You are on page 1of 8

ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN SINH 12 – PHẦN TIẾN HÓA – MÃ ĐỀ 122

Câu 1: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm tăng độ đa dạng di truyền của quần thể sinh vật?
A. CLTN và di – nhập gen. B. Đột biến và di – nhập gen.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và di – nhập gen. D. Đột biến và CLTN.
Câu 2: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, CLTN sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi
chọn lọc chống lại
A. alen lặn. B. thể dị hợp. C. thể đồng hợp lặn. D. alen trội.
Câu 3: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ
phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. biến động di truyền.
B. thoái hoá giống.
C. lai xa kèm đa bội hóa.
D. di – nhập gen.
Câu 4: Theo quan niệm thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về CLTN là đúng?
A. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm phân hóa vốn gen của quần thể.
B. CLTN luôn làm tăng độ đa dạng di truyền của quần thể theo một hướng.
C. CLTN luôn tác động làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể một cách nhanh chóng.
D. CLTN không loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
Câu 5: Theo quan niệm thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất.
B. Quần thể chỉ chịu tác động của CLTN khi môi trường sống thay đổi.
C. Hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu do đột biến, giao phối và CTLN.
D. Hình thành loài mới đánh dấu kết thúc quá trình tiến hóa nhỏ.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến NST thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
D. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
Câu 7: Cánh dơi là cơ quan tương tự với cơ quan nào sau đây?
A. Cánh bướm. B. Cánh chim.
C. Tay người. D. Chân báo.
Câu 8: Ví dụ nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
B. Ngà voi và sừng tê giác.
C. Cánh dơi và vây trước của cá heo.
D. Cánh chim và cánh côn trùng.
Câu 9: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của vật nuôi
và cây trồng là
A. CLTN. B. chọn lọc nhân tạo.
C. giao phối. D. đột biến.
Câu 10: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến
hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể
(5) Thường gây ra sự thay đổi về vốn gen của quần thể rất chậm chạp .
Có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của đột biến gen?
A. 2. B. 1.
C. 4. D. 3.
Câu 11: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. Dựa vào bằng chứng sinh học phân tử thì Gorilla là loài có họ hàng gần gũi nhất với người.

1/ – Mã đề 122
B. Xương tay của người là cơ quan tương đồng với chi trước của mèo.
C. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan
tương tự.
D. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng trực tiếp cho thấy
các loài sinh vật hiện nay được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
Câu 12: Theo quan niệm hiện đại, cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi vốn gen của quần thể
vừa có thể nhanh hoặc chậm?
A. Đột biến và di – nhập gen.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến.
C. CLTN và di – nhập gen.
D. Đột biến và CLTN.
Câu 13: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng tác động của CLTN là
A. tế bào. B. cá thể.
C. quần thể. D. quần xã.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
A. Loài mới được hình thành dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng.
B. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
C. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số các kiểu gen của quần thể.
D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
Câu 15: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên
A. luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật.
B. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
C. làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
D. luôn đào thải hết các alen có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi.
Câu 16: Khi nói về CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cả hai nhân tố đều làm cho 1 alen có lợi bị đào thải, alen có hại trở nên phổ biến.
B. Cả hai nhân tố đều tác động lên quần thể theo 1 hướng xác định.
C. Cả hai nhân tố đều có thể có tác động nhanh hoặc chậm đối với tiến hóa.
D. Chỉ có một nhân tố có khả năng làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 17: Cho các nhân tố sau:
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên. (2) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là
A. (2), (4). B. (1), (4).
C. (1), (2). D. (1), (3).
Câu 18: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, đơn vị tiến hoá cơ sở là
A. quần thể. B. cá thể.
C. bào quan. D. tế bào.
Câu 19: Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là
A. quá trình giao phối.
B. quá trình đột biến.
C. CLTN.
D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 20: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến
A. làm biến đổi tần số các alen trong quần thể.
B. không gây hại cho quần thể.
C. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.
D. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định.
Câu 21: Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế
A. cách li sinh thái. B. cách li tập tính.
C. cách li địa lí. D. lai xa và đa bội hoá.

