 2 loài được giữ nguyên trong con
lai, con lai có thể sinh sản được.
Câu 18: Giải thích: Theo SGK
Câu 19: Giải thích: Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng
con đường địa lí là tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dần dần
hình thành nòi mới. tích luỹ những đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau,
dần dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài mới.
Câu 20: Giải thích: Cơ chế cách li là các cơ chế làm hạn chế sự giao phối tự do giữa các
quần thế. Trong quá trình hình thành loài mới, các cơ chế cách li có vai trò A. làm phân hóa
vốn gen của các quần thể.
Câu 21: Giải thích: Quá trình đột biến là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên
cơ thể sinh vật, nó làm xuất hiện các biến dị.
Câu 22: Giải thích: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối
tượng thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển.
Câu 23: Giải thích: Cơ chế hình thành loài bông ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 có thể là do lai xa,
rồi đa bội hoá.
Câu 24: Giải thích: Hai loài hình thành bằng cách li tập tính sẽ khác nhau về tập tính.
Câu 25: Giải thích: Theo SGK
Câu 26: Giải thích: Tiến hóa lớn có kết quả là hình thành các đơn vị trên loài, không thể
nghiên cứu bằng thực nghiệm, và diễn ra trong thời gian lịch sử dài.
Câu 27: Giải thích: Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo
đúng thứ tự từ lớn đến nhỏ Giới → ngành → lớp → bộ → chi → họ.
Câu 28: Giải thích: Trong các chiều hướng tiến hóa của sinh giới, thích nghi ngày càng hợp
lý được coi là chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất. Do vậy trong điều kiện xác định, có nhứng
sinh vật duy trì tổ chức nguyên thủy hoặc đơn giản hóa tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích
nghi thì vẫn tồn tại và phát triển
Câu 29: Giải thích: Chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới gồm có: ngày càng đa dạng,
phong phú; tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lý.
Câu 30: Giải thích: Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là tổ chức cơ thể
ngày càng phức tạp

You might also like