2/ – Mã đề 122
Câu 22: Trong các phương thức hình thành loài mới, dấu hiệu chủ yếu cho thấy loài mới đã xuất hiện là
có sự
A. sai khác nhỏ về hình thái.
B. cách li sinh sản với quần thể gốc.
C. xuất hiện các dạng trung gian.
D. cách li địa lí.
Câu 23: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là
không đúng?
A. Cách li địa lí sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới trong thời gian tương đối ngắn.
B. Cách li địa lí có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới .
C. Cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần
thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
D. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của quần thể
cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
Câu 24: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới
A. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
B. bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả
năng phát tán mạnh.
C. là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
D. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới,
cách li sinh sản với quần thể gốc.
Câu 25: Thể song nhị bội là cơ thể có tế bào mang bộ NST
A. tứ bội của 1 trong 2 loài bố mẹ.
B. lưỡng bội của 1 trong 2 loài bố mẹ.
C. lưỡng bội của hai loài bố mẹ.
D. đơn bội của hai loài bố mẹ.
Câu 26: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa hai loài khác nhau là tế bào của
cơ thể lai xa
A. không mang các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. mang đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.
C. chứa bộ nhiễm sắc thể tăng gấp bội so với hai loài bố mẹ.
D. có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt.
Câu 27: Để phân biệt hai loài động vật thân thuộc bậc cao cần phải đặc biệt chú ý tiêu chuẩn
A. cách li sinh sản. B. địa lí – sinh thái.
C. sinh lí – hoá sinh. D. hình thái.
Câu 28: Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường
A. lai xa và đa bội hoá. B. địa lí.
C. lai khác dòng. D. sinh thái.
Câu 29: Cơ chế nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các
quần thể?
A. Cách li địa lí. B. Di – nhập gen.
C. CLTN. D. Đột biến.
Câu 30: Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, hình thành loài bằng con đường
A. địa lí có thể diễn ra nhanh hơn nếu có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
B. sinh thái thường diễn ra chậm chạp và chỉ xảy ra ở động vật.
C. cách li tập tính chỉ xảy ra khi trong quần thể bị chia cắt bởi điều kiện địa lý.
D. lai xa kèm đa bội hóa thường gặp ở động vật và thực vật.
Câu 31: Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai trò
A. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
C. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
D. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.

3/ – Mã đề 122
Câu 32: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung của tất cả các con đường hình thành loài mới
theo thuyết tiến hóa hiện đại?
I. Loài mới và loài gốc phải có sự cách li về mặt địa lí.
II. Có thể chịu tác động của nhiều nhân tố tiến hóa khác nhau.
III. Luôn chịu tác động của CLTN.
IV. Luôn có sự xuất hiện của cách li sinh sản.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 33: Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò
A. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
B. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li.
C. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc.
D. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
Câu 34: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật.
B. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
C. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
D. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 35. Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí ở kỳ giông từ quần thể kỳ
giông Oregon. Hãy nghiên cứu hình ảnh và
sắp xếp các giai đoạn sau theo trình tự đúng?
(1) Các quần thể sống trong hai môi trường
khác nhau, không giao phối được với nhau và
được chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến,
các biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau.
(2) Hình thành các nòi địa lí khác nhau.
(3) Quần thể Oregon (quần thể ban đầu)
sống trong môi trường tương đối đồng nhất mở
rộng khu phân bố.
(4)Các nòi địa lí trải qua những thay đổi di
truyền đến mức vốn gen của mỗi quần thể được cách li hoàn toàn không thể giao phối với các cá thể của
quần thể khác và với quần thể ban đầu thì loài mới hình thành.
(5)Các quần thể bị cách li bởi các chướng ngại vật địa lí.
A. (2)→(1)→(3)→(5)→(4). B. (1)→(3)→(4)→(5)→(2).
C. (3)→(5)→(1)→(2)→(4). D. (5)→(3)→(1)→(2)→(4)

4/ – Mã đề 122
ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN SINH 12 – PHẦN TIẾN HÓA – MÃ ĐỀ 164

Câu 1. Quá trình hình thành loài C được mô tả như sau: Loài A (bộ nhiễm sắc thể 2n = 20) lai với loài
B (bộ nhiễm sắc thể 2n = 18) thu được con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành
loài C. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phương thức hình thành loài C có đặc điểm là diễn ra với tốc độ nhanh và không chịu tác động
của chọn lọc tự nhiên.
B. Phương thức hình thành loài C xảy ra phổ biến ở cả thực vật và động vật.
C. Loài C có tất cả các nhiễm sắc thể đều tồn tại theo cặp tương đồng.
D. Quá trình hình thành loài C không chịu tác động của nhân tố đột biến mà chịu tác động của chọn
lọc tự nhiên.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây về các bằng chứng tiến hóa là đúng?
A. Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng tiến hóa trực tiếp vì có thể nghiên cứu được bằng
thực nghiệm.
B. Cơ quan tương tự không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
C. Cơ quan tương đồng chỉ phản ánh hướng tiến hóa phân li mà không phản ánh nguồn gốc chung
của sinh giới.
D. Tất cả các sinh vật từ virut, vi khuẩn đến động vật, thực vật đều cấu tạo từ tế bào nên bằng chứng
tế bào học phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
Câu 3. Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1). Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các
kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(2). Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần
kiểu gen của quần thể.
(3). Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của
quần thể và ngược lại.
(4). Trong quần thể vi khuẩn, chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so
với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
A. 4 B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 4. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các nhân tố tiến hóa theo
thuyết tiến hóa hiện đại?
I. Đột biến tạo alen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo nàn vốn gen của quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của các quần thể sinh vật nhân sơ nhanh hơn so với
các quần thể sinh vật nhân thực.
IV. Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi kiểu hình của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với môi trường
sống.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 5. Có bao nhiêu đặc điểm chung của yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
(1) Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền.
(2) Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể.
(3) Tác động liên tục qua nhiều thế hệ.
(4) Làm biến đổi vô hướng tần số các alen trong quần thể.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 6. Một quần thể ngẫu phối (P) có tần số kiểu gen là 0,25 AA. 0,50 Aa. 0,25 aa. Khi nói về quần
thể P, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu chỉ có tác động của nhân tố đột biến thì sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
B. Nếu có tác động của yếu tố ngẫu nhiên thì alen A có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
C. Nếu chỉ có tác động của di – nhập gen thì tần số các alen thay đổi theo một hướng xác định.
D. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì F2 có 50% số cá thể mang alen a.
Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi vốn gen của quần thể
vừa có thể nhanh hoặc chậm?
A. Đột biến và CLTN.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến.
C. CLTN và di – nhập gen.
D. Đột biến và di – nhập gen.
Câu 8: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, CLTN sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi
chọn lọc chống lại
A. alen trội. B. alen lặn.
C. thể dị hợp. D. thể đồng hợp lặn.
Câu 9: Khi nói về CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cả hai nhân tố đều có thể có tác động nhanh hoặc chậm đối với tiến hóa.
B. Chỉ có một nhân tố có khả năng làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
C. Cả hai nhân tố đều làm cho 1 alen có lợi bị đào thải, alen có hại trở nên phổ biến.
D. Cả hai nhân tố đều tác động lên quần thể theo 1 hướng xác định.
Câu 10: Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là
A. quá trình giao phối.
B. CLTN.
C. quá trình đột biến.
D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 11: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến
A. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.
B. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định.
C. làm biến đổi tần số các alen trong quần thể.
D. không gây hại cho quần thể.
Câu 12: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình
tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể
(5) Thường gây ra sự thay đổi về vốn gen của quần thể rất chậm chạp .
Có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của đột biến gen?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 1.
Câu 13: Theo quan niệm thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu do đột biến, giao phối và CTLN.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất.
C. Hình thành loài mới đánh dấu kết thúc quá trình tiến hóa nhỏ.
D. Quần thể chỉ chịu tác động của CLTN khi môi trường sống thay đổi.
Câu 14: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và
thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. thoái hoá giống.
B. biến động di truyền.
C. lai xa kèm đa bội hóa.
D. di – nhập gen.
Câu 15: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng tác động của CLTN là
A. quần thể. B. quần xã.
C. tế bào. D. cá thể.
Câu 16: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng trực tiếp cho thấy
các loài sinh vật hiện nay được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
B. Dựa vào bằng chứng sinh học phân tử thì Gorilla là loài có họ hàng gần gũi nhất với người.
C. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ
quan tương tự.
D. Xương tay của người là cơ quan tương đồng với chi trước của mèo.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài
mới.
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
D. Đột biến NST thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến
hóa.
Câu 18: Cánh dơi là cơ quan tương tự với cơ quan nào sau đây?
A. Cánh chim. B. Chân báo.
C. Cánh bướm. D. Tay người.
Câu 19: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên
A. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
B. luôn đào thải hết các alen có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi.
C. làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
D. luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật.
Câu 20: Theo quan niệm thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về CLTN là đúng?
A. CLTN khó loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
B. CLTN luôn tác động làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể một cách nhanh chóng.
C. CLTN luôn làm tăng độ đa dạng di truyền của quần thể theo một hướng.
D. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm phân hóa vốn gen của quần thể.
Câu 21: Khi nói về cơ chế cách li sinh sản trước hợp tử, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
(1) Là dạng cách li ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau.
(2) Dạng cách li cơ học là do không tương hợp về mùa sinh sản dẫn đến các sinh vật không thể gặp
nhau.
(3) Cách li tập tính là do các loài khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
(4) Tinh trùng loài này có thể thụ tinh với trứng của loài khác nhưng hợp tử không thể phát triển.
A. 2. B. 1.
C. 4. D. 3.
Câu 22: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.
B. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp
qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật.
Câu 23: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau, một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia
xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng cách li
A. tập tính. B. cơ học.
C. thời gian. D. nơi ở.
Câu 24: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố tiến hóa nào đóng vai trò
chủ yếu?
A. Xuất hiện đột biến. B. CLTN.
C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Cách li sinh sản.
Câu 25: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí.
B. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá chỉ diễn ra ở động vật.
C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.
D. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 26: Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường
A. địa lí.
B. sinh thái.
C. cách li tập tính.
D. lai xa và đa bội hoá.
Câu 27: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần
thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
B. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.
D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển.
Câu 28: Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans, và Rana sylvatica cùng đến mùa giao phối trong
một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu
khác nhau. Đây là ví dụ về dạng cách li
A. tập tính. B. cơ học.
C. mùa vụ. D. sinh thái.
Câu 29: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn được cho nhau.
Đây là ví dụ về dạng cách li
A. nơi ở. B. tập tính.
C. cơ học. D. thời gian.
Câu 30: Cải củ lai với cải bắp tạo ra cây lai bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li
A. cơ học. B. mùa vụ.
C. nơi ở. D. sau hợp tử.
Câu 31: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hình thành loài bằng con đường cách li địa lí có đặc điểm nào
sau đây?
A. Chủ yếu gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.
B. Không chịu tác động của CLTN.
C. Thường diễn ra chậm chạp trong thời gian dài.
D. Luôn cần có sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 32: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao
nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 4. B. 1.
C. 3. D. 2.
Câu 33: Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loại A, loài B và loài C. Bộ NST của
loài A là 2n = 16, của loài B là 2n = 14 và của loài C là 2n = 16. Các cây lai giữa loài A và loại B được
đa bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loại D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết,
bộ NST của loài E có bao nhiêu NST?
A. 54. B. 30.
C. 38. D. 46.
Câu 34: Để phân biệt hai loài vi khuẩn, người ta chủ yếu vận dụng tiêu chuẩn
A. di truyền. B. địa lý – sinh thái.
C. hình thái. D. sinh lí – sinh hóa.
Câu 35. Một loài côn trùng đã thể hiện tính kháng với thuốc trừ sâu thông thường. Giải thích nào sau
đây là đúng nhất?
A. Chọn lọc tự nhiên gây ra gen kháng thuốc trong quần thể côn trùng.
B. Vốn gen ban đầu của quần thể đã có các gen liên quan đến sự kháng thuốc trừ sâu.
C. Nhờ sự hỗ trợ cùng loài giúp quần thể côn trùng chống lại được thuốc trừ sâu.
D. Thuốc trừ sâu gây ra đột biến dẫn đến tính kháng thuốc và đặc điểm này được di truyền.

You might also like